Kinh Nghiệm Đào Tạo Từ Xa Tại Các Nước Đông Nam Á Và Khu Vực


1965 đến 1995. Số lượng sinh viên nhập học hàng năm ảnh hưởng lớn đến thu nhập của các trường tại Mỹ.

Kết quả Sử dụng phiên bản tuyến tính 2 logagit cho việc diễn giải số liệu nghiên cứu cho thấy rằng, sự co giãn trong học phí ở trường công lập (-0,797) cao hơn cho mức học phí tương ứng ở trường tư thục (-0,154). Sự co giãn trong thu nhập của hệ thống trường công và hệ thống trường tư, nghiên cứu đã chỉ ra rằng thu nhập co giãn ở trường công (0,558) cũng cao hơn mức tương ứng ở trường tư nhân (0,359). Kết quả nghiên cứu cho rằng học phí và thu nhập có ảnh hưởng đến việc đăng ký ở trường tư thục và vai trò của nó có thể lớn hơn trong việc đăng ký ở trường công.

Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu đào tạo đại học và sau đại học tại cộng hòa Síp[51] (Factors influencing the demand for the highter education: The case of Cyprus).

Tỉ lệ những người trẻ tuổi lựa chọn học tập cấp độ Đại học và Sau đại học tại cộng hòa Síp cao một cách khác thường. Điều này đã gây quan ngại cho những nhà làm luật nước này khi họ nhận thức được những khả năng vô cùng hạn chế của nền kinh tế Cộng hòa Síp, không đủ đáp ứng cầu đào tạo bậc đại học và cao học đang tăng. Nghiên cứu đã nỗ lực nhận ra và kiểm chứng các nhân tố ảnh hưởng đến những việc lựa chọn theo đuổi đào tạo bậc Đại học và Cao học thay vì đi làm ngay sau khi kết thúc giáo dục phổ thông của những công dân Síp trẻ tuổi. Một phiếu điều tra đã được thực hiện trên 811 sinh viên cuối cấp phổ thông năm học 1993- 1994 tại Síp. Qua những phân tích các yếu tố, Nghiên cứu tìm được 7 nhân tố có ảnh hưởng tiềm tàng tới những định hướng học tập và nghề nghiệp của học sinh. Các nhân tố đã được dùng như các biến giải thích trong mô hình hồi quy logistic với những dự định học tập của sinh viên là biến số độc lập.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phiếu thăm dò nhằm thu thập dữ liệu. Các phiếu câu hỏi được phát cho các học sinh năm cuối phổ thông ở Síp năm học 1993 & 1994. Tổng số 8 trường công cấp phổ thông trung học, với 27 lớp học đã tham gia cuộc điều tra. Tỉ lệ học sinh học các lớp chuyên ở các trường công được dùng như một hạn ngạch trong việc lựa chọn mẫu.


Trong nghiên cứu, giá trị có thể dự báo của biến phụ thuộc được hiểu là xác suất một cá nhân nào đó sẽ chọn một lựa chọn nào đó, khi đặc điểm của người này được đánh giá bằng các giá trị của các biến độc lập.

Việc áp dụng phân tích nhân tố lên 40 luận điểm trong phiếu câu hỏi thăm dò đã giúp nghiên cứu tìm ra bảy nhân tố đề cập ở trên. Kết quả phân tích hồi quy, nghiên cứu dựa trên các phát hiện, ước lượng xác suất số lượng học sinh theo đuổi giáo dục đại học và sau đại học.

1.2.3. Kết luận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

1.2.3.1. Đối với đào tạo nói chung

Đối với các công trình nghiên cứu về cầu đào tạo bậc đại học, các nước khu vực và thế giới có nền kinh tế thị trường phát triển, việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cầu đào tạo đại học và sau đại học đã được tiến hành thường xuyên, bởi vì lượng nhập học hàng năm ảnh hưởng lớn đến thu nhập chính của các trường, vì vậy việc điều tra, phân tích tỷ mỷ nhằm cung cấp thông tin trong việc hoạch định chính sách giáo dục một cách khoa học và đầy đủ nhất. Các công trình chủ yếu dựa trên việc sử dụng các phương pháp thu thập số liệu thứ cấp được lưu trữ trong quá khứ và số liệu sơ cấp trong điều tra chọn mẫu phù hợp với mô hình đã được xây dựng, trên cơ sở các phần mềm tin học chuyên dụng, phân tích được các nhân tố ảnh hưởng, và lượng hóa mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Như vậy, các công trình nghiên cứu trước đây đã đánh giá và thẩm định được các nhân tố ảnh hưởng đến cầu đào tạo đại học nói chung bao gồm các nhân tố: (i) Tâm lý cá nhân, (ii) Các quan điểm về việc làm, (iii) Các quan điểm về thị trường lao động trực tiếp ban đầu,

