Đường Cầu Giáo Dục Từ Xa (D 1 )


Để hiểu rõ hành vi của người dân, mong muốn được đào tạo từ xa chúng ta sử dụng một số các khái niệm cơ bản của Kinh tế học, đó là cầu đào tạo từ xa.

- Cầu đào tạo từ xa: Là số lượng dịch vụ đào tạo từ xa, mà người dân muốn sử dụng và có khả năng chấp nhận ở các mức học phí khác nhau trong khoảng thời gian nhất định, các yếu tố khác không đổi.

Như vậy, cầu đào tạo từ xa bao gồm hai yếu tố hợp thành, đó là ý muốn sử dụng dịch vụ đào tạo từ xa và có khả năng thanh toán khi sử dụng dịch vụ đó, ví dụ: Người dân muốn theo học đào tạo từ xa, nhưng không có khả năng chi trả học phí cho khóa học đó, thì cầu của người dân đó bằng không. Tương tự, người dân có khả năng chi trả học phí cho khóa học, nhưng không muốn học, thì cầu dịch vụ đào tạo từ xa của người dân đó không tồn tại. Như vậy cầu đối với dịch vụ đào tạo từ xa chỉ tồn tại khi người dân vừa mong muốn học từ xa và sẵn sàng chi trả học phí cho dịch vụ đó.

- Lượng cầu dịch vụ đào tạo từ xa: Người dân mong muốn sử dụng và sẵn sàng chấp nhận sử dụng dịch vụ đào tạo từ xa tại một mức học phí nhất định với các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến lượng sử dụng dịch vụ đào tạo từ xa không đổi, gọi là lượng cầu dịch vụ đào tạo từ xa.

Lượng cầu đối với dịch vụ đào tạo từ xa có thể lớn hơn khả năng cung cấp của các cơ sở đào tạo từ xa trong nước. Ví dụ, để khuyến khích và thu hút người dân tham gia học tập theo phương thức đào tạo từ xa, hàng năm, các cơ sở đào tạo từ xa trong nước nhận được 600.000 hồ sơ đăng ký đủ tiêu chuẩn theo học, với mức học phí cả khóa học là 8.500.000 đồng, nhưng cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo từ xa chỉ đáp ứng được 450.000 học viên theo học, do vậy các cơ sở đào tạo từ xa tiến hành một kỳ thi, và tuyển chọn 450.000 hồ sơ được gọi đi học trong 600.000 hồ sơ đã đăng ký. Vậy lượng cầu là 600.000 - là lượng người dân muốn đi học nhưng lượng thực tế chỉ có 450.000 người dân được đi học.

Như vậy, có thể thấy cầu đào tạo từ xa biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cầu đào tạo từ xa và học phí, các yếu tố khác không thay đổi.


Chúng ta có thể biểu diễn mối quan hệ giữa học phí và số người đi học bằng đồ thị. Hình 1.1 minh họa đường cầu đơn giản nhất [3].


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.


D1

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xa ở Việt Nam - 3


P


P2


P1


Q2 Q1 Q


Hình 1.1 Đường cầu giáo dục từ xa (D1)

Trên đồ thị 1.1 trục tung biểu diễn học phí còn trục hoành biểu diễn số người học. Trong trường hợp này đường cầu đào tạo từ xa là một đường thẳng tuyến tính.

Một đặc điểm quan trọng cần ghi nhớ ở đây là, đồ thị đường cầu chỉ minh họa mối quan hệ giữa lượng cầu đào tạo từ xa và học phí. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến cầu như thu nhập, thị hiếu, mức đóng góp của các dịch vụ khác liên quan đến đào tạo từ xa được coi như không đổi bằng giả định: Ceteris paribus.

1.1.2.2. Các nhân tố tác động đến cầu đào tạo từ xa

- Tác động của học phí đến cầu đào tạo từ xa: Các nhà kinh tế coi luật cầu là một trong những phát minh quan trọng của Kinh tế học: Người dân sẽ sử dụng nhiều dịch vụ đào tạo từ xa hơn nếu mức học phí đó giảm xuống, ceteris paribus. Theo như luật cầu thì đường cầu đào tạo từ xa là đường nghiêng xuống về bên phải như minh họa trên hình 1.1.

