Môi Trường Pháp Lý Về Nhượng Quyền Thương Mại Ngày Càng Hoàn


hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng được đổi mới và mở rộng theo hướng đa dạng hóa và tăng tỷ trọng hàng hóa đã qua chế biến.

Toàn cầu hóa đã thúc đẩy việc điều chỉnh kết cấu kinh tế toàn cầu. Các nước đang phát triển như Việt Nam có thể lợi dụng tiến trình này để tham gia phân công lao động quốc tế, tăng nhanh tốc độ công nghiệp hóa, thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước. Các ngành kinh tế được phát triển gắn với thị trường hơn và gắn với lợi thế so sánh hơn. Tham gia vào thị trường quốc tế đã làm bật lên những điểm mạnh, điểm yếu của nền kinh tế. Cơ cấu ngành của Việt Nam đã chuyển dịch mạnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP.

Bảng 3.1: Thay đổi cơ cấu GDP của Việt Nam năm 1990 - 2008


(Theo giá thực tế, %)



1990

1995

2000

2005

2008

Tổng GDP (nghìn tỷ đồng)

41,955

229,192

441,646

839,211

1478,654

Nông lâm ngư (%)

38,74

27,18

24,53

20,70

21,99

Công nghiệp xây dựng (%)

22,67

28,76

36,73

40,80

39,91

Dịch vụ (%)

38,59

44,06

38,74

38,50

38,10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Nhượng quyền thương mại trong bối cảnh toàn cầu hóa điều kiện và khả năng áp dụng ở Việt Nam trong thời gian tới - 11

(Nguồn: website Bộ Công thương - http://tttm.moit.gov.vn/Default.aspx?itemid=17


và báo cáo tổng kết 2008 - kế hoạch 2009 của ngành Công thương)


Sự gia tăng nhanh chóng của vốn lưu động quốc tế đã giúp Việt Nam có thể tận dụng tất cả các nguồn vốn trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trung bình từ 7-8%. Dòng vốn FDI vào Việt Nam ngày càng tăng và đóng góp ngày càng nhiều trong GDP của cả nước. Trong giai đoạn 1995-2002, FDI đóng góp gần 10% vào GDP [13, tr.158] thì đến năm 2008 lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam là 189,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 29,8% GDP [3, tr.18]. Do các chủ thể của FDI là


các công ty xuyên quốc gia nên sự hiện diện của dòng vốn này đồng thời đẩy nhanh sự phát triển của các ngành dựa trên công nghệ tiên tiến, thúc đẩy quá trình hiện đại hóa và tạo điều kiện cho áp dụng các công nghệ mới, thực hiện chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý từ các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường nội địa. Cùng với sự tăng lên của FDI, từ sau khi mở cửa và hội nhập, nguồn vốn ODA cam kết vào Việt Nam cũng liên tục tăng (năm 2007 mức cam kết viện trợ giành cho Việt Nam đạt 4,445 tỷ USD, vượt 700 triệu USD so với năm 2006; đến năm 2008 cam kết ODA cho Việt Nam là 5,426 tỉ USD, tăng 1 tỉ USD so với năm 2007, xấp xỉ 20% [5, tr.8]). Phần lớn nguồn vốn ODA này được sử dụng để phát triển kết cấu hạ tầng, sản xuất và xã hội, tạo điều kiện quan trọng và căn bản cho phát triển nhanh và bền vững.

Toàn cầu hóa đã giúp Việt Nam có điều kiện và cơ sở để có những bước rút ngắn và nhảy vọt, tiếp cận với kinh tế tri thức mà không cần phải trải qua nhiều giai đoạn tìm tòi và thử nghiệm. Nói cách khác, chúng ta có thể tận dụng lợi thế của “người đi sau”. Việt Nam có nhiều cơ hội tham gia vào một số những mắt xích sản xuất của “mạng” hoặc “chuỗi” sản xuất quốc tế, nơi áp dụng các công nghệ và kỹ thuật hàng đầu trên thế giới. Do đó, Việt Nam có thể tận dụng những lợi thế so sánh, đi sâu vào sản xuất chuyên môn hóa, phát triển nhanh các ngành công nghiệp mới.