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xa ở Việt Nam - 8

(iv) Kinh tế, (v) Quan điểm tiêu dùng - sử dụng dịch vụ, (vi) Các chủ đề liên quan đến học và làm việc trước đây, (vii) Ảnh hưởng bởi những người quan trọng khác,

(viii) Học phí.

1.2.3.2. Đối với đào tạo từ xa nói riêng

Như vậy, cho tới nay, tiếp cận các công trình nghiên cứu, các bài báo, các đề tài nghiên cứu về đào tạo từ xa, các công trình nghiên cứu đã có những đóng góp tích cực to lớn cho sự phát triển đào tạo từ xa ở các nước trong khu vực, thế giới và tại


nước ta. Trên các giác độ tiếp cận khác nhau, Các đề tài đã đã tập trung nghiên cứu kinh nghiệm ứng dụng đào tạo từ xa tại các cơ sở đào tạo trong nước và đúc kết kinh nghiệm thực tế tại nước ngoài. Các phương pháp nghiên cứu tập trung nêu lên chủ yếu các quan điểm mang tính định tính, thông qua kinh nghiệm trong đào tạo từ xa.

Các công trình nghiên cứu phát triển đào tạo từ xa chú trọng đến việc đánh giá và phát triển công nghệ đào tạo từ xa, bao gồm các lĩnh vực: (i) Tính tiếp cận, sự chấp nhận và hiệu quả của công nghệ đào tạo từ xa, (ii) Khả năng của công nghệ nhắn tin di động trong đào tạo từ xa, (iii) Đánh giá và ứng dụng mã nguồn mở trong đào tạo từ xa, (iv) Bồi dưỡng giáo viên theo phương thức đào tạo từ xa, (v) Đào tạo và thiết kế bài giảng sử dụng công nghệ thông tin cho đào tạo từ xa, (vi) Tái sử dụng các nguồn tài nguyên trong đào tạo từ xa, (vii) Mô hình và phương pháp đánh giá điện tử đối với học viên đào tạo từ xa, (viii) Ứng dụng công nghệ tối ưu để nâng cao năng lực đào tạo từ xa, (ix) Đánh giá thực trạng đào tạo từ xa và khuyến cáo chính sách phát triển đào tạo từ xa.

Điểm nổi bật, các công trình nghiên cứu đào tạo từ xa đã đi sâu và nghiên cứu chi tiết, kịp thời các công nghệ ứng dụng trong phương tiện đào tạo từ xa, trên cơ sở phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại và đưa ra những đề xuất ứng dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên trong những năm đầu phát triển đào tạo từ xa ở nước ta, đã có nghiên cứu: “Khảo sát về nhu cầu về đào tạo từ xa, phân tích, lập phiếu điều tra và tiến hành thử công việc điều tra”. Mục đích của nghiên cứu là nhằm xác định số lượng và tỷ lệ các đối tượng khác nhau, trên cơ sở đó phân tích và đề ra kiến nghị phương hướng, chính sách thích hợp cho việc phát triển đào tạo từ xa ở nước ta. Do vậy, kết quả số liệu được tập hợp và phân tích còn hạn chế, và sử dụng phân tích đánh giá số liệu ở dạng số liệu thô, công cụ phân tích đơn giản, không có kiểm định kết quả đạt được, số lượng mẫu còn tập trung ở một vài điểm, địa phương nhất định, do vậy kết quả nghiên cứu còn nhiều hạn chế.

Như vậy, việc tiếp cận khảo sát định hướng của người dân có kế hoạch theo học loại hình đào tạo từ xa, nhằm tìm ra và hiểu được nhận thức của người dân đối với đào tạo từ xa, từ đó xây dựng, thiết kế, thẩm định các nhân tố ảnh hưởng đến


đường hướng đào tạo từ xa của người dân Việt Nam là việc làm cần thiết đối với sự phát triển đào tạo từ xa tại nước ta, tạo cho thị trường lao động có đội ngũ lao động chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiêp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam.

