Trình Tự Phương Pháp Nghiên Cứu Cầu Đào Tạo Từ Xa


với chúng tăng lên và ngược lại. Các hàng hóa đó gọi là hàng hóa thông thường. Trong hàng hóa thông thường lại có hàng hóa thiết yếu và hàng hóa xa xỉ. Hàng hóa thiết yếu là hàng hóa được cầu nhiều hơn khi thu nhập tăng lên nhưng sự tăng cầu là tương đối nhỏ hoặc xấp xỉ như sự tăng của thu nhập. Các hàng hóa xa xỉ là các hàng hóa được cầu tương đối nhiều khi thu nhập của người dân tăng lên. Đi du lịch, mua bảo hiểm, chi tiêu cho giáo dục tư nhân thường là các ví dụ kinh điển về hàng hóa xa xỉ, (ii) Đối với một số hàng hóa và dịch vụ, khi thu nhập tăng lên người tiêu dùng mua ít đi, các hàng hóa đó có tên gọi là hàng hóa cấp thấp.

+ Thị hiếu của người dân đối với đào tạo từ xa

Là ý thích của người dân đối với các dịch vụ đào tạo từ xa. Thị hiếu xác định chủng loại hay xác định cơ sở đào tạo từ xa mà người dân tin tưởng và muốn học. Thị hiếu thường khó quan sát và các nhà kinh tế thường giả định là thị hiếu không phụ thuộc vào mức học phí đào tạo từ xa và thu nhập của người muốn đi học. Thị hiếu phụ thuộc vào các nhân tố như tập quán sử dụng dịch vụ, tâm lý lứa tuổi, giới tính, tôn giáo... Thị hiếu cũng thay đổi theo thời gian và chịu ảnh hưởng lớn của quảng cáo đối với các cơ sở đào tạo từ xa. Người dân nói chung và người ở độ tuổi trưởng thành nói riêng, sẵn sàng bỏ ra mức học phí tương đối cao để được học tại các cơ sở đào tạo từ xa có chất lượng, có phương tiện đào tạo thuận lợi phù hợp với bản thân, môi trường làm việc của người lao động và có uy tín, được quảng cáo nhiều.

+ Chi phí của các dịch vụ đào tạo từ xa liên quan

Chi phí của các dịch vụ đào tạo từ xa liên quan có tác động đến quyết định của người đi học, cụ thể là có hai loại dịch vụ: (i) Dịch vụ thay thế là những dịch vụ giống dịch vụ đào tạo từ xa hoặc có cùng giá trị sử dụng hay thỏa mãn cùng nhu cầu của người đi học, như dịch vụ đào tạo tại chức, đào tạo liên thông..., khi chi phí cho các dịch vụ này giảm xuống làm cho người dân chấp nhận dịch vụ đào tạo từ xa ít đi và ngược lại, (ii) Dịch vụ bổ sung là các dịch vụ được sử dụng cùng nhau, cụ thể là dịch vụ đào tạo từ xa và dịch vụ học liệu, các công cụ hỗ trợ học tập.... Khi mức học phí thấp người đi học sẽ mua học liệu, công cụ hỗ trợ học tập đầy đủ và tự giác hơn.


Như vậy, đào tạo từ xa cần thể hiện tính ưu việt của việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông cung cấp học liệu học tập cũng như công cụ hỗ trợ học tập thuận lợi, đơn giản hơn so với đào tạo trực tiếp, làm cho người lao động trong độ tuổi trưởng thành cũng như người lao động nói chung tiếp cận được với đào tạo từ xa một cách thuận lợi, dễ dàng, đầy đủ.

+ Quy mô dân số

Quy mô dân số là một trong những nhân tố quan trọng xác định lượng người đi học tiềm năng. Dân cư tại một khu vực khá lớn thì cầu đào tạo từ xa tại khu vực đó có tiềm năng sẽ lớn. Ví dụ, khu vực dân cư các thành phố, thị xã, các tỉnh đồng bằng là các khu vực đông dân, vì vậy các khu vực này có tiềm năng lớn đối với đào tạo từ xa. Rất nhiều cơ sở đào tạo từ xa trong nước đã chú trọng đầu tư vào các khu vực tiềm năng này để khai thác thế lợi về cầu đào tạo từ xa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