Bên cạnh những cơ hội, toàn cầu hóa cũng tạo ra những thách thức và mối đe dọa trực tiếp nền kinh tế của các nước đang phát triển đặc biệt là một nền kinh tế và thương mại có quy mô nhỏ bé, đang phát triển ở trình độ thấp như Việt Nam. Mở cửa và hội nhập làm giảm và xóa bỏ các hàng rào về thương mại - đầu tư, tăng cường chuyển giao công nghệ và theo đó, sẽ có một dòng hàng hóa từ nước ngoài đổ vào thị trường Việt Nam. Dòng hàng hóa này sẽ cạnh tranh và làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại một bộ phận sản xuất các phân ngành sản xuất nội địa. Một số nhà sản xuất trong nước lâm vào tình trạng khó khăn trong cạnh tranh và có thể phải phá sản. Đối với thị trường hàng xuất khẩu, các ngành sản xuất các mặt hàng sử dụng lao động rẻ cũng gặp những


khó khăn khi phải cạnh tranh với hàng hóa của những nước cùng có lợi thế về lao động rẻ và cơ cấu xuất khẩu giống như của Việt Nam, chẳng hạn như hàng dệt may, da giày của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Inđônêxia..; hàng chế biến nông sản của Brazil, Thái Lan...

Tuy nhiên thách thức lớn nhất đối với hầu hết các ngành hàng là ở chỗ sự phát triển của một số ngành thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn, ngành điện chưa phát triển kịp so với yêu cầu tiêu thụ điện năng khiến cho tình trạng cúp điện là khó tránh khỏi. Ngành điện hiện đang phải đối mặt với các thách thức như làm thế nào huy động được đủ vốn cho đầu tư phát triển, hiệu suất của phát điện, chuyển tải và phân phối điện, đổi mới cơ chế quản lý giá điện sao cho vừa thu hút, khuyến khích đầu tư vào ngành điện, phát triển được nguồn năng lượng mới vừa bảo đảm lợi ích của bên mua điện. Các ngành giao thông, các lĩnh vực dịch vụ công của Việt Nam cũng chưa phát triển khiến cho các doanh nghiệp phải trả giá dịch vụ cao hơn, làm giảm năng lực cạnh tranh.

Tiến trình toàn cầu hóa làm cho nền kinh tế nước ta trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới. Do vậy, những cú sốc của kinh tế quốc tế như khủng hoảng dầu mỏ, năng lượng, tài chính, sự thay đổi giá cả nông sản... sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam. Năm 2008 giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm. Nền kinh tế Việt Nam cũng phải đối mặt với những tác động to lớn từ thị trường thế giới. Tăng trưởng kinh tế giảm xuống còn 6,23% (năm 2007 là 8,44%), lạm phát tăng cao (19,89%) [2, tr. 12] , nền kinh tế phải đối mặt với lạm phát và suy thoái.


Toàn cầu hóa có thể giúp các nước phát triển lợi dụng việc trả lương cao, các thiết bị nghiên cứu khoa học tốt, môi trường làm việc thuận lợi... để thu hút nhân tài từ các nước đang phát triển như Việt Nam. Do vậy nguy cơ bị chảy máu chất xám là một hiểm họa thực sự trong cơn lốc xoáy của toàn cầu hóa. Thêm vào đó là tình trạng suy giảm và cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường do hậu quả của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa.

3.1.2. Cơ hội


3.1.2.1. Mở rộng thị trường


Việc Việt Nam tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa cụ thể là việc gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế như WTO đã mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội mới. Ngoài việc được đối xử bình đẳng trong quan hệ thương mại với các nước khác, Việt Nam còn được hưởng những ưu đãi thương mại cho một nước đang phát triển, ở trình độ thấp. Với những lợi thế này, Việt Nam có điều kiện để tăng cường tiếp cận thị trường các nước khác, mở rộng thị trường xuất khẩu những mặt hàng Việt Nam có tiềm năng, lợi thế. Xuất khẩu tăng trưởng sẽ tạo đầu ra cho sản xuất trong nước, mang lại sự tăng trưởng cho sản xuất trong nước, tạo thêm nhiều công ăn việc làm.

Việc gia nhập vào tiến trình toàn cầu hóa không chỉ mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như mang lại sự tăng trưởng cho sản xuất trong nước mà còn giúp doanh nghiệp trong nước có thể dễ dàng tiến hành franchising ra nước ngoài. Bởi lẽ, ngoài những ưu đãi mà các nước phát triển, các tổ chức dành cho các nước đang phát triển như Việt Nam, những rào cản về pháp luật cũng như sự phân biệt đối xử quốc gia cũng sẽ giảm bớt. Hiện nay, Phở 24 và Cà phê Trung Nguyên đã tiến hành nhượng quyền thương mại khá thành công ra nước ngoài. Với điều kiện thuận lợi hơn khi tham gia vào sân chơi toàn cầu, các doanh nghiệp này đều có kế hoạch tiếp tục mở rộng và phát triển mạnh mẽ franchise ra nước ngoài. Đồng thời với sự mở rộng hoạt động franchise ra


nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam thì các thương hiệu lớn trên thế giới cũng đẩy nhanh quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thâm nhập thị trường Việt Nam thông qua phương thức kinh doanh này. Là một thị trường tiêu thụ lớn với tiềm năng và cơ hội phát triển cùng với việc mở cửa hội nhập với các nước trên thế giới, Việt Nam hứa hẹn sẽ là điểm đến hấp dẫn cho các tập đoàn lớn kinh doanh franchise.

3.1.2.2. Môi trường pháp lý về nhượng quyền thương mại ngày càng hoàn

thiện


Để có thể tham gia tích cực hơn vào tiến trình toàn cầu hóa, Việt Nam đã tiến

hành nhiều cải cách về môi trường chính sách cho phù hợp và nhất quán với luật pháp quốc tế. Việc cải cách môi trường chính sách sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khi tiến hành kinh doanh trong đó có cả các doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền thương mại. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao cũng mang lại một số thuận lợi cho các doanh nghiệp trong thủ tục ký hợp đồng nhượng quyền.

Thứ nhất, hệ thống pháp luật đã được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Do đó, luật nhượng quyền của Việt Nam sẽ tương đồng với luật nhượng quyền quốc tế và như vậy các doanh nghiệp sẽ không phải lo lắng hợp đồng franchise của Việt Nam có được quốc tế công nhận không.

Thứ hai, sau khi Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế như WTO thì việc giải quyết tranh chấp pháp lý liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại sẽ rõ ràng và công khai hơn.

3.1.2.3 Đa dạng hóa các kênh huy động vốn


Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã phải đưa ra một số cam kết trong đó có cam kết mở cửa ngân hàng, chứng khoán.Việc mở cửa ngành tài chính ngân hàng đã tạo thêm nhiều kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp khi tiến hành nhượng quyền thương


mại. Vì ngoài việc huy động vốn từ các ngân hàng trong nước, các doanh nghiệp còn có thể tìm đến các tổ chức tài chính, ngân hàng nước ngoài. Vốn là vấn đề rất quan trọng giúp doanh nghiệp tiến hành tốt hoạt động kinh doanh của mình. Đặc biệt là khi các thương hiệu nước ngoài nhượng quyền vào Việt Nam thường đòi hỏi các doanh nghiệp nhận quyền phải mở được một số lượng cửa hàng nhất định trong một năm. Do vậy, các doanh nghiệp này thường cần một lượng vốn lớn. Sự hỗ trợ tài chính từ các ngân hàng và tổ chức tài chính với các doanh nghiệp là rất cần thiết, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhận quyền một cách thành công.

3.1.3. Thách thức


3.1.3.1. Vấn đề vi phạm quyền sở hữu công nghiệp


Vấn đề vi phạm quyền sở hữu công nghiệp như làm hàng nhái, hàng giả... song song với trình độ nhận thức và công tác quản lý thị trường còn yếu gây thiệt hại cho cả bên bán, bên mua franchise và nhất là người tiêu dùng. Người tiêu dùng không chỉ phải mua đắt những sản phẩm kém chất lượng mà còn phải chịu những rủi ro về sức khỏe nếu sử dụng phải những sản phẩm giả. Về phía doanh nghiệp, việc làm hàng giả, hàng nhái sẽ làm giảm đáng kể doanh thu và lợi nhuận. Ngoài ra còn làm suy giảm lòng tin của khách hàng với hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên chưa có chế tài cụ thể và đủ tính răn đe với tình trạng này.

Vấn đề này càng trở nên hết sức nghiêm trọng trong lĩnh vực nhượng quyền. Do hình thức nhượng quyền thương mại liên quan nhiều đến bí mật kinh doanh và quyền sử dụng thương hiệu nên không ít các cơ sở tự treo biển hiệu sử dụng thương hiệu của chủ thương hiệu đó nhưng chưa được phép của người nhượng quyền, gây thiệt hại về vật chất và uy tín cho chủ thương hiệu đó. Đồng thời tạo ra sự không bình đẳng trong quan hệ giữa người nhận quyền với người nhượng quyền vì những người vi phạm đó không cần mất phí vẫn tiến hành hoạt động kinh doanh bình thường. Điều này làm nản


lòng các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang mong muốn tìm kiếm cơ hội kinh doanh trong hình thức này tại Việt Nam.

3.1.3.2. Thiếu kiến thức và kinh nghiệm về nhượng quyền thương mại


Nhượng quyền thương mại vẫn là một phương thức kinh doanh còn khá mới mẻ ở Việt Nam nên đa phần các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu ý thức và kinh nghiệm về phương thức kinh doanh này. Đây là một điểm bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi các tập đoàn lớn tìm đối tác nhượng quyền tại thị trường Việt Nam. Trên thực tế, nhiều thương hiệu lớn trên thế giới như KFC, Pizza Hut hay Lotteria đều tiến hành nhượng quyền tại Việt Nam nhưng qua một nhà nhượng quyền trung gian.

Việc thiếu kinh nghiệm cũng như khả năng tài chính có hạn trong khi các nhà nhượng quyền nước ngoài có những yêu cầu rất khắt khe về số lượng cửa hàng phải mở được trong một năm cũng như những điều kiện nhằm giữ gìn và bảo vệ uy tín của hệ thống nhượng quyền. Quá trình toàn cầu hóa đặt các doanh nghiệp trong nước trong một sân chơi bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài tại chính thị trường Việt Nam. Do đó, nếu các doanh nghiệp trong nước không tự phát triển và lớn mạnh về mọi mặt, họ sẽ bị thua ngay trên sân nhà.

3.1.3.3. Tác phong và ý thức kỷ luật của người Việt Nam chưa cao


Việc nhượng quyền thương mại đòi hỏi ý thức hợp tác, tinh thần kỷ luật cao của bên nhượng quyền. Tuy nhiên một trong những điểm yếu của người Việt Nam là tác phong và ý thức kỷ luật chưa cao. Vì vậy rất dễ xảy ra tình trạng vi phạm nội quy hệ thống, nhiều khi làm mất tính đồng bộ của cả hệ thống. Điều này rất dễ gây ra tranh chấp giữa hai bên, ảnh hưởng tới sự phát triển, mở rộng của các hệ thống nhượng quyền Việt Nam. Trong điều kiện hiện nay, việc nâng cao tác phong, ý thức kỷ luật làm việc là một yêu cầu cấp thiết với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp nhượng quyền nói riêng.


3.1.3.4. Cạnh tranh từ các tập đoàn nước ngoài


Việc Việt Nam thực hiện các cam kết khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là điều kiện thuận lợi cho các tập đoàn quốc tế xâm nhập thị trường Việt Nam một cách dễ dàng. Với tiềm lực tài chính lớn mạnh cùng những kinh nghiệm quản lý kinh doanh hiệu quả chắc chắn những tập đoàn này sẽ gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước trong cuộc chiến giành thị phần trên sân nhà. Nhượng quyền thương mại là một phương thức hiệu quả mà các tập đoàn quốc tế đặc biệt trong ngành phân phối bán lẻ thường sử dụng để xâm nhập, mở rộng và kiểm soát thị trường các nước một cách dễ dàng.

Ở Việt Nam, từ năm 2000 các nhà bán lẻ đa quốc gia đã xâm nhập vào thị trường. Hệ thống phân phối nội địa đang đứng trước nguy cơ bị điều khiển bởi các tập đoàn nước ngoài do sự non yếu của mình. Các doanh nghiệp trong nước đang đứng trước nhiều thách thức và lựa chọn để tồn tại, chấp nhận cạnh tranh hay cùng hợp tác để thích ứng với sự bành trướng của các tập đoàn nước ngoài. Trong các lựa chọn đó, nhượng quyền thương mại được đánh giá là có thế mạnh đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam giúp tăng khả năng cạnh tranh nhanh nhất bằng việc tăng sức mạnh thương hiệu cũng như quảng bá và tạo nội lực cho thương hiệu đó.

3.2. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế này, tình hình cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn, khi chỉ xét riêng hình thức nhượng quyền thương mại thì chúng ta cũng thấy rất rõ xu thế này. Trong bối cảnh ấy, xây dựng và phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam là một cách thức phát triển thương hiệu,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2022