1.3. Kinh nghiệm đào tạo từ xa tại các nước Đông Nam Á và khu vực

1.3.1. Đại học Phát thanh Truyền hình Trung Quốc[28]

1.3.1.1. Bối cảnh tổ chức

+ Lý do thành lập: Đại học Phát thanh Truyền hình Trung Quốc là cơ sở chuyên đào tạo từ xa thông qua các học liệu đa phương tiện: Phát thanh, truyền hình, học liệu in ấn, học liệu nghe nhìn, chương trình học trên máy vi tính và Internet. Năm 1978 được quyết định thành lập Đại học Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc và 28 trường Đại học Phát thanh Truyền hình ở cấp tỉnh được thành lập năm 1979.

+ Nhiệm vụ của hệ thống giáo dục quốc gia: Nhiệm vụ của Đại học Phát thanh Truyền hình Trung Quốc là, nhằm phục vụ tận gốc các cộng đồng ở nông thôn, vùng sâu vùng xa và các dân tộc thiểu số, cung cấp cho tất cả các học viên cơ hội học tập cao hơn, đặc biệt là khu vực giáo dục kém phát triển.

+ Cơ cấu tổ chức: Đại học Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc có 44 trường thành viên, 945 trường chi nhánh cấp tỉnh, 1.842 trạm thuộc cấp quận và 46.724 lớp học.

+ Cơ sở hạ tầng: Trung Quốc hiện có mạng lưới đào tạo từ xa hiện đại, kết hợp tivi vệ tinh và trang web giảng dạy trong một mạng lưới quản lý hiệu quả. Đại học Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc và các trường thành viên đã đầu tư 3 tỷ nhân dân tệ cho cơ sở hạ tầng, đây là bước quan trọng trong việc áp dụng công nghệ thông tin truyền thông cho đào tạo từ xa. Mạng học tập trực tuyến của Đại học Phát thanh Truyền hình Trung Quốc phát triển do liên doanh với tập đoàn điện tử số 1 Trung Quốc “TCL”, khánh thành năm 2001. Hệ thống mạng trên nền tảng đa chức năng giảng dạy, cung cấp nhiều hoạt động giảng dạy trên Internet, khuyến khích tương tác giữa trường Trung ương và các trường địa phương. Các chương trình đào tạo từ xa được phát trên kênh tivi chuyên dụng kỹ thuật số,


chương trình truyền hình giảng dạy tương tác được sản xuất trong các lớp học truyền trực tiếp với hệ thống truyền hình hai chiều. Các trường thành viên được tăng cường năng lực để cung cấp dịch vụ đào tạo từ xa trên Internet, tận dụng công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại.

1.3.1.2. Học viên

Học viên tại Đại học Phát thanh Truyền hình Trung Quốc chủ yếu là đang công tác tại các đơn vị, chiếm 95% , tuổi trung bình là 34.

+ Đăng ký: Các trường Đại học Phát thanh Truyền hình Trung Quốc tổ chức giảng dạy theo hệ thống tín chỉ, học viên có thể đăng ký môn học tùy chọn.

+ Học tập - học liệu: Khoảng 60-70% chương trình và các môn học trong hệ thống các trường thành viên do Đại học Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc cung cấp. Các trường cấp tỉnh dưới sự giám sát của Trường Trung ương, quản lý các khóa học. Trường địa phương được phép thiết kế 30-40% chương trình và môn học liên quan đến nhu cầu của địa phương.

Các tác giả biên soạn và biên tập là những Giáo sư nổi tiếng tại các trường đại học truyền thống và các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn và các ngành công nghiệp.

+ Hỗ trợ học tập được coi là cơ sở đảm bảo chất lượng Giáo dục Mở & Từ xa. Các trường Đại học Phát thanh Truyền hình đã xây dựng các quy định và chính sách cho mọi công đoạn từ việc phân phối học liệu môn học tới thời hạn trả lời thắc mắc của học viên.

+ Đánh giá học viên: Giáo viên và học viên có thể đánh giá sự tiến bộ học tập, các phương pháp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết được sử dụng.

1.3.1.3. Hệ thống hoạt động

Hệ thống các trường Đại học Phát thanh Truyền hình coi việc bảo đảm chất lượng là yêu tiên hàng đầu. Để duy trì chất lượng cao, hệ thống tập trung vào việc cung cấp các nguồn tài nguyên học tập phong phú và hỗ trợ học tập hiệu quả. Các chương trình giáo dục Mở & Từ xa trong hệ thống Đại học Phát thanh Truyền hình được truyền qua tivi vệ tinh và mạng máy tính.


Đại học Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc có trách nhiệm hoạch định các hướng dẫn, phối hợp các mối quan hệ học tập trong các trường thành viên, xây dựng chương trình và kế hoạch giảng dạy thống nhất, tổ chức thiết kế và phát triển tài liệu giảng dạy, ra đề thi, chấm điểm và xác định các tiêu chuẩn cần thiết. Các trường thành viên có trách nhiệm triển khai thực hiện kế hoạch giảng dạy và xác định 30-40% các chủ đề khác của môn học theo nhu cầu của địa phương.

1.3.1.4. Kết luận

Qua khái niệm mở cơ hội học tập cho mọi người nói chung và các cộng đồng, các trường Đại học Phát thanh Truyền hình đang cung cấp các chương trình văn bằng và phi văn bằng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học. Họ đang nỗ lực thực hành các khái niệm về dân chủ và công bằng xã hội, giáo dục bằng cách cung cấp nguồn tài nguyên đào tạo từ xa chất lượng và hỗ trợ học tập hiệu quả. Tuy nhiên họ cũng phải đối mặt với những thách thức. Số lượng học viên có tuổi đã giảm trong những năm gần đây, và các dự án mới là cần thiết để thu hút học viên nhiều hơn nữa. Để nâng cao tiến bộ và sức mạnh của các trường thành viên, các biện pháp cần tiến hành đối với sự cởi mở và mở rộng các tính năng học tập. Phát huy giá trị cốt lõi của giáo dục Mở & Từ xa có ý nghĩa quan trọng để duy trì khả năng cạnh tranh.


1.3.2. Trường Đại học Ảo Pakistan[28]

Pakistan là đất nước đông dân với gần 160.000.000 người vào năm 2006, gần một nửa dân số dưới 30 tuổi. Một nghiên cứu tiến hành năm 1998 chỉ ra rằng chỉ có 3,5% số người ở độ tuổi đến trường đại học (18-25 tuổi) thực sự đang theo học tại các cơ sở giáo dục đại học. Đại đa số (96% nhóm tuổi này) đã không được tuyển, và do vậy họ không được tiếp thu giáo dục đại học. Các trường đại học đều đã đầy, không có khả năng tiếp cận thêm được. Hơn nữa, các trường đại học hiện đang thiếu hụt các giảng viên có trình độ cao, dẫn đến vấn đề nghiêm trọng về chất lượng trong phần nhỏ của dân chúng, những người thực sự được tiếp cận với giáo dục đại học. Trong khi vấn đề thiếu hụt về công suất có thể khắc phục được bằng cách cung


cấp đủ nguồn tài chính, nhưng vấn đề thiếu hụt giảng viên không thể giải quyết được bằng phương pháp thông thường và biện pháp cấp tiến đã được đặt ra.

Năm 2000, một nghiêm cứu khả thi đã được tiến hành với sự tài trợ của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (United Nations Development Programme) đánh giá khả năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để giải quyết vấn đề này, với tham chiếu cụ thể là phát triển nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin và truyền thông, nhu cầu đó là đỉnh cao trên toàn thế giới. Thảo luận và tranh luận công khai trên Internet đã được Bộ Khoa học & Công nghệ tổ chức để phát triển một chính sách thống nhất cho công nghệ thông tin & truyền thông tại Pakistan. Các nghiên cứu khả thi, thảo luận công cộng và các yếu tố khác chỉ ra rằng một trường đại học mới cần được thành lập, có thể sử dụng công nghệ thông tin & truyền thông làm công nghệ thúc đẩy, vượt qua vấn đề thiếu hụt giảng viên và năng lực. Việc thành lập một trường đại học Ảo đã trở thành một phần của kế hoạch hành động được Chính phủ vạch ra để thực hiện chính sách công nghệ thông tin & truyền thông. Kế hoạch này đã được phê duyệt vào năm 2001 và kinh phí ban đầu cho trường Đại học Ảo Pakistan đã được cấp, phát vào cuối năm.

Đại học Ảo đã mở của cho công chúng trong một thời gian nhanh nhất. Khóa học viên đầu tiên được nhập học vào tháng 3 năm 2002 với chương trình cử nhân 4 năm về Khoa học Máy tính/ Công nghệ thông tin. Nhà trường đã nhận được Quy chế hoạt động chính thức vào tháng 9 năm 2002, trong đó được giao quyền thành lập các khoa và các đơn vị đào tạo. Quy chế mang tính toàn quốc, cho phép Đại học Ảo Pakistan cung cấp chương trình trên khắp Pakistan, không bị giới hạn bất kỳ tỉnh, thành phố nào. Trường được dự kiến cung cấp chương trình giáo dục đẳng cấp thế giới ở mức phù hợp với túi tiền của người dân Pakistan, nhằm thu hút học viên trong cả nước. Đại học Ảo Pakistan sẽ bổ sung năng lực cho các trường đại học hiện có và tập trung chính vào giáo dục chính quy. Trong khi sử dụng công nghệ thông tin & truyền thông để tiến hành đào tạo từ xa nhưng vẫn không được thiết kế như trường đại học Mở, lý do là đã có Đại học Mở Allama Iqbal (Allama Iqbal Open University) phục vụ thị trường đó.


1.3.2.1. Cơ cấu tổ chức và cơ sở hạ tầng

Đại học Ảo Pakistan là một trường đại học công lập tự chủ phi lợi nhuận, được Chính phủ Pakistan thành lập. Ngân sách được Vụ Giáo dục Đại học cấp kinh phí, và bộ phận hành chính thuộc Bộ Công nghệ Thông tin. Quy chế của Đại học Ảo Pakistan xác định quy chế tổ chức.

Đại học Ảo Pakistan dựa hoàn toàn vào trí tưởng tượng sáng tạo và sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin & truyền thông, và các bộ phận kỹ thuật được thiết kế và trang bị với cơ sở hạ tầng không bị lỗi và có dự phòng. Các máy chủ triển khai cho trang web của Đại học Ảo Pakistan (www.vu.edu.pk), hệ thống thư điện tử (mail.vu.edu.pk) và hệ thống quản lý học tập (vulms.vu.edu.pk) là những thiết bị cao cấp với nguồn cung cấp điện dự phòng và ổ cứng RAID. Các máy chủ chạy trên trục cáp 155 Mbps cách đoạn không xa tới router chính của Pakistan nằm trên trục quốc gia. Như vậy các máy chủ cung cấp một môi trường sẵn sàng cao. Hệ thống sản xuất chương trình tivi và thiết bị phát sóng là những thiết bị kỹ thuật số hoàn toàn từ đầu đến cuối. Đại học Ảo Pakistan có 4 kênh hoạt động riêng trên truyền hình vệ tinh, và đang được bổ xung thêm theo yêu cầu của các chương trình giáo dục khác nhau. Các kênh được phát trên vệ tinh viễn thông đầu tiên của Pakistan, PAKSAT-1. Mặc dù đôi khi có những vấn đề về liên lạc tại các cơ sở hạ tầng lớp dưới, vị trí chiến lược của các máy chủ trên đường trục quốc gia và sử dụng vệ tinh quốc gia bảo đảm rằng nếu có bất kỳ sự cố nào trong liên kết với quốc tế cũng không ảnh hưởng đến hoạt động của Đại học Ảo Pakistan.

1.3.2.2. Hệ thống giảng dạy

Một nghiên cứu tâm lý thí điểm cho rằng bất kể sự trưởng thành trí tuệ và tinh tế của khán giả, phần lớn vẫn thích nội dung video. Vì vậy nhà trường đã quyết định cung cấp nội dung bài giảng ở dạng video bằng cách sử dụng phát sóng truyền hình và tất cả các tư vấn, phụ đạo và tương tác giữa học viên và giáo viên sẽ diễn ra trên Internet.

Các Giáo sư nổi tiếng và các chuyên gia tên tuổi trên mọi miền được mời về để phát triển các bài giảng video cho các môn học, các tài liệu liên quan và văn bản

Xem tất cả 182 trang.

Ngày đăng: 04/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí