các thị trường nước ngoài. Kinh Đô Bakery dự tính sẽ nâng tổng số cửa hàng trong cả nước lên đến 100 trong vòng 3 năm tới. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp trong nước cũng đang có ý định kinh doanh nhượng quyền để đưa thương hiệu vươn sang thị trường nước ngoài, đi đầu là các thương hiệu như: thực phẩm Vissan, kem Vinamilk, kem Monte Rosa, Vifon …
Xu hướng bùng nổ thị trường nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam là một xu hướng tất yếu, không nằm ngoài quy luật phát triển ở các nước trên thế giới và trong khu vực. Theo thống kê của Hiệp hội Nhượng quyền thương mại Quốc tế (International Franchise Association), tại Nhật Bản nhượng quyền thương mại bắt đầu phát triển mạnh từ năm 1996, đến năm 2004 có 1.074 hệ thống nhượng quyền và 220.710 cửa hàng nhượng quyền; tại Trung Quốc hoạt động nhượng quyền thương mại vào nước này từ năm 1980, đến năm 2004 nước này có 2.100 hệ thống nhượng quyền với
120.000 cửa hàng nhượng quyền trong 60 lĩnh vực khác nhau và từ khi Trung Quốc ra nhập WTO vào năm 2001 bình quân mỗi năm hoạt động nhượng quyền tăng 38%, hoạt động nhận quyền tăng 55%56. Nếu nhìn vào những con số thống kê trên ở các nước trong khu vực và trên thế giới thì quả thật hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam mới chỉ đang trong giai đoạn khởi động và theo quy luật tất yếu của thị trường thì tiềm năng phát triển mô hình kinh doanh này còn rất lớn, thị trường nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
II. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC THỰC PHẨM TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI
56 Nguyễn Khánh Trung (15/7/2007), Nhượng quyền thương mại: Lịch sử, hiện tại và tương lai, http://www.saga.vn/Publics/PrintView.aspx?id=3148 (truy cập ngày 1/10/2007).
1 Giải pháp từ phía các doanh nghiệp nhượng quyền
1.1. Chú trọng đến việc xây dựng mô hình kinh doanh mẫu
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Tiễn Hoạt Động Của Các Bên Nhận Quyền Tại Việt Nam
- Một Số Mô Hình Nhượng Quyền Thương Mại Trong Lĩnh Vực Thực Phẩm Tiêu Biểu Của Việt Nam
- Các Quốc Gia Hấp Dẫn Nhất Về Thu Hút Fdi Của Các Tập Đoàn Xuyên Quốc Gia Giai Đoạn 2007 - 2009
- Có Chính Sách Tuyển Dụng Và Đãi Ngộ Nhân Viên Thích Đáng
- Giải pháp phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam - 14
- Giải pháp phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam - 15
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
Để đảm bảo sự phát triển bền vững, lâu dài cho một hệ thống nhượng quyền, các doanh nghiệp phải luôn tâm niệm được rằng: cần xây dựng được một mô hình kinh doanh chuẩn và chứng tỏ được sự thành công của mô hình đó trước rồi mới tiến hành nhượng quyền. Chính vì vậy, ngay từ những bước đi đầu tiên trước khi bắt đầu nhượng quyền các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực thực phẩm cần chú trọng đến việc thiết lập tính chuẩn mực và đồng bộ cho mô hình kinh doanh từ khâu chọn lựa mặt bằng, trang trí cửa hàng đến khâu đào tạo huấn luyện nhân viên, chế biến món ăn thức uống, phục vụ khách hàng, quảng cáo khuyến mại; từ các logo, biển quảng cáo đến đồng phục nhân viên, các vật dụng trong nhà hàng, các tài liệu, ấn phẩm phát hành… Do tính chất mới mẻ của hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam nên tốt nhất để thiết lập được những tiêu chuẩn đồng bộ cho hệ thống, các doanh nghiệp nên tìm đến sự tư vấn, trợ giúp của các công ty tư vấn nhượng quyền có uy tín trong và ngoài nước. Những chuyên gia nhượng quyền sẽ tư vấn cho các doanh nghiệp cách xây dựng hợp đồng nhượng quyền vững mạnh, lựa chọn đối tác để bán nhượng quyền, phát triển các biện pháp giám sát chặt chẽ và duy trì tính đồng bộ của hệ thống. Việc làm này đòi hỏi phải đầu tư công sức và tiền của nhưng đây là một khoản đầu tư mang tính chiến lược, rất có lợi cho doanh nghiệp về lâu dài. Đối với những doanh nghiệp đã và đang thực hiện hoạt động nhượng quyền cần rà soát, đánh giá lại tính chuẩn mực, đồng bộ của hệ thống. Nếu tính đồng bộ và chuẩn mực chưa được đảm bảo, các doanh nghiệp cũng nên đầu tư mời các chuyên gia hoặc các công ty tư vấn về nhượng quyền về giúp tái thiết lại hệ thống. Hiện nay thị trường tư vấn nhượng quyền tại Việt Nam bắt đầu phát triển, nhiều công ty Việt Nam thực hiện cung cấp dịch vụ này, cộng thêm nhiều công ty tư vấn
của nước ngoài đã và đang vào Việt Nam để mở chi nhánh. Do vậy, các doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền của Việt Nam sẽ có nhiều lựa chọn khác nhau để tìm một công ty tư vấn phù hợp với mục tiêu mở rộng và tiềm lực tài chính của mình. Tuy nhiên, hoạt động tư vấn nhượng quyền cũng còn rất mới tại Việt Nam nên chưa có nhiều kiểm chứng thực tế về dịch vụ của các công ty trong lĩnh vực này. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải thật cẩn trọng, tìm hiểu thật kỹ trước khi lựa chọn cho mình một công ty tư vấn, tốt nhất nên chọn những công ty đã có uy tín và kinh nghiệm trên thị trường Việt Nam.
1.2. Chuyên nghiệp hoá việc đăng ký bảo hộ thương hiệu và tài sản trí tuệ
Trước hết, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có chiến lược, tầm nhìn dài hạn khi đăng ký bảo hộ thương hiệu và tài sản trí tuệ. Các doanh nghiệp phải xác định thị trường mục tiêu ít nhất là trong vòng 5 năm, sau đó thực hiện ngay việc đăng ký quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá và quyền sở hữu trí tuệ trên các thị trường mục tiêu đó, không nên để xảy ra tình trạng khi nào chuẩn bị xâm nhập một thị trường mới bắt đầu bảo hộ, như vậy nguy cơ bị các đối thủ cạnh tranh nhanh chân hơn, đăng ký trước là không thể tránh khỏi.
Trên thực tế, việc triển khai đăng ký thương hiệu, đặc biệt là đăng ký thương hiệu ở thị trường nước ngoài, nơi có sự khác biệt về ngôn ngữ, chính sách, pháp luật, không hề dễ dàng đối với các chủ doanh nghiệp Việt Nam, nhất là chủ doanh nghiệp thường là những người có chuyên môn quản lý, điều hành, chứ không chuyên sâu vào lĩnh vực sở hữu trí tuệ và sở hữu công nghiệp. Chính vì vậy, các chủ thương hiệu nên thông qua các công ty luật để được hướng dẫn đăng ký cho hợp pháp cả về hình thức và nội dung. Công ty luật sẽ giúp chủ thương hiệu tất cả các công đoạn, từ chuẩn bị, hoàn tất, trình
nộp hồ sơ và tài liệu liên quan đến việc đăng ký bảo hộ đến việc tư vấn xử lý các vấn đề phát sinh trong suốt quá trình đăng ký bảo hộ.
Ngoài ra, các chủ thương hiệu Việt Nam cũng cần nhận thức toàn diện và sâu sắc hơn về khái niệm tài sản trí tuệ. Tài sản trí tuệ không chỉ bó buộc ở kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, sáng chế, giải pháp hữu ích, chỉ dẫn địa lý… mà bao gồm tất cả những gì đặc trưng cho doanh nghiệp. Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng hơn đến việc xây dựng và đăng ký “tên miền” (domain name), một dạng mới của tài sản trí tuệ và cũng là một công cụ quảng cáo hữu hiệu ngày nay. Những doanh nghiệp nào có ý định kinh doanh nhượng quyền mà chưa xây dựng và đăng ký tên miền thì nên xúc tiến ngay nếu không muốn xảy ra nguy cơ bị các tổ chức, cá nhân khác giành trước quyền sở hữu các tên miền phù hợp, sau này khi doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng sẽ phải mua lại, chi phí mua lại tốn kém hơn rất nhiều so với chi phí bỏ ra đăng ký. Bên cạnh đó, khi đăng ký tên miền các doanh nghiệp Việt Nam nên đăng ký luôn các tên phụ gần giống với tên miền chính để tránh bị các công ty khác lợi dụng tên miền gần giống quảng cáo cho những sản phẩm, dịch vụ “nhái”.
1.3. Có chiến lược marketing phù hợp cho hệ thống nhượng quyển
Đặc thù của các doanh nghiệp Việt Nam là quy mô vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính chưa mạnh, chính vì vậy cần phải chọn cho mình những hình thức marketing nào vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tham khảo một số phương thức quảng cáo sau:
- Quảng cáo qua mạng: Đây là phương thức rẻ nhất và tương đối hiệu quả hiện nay. Các doanh nghiệp có thể tham khảo một số website chuyên mua hoặc bán franchise nổi tiếng trên thế giới như: www.franchise.org, www.franchiseworks.com, www.franchiseopportunities.com, www.franchise- buzz.com, www.franchiseadvantage.com, www.bestfranchiseopportunities,
www.Franchisesolutions.com, www.franchise.com, … đặc biệt có website www.foodfranchise.com là địa chỉ giành riêng cho các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm. Song song với việc đăng quảng cáo trên các website chuyên về nhượng quyền thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam nên tự xây dựng website riêng cho doanh nghiệp mình một cách chuyên nghiệp, bài bản và thường xuyên phải cập nhật thông tin trên website. Bởi vì các đối tác sau khi đọc được thông điệp quảng cáo của các doanh nghiệp trên website về nhượng quyền thương mại sẽ muốn tìm hiểu sâu hơn về doanh nghiệp trước khi mua nhượng quyền và tìm hiểu thông tin từ website của doanh nghiệp có thể là điều đầu tiên đối tác muốn làm.
- Ghi danh vào sổ niên giám nhượng quyền: Sổ niên giám có thể được xuất bản theo từng quốc gia hoặc tổng hợp nhiều quốc gia. Tuỳ vào thị trường mục tiêu của mình, các doanh nghiệp chọn lựa ghi tên đăng ký quảng cáo trên sổ niên giám nào. Ví dụ, tại Mỹ có sổ niên giám chuyên về nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm của công ty Enterprise Magazine.
- Gia nhập các hiệp hội, tổ chức nhượng quyền thương mại quốc tế: Tại Việt Nam chưa có hiệp hội nhượng quyền thương mại, tuy nhiên từng doanh nghiệp riêng lẻ đang kinh doanh nhượng quyền vẫn có thể đăng ký xin gia nhập làm thành viên trực tiếp trên mạng của các hiệp hội, tổ chức nhượng quyền uy tín trên thế giới như: Hội đồng Nhượng quyền thương mại Thế giới (World Franchise Council), Hiệp hội Nhượng quyền thương mại Quốc tế (International Franchise Association)… Thông qua các tổ chức này, các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực thực phẩm có thể bắt cầu nối với các doanh nghiệp thành viên khác trên khắp thế giới để tìm đối tác mua nhượng quyền.
Đối với những doanh nghiệp Việt Nam có tiềm lực tài chính mạnh và tham vọng mở rộng thị trường trên quy mô lớn như Cà phê Trung Nguyên, Phở 24,
Kinh Đô Bakery…, thì ngoài những phương thức marketing nêu trên, doanh nghiệp có thể chọn những hình thức quảng bá chuyên nghiệp hơn. Cụ thể là:
- Tham gia hội chợ, triển lãm quốc tế về nhượng quyền thương mại: Các doanh nghiệp có thể tìm lịch tổ chức và thông tin về hội chợ, triển lãm tại website www.franchiseexpo.com hoặc trên website của Hội đồng Nhượng quyền thương mại Thế giới (www.worldfranchisecouncil.org) và Hiệp hội Nhượng quyền thương mại Quốc tế (www.franchise.org). Cùng với các hoạt động giới thiệu quảng bá thương hiệu, khi tham gia hội chợ triển lãm các doanh nghiệp nên cố gắng tham dự đầy đủ các buổi hội thảo, nói chuyện chuyên đề nhượng quyền thương mại, một hình thức học hỏi rất bổ ích.
- Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông: Sau khi đã xác định được thị trường mục tiêu, các doanh nghiệp có thể tiến hành quảng cáo trực tiếp trên các phương tiện truyền thông như tivi, đài, báo, tạp chí tại các quốc gia mà doanh nghiệp muốn nhượng quyền. Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông phải tiến hành thường xuyên thì mới tạo ra hiệu quả, mà cách quảng cáo qua tivi, đài rất tốn kém nên các doanh nghiệp Việt Nam có thể lựa chọn quảng cáo thông qua các tạp chí chuyên đề về nhượng quyền thương mại có uy tín như: Franchise Update, Franchising World, Franchise International, Franchise Times…
- Thuê công ty tư vấn: Trường hợp Phở 24 có mục tiêu mở 100 quán phở tại Nhật Bản hay cà phê Trung Nguyên muốn tiến sâu vào một thị trường khó tính như Hoa Kỳ, thì có lẽ phương thức an toàn nhất là thuê một công ty tư vấn nhượng quyền am hiểu thị trường địa phương để giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược quảng bá. Các doanh nghiệp có thể tìm kiếm địa chỉ của các công ty tư vấn nhượng quyền quốc tế tại website www.franchise.org .
1.4. Tăng cường hỗ trợ các đối tác nhận quyền
Chủ thương hiệu Việt Nam phải xây dựng được một lực lượng mạnh cho công tác giám sát, hỗ trợ các cửa hàng nhượng quyền. Lực lượng hỗ trợ này phải thường xuyên hoặc định kỳ đến thăm các cửa hàng để kiểm tra chất lượng và giúp đỡ tư vấn các vấn đề phát sinh trong quá trình điều hành cửa hàng. Công tác hỗ trợ phải được thực hiện một cách nghiêm túc, chứ không phải chỉ làm để lấy lệ, mang tính xã giao, hình thức. Bên cạnh hình thức kiểm tra định kỳ thường xuyên, các chủ thương hiệu Việt Nam nên áp dụng hình thức kiểm tra đột xuất và bí mật để đảm bảo tính khách quan, trung thực nhất. Các chuyên gia của công ty sẽ đóng giả làm khách hàng đột xuất đến thăm các cửa hàng nhượng quyền, báo cáo lại những gì quan sát thấy ở cửa hàng dưới cặp mắt một khách hàng bình thường. Nội dung bản báo cáo này sẽ được chủ thương hiệu phản hồi và thảo luận với các bên nhận quyền.
Ngoài việc tăng cường thăm hỏi thực tế, các chủ thương hiệu Việt Nam cần củng cố kênh thông tin liên lạc trực tiếp với các bên nhận quyền. Đối với những hệ thống nhượng quyền có quy mô lớn như cà phê Trung Nguyên và Phở 24, chủ thương hiệu nên xây dựng mạng Intranet kết nối liên lạc cho tất cả các cửa hàng nhượng quyền với nhau và với chủ thương hiệu, hoặc thiết lập một đường dây nóng hoạt động 24/7 (24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần) để các bên nhận quyền có thể tìm kiếm sự trợ giúp của các chuyên gia tư vấn bất cứ lúc nào. Đối với các hệ thống nhượng quyền còn non trẻ, chủ thương hiệu có thể củng cố mối liên lạc với các bên nhận quyền bằng điện thoai, fax, email, thư từ thường xuyên, hoặc ít nhất cũng phải có các buổi họp định kỳ với chủ cửa hàng nhượng quyền để góp ý cải tiến chất lượng, các buổi hội nghị khách hàng thường niên cho tất cả các bên nhận quyền để cập nhật thông tin về đường lối chính sách của hệ thống, giới thiệu, khen thưởng các cửa hàng đạt thành tích kinh doanh xuất sắc.
2 Giải pháp từ phía các doanh nghiệp nhận quyền
2.1. Tận dụng cơ hội mua nhượng quyền trong lĩnh vực thực phẩm từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước
Thị trường nhượng quyền thương mại nói chung và nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm nói riêng tại Việt Nam đang trên đà phát triển, hứa hẹn nhiều tiềm năng. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền trong lĩnh vực thực phẩm ở trong và ngoài nước đang muốn tìm kiếm đối tác nhận quyền tại Việt Nam. Đây là cơ hội tốt và các doanh nghiệp trong nước nên tận dụng cơ hội này để mua nhượng quyền của các thương hiệu mạnh, học hỏi kinh nghiệm, bí quyết thành công từ những mô hình kinh doanh chuẩn.
Bên cạnh những cơ hội có sẵn, các doanh nghiệp Việt Nam nên chủ động tìm kiếm thêm cơ hội mua nhượng quyền thông qua các nguồn khác nhau. Thông tin về các sản phẩm và thương hiệu có bán nhượng quyền trong lĩnh vực thực phẩm có thể được tìm thấy trên các tài liệu in ấn, tạp chí chuyên đề, trang thông tin điện tử về nhượng quyền thương mại, sổ niên giám nhượng quyền của các nước… Ngoài ra, các doanh nghiệp hoặc thương nhân Việt Nam đang có nhu cầu mua nhượng quyền trong lĩnh vực thực phẩm nếu có điều kiện nên tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế về nhượng quyền thương mại, tại đó các doanh nghiệp sẽ có cơ hội gặp gỡ và trao đổi với nhiều chủ thương hiệu.
2.2. Tìm hiểu kỹ trước khi ký kết hợp đồng mua nhượng quyền
Mặc dù phải nắm bắt, tận dụng triệt để cơ hội mua nhượng quyền nhưng các doanh nghiệp Việt Nam không nên nóng vội, chủ quan, mà phải xem xét thật kỹ trước khi quyết định ký kết hợp đồng nhượng quyền. Trước hết, muốn nhận quyền trong lĩnh vực thực phẩm, doanh nghiệp Việt Nam nên tự trang bị