Đường cầu đào tạo từ xa cũng minh họa tác động của học phí đào tạo từ xa tới lượng cầu đào tạo từ xa. Khi mức học phí đào tạo từ xa tại các cơ sở giáo dục


từ xa trong nước giảm xuống từ P2 tới P1 thì lượng cầu đào tạo từ xa tăng lên từ Q2 đến Q1. Phản ứng của lượng cầu đào tạo từ xa với sự thay đổi của học phí được minh họa trên đường cầu D1 và các nhà kinh tế gọi đó là sự vận động dọc theo

đường cầu đào tạo từ xa. Tóm lại có thể nói rằng đường cầu đào tạo từ xa giúp chúng ta trả lời câu hỏi “Điều gì sẽ xảy ra với lượng cầu đào tạo từ xa nếu học phí đào tạo từ xa thay đổi còn các yếu tố khác cố định”.

- Các nhân tố khác tác động đến cầu đào tạo từ xa: Nếu đường cầu đào tạo từ xa cho biết tác động của học phí đào tạo từ xa tới lượng cầu đào tạo từ xa trong khi các yếu tố khác không thay đổi thì tác động của các yếu tố sẽ được minh họa như thế nào? Nói một cách khác, khi giả định ceteris paribus bị vi phạm thì điều gì xảy ra với cầu đào tạo từ xa?

Trước hết chúng ta xem xét các yếu tố ngoài học phí đào tạo từ xa tác động đến cầu đào tạo từ xa, đó là thu nhập cá nhân của người dân, thị hiếu, mức đóng góp của các dịch vụ khác liên quan đến đào tạo từ xa, số lượng người dân mong muốn được học theo phương thức đào tạo từ xa, các kỳ vọng của người dân sau tốt nghiệp khóa học đào tạo từ xa, công ăn việc làm được cải thiện...v.v.

+ Khả năng ứng dụng phương tiện trong đào tạo từ xa

Trong những năm đầu của thế kỷ 21, sự phát triển nhanh chóng về công nghệ, phương tiện đã tạo ra sự kết hợp sáng tạo của các phương tiện với sự gắn kết quan trọng đối với người sử dụng trong học tập. Những phương tiện này bao gồm việc ghép nối của công nghệ không dây, phương pháp tính toán điện tử, và mạng điện thoại di động dựa trên các dịch vụ tin nhắn và dịch vụ tin nhắn đa phương tiện. Các thiết bị di động bao gồm cả điện thoại thông minh, hỗ trợ kỹ thuật số cá nhân và các tiện ích cầm tay khác đã tạo ra thế hệ học tập qua mạng, là thời đại học tập di động. Như vậy phương tiện trong đào tạo từ xa đóng vai trò quan trọng cho việc người dân tiếp cận với đào tạo từ xa, đây là điều khác biệt giữa đào tạo truyền thống có sự trực tiếp giữa người học và người giảng dạy, đào tạo từ xa có sự gián cách giữa người học và người giảng dạy. Cho nên phương tiện đào tạo từ xa càng thuận tiện, dễ tiếp cận người dân tham gia đào tạo từ xa càng nhiều.


+ Sự tin tưởng chất lượng đào tạo từ xa của người học và thị trường lao động.

Đào tạo từ xa đã phát triển nhanh chóng dẫn đến mối quan tâm của các khóa học. Và yêu cầu các cơ quan, các nhà tuyển dụng lao động và của xã hội ngày càng cao, việc người dân tham gia đào tạo từ xa có kỹ năng, kiến thức làm việc đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Khả năng tin tưởng chất lượng đào tạo từ xa của người học cũng như của toàn xã hội càng lớn, số người tham gia đào tạo từ xa càng nhiều, và ngược lại. Đối với những người trưởng thành, đã có công việc tại các cơ quan công sở, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, việc các nhà sử dụng, tuyển dụng lao động đánh giá chất lượng đào tạo từ xa là mối quan tâm hàng đầu của người lao động, có ảnh hưởng lớn đến việc quyết định theo học đào tạo từ xa, trong khi công việc không cho phép thường xuyên người lao động tới trường, lớp được.

+ Tâm lý cá nhân

Tâm lý cá nhân của người dân bao gồm những nhận thức, những hiểu biết đào tạo từ xa của người dân và những khả năng của người dân tham gia đào tạo từ xa. Tâm lý cá nhân quyết định cơ bản đường hướng người dân tham gia đào tạo từ xa mang tính chủ quan của mỗi cá nhân. Nếu tâm lý người trưởng thành, người dân phấn khởi, hào hứng luôn luôn tin tưởng vào chất lượng đào tạo từ xa, tin tưởng vào khả năng vừa học vừa tham gia đào tạo từ xa thông qua phương tiện đào tạo thuận lợi cũng như khả năng chấp nhận của người sử dụng lao động và khả năng phấn đấu của bản thân sau khi tốt nghiệp khóa học đào tạo từ xa chính là động lực quan trọng hướng người dân, nhất là người trưởng thành hướng đến đào tạo từ xa và ngược lại.

+ Các quan điểm về việc làm

Đó là sự so sánh các nghề nghiệp khác nhau với các mức thu nhập khác nhau trong xã hội với mức độ rủi ro khác nhau mà người lao động cân nhắc trong việc lựa chọn ngành nghề đào tạo. Hơn thế nữa, công nghệ tiên tiến và công nghiệp dịch vụ đã làm thay đổi loại hình kỹ năng cần thiết trong thị trường lao động. Vì vậy người lao động luôn luôn phải học tập, rèn luyện và hướng đến các công việc mới phù hợp với bản thân mang lại thu nhập cao, có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp phát triển của bản thân. Do đó đào tạo từ xa là cơ hội giúp người lao động không có khả năng


đến lớp theo học các khóa học truyền thống mặt-giáp- mặt, mà có thể thông qua các phương tiện đào tạo để thực hiện được những mơ ước của cá nhân đào tạo liên thông từ các cấp đào tạo trung cấp nghề, cao đẳng tiến đến đào tạo đại học thông qua đào tạo từ xa.

+ Các quan điểm về thị trường lao động trực tiếp ban đầu

Đối với người dân lao động, nhất là người lao động ở độ tuổi trưởng thành và đối với phụ nữ Việt Nam thuộc khu vực nông thôn và miền núi, do điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn và các quan niệm xã hội về giáo dục đào tạo đối với một số vùng kinh tế của Việt Nam còn lạc hậu. Người dân chưa có điều kiện theo học và đào tạo các khóa học truyền thống. Ngày nay do xã hội thay đổi nhanh chóng, các công nghệ sản xuất mới được đưa vào sản xuất, đòi hỏi người lao động phải có trình độ hiểu biết nhất định và được đào tạo tay nghề. Do vậy, người lao động hướng đến đào tạo từ xa thay vì đào tạo truyền thống phải đến lớp. Người lao động có thể sử dụng các phương tiện đào tạo khắc phục được các trở ngại về thời gian, tuổi tác, điều kiện kinh tế gia đình tham gia đào tạo từ xa, với kỳ vọng là sau khi kết thúc khóa đào tạo bản thân có được cơ hội kiếm được những việc làm mới phù hợp với bản thân, có mức thu nhập ổn định và có điều kiện thăng tiến trong tương lai.

+ Kinh tế

Các nhân tố kinh tế được xem như có ảnh hưởng rộng lớn lên cầu đào tạo từ xa. Theo học thuyết về khả năng con người, học viên được xem như những thực thể cá nhân kinh tế có cầu về đào tạo từ xa nếu như những lợi ích mà họ kỳ vọng đạt được lớn hơn những chi phí mà họ sẽ phải gánh chịu trong thời gian theo học. Đối với người lao động, nhất là những người lao động thuộc các cơ quan hành chính nhà nước, người lao động thuộc khu vực liên doanh, nhu cầu vừa làm vừa tham gia đào tạo từ xa là rất cần thiết, bởi vì: (i) Theo học đào tạo từ xa thông qua phương tiện đào tạo không phải đến lớp, công việc vẫn được đảm bảo, thu nhập hàng tháng ít ảnh hưởng, (ii) Thông qua môi trường công sở, văn phòng người học có thể tận dụng được các phương tiện máy móc, thời gian tận dụng được để tham gia đào tạo từ xa một cách hợp lý, (iii) Đã từ lâu, người dân Việt Nam đề cao giá trị của lao


động đã được đào tạo, vì vậy người dân sau khi kết thúc khóa đào tạo sẽ có cơ hội và vị trí trong môi trường làm việc. Vì vậy, từ những lợi ích thu được thông qua đào tạo từ xa, làm cho người lao động ở độ tuổi trưởng thành có được những động cơ hướng đến đào tạo và học tập đào tạo suốt đời.

+ Quan điểm tiêu dùng - sử dụng dịch vụ

Đối với đào tạo đại học nói chung và đào tạo từ xa nói riêng, quan điểm của người dân đối với các cơ sở đào tạo từ xa là tương đối đa dạng, hầu như quan điểm sử dụng dịch vụ đào tạo của người dân, nhất là đối với người lao động đã tham gia tuyển dụng công việc nay hướng đến đào tạo nghề nghiệp, phụ thuộc vào mức độ uy tín đào tạo của các cơ sở đào tạo từ xa trong cả nước cũng như chất lượng đào tạo của nhà trường đối với xã hội. Hay nói cách khác quan điểm sử dụng dịch vụ đào tạo từ xa của người lao động phụ thuộc nhiều vào quan điểm, cách đánh giá của người tuyển dụng lao động tin tưởng vào cơ sở đào tạo từ xa, nhất là trong giai đoạn hiện nay một số địa phương không tuyển dụng lao động được đào tạo phi chính quy, trong khi Chính phủ vẫn thừa nhận lao động được đào tạo phi chính quy.

+ Các chủ đề liên quan đến học và làm việc trước đây

Các nghề nghiệp, công việc làm và những kiến thức của người dân, người lao động ở độ tuổi trưởng thành liên quan chặt chẽ đến định hướng đào tạo từ xa với những kỹ năng vốn có và những kiến thức đạt được từ trường phổ thông và trung cấp nghề. Tuy nhiên, người lao động cũng hướng đến những nghề nghiệp mới, việc làm mới với những thu nhập có thể cải thiện cuộc sống gia đình hơn là theo đuổi những nghề nghiệp hiện có, là những tác động to lớn hướng đến đào tạo từ xa của người dân. Trong khi ở nước ta chuyển từ nền kinh tế Kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, dần dần thị trường lao động ngày càng được lành mạnh, người lao động nhất là lao động chất lượng cao có được nhiều cơ hội lựa chọn với những nghề nghiệp mới, vị trí mới trong các tổ chức lao động trong nước hay tổ chức nước ngoài. Vì vậy, những người lao động trưởng thành tham gia đào tạo từ xa vừa đảm bảo công việc đang làm có phụ thuộc vào nghề nghiệp đã được đào tạo và đang làm là tương đối khác so với đào tạo chính quy của những người


chưa tham gia thị trường lao động. Những điểm hướng người dân, người lao động ở độ tuổi trưởng thành đến đào tạo từ xa có phụ thuộc vào nghề nghiệp đã được đào tạo ở bậc học trung cấp, trung cấp nghề hay những việc đang làm cũng là một chủ đề cần được quan tâm của các cơ sở đào từ xa tại nước ta hiện nay.

+ Ảnh hưởng bởi những người quan trọng khác

Đối với những người trưởng thành đang đi làm, cố vấn nghề nghiệp có phần khác nhiều so với học sinh phổ thông đang đi học. Cố vấn nghề đối với học sinh đang đi học phổ thông chuẩn bị bước vào đào tạo đại học, cố vấn của học sinh là các thầy cô giáo giảng dạy học sinh và các bậc cha mẹ học sinh có thể tư vấn cho học sinh nghề nghiệp tương lai học sinh nên được học và đào tạo, thế nhưng những người lao động ở độ tuổi trưởng thành đã đi làm, cố vấn nghề nghiệp của họ lại là:

(i) Các nhà sử dụng lao động, bạn bè đồng nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc định hướng cũng như động viên họ tham gia đào tạo những ngành nghề phù hợp với bản thân trong tương lai, phù hợp với tình hình phát triển của nơi họ đang công tác, (ii) Gia đình, nơi người trưởng thành sinh sống có những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp phát triển của người trưởng thành, cũng là nơi đóng góp, trao đổi, bàn bạc, hỗ trợ động viên người trưởng thành nên tham gia đào tạo nghề nghiệp gì và nơi đào tạo ở đâu phù hợp với bản thân họ. Vì vậy cố vấn nghề nghiệp đóng vai trò to lớn cho việc định hướng, lựa chọn của người trưởng thành tham gia đào tạo nói chung và đào tạo từ xa nói riêng.

+ Chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với đào tạo từ xa

Ngày nay đào tạo từ xa được trang bị các thiết bị tự động chuyên dụng như: Cơ sở dữ liệu, hệ thống trả lời tự động, các trang web tương tác, để tăng mức độ truy cập của học viên vào các nguồn tài liệu và dịch vụ hỗ trợ học tập. Các khóa học qua mạng, qua điện thoại di động, các nguồn học liệu mở được tạo ra, như vậy phương tiện học tập nhanh chóng có vị trí trong đào tạo từ xa nhờ giảm chi phí đáng kể cho người học từ xa. Trong những năm đầu của thế kỷ 21, sự phát triển nhanh chóng về công nghệ, phương tiện đã tạo sự kết hợp sáng tạo của các phương tiện với sự gắn kết quan trọng đối với người sử dụng trong học tập. Những phương tiện


này bao gồm sự ghép nối của công nghệ không dây, phương pháp tính toán của điện tử và mạng điện thoại di động dựa trên dịch vụ tin nhắn và dịch vụ tin nhắn đa phương tiện. Do đó các cơ sở đào tạo từ xa nước ta có thể được cung cấp đầy đủ với sự đầu tư tối thiểu không bị hạn chế về điều kiện kinh tế với sự ưu đãi của Nhà nước đối với đào tạo từ xa, trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông nói chung và cho từ xa nói riêng. Chính sách đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng cho đào tạo từ xa của Chính phủ là động lực phát triển đào từ xa, người lao động nói chung, người lao động ở độ tuổi trưởng thành nói riêng có được điều kiện theo học một cách thuận tiện và hiệu quả.

+ Áp lực của gia đình và xã hội đối với giáo dục

Ngày nay quan điểm của người làm cha, làm mẹ trong giáo dục thường là những tấm gương cho con em của mình noi theo, cũng như những chuẩn mực bằng cấp trong công việc, làm cho người lao động nhất là người lao động ở độ tuổi trưởng thành hướng đến hoàn thiện bản thân trong học tập cũng như đào tạo nghề nghiệp. Những người trưởng thành trong xã hội, nhất là những người Phụ nữ đang đi làm trải qua quá trình đất nước ta còn nghèo, đầu tư của Nhà nước cho giáo dục và đào tạo còn hạn chế về mọi mặt. Sự chuẩn hóa đội ngũ lao động cũng như cơ sở trả lương cho người lao động hiện nay đều dựa vào cơ sở cá nhân người lao động đã được đào tạo và năng lực thực tiễn làm việc. Vì vậy, người trưởng thành luôn luôn định hướng cho bản thân được tham gia đào tạo với nghề nghiệp phù hợp.

+ Thu nhập của người dân

Là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định người dân đi học và đi học khi nào đối với người dân, vì thu nhập quyết định khả năng chấp nhận và chi trả của người đi học. Một nhà thống kê học người Đức tên là Ernst Engel đã nghiên cứu cơ cấu chi tiêu của các hộ gia đình và phát triển mối quan hệ giữa thu nhập và cầu đối với hàng hóa dịch vụ thành quy luật Ernst Engel. Quy luật này được các nhà kinh tế khác thừa nhận và là một quy luật kinh tế quan trọng. Dựa vào mối quan hệ giữa thu nhập và cầu đối với hàng hóa và dịch vụ, Ernst Engel chia các loại hàng hóa như sau: (i) Đối với đa số hàng hóa và dịch vụ, khi thu nhập tăng lên thì cầu đối

Xem tất cả 182 trang.

Ngày đăng: 04/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí