Đại Học Mở Sukhothai Thammathirat, Thái Lan [28]


bài giảng. Các bài giảng được ghi hình sau đó được tạo thành các slide và hình ảnh đồ họa động đã được phát sóng. Các bài giảng này được phát trên kênh công cộng, ngoài học viên của Đại học Ảo Pakistan, sinh viên của các trường đại học khác cũng được hưởng lợi. Nội dung các bài giảng sau đó được phân phát tới học viên dưới dạng tài liệu in ấn qua hệ thống quản lý học tập của Đại học Ảo Pakistan.

Học viên của Đại học Ảo Pakistan theo dõi bài giảng bằng một trong ba cách: (i) Theo thời khóa biểu được niêm yết trong khuôn viên trường, (ii) Xem giờ phát sóng được xác định từ nhà và (iii) Vào thời điểm thuận tiện thông qua các phiên bản CD bài giảng. Tính linh hoạt này chỉ được duy trì trong thời gian 24 giờ, để các bài tập, câu hỏi và thảo luận dựa trên nội dung bài giảng có thể được giáo viên đưa ra vào ngày hôm sau. Số lượng học viên nhập học tại trường tăng đều theo thời gian: Năm 2002 có 2.589 học viên, năm 2003 có 1.442 học viên nhập học, và năm 2004 số học viên nhập học 1.095 học viên, năm 2005 là 1.126 học viên, và năm 2006, 2007 lần lượt là 5.181 và 10.071 học viên nhập học.

Học viên tốt nghiệp Đại học Ảo Pakistan đang được tuyển dụng với mức lương tương đối cao trong thị trường lao động và tại các công ty công nghệ cạnh tranh với yêu cầu cao. Việc chấp nhận của các ngành công nghiệp này đã xác nhận chất lượng chương trình và phương pháp đào tạo của Đại học Ảo Pakistan.

1.3.2.3. Kết luận

Đại học Ảo Pakistan là một trong những trường đại học trẻ nhất tại Pakistan. Trong một khoảng thời gian ngắn, nhà trường đã tạo được vị thế là một cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao và sự hướng dẫn, hỗ trợ qua Internet, và đánh giá học viên được tiến hành trong các môi trường học tập thông thường, đã cho phép nhà trường vượt qua rất nhiều những nhận thức tiêu cực về các chương trình đào tạo từ xa. Có lẽ đương nhiên một bộ phận nhất định trong giới chuyên môn truyền thống vẫn chưa chấp nhận đào tạo từ xa như là một phương tiện để tiến hành đào tạo chất lượng, nhưng dần dần họ sẽ bị thuyết phục bởi những gì nhìn thấy và chất lượng các chương trình của Đại học Ảo Pakistan và tính ưu việt của các chuyên gia liên quan.


1.3.3. Đại học Mở Sukhothai Thammathirat, Thái Lan[28]

1.3.3.1. Tổ chức đào tạo

Đại học Mở Sukhothai Thammathirat sử dụng phương pháp đào tạo từ xa để chuyển tải kiến thức và kỹ năng cho học viên, nội dung chương trình được sắp xếp thành các gói tự học, trong đó tích hợp các tài liệu liên quan và kinh nghiệm môn học. Mỗi gói chứa đựng ít nhất 6 tín chỉ đại học cho trình độ cử nhân và 5 tín chỉ cho chương trình Master. Đại học Mở Sukhothai Thammathirat đào tạo theo học kỳ, tối đa là ba gói mỗi học kỳ cho các chương trình lấy bằng cử nhân và hai gói cho văn bằng Master. Người học phải hoàn thành tất cả các gói học bắt buộc trong khoảng thời gian không quá ba lần thời gian quy định cho chương trình đào tạo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

1.3.3.2. Hệ thống đào tạo từ xa

Đại học Mở Sukhothai Thammathirat sử dụng một hệ thống cho phép các học viên theo học mà không cần phải dự các lớp học truyền thống. Điều này gọi là: “Hệ thống học từ xa”. Như vậy tất cả các học viên ở mọi miền đều có cơ hội học tập tùy theo hoàn cảnh cá nhân và lợi ích của người học.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xa ở Việt Nam - 9

