Các Công Trình Nghiên Cứu Trong Nước


+ Các phương pháp phân tích các quy luật gắn với các biến định tính, gần gũi với phương pháp phân tích đặc biệt và liên quan đến phân tích sống sót, có nhiều ứng dụng trong điều tra xã hội học, các phương pháp bao gồm:

- Hồi quy logistic nhị nguyên: Phương pháp được áp dụng khi ta muốn dự đoán việc xuất hiện hay không của một đặc tính hay một kết quả, dựa trên số liệu đã biết của một số biến mô tả nào đó. Khác với mô hình hồi quy tuyến tính thông thường, ở đây biến phụ thuộc là biến nhị nguyên, chỉ nhận hai giá trị (như 0 -1, “có”- “không”, v,v).

- Hồi quy logistic đa bội: Là một phương pháp mở rộng của phương pháp hồi quy logistic – nhị nguyên, khi biến hồi quy là biến định tính nhận số lượng giá trị nhiều hơn 2. Phương pháp này được dùng trong trường hợp cần phân tích các đối tượng dựa trên các giá trị của một số biến độc lập.

- Hồi quy thứ bậc: Là thủ tục nhằm xây dựng một mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là một biến định tính có thứ tự, được dự đoán thông qua một số các biến phụ thuộc, được gọi là các nhân tố hoặc các hiệp biến.

- Hồi quy Probit: Với phương pháp này ta có thể đo lường được mối quan hệ giữa cường độ tác động của các tác nhân với tỷ số các trường hợp bộc lộ một hệ quả nào đó của các tác nhân. Phương pháp này phù hợp cho mô hình mà biến đầu ra là một biến nhị nguyên chịu ảnh hưởng tác động qua các mức khác nhau của các biến độc lập.

- Mô hình Log - tuyến tính tổng quát: Là phương pháp phân tích sự phụ thuộc của tần số xuất hiện các quan sát trong các ô của một bảng chéo (bảng tiếp liên) vào các nhân tố hoặc các hiệp biến.

- Phân tích Log - tuyến tính logistic: Phương pháp này logarit tỷ số chênh của biến phụ thuộc sẽ được biểu diễn như một tổ hợp tuyến tính của các biến độc lập định tính hoặc định lượng, với giả thiết phân phối chuẩn nhiều chiều của những biến này.

- Mô hình phân tích Log - tuyến tính: Phương pháp này sẽ phân tích các bảng chéo nhiều lối, sử dụng thuật toán làm khớp tỷ phần lập để xây dựng mô hình log- tuyến tính có thứ bậc cho bảng chéo nhiều lối.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

Phương pháp ước lượng cầu đào tạo từ xa bằng kinh tế lượng cũng có nhược điểm là các vấn đề thống kê. Trước hết phương pháp hồi quy chỉ cho ta mối quan hệ phù hợp nhất chứ không phải mối quan hệ chính xác vì nó chỉ làm cho phương trình phù hợp với số liệu. Thứ hai, các giá trị ước lượng của các tham số là tốt nhất, tuyến tính, không chệch nếu giả định về sai số đó là đúng. Nếu không thì phải thực hiện những điều chỉnh nhất định, nhưng không có điều chỉnh nào là thỏa mãn hoàn toàn. Thứ ba là vấn đề xác định dạng hàm. Khi có các số liệu thống kê về lượng cầu đào tạo từ xa ở các mức học phí thì người ta coi đường nối các kết hợp học phí và lượng đó là đường cầu đào tạo từ xa. Điều này chỉ đúng khi đường cầu giữ nguyên, cung dịch chuyển, nhưng có thể cả cung và cầu đều dịch chuyển vì thế đường nối các kết hợp học phí và lượng người học đó không phải là đường cầu.

1.2. Tổng kết các nghiên cứu liên quan

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xa ở Việt Nam - 5

Nghiên cứu đào tạo nói chung và các chính sách hỗ trợ, khuyến khích, thúc đẩy đào tạo từ xa phát triển nói riêng, đã được trình bày ở các khía cạnh, các quan điểm, các đối tượng nghiên cứu và các trường phái nghiên cứu khác nhau, bằng những phương pháp nghiêm cứu khác nhau trong thời gian qua. Trong nghiên cứu này, tác giả trình bày các công trình nghiên cứu trong nước, các nước trong khu vực và thế giới thông qua các công trình nghiên cứu, các cuộc khảo sát, các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Đi sâu nghiên cứu các công trình nghiên cứu của các nước có hệ thống đào tạo từ xa phát triển cũng như những đánh giá của các cơ sở đào tạo trong nước về cơ chế chính sách, các văn bản pháp luật hiện hành của Chính phủ về phát triển đào tạo từ xa hiện nay là thiết thực, để phát hiện được những khoảng trống trong nghiên cứu đào tạo từ xa, nhằm gợi mở và phục vụ cho quá trình nghiên cứu của luận án.


1.2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của các tác giả trong nước về đào tạo từ xa tại Việt Nam cho đến nay, có thể được khái quát trong các lĩnh vực:


1.2.1.1. Nghiên cứu ứng dụng đào tạo từ xa tại Việt Nam

Nghiên cứu ứng dụng đào tạo từ xa ở Việt Nam (Giáo sư, Tiến sỹ. Nguyễn Kim Truy và các cộng sự, 1997)[10], thực tế trong giai đoạn này, hình thức đào tạo từ xa của Việt Nam còn rất mới mẻ, hầu hết nhiều người dân còn chưa biết đến loại hình đào tạo từ xa, vì vậy khi áp dụng phương thức đào tạo từ xa vào hệ thống giáo dục Việt Nam, đề tài đã nghiên cứu và chỉ ra được: (i) Đối tượng nào có nhu cầu đào tạo từ xa, (ii) Định hướng nhu cầu này như thế nào ở Việt Nam, (iii) Công nghệ đào tạo từ xa nào phù hợp với nước ta, (iv) Thiết lập hệ thống đào tạo như thế nào,

(v) Chính sách nhà nước đối với loại hình này như thế nào. Để trả lời được các câu hỏi trên, nhằm đưa đào tạo từ xa áp dụng thành công ở Việt Nam ngay trong những ngày đầu, đề tài hướng đến các công việc nghiên cứu chính là: (i) Khảo sát nhu cầu về đào tạo từ xa ở Việt Nam: Nghiên cứu, thiết kế phiếu điều tra và tiến hành thử nghiệm phiếu điều tra, (ii) Điều tra nhu cầu và phân tích nhu cầu, (iii) Dạy và học từ xa như thế nào, (iv) Nghiên cứu ứng dụng công nghệ đào tạo từ xa, (v) Thiết kế giáo trình đào tạo từ xa, (vi) Mạng lưới đào tạo từ xa. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được đưa vào ứng dụng thực tế cho việc thiết kế giáo trình đào tạo từ xa, sản xuất băng tiếng hướng dẫn học tập các môn học phát trên sóng Đài tiếng nói Việt Nam, các băng hình dạy học và đề ra phương pháp kiểm tra đánh giá học viên theo học phương thức đào tạo từ xa. Đối với thực tế, đây cũng là một trong những đề tài đầu tiên nghiên cứu về đào tạo từ xa tại nước ta, với những thành công lớn, góp phần đưa đào tạo từ xa trở thành một trong các phương thức đào tạo, trong hệ thống giáo dục Quốc dân tại Việt Nam, nhằm thực hiện nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII của Đảng về công tác Giáo dục và Khoa học Công nghệ, đáp ứng các nhu cầu học tập của người dân Việt Nam.

1.2.1.2. Định hướng và quan điểm phát triển đào tạo từ xa tại Việt Nam

Qua việc đánh giá tổng kết quá trình phát triển đào tạo từ xa của cả nước, với những thành công bước đầu đạt được và những khó khăn, thách thức phát triển đào tạo từ xa trên cả nước và chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục Mở và Từ xa, Tiến sỹ Nguyễn Hồng Sơn (2009)[9] cho rằng, phát triển


đào tạo từ xa về cả quy mô và chất lượng là trách nhiệm của Nhà nước, của ngành Giáo dục và của toàn thể Cộng đồng. Phát triển đào tạo từ xa là tạo cho xã hội một lực lượng lao động hùng hậu có chất lượng cao trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là biện pháp giải quyết công ăn việc làm cho người lao động có tay nghề cao thông qua đào tạo, là thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII về Giáo dục và Đào tạo. Việc đa dạng hóa ngành nghề đào tạo, thực hiện xã hội hóa đào tạo là chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm khắc phục và giảm bớt những khó khăn trong trong giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay. Đối với định hướng và quan điểm của Đảng và nhà nước ta là: Đẩy mạnh áp dụng phương thức đào tạo từ xa để thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên, tăng khả năng cung ứng cơ hội học tập theo phương thức đào tạo từ xa đối với các vùng có điều kiện khó khăn và đặc biệt khó khăn. Tăng cường sử dụng các phương tiện thông tin và truyền thông hiện đại, phương tiện nghe nhìn, tận dụng tối đa phương tiện truyền thanh, truyền hình trung ương, địa phương phục vụ cho việc dạy và học theo phương thức từ xa, để nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động giáo dục. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm tra, đánh giá bảo đảm chất lượng dạy và học.

1.2.1.3. Vai trò của đào tạo từ xa đối với hệ thống giáo dục Đại học

Nghiên cứu vai trò của đào tạo Mở và Từ xa đối với hệ thống đào tạo đại học ở nước ta trong thời kỳ đổi mới Giáo sư, Tiến sỹ Lâm Quang Thiệp (2009)[12], cho biết, vai trò của giáo dục Mở và Từ xa trong thời đại công nghệ thông tin và truyền thông và kinh tế tri thức là giáo dục suốt đời và xã hội học tập. Nghiên cứu đánh giá, ở nước ta đào tạo từ xa chưa được quan tâm đúng mức, và có hai gay cấn lớn trong sự phát triển giáo dục đại học ở nước ta hiện nay: (i) Quy mô giáo dục đại học bùng nổ nhưng chất lượng không đảm bảo vì không thể tăng nhanh số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên, (ii) Hệ thống đào tạo không chính quy có chất lượng rất thấp, làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng đào tạo đại học, nhưng chưa tìm thấy phương án khả thi để khắc phục. Nghiên cứu cho rằng, khi triển khai đào tạo Mở và Từ xa cần phải sử dụng đúng đắn các công nghệ đặc trưng cho nó, khi ấy có thể khai thác đào tạo Mở và Từ xa để giải quyết các gay cấn của phát triển giáo dục đại


học nói trên. Cụ thể là, nhà nước cần đầu tư ban đầu thích đáng để xây dựng cơ sở hạ tầng đào tạo Mở và Từ xa cho hai Đại học Mở là: (i) Viện Đại học Mở Hà Nội,

(ii) Đại học Mở bán công Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời tổ chức lại để biến các Đại học Mở thành các nhân tố quan trọng, đóng góp vào việc đại chúng hóa giáo dục đại học và nòng cót để triển khai đào tạo không chính quy trong đào tạo đại học. Với chiến lược đó, có thể hy vọng các Đại học Mở sẽ đóng vai trò dấu nối tạo mối liên thông giữa đào tạo không chính quy và chính quy, hỗ trợ cho việc học suốt đời, nòng cốt xây dựng xã hội học tập ở nước ta. Cho nên, để đảm bảo chất lượng của hệ thống đào tạo không chính quy trong các Trường đại học ở nước ta mà số lượng sinh viên chiếm khoảng 50%, không có cách nào khác là cần tổ chức lại hệ thống đào tạo không chính quy một cách chuyên nghiệp hơn, áp dụng đào tạo cho số đông đặc trưng của hệ đào tạo giáo dục Mở và Từ xa. Đó cũng là thực tiễn lý luận kết hợp với thực trạng đào tạo của hệ không chính quy, đây cũng là cơ sở cần lưu ý cho việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cầu đào tạo từ xa cho những năm tiếp sau. Một vấn đề mà các chuyên gia giáo dục hàng đầu quan tâm và trăn trở, làm thế nào nước ta đến năm 2015 số lượng sinh trên đầu người là 450 trên vạn dân, tuy nhiên con số này vẫn còn nhỏ hơn một số nước trên thế giới là 500 sinh viên trên vạn dân.

1.2.1.4. Các nguyên tắc ứng dụng đào tạo từ xa

Đối với một số mô hình đào tạo từ xa: Kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam (Lê Thái Thường Quân, 2009)[8], Hội thảo Khoa học Quốc gia về giáo dục Mở và Từ xa, tại Hà Nội, tác giả cho biết, phương thức đào tạo từ xa có đối tượng đa dạng, sử dụng công cụ giáo dục phong phú, để đáp ứng nhu cầu rộng lớn, đồng thời các kênh thông tin và truyền đạt phi đồng bộ trở thành một phần quan trọng trong quá trình dạy học. Nhưng điểm cần lưu ý nhất, tác giả dẫn dắt tài liệu của (King và các cộng sự, 2000) đó là: “Đã xác định ba nhóm vấn đề, hay có thể hình dung như ba chiều không gian mô hình, cần được lưu ý khi thiết kế và lựa chọn mô hình đào tạo từ xa, bao gồm: (i) Các yếu tố liên quan đến giảng viên, trong đó có cả các khía cạnh lương bổng đãi ngộ, các chế độ hỗ trợ và khía cạnh quyền


tác giả của các tài liệu được sử dụng cho đào tạo từ xa, (ii) Các yếu tố tác động tới người học, bao gồm các khía cạnh liên quan tới hỗ trợ người học, các yêu cầu về nhập học và duy trì khóa học (bảo lưu kết quả học tập), (iii) Các yếu tố tác động tới quá trình tổ chức quản lý giảng dạy - học tập, trong đó có thể kể ra một vài yếu tố như vấn đề học phí và nguồn tài trợ, tài liệu giáo trình cũng như các phương tiện truyền đạt khác, phương thức giảng dạy cơ sở vật chất, các yêu cầu chất lượng nói chung. Tác giả gợi ý rằng, khung phân tích này đủ đơn giản để đưa vào sử dụng trong thực tế trong khi đó vẫn bám sát các yếu tố căn bản của quá trình dạy học để có thể giúp nhận dạng vấn đề một cách tương đối chính xác. Với các tính chất này, khung phân tích có thể được sử dụng ở cấp khoa và nên dùng để xác định điểm yếu cần tập trung giải quyết”. Tác giả đã nhìn nhận một mô hình và đưa ra các khía cạnh cần quan tâm trong lĩnh vực đào tạo từ xa và chỉ ra vai trò của chúng trong mô hình. Đây cũng là xuất phát lý luận cơ bản ban đầu về phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cầu đào tạo từ xa. Nếu đứng trên góc độ Kinh tế học cho rằng, sản phẩm của quá trình đào tạo từ xa là hàng hóa dịch vụ công cộng và hàng hóa này, nếu kinh tế càng phát triển, cầu của người học càng lớn, với mô hình của tác giả đưa ra. Dịch vụ hàng hóa công cộng này có ngoại ứng tích cực đến mọi lĩnh vực khác như thực tế không thể phủ nhận. Với điều kiện và các công cụ ngày nay chúng ta có thể lượng hóa được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng người đi học từ xa hay cầu đào tạo từ xa, và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố một cách tương đối, và dự báo lượng cầu trong tương lai gần. Do vậy khi đánh giá mô hình, tác giả đã đưa ra một số các nhân tố ảnh hưởng đến cầu đào tạo từ xa, mặc dù chưa đầy đủ nhưng cũng là một đóng góp, một phần lý luận về lý thuyết nghiên cứu cầu đào tạo từ xa.

Nghiên cứu đào tạo từ xa tại cơ sở đào tạo từ xa Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực phía Nam - Những kết quả đạt được và thử thách trước mắt (Lê Bảo Lâm, 2009)[7]. Tác giả cho biết, những ưu việt của công tác đào tạo từ xa đối với việc nâng cao chất lượng lao động xã hội. Từ những kinh nghiệm thực tiễn, tác giả chỉ ra những điểm cần thiết đối với công tác đào tạo từ xa trong thời gian


tới: (i) Cần đầu tư đổi mới công nghệ đào tạo từ xa, (ii) Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý và cán bộ giảng dạy phù hợp với loại hình đào tạo từ xa. Đây cũng là hai vấn đề được các nhà nghiên cứu và quản lý đào tạo từ xa trên thế giới cho rằng quan trọng nhất và cốt lõi nhất đối với loại hình đào tạo từ xa. Tuy vậy, nghiên cứu chưa lượng hóa mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tác động lên quy mô đào tạo từ xa.

1.2.1.5. Phương tiện trong đào tạo từ xa

Nghiên cứu các phương tiện trong đào tạo đều được đánh giá là có giá trị trong cả hai lĩnh vực: Đào tạo từ xa và đào tạo tập trung. Mặc dù ngày nay hệ thống giáo dục đã sử dụng các công nghệ mới như: Internet, điện thoại di động là tìm cách đáp ứng tương đối cố định trong tất cả các lĩnh vực giáo dục, nhằm khắc phục những khó khăn của người học về thời gian, địa điểm, cường độ học tập và sự cần thiết phải có tương tác hiệu quả giữa người học với giảng viên. Nghiên cứu ứng dụng các nhóm công nghệ đào tạo từ xa và quản lý liên thông trong phạm vi cả nước (Trần Đức Vượng, 2009)[13], đề tài đã đi sâu: (i) Nghiên cứu quá trình phát triển công nghệ đào tạo từ xa trên Thế giới và khu vực, tổng kết lý luận và rút ra bài học kinh nghiệm, (ii) Nghiên cứu thực trạng hệ thống đào tạo từ xa tại Việt Nam,

(iii) Nghiên cứu phương pháp luận và sư phạm học các nhóm công nghệ đào tạo từ xa (học liệu in ấn, phương tiện nghe nhìn, công nghệ thông tin hiện đại), (iv) Đề xuất mô hình ứng dụng phù hợp với điều kiện Viện đại học Mở Hà Nội và Việt Nam, (v) Đề xuất mô hình quản lý liên thông trong phạm vi cả nước. Tác giả căn cứ vào lịch sử phát triển công nghệ đào tạo từ xa đã trải qua năm thế hệ, thuộc ba nhóm đối tượng cơ bản, và cho rằng việc ứng dụng công nghệ đào tạo từ xa tùy thuộc vào khả năng ứng dụng và tính phù hợp của mỗi hệ thống, mỗi cơ sở đào tạo. Trong khi đó học liệu dưới dạng văn bản vốn là sương sống của hầu hết các cơ sở đào tạo từ xa tại các Trường Đại học, Học viện và các Viện. Tuy nhiên công nghệ phức hợp đối với đào tạo từ xa yêu cầu về cơ sở hạ tầng, kinh phí, dịch vụ về công nghệ thông tin và nguồn nhân lực kỹ thuật đã qua đào tạo. Kết quả lớn nhất của đề tài là đã sưu tầm những thông tin cập nhật để tổng hợp, phân tích những lý luận và


thực tiễn những mô hình phát triển đào tạo từ xa với các công nghệ khác nhau trên thế giới và khu vực, từ đó đưa ra những mô hình ứng dụng đi đến phát triển công nghệ, học liệu và mô hình quản lý liên thông mang tính khả thi cho toàn bộ hệ thống đào tạo từ xa trong cả nước. Cũng trong nghiên cứu này (Hồ Hữu Trí và cộng sự, 2009)[11], đã đánh giá ưu, nhược điểm của các công nghệ đào tạo từ xa hiện nay, đang được áp dụng tại các nước trong khu vực và thế giới, tác giả cho rằng, việc vận dụng các tiến bộ kỹ thuật để phục vụ cho công nghệ đào tạo từ xa là một xu thế tất yếu trong phát triển đào tạo từ xa ở nước ta, nếu so sánh công nghệ đào tạo từ xa của nước ta với các nước thì, công nghệ đào tạo từ xa của nước ta còn quá lạc hậu, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật hỗ trợ cho đào tạo từ xa ở nước ta chưa được lưu tâm đầu tư đúng mức, gây trở ngại lớn cho quá trình phát triển cả về quy mô và chất lượng đào tạo từ xa. Để phát triển bền vững đào tạo từ xa cả về quy mô cũng như chất lượng, việc lựa chọn công nghệ đào tạo từ xa mang ý nghĩa quyết định. Tác giả cho rằng việc lựa chọn công nghệ đào tạo từ xa, cần: (i) Tạo điều kiện dễ dàng, thuận lợi nhất cho người học trong việc tiếp cận các nguồn thông tin, kiến thức liên quan đến môn học, (ii) Phù hợp với thực trạng về trình độ kỹ thuật của Việt Nam, (iii) Chi phí đầu tư không quá cao.

Trong đào tạo từ xa, phương tiện trong đào tạo là đặc biệt quan trọng, được các nhà nghiên cứu và quản lý đào tạo từ xa đã quan tâm, vì phương tiện đào tạo từ xa khắc phục được những nhược điểm của loại hình đào tạo này. Việc đề xuất công cụ nâng cao chất lượng đào tạo các khóa học trực tuyến ở Việt Nam (Nguyễn Thị Việt Hương và các cộng sự, 2009)[5], tại Hội thảo Khoa học Quốc gia về đào tạo Mở và Từ xa, tại Hà Nội, đã đưa ra khái niệm E-learnig với quan điểm là hình thức đào tạo trực tuyến. Từ việc tìm hiểu và đánh giá thực trạng của các khóa học trực tuyến hiện nay ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất phát triển một công cụ nhằm nâng cao chất lượng của các khóa học này, hay còn gọi là Hệ thống quản lý học tập thích nghi. Tuy vậy, các lớp học trực tuyến này có nhiều ưu điểm do Công nghệ Thông tin và Truyền thông mang lại, làm cho việc học tập của người dân trở nên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/10/2022