khăn về vốn, nhân lực, thời gian, kinh nghiệm đối với thị trường địa phương và đặc biệt là khả năng quản lý để có thể mở rộng thương hiệu trên quy mô toàn cầu.
Tăng doanh thu: Khi bán nhượng quyền, chủ thương hiệu thu được phí nhượng quyền ban đầu (initial fee) và phí thường xuyên/phí hàng tháng (royalty/monthly fees) dựa trên tỷ lệ phần trăm doanh số bán hàng và cung cấp dịch vụ của bên nhận quyền, ngoài ra còn có doanh thu từ việc bán các nguyên liệu đặc thù cho đối tác nhận quyền. Ví dụ, để sở hữu một cửa hàng McDonald’s, bên nhận quyền phải trả một khoản phí ban đầu tối thiểu là
45.000 USD cộng với phí hàng tháng bằng 4% doanh số bán hàng gộp trong tháng, ngoài ra phải mua một số nguyên liệu đặc thù từ McDonald’s như khoai tây, pho mát, bánh táo9. Với trường hợp của Gloria Jean’s Coffees, phí nhượng ban đầu để sở hữu một cửa hàng nhượng quyền là 32.500 USD, ngoài ra phí hàng tháng là 6% doanh số bán hàng gộp trong tháng10.
Tiết giảm chi phí: Có thể nói, lợi thế kinh tế theo quy mô được phát huy một cách tối đa trong mô hình nhượng quyền thương mại. Nhờ sở hữu một hệ thống đồng nhất với quy mô lớn, bên nhượng quyền có thể giảm thiểu các chi phí đầu vào và vận hành. Ví dụ trường hợp của KFC, hệ thống nhượng quyền này tiêu thụ hàng nghìn tấn thịt gà mỗi ngày. Với khối lượng mua khổng lồ như vậy, tất yếu KFC được hưởng mức giá ưu đãi từ bất cứ nhà cung cấp nào. Ngoài ra, các chi phí về tiếp thị, quảng cáo cũng được tiết giảm nhờ ưu thế có thể chia nhỏ ra cho nhiều bên nhận quyền cùng san sẻ.
Giảm thiểu rủi ro: Chuỗi nhượng quyền là một hệ thống đồng nhất trên quy mô lớn nên một rủi ro xảy ra sẽ được san sẻ trong toàn bộ hệ thống. Bên
9 McDonald’s, http://www.mcdonalds.com/corp/franchise/purchasingYourFranchise.html (truy cập ngày 27/9/2007).
10 Gloria Jean’s Coffees, http://www.gloriajeanscoffees.com.au/pages/content.asp?pid=62#6 (truy cập ngày 27/9/2007).
cạnh đó, mô hình nhượng quyền thương mại đảm bảo tốt cho sự thành công của thương hiệu bởi vì bên nhận quyền tự làm chủ và chịu rủi ro về công việc kinh doanh của mình nên sẽ dốc tâm sức cho công việc kinh doanh. Trái lại, nếu chỉ đơn thuần là một người quản lý thuê cho chủ thương hiệu thì người chịu trách nhiệm quản lý có thể sẽ chỉ quan tâm đến việc tối đa hoá sự thoả mãn của bản thân hơn là thoả mãn khách hàng, sẽ đóng cửa hàng vào đúng giờ quy định hơn là đợi đến khi người khách cuối cùng rời khỏi cửa hàng, khi cảm thấy không được khoẻ một chút sẽ gọi điện ngay cho công ty mẹ để người khác đến làm thay thay vì cố gắng tiếp tục công việc.
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam - 1
- Giải pháp phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam - 2
- Ứng Dụng Nhượng Quyền Thương Mại Trong Kinh Doanh Thực Phẩm
- Quản Lý Chất Lượng Của Toàn Bộ Hệ Thống Nhượng Quyền
- Cơ Sở Pháp Lý Cho Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại Trong Lĩnh Vực Thực Phẩm Tại Việt Nam
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
3.2. Lợi ích đối với bên nhận quyền
Khả năng thành công cao: Phương thức nhượng quyền thương mại đem lại cho bên nhận quyền khả năng thành công cao hơn, bởi vì có thể kinh doanh trên một mô hình chuẩn, tận dụng được uy tín thương hiệu, sử dụng được nguồn khách hàng sẵn có của bên nhượng quyền. Theo con số thống kê tại Mỹ thì trung bình chỉ có 23% doanh nghiệp nhỏ kinh doanh độc lập có thể tồn tại sau 5 năm kinh doanh, trong khi con số này đối với các doanh nghiệp nhận quyền là 92%11.
Nhận được sự hỗ trợ từ bên nhượng quyền: Bên nhận quyền luôn nhận được sự hỗ trợ thường phía chủ thương hiệu, bao gồm hỗ trợ trước khi mở cửa hàng như: giúp chọn địa điểm kinh doanh; thiết kế trang trí cửa hàng; đào tạo nhân viên; cung cấp chương trình khai trương, giúp đỡ về tài chính và hỗ trợ sau khi cửa hàng khai trương như: đào tạo nhân viên định kỳ; quảng cáo tiếp thị; hỗ trợ về quản lý, vận hành giám sát, tiêu thụ sản phẩm.
Dễ vay tiền ngân hàng: Do khả năng thành công cao nên các ngân hàng thường tin tưởng cho các doanh nghiệp mua nhượng quyền vay tiền đầu tư. Trên thực tế, hầu hết các chủ thương hiệu lớn trên thế giới thường đứng ra đàm phán và thuyết phục các ngân hàng cho đối tác mua nhượng quyền của mình vay vốn với mức lãi suất ưu đãi.
Có cơ hội học hỏi từ những thương hiệu có tiếng: Thông qua mua nhượng quyền, bên nhận quyền học được cách thức tổ chức kinh doanh, kinh nghiệm quản lý, tiếp thị của chủ thương hiệu.
3.3. Lợi ích đối với nền kinh tế
Đối với nền kinh tế, nhượng quyền thương mại đem lại lợi ích vô cùng to lớn. Hoạt động nhượng quyền thương mại huy động một lượng lớn đầu tư xã
11 TS. Lý Quí Trung (2006), Franchise bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh, NXB Trẻ, -19-, Tp Hồ Chí Minh.
hội. Sự thất bại trong kinh doanh của mỗi một doanh nghiệp sẽ đều là tổn thất đối với nền kinh tế, nhờ vào khả năng thành công cao mô hình nhượng quyền thương mại giúp giảm thiểu tổn thất cho nền kinh tế. Mặt khác tính đồng bộ và chuẩn mực của hệ thống nhượng quyền là nhân tố đảm bảo chất lượng cho sản phẩm/dịch vụ, giúp giảm rủi ro và tính không ổn định cho người tiêu dùng. Đồng thời, lợi thế theo quy mô của phương thức nhượng quyền thương mại tạo sức cạnh tranh cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, hoạt động nhượng quyền thương mại là động lực khuyến khích chuyển giao công nghệ, bí quyết kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, kích thích phát triển trí tuệ xã hội, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế, tạo giá trị gia tăng cao cho hoạt động xuất khẩu. Một lợi ích nổi bật khác của hoạt động nhượng quyền thương mại là tạo ra một số lượng lớn công ăn việc làm, giải quyết vấn đề thất nghiệp tại nhiều quốc gia.
Lợi ích của hoạt động nhượng quyền thương mại đối với nền kinh tế có thể được thấy rõ qua những con số thống kê cụ thể. Theo báo cáo của PricewaterhouseCoopers, tại Mỹ năm 2004 có tất cả 767.483 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhượng quyền, tạo ra 9.797.117 công ăn việc làm, trả lương 229,1 tỷ USD và tạo giá trị sản lượng là 624,6 tỷ USD; chiếm 3,2%
tổng số các doanh nghiệp, 7,4% công ăn việc làm, 5% tiền lương trả nhân viên và 3,9% sản lượng của khu vực kinh rế tư nhân12. Theo số liệu điều tra của Hiệp hội Nhượng quyền thương mại Anh Quốc (British Franchise Association), tại nước này năm 2006, có tất cả 759 hệ thống nhượng quyền kinh doanh với khoảng 35.000 doanh nghiệp trong đó 92% doanh nghiệp làm ăn có lợi
nhuận, cung cấp một số lượng lớn việc làm cho 364.000 lao động, tạo ra doanh thu
12 National Economic Consulting - Practice of PricewaterhouseCoopers (2004), Economic Impact of Franchised Business, International Franchise Association Educational Foundation, -1-.
bình quân là 318.000 GBP/doanh nghiệp13. Theo Hiệp hội Nhượng quyền thương mại Quốc tế (International Franchise Association), tại Úc có khoảng 54.000 cửa hàng nhượng quyền, đóng góp 12% vào GDP và tạo hàng trăm ngàn việc làm cho người lao động; tại Châu Á hoạt động nhượng quyền thương mại tạo doanh thu bình quân hơn 500 tỷ USD mỗi năm; còn tại Châu Âu hiện nay có tổng cộng 4.000 hệ thống nhượng quyền với 167.500 cửa hàng nhượng quyền, doanh thu đạt khoảng 100 tỉ Euro, tạo ra hơn 1,5 triệu việc làm14.
4 Hạn chế của nhượng quyền thương mại
4.1. Hạn chế đối với bên nhượng quyền
Quy trình quản lý phức tạp: Để điều hành một hệ thống nhượng quyền, chủ thương hiệu phải đầu tư một hệ thống kế toán và giám sát tinh vi nhằm đảm bảo độ chính xác, trung thực trong các báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh của đối tác nhận quyền. Chủ thương hiệu cũng cần có kỹ năng động viên, khuyến khích để thuyết phục bên nhận quyền tuân theo mô hình kinh doanh mẫu. Bên nhận quyền không phải người làm thuê, mà là chủ cửa hàng nhượng quyền. Những người làm thuê nếu không tuân theo chỉ dẫn của ông chủ có thể bị sa thải ngay, nhưng với bên nhận quyền thì lại khác. Tất nhiên chủ thương hiệu có thể chấm dứt hợp đồng hợp đồng nhượng quyền trước thời hạn nếu bên nhận quyền không tuân thủ các quy định đã được thoả thuận, nhưng biện pháp mạnh này thường đem lại nhiều bất lợi cho cả hai bên. Để thành lập một cửa hàng nhượng quyền bên nhận lẫn bên giao quyền phải đầu tư một khoản tiền và thời gian nhất định cho nên chấm dứt hợp đồng thường chỉ là biện pháp cuối cùng khi không còn lựa chọn nào khác.
13 Hightlights from the 2006 NatWest/bfa Franchise Survey, http://whichfranchise.com/feature_template.cfm?FeatureID=72 (truy cập ngày 7/9/2007).
14 Nguyễn Khánh Trung (15/7/2007), Nhượng quyền thương mại: Lịch sử, hiện tại và tương lai, http://www.saga.vn/Publics/PrintView.aspx?id=3148 (truy cập ngày 1/9/2007).
Giảm tính linh hoạt trong kinh doanh: Tính linh hoạt trong kinh doanh của cả hệ thống có thể bị giảm vì các bên nhận quyền thường chậm hơn trong việc phản ứng trước những thay đổi của thị trường. Đối với một hệ thống nhượng quyền, giới thiệu một dòng sản phẩm mới để tận dụng tiềm năng của thị trường thường mất nhiều thời gian hơn so với mạng lưới các cửa hàng thuộc cùng một công ty mẹ.
Rủi ro ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu: Thành công của hệ thống nhượng quyền không dựa vào khả năng xuất sắc của một cửa hàng riêng lẻ nào đó mà dựa vào sự đồng đều về chất lượng của tất cả các cửa hàng trong chuỗi nhượng quyền. Chính vì vậy, một bên nhận quyền bất kỳ kinh doanh thất bại có thể gây ảnh hưởng đến toàn hệ thống và uy tín của thương hiệu.
Tạo ra đối thủ cạnh tranh trong tương lai: Một nguy cơ lớn đối với chủ thương hiệu là khả năng bên nhận quyền có thể trở thành đối thủ cạnh tranh trong tương lai sau khi hợp đồng nhượng quyền hết thời hạn.
4.2. Hạn chế đối với bên nhận quyền
Thiếu quyền chủ động trong kinh doanh: Có lẽ bất lợi lớn nhất đối với bên nhận quyền là không được hoàn toàn độc lập trong công việc kinh doanh, mà phải tuân theo những quy trình và giới hạn do chủ thương hiệu quy định sẵn trong hợp đồng nhượng quyền. Do vậy bên nhận quyền phải chú ý cân bằng giữa những quy định do chủ thương hiệu đề ra và khả năng tự chủ công việc của mình để có thể kinh doanh đạt hiệu quả.
Lợi nhuận bị chia sẻ: Nếu tự mở một doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp sẽ được hưởng toàn bộ phần lợi nhuận có được nhưng khi nhận quyền kinh doanh ngoài khoản phí nhượng quyền ban đầu bên nhận quyền còn phải trả một khoản phí thường xuyên cho chủ thương hiệu dựa theo kết quả kinh doanh hàng tháng/quý của mình.
Hợp đồng nhượng quyền chỉ có một thời hạn nhất định: Một hợp đồng nhượng quyền luôn có thời hạn và khi đến hạn chủ thương hiệu hoàn toàn có thể chấm dứt hợp đồng, khi đó tất cả những công sức và tiền của mà bên nhận quyền đã bỏ ra để quảng cáo củng cố thêm cho thương hiệu đều sẽ thuộc về chủ thương hiệu.
II. PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC THỰC PHẨM
1 Đặc điểm ngành kinh doanh thực phẩm
1.1. Sự phát triển của ngành kinh doanh thực phẩm
Hiện nay trên thế giới đang diễn ra sự bùng nổ mang tính cách mạng trong ngành kinh doanh lương thực thực phẩm do luồng vốn đầu tư nước ngoài của những tập đoàn chế biến và kinh doanh thực phẩm lớn trên thế giới thâm nhập vào các thị trường đang tăng trưởng. Các hoạt động kinh doanh thực phẩm truyền thống đang dần được thay bằng các phương thức kinh doanh hiện đại như: siêu thị, mạng lưới các cửa hàng thực phẩm, cửa hàng tự chọn. Bên cạnh đó, sự tăng lên của mức sống, thu nhập và quá trình đô thị hóa mạnh mẽ dẫn đến sự đa dạng trong nhu cầu tiêu thụ thực phẩm, càng thúc đẩy ngành kinh doanh thực phẩm phát triển. Theo báo cáo mới nhất vào tháng 6/2007 của Tổ chức Lương thực Thế giới (FAO), mức tiêu thụ thực phẩm nhập khẩu của toàn cầu trong năm nay đã vượt quá 400 tỷ USD, tăng gần 5% so với mức năm ngoái và các chuyên gia của FAO dự đoán đến cuối năm mức tiêu thụ này sẽ tăng 13% so với năm 200615.
Sự bùng nổ trong ngành kinh doanh thực phẩm đặc biệt diễn ra mạnh mẽ tại vùng Châu Á Thái Bình Dương. Giáo sư Tom Reardon - Đại học Michigan cho rằng sự phát triển của mạng lưới bán lẻ hiện đại tại Châu Á Thái Bình Dương, đặc biệt là hệ thống siêu thị chia ra làm ba làn sóng lớn: làn sóng thứ nhất - Hàn Quốc, Đài Loan, Chi Lê, Philipin; làn sóng thứ hai - Mêhicô, Thái Lan, Indônêsia; làn sóng thứ ba - Pêru, Trung Quốc, Việt Nam. Về xu hướng phát triển của siêu thị có 3 xu thế cơ bản: lan toả từ các thành phố lớn, trung tâm đến các đô thị nhỏ, thị trấn; người tiêu thụ từ tầng lớp giàu có đến trung
15 Food and Agriculture Organization of the United Nations (6/2007), Food Outlook 2007, -1-.