+ Các kỳ vọng của người dân đối với đào tạo từ xa

Cầu đối với dịch vụ đào tạo từ xa sẽ thay đổi phụ thuộc vào các kỳ vọng (sự mong đợi) của người đi học. Người đi học, kỳ vọng rằng sau khi tốt nghiệp khóa học đào tạo từ xa, người học có được những kỹ năng nghề nghiệp tốt và một công việc với mức lương chấp nhận được, với thu nhập ổn định thì số lượng người chấp nhận đào tạo từ xa càng nhiều và ngược lại.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xa ở Việt Nam - 4

Vậy các yếu tố tác động như thế nào đến cầu đào tạo từ xa và chúng ta sẽ minh họa điều đó như thế nào trên đồ thị?

Một giải đáp thực thi nhờ toán học đó là vẽ đường cầu trên không gian ba chiều, một trục biểu diễn học phí đào tạo từ xa, một trục biểu diễn chi phí liên quan đến các dịch vụ đào tạo từ xa và một trục biểu diễn lượng cầu đào tạo từ xa. Tuy nhiên làm việc đó rất phức tạp và các nhà kinh tế sử dụng một cách đơn giản hơn đó là minh họa sự dịch chuyển của đường cầu đào tạo từ xa. Sự thay đổi của bất cứ yếu tố nào khác học phí đào tạo từ xa sẽ gây ra sự dịch chuyển của đường cầu đào tạo từ xa chứ không phải dịch chuyển dọc theo đường cầu đào tạo từ xa.

1.1.3. Trình tự phương pháp nghiên cứu cầu đào tạo từ xa


Kinh tế học là môn khoa học xã hội và giống các môn khoa học khác, đề tài nghiên cứu cần phân biệt hai câu hỏi: Những nhân tố nào tác động tới cầu đào tạo từ xa ở Việt Nam, phát triển quy mô đào tạo từ xa các cơ sở đào tạo từ xa nên phải làm như thế nào[3(b)]?

Trả lời câu hỏi “Những nhân tố nào tác động tới cầu đào tạo từ xa ở Việt Nam” được gọi là kinh tế học thực chứng- nghiên cứu thực tế đào tạo từ xa ở Việt Nam và tìm cách lý giải một cách khoa học các hiện tượng quan sát được. Nghiên cứu thực chứng tìm cách xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cầu đào tạo từ xa, và mức độ tác động của các nhân tố đến cầu đào tạo từ xa là bao nhiêu?

Nghiên cứu chuẩn tắc liên quan đến câu hỏi: “Phát triển quy mô đào tạo từ xa ở Việt Nam các cơ sở đào tạo từ xa nên phải làm như thế nào?”. Nghiên cứu chuẩn tắc có yếu tố đánh giá chủ quan của con người – phát biểu về các nguồn lực của Việt Nam cần phân bổ như thế nào để tập trung phát triển đào tạo từ xa?

Nhiệm vụ của nghiên cứu đề tài là tìm được các nhân tố ảnh hưởng đến cầu đào tạo từ xa quan sát được ở Việt Nam, vì vậy nhiệm vụ nghiên cứu được tiến hành qua các bước: (i) Quan sát và đo lường, (ii) Xây dựng mô hình, (iii) kiểm định mô hình.

1.1.3.1. Quan sát và đo lường

Nghiên cứu thường phải quan sát, thu thập số liệu và đo lường các biến số đào tạo từ xa để phục vụ cho quá trình phân tích. Một biến số mà nghiên cứu phải đo lường như mức học phí đóng góp của học viên từ xa, số lượng người theo học từ xa, khả năng ứng dụng phương tiện đào tạo từ xa, sự tin tưởng chất lượng đào tạo từ xa của các nhà tuyển dụng lao động… Khi đó các biến số, cần lưu ý những nội dung sau:

+ Loại số liệu đào tạo từ xa: Số liệu đào tạo từ xa có thể là số liệu theo thời gian đã đào tạo (chuỗi số liệu đo lường cùng một biến số ở những thời điểm khác nhau) và số liệu chéo (số liệu về một biến số ghi chép tại một thời điểm ở các cá nhân người dân hoặc nhóm khác nhau).

+ Chỉ số: Để so sánh các biến mà không bị ảnh hưởng bởi đơn vị đo lường, chúng ta có thể sử dụng các chỉ số (Ví dụ: Tỷ lệ nhập học từ xa cả nước năm nay


so với năm trước tăng lên hay giảm đi bao nhiêu phần trăm) vì vậy chỉ số thể hiện số liệu tương đối so với giá trị gốc cho trước.

+ Biến số danh nghĩa và biến số thực tế: Đối với biến số được đo lường bằng giá trị tiền tệ như mức đóng góp học phí hàng năm, số tiền mua đồ dùng, học liệu học tập của người đi học có thể được đo lường bằng giá trị danh nghĩa (Được tính bằng tiền học phí ở thời điểm nộp học phí) hoặc giá trị thực tế (Điều chỉnh lại giá trị danh nghĩa theo biến động của tiền tệ).

+ Đo lường sự thay đổi của các biến số ảnh hưởng đến cầu đào tạo từ xa: Khi nghiên cứu số liệu theo thời gian, chúng ta có thể đo lường sự thay đổi của các biến số theo thời gian thông qua tính phần trăm thay đổi hay thay đổi tuyệt đối giữa thời điểm đang phân tích và thời điểm gốc, hoặc tính tỷ lệ tăng trưởng đào tạo từ xa (Thường là phần trăm thay đổi) sau một thời kỳ thường là một năm.

1.1.3.2. Xây dựng mô hình

a) Xác định vấn đề nghiên cứu: Trong nghiên cứu cần xác định câu hỏi nghiên cứu, đó là xác định xem những nhân tố nào tác động tới cầu đào tạo từ xa, ví dụ số lượng tuyển sinh năm 2012 so với năm 2009 sụt giảm đáng kể, vậy nguyên nhân sụt giảm số lượng đào tạo từ xa giữa các thời kỳ do những nhân tố nào quyết định là chủ yếu?

Quan sát và đo lường

Xây dựng mô hình

(i) Xác định vấn đề nghiên cứu

(ii) Xây dựng các mối quan hệ dựa trên những giả định đơn giản hóa so với thực tế.

(iii) Xác lập các giả thuyết kinh tế để giải thích vấn đề nghiên cứu.

Kiểm định mô hình

(i) Thu thập số liệu. (iii) Kiểm định số liệu.

(ii) Phân tích số liệu.

Hình 1.2. Trình tự phương pháp nghiên cứu cầu đào tạo từ xa


b) Xây dựng các mối quan hệ dựa trên các giả định đơn giản hóa so với thực tế: Mô hình nghiên cứu cầu đào tạo từ xa chính là cách thức mô tả thực tế đã được đơn giản hóa để hiểu và dự đoán được mối quan hệ của các biến số tác động đến cầu đào tạo từ xa. Cách thức mô tả xây dựng các mối quan hệ giữa các biến số có thể biểu đạt bằng lời, bằng số liệu thực thu thập được, đồ thị hay phương trình toán học.

Thực tế các hoạt động đào tạo từ xa rất phức tạp với những mối quan hệ tương tác giữa các thành viên tham gia đào tạo từ xa với các cơ sở đào tạo từ xa, giữa các biến số mà các nhà quản lý giáo dục không thể bao quát được. Vì vậy, mô hình cầu đào tạo từ xa đơn giản hóa thực tế bằng cách mô tả một vài các khía cạnh quan trọng nhất, loại bỏ những chi tiết không quan trọng, không cần thiết cho mục đích nghiên cứu. Cụ thể là khi nghiên cứu mô hình cầu đào tạo từ xa, các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng định hướng, hướng đến đào tạo từ xa của người dân giả định phụ thuộc vào một lượng ít các nhân tố như chất lượng đào tạo từ xa của các cơ sở đào tạo, khả năng cung cấp phương tiện cho người học từ xa hay mức đóng góp học phí, mua học liệu của người học từ xa. Mặc dù chúng ta đều biết rằng người dân đi học đào tạo từ xa phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố khác trên thực tế như sở thích cá nhân của từng người, trào lưu văn hóa học từ xa của người dân… Tuy nhiên các nhân tố này sẽ được giả định là không thay đổi khi xây dựng mô hình và bằng cách này, đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu các nhân tố như: Chất lượng đào tạo từ xa của các cơ sở đào tạo, Khả năng cung cấp phương tiện cho người học từ xa hay mức đóng góp học phí, mua học liệu của người học từ xa, các kiến thức đã được học, đào tạo trước đây…tác động như thế nào đến lượng cầu đào tạo từ xa.

Trong nghiên cứu cần lưu ý là đề tài nghiên cứu không giả định rằng các nhân tố khác không ảnh hưởng đến lượng cầu đào tạo từ xa mà đúng hơn là giả định các nhân tố đó không thay đổi trong giai đoạn nghiên cứu. Đây được gọi là giả định ceteris paribus (các nhân tố khác không đổi) được sử dụng rộng rãi trong mô hình kinh tế. Giả định này cũng được sử dụng trong các môn khoa học khác,


nhưng gặp phải nhiều khó khăn trong kinh tế học, bởi những thí nghiệm có kiểm soát trong khoa học kinh tế là rất khó khăn. Tuy nhiên đối với kinh tế học phòng thí nghiệm là thế giới thực, là cuộc sống nên nhìn chung các nhà kinh tế học khó có thể thực hiện được các thực nghiệm hoàn hảo như trong phòng thí nghiệm, các biến số kinh tế mà đề tài quan tâm như chất lượng đào tạo từ xa, khả năng ứng dụng phương tiện trong đào tạo từ xa, v.v… luôn thay đổi và chịu tác động của nhiều yếu tố cùng một lúc. Các nhà kinh tế buộc phải dựa vào nhiều phương pháp thống kê khác nhau để kiểm soát các yếu tố khác khi kiểm định lý thuyết. Mặc dù các phương pháp thống kê này về nguyên lý cũng đáng tin cậy như các thí nghiệm có kiểm soát được sử dụng trong các khoa học khác, nhưng trên thực tế phương pháp này nảy sinh nhiều vấn đề.

c) Xác lập các giả thuyết kinh tế để giải thích vấn đề nghiên cứu

Mục tiêu của mô hình nghiên cứu là dự báo hoặc tiên đoán kết quả khi các biến số thay đổi. Vì vậy khi xây dựng mô hình, cần thiết lập các giả thuyết kinh tế. Các giả thuyết kinh tế mô tả mối quan hệ giữa các biến số mà sự thay đổi của biến số này là nguyên nhân khiến một (hoặc) các biến số khác thay đổi theo. Biến chịu tác động gọi là biến phụ thuộc (Cầu đào tạo từ xa) còn biến ảnh hưởng đến các biến khác gọi là biến độc lập (Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xa). Biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc nhưng bản thân biến độc lập thì chịu sự tác động của các biến số khác ngoài mô hình.

1.1.3.3. Kiểm định mô hình

Nghiên cứu tập hợp các số liệu và phân tích kiểm chứng lại giả thuyết. Nếu kết quả phù hợp với giả thuyết thì giả thuyết được công nhận, nếu ngược lại giả thuyết sẽ được bác bỏ. Trong trường hợp nếu các phép thử được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần đều cho kết quả thực nghiệm đúng như giả thuyết nghiên cứu thì giả thuyết nghiên cứu đó được coi là lý thuyết kinh tế (Lý thuyết cầu đào tạo từ xa).

Tuy nhiên đưa ra kết luận cuối cùng cần lưu ý và cẩn trọng các vấn đề như:

(i) Vấn đề liên quan đến giả định các yếu tố khác không thay đổi, đây là một trong những khó khăn lớn trong phân tích kinh tế, đòi hỏi những kỹ thuật thống kê phức


tạp, (ii) Là vấn đề liên quan đến quan hệ nhân quả, bởi vì một lỗi thường gặp là kết luận sai lầm về quan hệ nhân quả, sự thay đổi của biến số này là nguyên nhân thay đổi của biến kia chỉ bởi vì chúng có xu hướng xảy ra đồng thời. Các phương pháp thống kê phức tạp cũng cần được sử dụng để xác định xem liệu sự thay đổi của một biến có thực sự là nguyên nhân gây ra sự thay đổi quan sát được ở biến khác hay không. Trong cả hai trường hợp, bên cạnh nguyên nhân khó có thể có được những thực nghiệm hoàn hảo như trong phòng thí nghiệm như các môn khoa học khác, những phương pháp thống kê không phải lúc nào cũng đủ sức thuyết phục các nhà kinh tế tin vào mối quan hệ nhân quả thực sự.

1.1.4. Các phương pháp ước lượng cầu đào tạo từ xa

Các lý thuyết kinh tế học đã giúp giải thích được tại sao trong các phân tích kinh tế người ta thường giả định đường cầu đào tạo từ xa dốc xuống. Những khái niệm lý thuyết về cầu đào tạo từ xa rất hữu ích, nhưng để vận dụng vào thực tế cần ước lượng được cầu đào tạo từ xa và hệ số co giãn của chúng.

1.1.4.1. Phương pháp ước lượng cầu đào tạo từ xa bằng co giãn đơn giản

Phương pháp đơn giản nhất để ước lượng co giãn của cầu đào tạo từ xa theo học phí thực tế là quan sát lượng người nhập học trước và sau khi có sự thay đổi học phí và giả định hai kết hợp học phí và lượng người nhập học quan sát được đều nằm cùng trên một đường cầu đào tạo từ xa.

Phương pháp này có ưu điểm là rất đơn giản vì có thể thực hiện được trên cơ sở một sự thay đổi học phí. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là: Mối quan hệ giữa học phí và lượng cầu ước lượng được có thể không chính xác vì có thể có sự thay đổi số đã nhập học trước khi học phí thay đổi. Chẳng hạn khi người dân biết rằng học phí tăng thì số tồn tại tăng và ngược lại; có thể hai cặp học phí và lượng người nhập học không cùng nằm trên một đường cầu mà có thể là hai điểm cân bằng của hai đường cầu và cung đào tạo từ xa khác nhau.

1.1.4.2. Phương pháp ước lượng cầu đào tạo từ xa bằng kinh tế lượng

Ước lượng bằng kinh tế lượng là sử dụng các số lượng thống kê về lượng cầu đào tạo từ xa và các yếu tố ảnh hưởng đến cầu rồi dùng phương


pháp hồi quy để ước lượng các hệ số của hàm cầu. Dạng tổng quát của hàm cầu là[3(a)]:

Qd = f(Po, Pc, Ps, Yd, T, Ao, Ac, As, i, c, E)

Đây là một hàm cầu đào tạo từ xa biểu thị mối quan hệ giữa lượng cầu (biến số phụ thuộc) và các yếu tố ảnh hưởng đến lượng cầu (các biến số độc lập), không xác định một dạng cụ thể.

Khi cần ước lượng các hệ số thì phải chọn một dạng hàm cụ thể. Dạng phổ biến nhất là hàm cầu tuyến tính và hàm cầu lũy thừa.

+ Hàm cầu đào tạo từ xa tuyến tính có dạng[3(a)]:

Qd = a + b1Po + b2Pc + b3Ps + b4Yd + b5T + b6Ao + b7Ac + b8As + b9i + b10C

+ b11E

Khi có đủ số liệu về cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến lượng cầu đào tạo từ

xa ta có thể ước lượng được các tham số a, b1,2,3... . Các tham số b1,2,3... ước lượng được là các hệ số góc chứ không phải hệ số co giãn. Trong trường hợp này có thể tính được các hệ số co giãn theo công thức đã biết.

Hàm cầu đào tạo từ xa tuyến tính dựa trên giả định bất kỳ sự thay đổi học phí nào cũng có ảnh hưởng như nhau đến lượng cầu đào tạo từ xa. Điều này mâu thuẫn với phần lớn tư duy kinh tế, vì thế người ta thường sử dụng dạng hàm lũy thừa thay thế cho hàm tuyến tính.

+ Hàm cầu đào tạo từ xa dạng lũy thừa có thể viết như sau[3(a)]:

Qd = P a .P b .P c .Y d .T e .E f .A g .A h .A i .ij.Ck

o c s d o c s

Logarit hóa hai vế của hàm cầu đào tạo từ xa trên ta được hàm cầu logarit tuyến tính[3(a)]:

logQd = alogPo + blogPc + clogPs + dlogYd + elogT + flogE + glogAo +

hlogAc + ilogAs + jlogi + klogCk

Ở dạng này các hệ số từ a đến j là các hệ số co giãn cầu đào tạo từ xa. Đây là dạng hàm số phổ biến nhất dùng để ước lượng cầu đào tạo từ xa. Dạng hàm này dựa trên giả định các hệ số co giãn là hằng số.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/10/2022