+ Phương tiện đào tạo: Trong hệ thống đào tạo từ xa của Đại học Mở Sukhothai Thammathirat, học viên nhận được tài liệu qua hệ thống bưu điện và có thể chọn từ nhiều phương tiện hỗ trợ khác nhau, bao gồm: (i) Sách giáo khoa có hướng dẫn học tập, mục tiêu môn học, danh mục các đơn vị học tập, phương pháp học và nội dung môn học, (ii) Sách bài tập có hướng dẫn về cách sử dụng sách, các chi tiết đơn vị học tập, tự đánh giá trước và sau khi học, chỗ trống để ghi thông tin quan trọng, làm bài tập và viết báo cáo và các bài kiểm tra cho mỗi đơn vị học, (iii) Chương trình phát thanh: Mỗi học kỳ Đại học Mở Sukhothai Thammathirat sản xuất hơn 200 chương trình phát thanh với thời lượng 20 phút/ chương trình, với nhiều hình thức như phỏng vấn, tư liệu, kịch và hoạt cảnh. Nội dung của mỗi chương trình được thiết kế để làm phong phú các gói học tập, (iv) Chương trình tivi sử dụng các chương trình truyền hình để bổ xung các môn học. Đối với mỗi môn học có 5 chương trình truyền hình, mỗi chương trình 20 phút. Những chương trình được sản xuất theo các hình thức khác nhau như: Kịch, Thảo luận, Phỏng vấn và tài liệu, (v)


Chương trình truyền hình vệ tinh: Đại học Mở Sukhothai Thammathirat hợp tác với Quỹ Giáo dục Từ xa để phát triển đào tạo từ xa, hỗ trợ và mở cơ hội học tập cho dân chúng, đồng bào vùng sâu, vùng xa. Đại học Mở Sukhothai Thammathirat được cấp phép phát sóng hàng ngày từ Đài truyền hình vệ tinh của Quỹ Giáo dục Từ xa về khoa học, công nghệ, môi trường, nghệ thuật, văn hóa và âm nhạc, (vi) Chương trình hỗ trợ học tập trên máy vi tính: Đại học Mở Sukhothai Thammathirat sản xuất chương trình hỗ trợ trên máy vi tính như phương tiện bổ xung cho học viên và công chúng nói chung, (vii) Audio và video theo yêu cầu: Nhà trường cung cấp cho học viên cơ hội để xem, để nghe đài phát thanh giáo dục và chương trình truyền hình mục đích hướng dẫn chương trình phụ đạo vệ tinh qua trang web của nhà trường,

(viii) Học trực tuyến: Là hệ thống đào tạo từ xa mới được phát triển của nhà trường, tận dụng công nghệ số để chuyển tải các văn bản, thuyết trình, hình ảnh, âm thanh, đồ họa, hoạt hình và video trong một định dạng đa phương tiện tích hợp, (ix) Webcasting là một kênh mới khác cho học viên và công chúng. Nó cung cấp trực tiếp và theo yêu cầu về chương trình phát thanh truyền hình, phụ đạo qua vệ tinh, các hội nghị chuyên biệt và hội thảo trên web.

+ Trung tâm học tập: Để đảm bảo các dịch vụ đào tạo tới học viên ở tất cả các vùng của đất nước, nhà trường đã thành lập 82 trung tâm học tập trên toàn quốc, chúng thường được đặt tại các trường Phổ thông trung học cấp tỉnh để tổ chức thi, phụ đạo, định hướng và các buổi tư vấn giáo dục, nghề nghiệp.

+ Phụ đạo: Hướng dẫn học tập được nhà trường cung cấp tại các trung tâm học tập ở mỗi tỉnh của đất nước. Đại học Mở Sukhothai Thammathirat cũng tổ chức phụ đạo qua vệ tinh tương tác thông qua các trạm Truyền hình vệ tinh đào tạo từ xa.

+ Thư viện và dịch vụ thông tin: Trung tâm thư viện và thông tin của nhà trường cung cấp các dịch vụ ở ba cấp độ sau: (i) Dịch vụ trung tâm, (ii) Dịch vụ cấp khu vực, (iii) Dịch vụ cấp tỉnh.

+ Hoạt động tư vấn: Nhà trường cung cấp các dịch vụ tư vấn, hướng dẫn và nhiều hoạt động dành cho học viên từ khi đăng ký học đến lúc ra trường.


+ Hoạt động học viên, bao gồm: (i) Câu lạc bộ học viên, (ii) Chương trình thực tập, (iii) Hoạt động kinh nghiệm nghề nghiệp, (iii) Chương trình chuyên sâu cho học viên tốt nghiệp, (iv) Thực hành.

+ Thi và đánh giá kết quả học tập, bao gồm: (i)Trung tâm thi: Để tạo điều kiện thuận lợi và giảm chi phí cho học viên, Đại học Mở Sukhothai Thammathirat có ít nhất một trung tâm thi tại mỗi tỉnh trên khắp đất nước, (ii) Lịch thi: Các kỳ thi được tổ chức vào các ngày cuối tuần, để học viên có điều kiện tham gia, (iii) Giám sát thi: Các cán bộ tại các trung tâm học tập tại các địa phương, những người không phải là học viên của nhà trường có thể tham gia giám sát tại các trung tâm thi - kiểm tra cùng với các quan chức và giảng viên của nhà trường, (iv) Hệ thống kiểm tra - đánh giá: Nhà trường tổ chức thi theo hình thức học kỳ, (v) Thông báo kết quả thi: Phòng đào tạo và kiểm tra đánh giá thông báo cho học viên kết quả thi sau 30 đến 45 ngày.

1.3.3.3. Kết luận

Đại học Mở Sukhothai Thammathirat có hệ thống học viên đa dạng về tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp và nơi cư trú. Việc duy trì mục tiêu của nhà trường là tạo cơ hội học tập cho nhiều người, không phân biệt xuất xứ, hoàn cảnh cá nhân, hầu hết học viên trong độ tuổi 21-25, phản ánh thành công của nhà trường trong việc tạo cơ hội cho những người đang trong độ tuổi lao động. Nhà trường đã đào tạo được

368.077 học viên tốt nghiệp đáp ứng nhu cầu của đất nước. Đại học Mở Sukhothai Thammathirat cam kết tiếp tục tăng cường hệ thống đào tạo từ xa của mình để duy trì chất lượng cao cho xã hội Thái Lan.

1.3.4. Những chính sách về đào tạo từ xa[28]

Trong những thập kỷ cuối của Thế kỷ XX, do sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ, đồng thời do nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia, nhiều nước có nền kinh tế đang phát triển đã coi phát triển đào tạo từ xa là giải pháp hữu hiệu để giải quyết các nhu cầu bức thiết về nhân lực của đất nước, và cũng nhận thức được thế mạnh của đào tạo từ xa, phù hợp với nhiều nước trong xu thế hội nhập hiện nay.


Quan điểm, nhận thức về đào tạo từ xa của các nước cho rằng:

Đào tạo từ xa hiện nay đã góp phần to lớn cho việc thực hiện bình đẳng trong đào tạo, tạo cơ hội học tập cho mọi tầng lớp nhân dân lao động học tập suốt đời do khắc phục được khó khăn về địa lý giữa người học với các cơ sở đào tạo, tạo điều kiện cho những người ở vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận và hưởng thụ được các chương trình giáo dục của nhân loại, góp phần thực hiện chính sách dân tộc, công bằng xã hội về giáo dục và đào tạo. Tạo cho sự phát triển của các quốc gia trở nên đồng đều giữa các vùng và các miền trong một quốc gia về mọi mặt nhất là mặt dân trí và nguồn nhân lực.

Do đặc điểm và tính chất của đào tạo từ xa, đặt người học vào vị trí trung tâm của quá trình đào tạo, giúp người học phát huy tối đa tính chủ động, tư duy sáng tạo trong học tập nhằm phục vụ lợi ích riêng của mỗi cá nhân trong hiện tại và trong tương lai. Hay nói cách khác đào tạo từ xa đáp ứng mọi nhu cầu học tập khác nhau trong xã hội, làm cho mỗi người dân thỏa mãn hơn trong cuộc sống cũng như các nhu cầu khác trong cuộc sống.

Chi phí cho đào tạo từ xa đối với mỗi cá nhân trong xã hội, tham gia học tập là giảm đáng kể so với các loại hình đào tạo khác, do học viên không nhất thiết phải đến trường, không phải chi phí cho việc đi lại, nơi ở cho việc học tập. Người học tận dụng được nhiều kênh thông tin để tiếp thu kiến thức, để hoàn thành khóa học của mình. Đối với nhà trường bớt được phần xây dựng trường, lớp giảm được đội ngũ cán bộ nhân viên và giáo viên. Nếu như lớp học truyền thống chỉ khoảng vài chục người, thì chương trình đào tạo từ xa có thể giúp hàng triệu người cùng học thông qua các học liệu và phương tiện chuyển tải thông tin. Vì vậy đào tạo từ xa góp phần quan trọng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa phát triển quy mô và nâng cao hiệu quả đào tạo. Các cơ sở đào tạo từ xa đã tập hợp được các nhà khoa học, các giảng viên có trình độ học vấn cao, giàu kinh nghiệm để biên soạn nội dung, chương trình và thiết kế học liệu cho đào tạo từ xa. Vì vậy nội dung, chương trình, học liệu đào tạo từ xa hội tụ được các nguồn tri thức tinh hoa, phong phú, đa dạng.


Đào tạo từ xa bổ trợ hữu hiệu cho giáo dục truyền thống (dạy- học trực tiếp). Theo kết quả nghiêm cứu của các học giả trên thế giới, học liệu biên soạn cho chương trình đào tạo từ xa, đặc biệt là chương trình có cập nhật trên mạng tin học- viễn thông, có tác dụng giúp các học viên đang theo học các trường truyền thống tham khảo, tự học, cập nhật tri thức và mở mang kiến thức. Nhiều nước phát triển đã sử dụng công nghệ đào tạo từ xa để giảng dạy nhiều môn học, hoặc nhiều học phần trong chương trình đào tạo cho những sinh viên học các trường truyền thống qua hệ thống video, phần mền máy tính, vi tính nối mạng, thư viện điện tử. Sự kết hợp đào tạo từ xa và đào tạo truyền thống đã thu được hiệu quả cao trong đào tạo.

Tuy nhiên để phát triển đào tạo từ xa với công nghệ phù hợp với các nhu cầu khác nhau và điều kiện đa dạng của người học mang lại chất lượng và hiệu quả cần có sự đầu tư ban đầu tương đối lớn để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin và xây dựng nội dung chương trình, biên soạn tài liệu hướng dẫn tự học, thiết kế và sản xuất học liệu. Cho nên số lượng người học phải đảm bảo và đạt tới “Ngưỡng sinh lời” thì đào tạo từ xa mới thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao cho cơ sở đào tạo từ xa và cho xã hội. Tuy vậy trong quá trình đào tạo cần quản lý chặt chẽ mang tính sàng lọc để đảm bảo chất lượng đào tạo từ xa mà xã hội mong muốn. Chất lượng đào tạo từ xa được đảm bảo, chính là cơ sở quan trọng giúp số lượng những người có nhu cầu theo học quyết định đến với đào tạo từ xa.

1.3.5. Chính sách ưu tiên phát triển đào tạo từ xa[28]

Các nước Đông Nam Châu Á và các nước trong khu vực có các Đại học Mở với quy mô “Siêu đại học” vì các nước này có chính sách phát triển đào tạo từ xa quốc gia ngay từ những ngày đầu thành lập các trường, do các nước đánh giá đúng vị trí và vai trò của loại hình đào tạo này, đồng thời có những chính sách đầu tư và khuyến khích thỏa đáng về cơ sở vật chất cũng như cơ sở pháp lý của nhà trường.

Về chính sách đầu tư, hầu hết các nước đã tạo điều kiện ban đầu về cơ sở vật chất và phương tiện đào tạo từ xa. Đối với cơ sở vật chất thiết bị, các nước hầu hết Nhà nước hỗ trợ đầu tư, hoặc liên doanh liên kết với các tổ chức phát thanh truyền hình sử dụng các kênh để chuyển tải kiến thức tới người học một cách thuận tiện mang tính phổ thông với công chúng.


Sự thành công đào tạo từ xa của các nước, ngoài việc nhà nước đầu tư thích đáng, tạo dựng các quyền pháp lý cho các trường có tổ chức đào tạo từ xa hoạt động, còn phải nói đến sự linh hoạt và năng động của các tổ chức này, về cơ bản các trường đặt người học vào vị trí trung tâm của quá trình đào tạo, giúp người học phát huy tối đa tính chủ động, tư duy sáng tạo trong học tập nhằm phục vụ lợi ích riêng của mỗi cá nhân trong hiện tại và trong tương lai.

1.3.6. Những bài học kinh nghiệm[28]

1.3.6.1. Sự quan tâm của Nhà nước đối với đào tạo từ xa

Như vậy tất cả các cơ sở đào tạo từ xa của các nước Đông Nam Á và các nước trong khu vực có được những thành công lớn trong đào tạo từ xa đều có sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước với những đầu tư ban đầu. Với đầu tư lớn như vậy của Nhà nước cho đào tạo từ xa, vì các nước cho rằng đào tạo từ xa là giải pháp hữu hiệu cho phát triển nguồn nhân lực với mục tiêu phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ Khoa học Công nghệ Thông tin - Truyền thông phát triển mạnh mẽ. Đồng thời phát triển đào tạo từ xa thể hiện tính nhân văn đối với người dân trong việc giảm thiểu rào cản, tạo dựng nền Giáo dục & Đào tạo suốt đời và xây dựng xã hội học tập.

1.3.6.2. Lựa chọn công nghệ đào tạo

Đối với lựa chọn công nghệ đào tạo: (i) Lựa chọn công nghệ và phương tiện đào tạo từ xa đối với các nước có hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, nền tảng dân trí khác nhau đều có sự lựa chọn công nghệ khác nhau, để đi đến kết quả giống nhau ở các nước là: Thành công trong đào tạo từ xa, với số lượng lớn người tham gia học, (ii) Vì vậy, các thế hệ công nghệ đào tạo từ xa có thể cùng tồn tại trong một cơ sở đào tạo từ xa, không phải tách biệt riêng rẽ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học, cho nên khi đầu tư công nghệ đào tạo từ xa nên tính toán, điều tra tìm hiểu kỹ lưỡng để đầu tư trọng điểm mang lại hiệu quả cao, (iii) Khi lựa chọn công nghệ cho đào tạo từ xa cần làm thế nào để người học dễ tiếp cận, học tập hiệu quả và hứng thú, đóng góp cho việc thực hiện sứ mạng, hiệu lực hoạt động và cân nhắc khi đầu tư công nghệ mới cho đào tạo từ xa, nó có tác động đến chi phí đào tạo cá nhân của người học như thế nào, (iv) Đối với công nghệ mới, hiện đại, đầu tư cho việc sử


dụng công nghệ là tốn kém đối với người học, nhất là đối các khu vực có mặt bằng dân trí chưa cao, kinh tế cá nhân của người đi học còn hạn chế. Vì vậy khi đầu tư công nghệ mới cần cân nhắc đến khả năng tiếp cận của người sử dụng thiết bị công nghệ, nhằm mục đích mang lại hiệu quả cao cho việc đầu tư dài hạn, (v) Việc quảng bá tuyên truyền rộng rãi và liên tục có ý nghĩa lớn lao cho việc sử dụng công nghệ mới, hiện đại cho đào tạo từ xa của các nước, (vi) Khi ứng dụng, định dạng mới công nghệ đào tạo từ xa đến người học cần có lộ trình thích hợp hướng dẫn người học sử dụng, hay cần có tập huấn tốt để chuyển hóa, tuy nhiên mức độ sẵn sàng của người học là khác nhau, nên cần thời gian và sự kiên nhẫn của hệ thống, (vii) Công nghệ đào tạo từ xa có đặc điểm luôn luôn đổi mới với các thành tựu khoa học tiên tiến và với giá thành và kỹ thuật cao, có tiềm năng lớn tác động đến cầu đào tạo vì vậy khi đầu tư phải lấy người học làm trung tâm để đầu tư và phục vụ, (viii) Vì vậy khi đầu tư công nghệ mới cho đào tạo từ xa cần làm các bước nghiên cứu khảo sát để lấy thông tin phản hồi của người học là cần thiết và kết quả đó sẽ định hướng cho tương lai.

Học liệu đối với đào tạo từ xa: (i) Hầu hết các cơ sở đào tạo từ xa của các nước Đông Nam Á và khu vực lấy học liệu in ấn làm chủ đạo, trên cơ sở đó các học liệu bổ trợ được thiết kế và hoàn thiện. Hơn thế nữa, học liệu của học viên các nước đều rất phong phú, đa dạng về nội dung và thể loại, ví dụ, như học liệu in ấn, học liệu băng đĩa điện tử, sách điện tử. Làm cho người học có thể chọn được những tài liệu phù hợp với khả năng, hoàn cảnh của mỗi người, do vậy phát huy được khả năng tự học, tự nghiêm cứu của học viên, (ii) Khi thiết kế sản xuất học liệu cho người học các cơ sở đào tạo từ xa của các nước đều quan tâm đến khả năng thanh toán của người học, (iii) Đối với học liệu đa phương tiện, các nước khi thiết kế cho học viên từ xa đều quan tâm đến vai trò của mỗi thành phần về chức năng dạy-học, vì vậy nội dung và khả năng tiếp cận của học liệu là tương đối phù hợp với nhu cầu của người học.

1.3.6.3. Quản lý đào tạo đào tạo từ xa

Quản lý đào tạo đào tạo từ xa tại các nước được thể hiện: (i) Người học được lựa chọn hình thức học tập phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh riêng của mình, (ii)

Xem tất cả 182 trang.

Ngày đăng: 04/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí