Cơ Sở Pháp Lý Cho Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại Trong Lĩnh Vực Thực Phẩm Tại Việt Nam

hàng phải ở những phố lớn, dễ tìm, không phải trong những ngõ ngách khó tìm. (2) Thuận tiện: tiện chiều giao thông đi lại của khách hàng, có chỗ để xe.

(3) Phù hợp: vị trí nhà hàng phải phù hợp với đẳng cấp, đặc thù loại hình kinh doanh của nhà hàng, ví dụ một quán cà phê Starbucks sang trọng không thể nằm tại khu vực quá bình dân.

3.3.2. Tuyển dụng và huấn luyện nhân viên

Khi tuyển dụng nhân viên cho cửa hàng nhượng quyền, chủ cửa hàng phải đề cao hàng đầu năng lực thực sự của nhân viên. Ngoài ra, đối với lĩnh vực kinh doanh nhà hàng ăn uống và bán lẻ thực phẩm, nhân viên còn cần có một số phẩm chất sau: trung thực, nhanh nhẹn, giao tiếp tốt, ngoại hình khá.

Song song với việc tuyển dụng, chủ cửa hàng phải có chiến lược đào tạo huấn luyện nhân viên. Thông thường các cửa hàng hay gặp phải tình trạng một số nhân viên sau khi được huấn luyện đã xin nghỉ việc. Chính vì vậy, chủ cửa hàng nên đầu tư ngân sách thích đáng cho việc đào tạo nhân viên, luôn đào tạo dư số nhân viên.

3.3.3. Xây dựng chiến lược kinh doanh

Bất cứ một công việc kinh doanh nào muốn đảm bảo thành công cần phải có chiến lược cụ thể. Trước khi xây dựng chiến lược kinh doanh, chủ cửa hàng nhượng quyền phải phân tích đánh giá thị trường, xem xét điểm mạnh điểm yếu của đối thủ cạnh tranh, quy mô. đặc điểm thị trường, từ đó doanh nghiệp mới có thể xây dựng các chiến lược về giá cho sản phẩm dịch vụ, chiến lược marketing, quảng cáo cho cửa hàng nhượng quyền.

3.3.4. Điều hành cửa hàng

Muốn điều hành tốt công việc kinh doanh, chủ cửa hàng trước hết phải trang bị cho mình những kỹ năng cơ bản về quản trị kinh doanh bao gồm các kiến thức tổng quát về thị trường, pháp luật, kế toán, tài chính, các kỹ năng về điều hành quản lý, tuyển dụng và sử dụng nhân sự, động viên và đãi ngộ nhân viên. Đặc biệt việc điều hành cửa hàng nhượng quyền phải luôn luôn dựa trên

nguyên tắc “nghiêm túc tuân thủ tính chuẩn mực của hệ thống”. Nhiều chủ cửa hàng sau một thời gian triển khai kinh doanh, bắt đầu tự ý thay đồi sản phẩm dịch vụ, cách thức quản lý khác với tiêu chuẩn đồng bộ của hệ thống nhượng quyền. Điều này là vi phạm hợp đồng nhượng quyền, khiến chủ thương hiệu có thể chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào. Do vậy, để duy trì uy tín của thương hiệu và cũng là để bảo vệ khoản đầu tư của bản thân, chủ cửa hàng nhượng quyền hãy tuyệt đối tuân thủ tính chuẩn mực của hệ thống.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.


Tóm lại, về bản chất nhượng quyền thương mại là một cách thức mở rộng kinh doanh. Do vậy, sự phát triển của nhượng quyền thương mại gắn liền với sự phát triển kinh tế; lợi ích của nhượng quyền thương mại đến từ cả ba bên trong mối quan hệ bên nhượng quyền - bên nhận quyền và nền kinh tế. Hoạt động kinh doanh nhượng quyền trên thế giới hiện nay được ứng dụng nhiều nhất trong lĩnh vực thực phẩm. Tuy nhiên, thực phẩm là ngành kinh doanh đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn khắt khe, chính vì vậy hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm yêu cầu những quy trình thực hiện nghiêm ngặt đối với cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền để có thể đảm bảo các tiêu chuẩn trong kinh doanh thực phẩm đồng thời giữ vững tính chuẩn mực, đồng bộ của hệ thống nhượng quyền, từ đó phát triển và nhân rộng mô hình kinh doanh. Liệu điều kiện cơ sở pháp lý và đặc điểm ngành kinh doanh thực phẩm Việt Nam hiện nay có cho phép phát triển mô hình kinh doanh nhượng quyền? Thực tiễn nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam có tuân theo đúng các quy trình nhượng quyền và nhận quyền chuẩn chưa? Chương II của đề tài sẽ làm rõ những vấn đề này.

Giải pháp phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam - 6


CHƯƠNG II‌‌

THỰC TRẠNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC THỰC PHẨM TẠI VIỆT NAM

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC THỰC PHẨM TẠI VIỆT NAM

1 Cơ sở pháp lý điều tiết hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam


1.1. Các quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

Khái niệm nhượng quyền thương mại còn rất mới mẻ đối với các nhà làm luật Việt Nam. Trước ngày 1/1/2006, hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam vẫn chưa được luật hoá, thuật ngữ “nhượng quyền thương mại” chưa chính thức xuất hiện trong bất cứ quy định pháp luật nào của Việt Nam, chmột vài khía cạnh liên quan đến hoạt động này được nhắc đến trong các văn bản pháp quy về sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ.

Điều 35 và 37, Nghị định số 63/1996/NĐ-CP ngày 24-10-1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp đã nhắc đến khía cạnh chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá trong hoạt động nhượng quyền thương mại, theo đó thì chủ sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá (thương hiệu) có quyền chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá của mình cho cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác. Việc chuyển giao này phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản (gọi là “hợp đồng li- xăng”) và chỉ có giá trị pháp lý khi đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Tại Điều 4, Nghị định số 11/2005/NĐ-CP ngày 2/2/2005 quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ, hoạt động nhượng quyền thương mại được đề cập đến dưới tên gọi “cấp phép đặc quyền kinh doanh”. Theo Nghị định này thì

cấp phép đặc quyền kinh doanh là một nội dung trong hoạt động chuyển giao công nghệ và được định nghĩa như sau “Cấp phép đặc quyền kinh doanh, theo đó Bên nhận sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá và bí quyết của Bên giao để tiến hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ thương mại”.

Luật Thương mại sửa đổi năm 2005, có hiệu lực từ ngày 1/1/2006, mới chính thức đưa vào thuật ngữ “nhượng quyền thương mại”. Lần đầu tiên định nghĩa “nhượng quyền thương mại” được đề cập đến trong một bộ luật của nước ta. Mục 8 Luật Thương mại gồm các điều từ 284 đến 291 đã nêu định nghĩa nhượng quyền thương mại, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, đồng thời thừa nhận nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại và phải đăng ký. Tuy nhiên, các quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại chỉ được nêu vẻn vẹn trong 8 điều của Luật Thương mại chưa đủ rõ ràng và cụ thể để làm căn cứ pháp lý cho hoạt động này. Nội dung hợp đồng nhượng quyền thương mại, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại vẫn chưa được đề cập, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên còn sơ sài.

Ngày 31/3/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại. Trong Nghị định này, định nghĩa “quyền thương mại” đã được mở rộng và làm rõ. Nếu điều 284 Luật Thương mại 2005 quy định quyền thương mại là “quyền được bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung câp hàng hoá hoặc dịch vụ theo một hệ thống do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền”, thì theo Mục 6, Điều 3, Nghị định 35/2006/NĐ-CP, quyền thương mại không chỉ có vậy, nó còn bao gồm thêm một số hoặc toàn

bộ các quyền sau đây: “quyền được bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung”, “quyền được bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung”, “quyền được bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại”. Định nghĩa này của Nghị định đầy đủ hơn, bao quát được tất cả các hình thức nhượng quyền thương mại.

Nghị định 35/2006/NĐ-CP còn bổ sung điều kiện đối với bên nhượng quyền và bên nhận quyền trong Điều 5 và Điều 6. Theo đó, đối với bên nhương quyền, hệ thống kinh doanh phải đã hoạt động ít nhất 01 năm, hàng hoá dịch vụ kinh doanh phải hợp pháp và phải có văn bản chấp thuận đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Đối với bên nhận quyền, phải có đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với đối tượng của quyền thương mại. Đồng thời, Nghị định cũng bổ sung trách nhiệm cung cấp thông tin của bên nhượng quyền mà Luật Thương mại 2005 chưa đề cập đến. Điều 8 của Nghị định quy định: “bên nhượng quyền có trách nhiệm cung cấp bản sao hợp đồng nhượng quyền thương mại và bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại của mình cho bên dự kiến nhận quyền ít nhất là 15 ngày làm việc trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại nếu các bên không có thoả thuận khác”. Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng đã được nêu rõ trong Điều 11 của Nghị định, bao gồm các điều khoản chủ yếu sau: “1- Nội dung của quyền thương mại. 2- Quyền, nghĩa vụ của bên nhượng quyền. 3- Quyền, nghĩa vụ của bên nhận quyền. 4- Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán. 5- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng. 6- Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp”.

Việc đăng ký nhượng quyền thương mại được quy định tại Mục 3 Nghị định 35/2006/NĐ-CP. Cơ quan tiếp nhận đăng ký nhượng quyền thương mại

là Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) đối với hoạt động nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài và là Sở Thương mại đối hoạt động nhượng quyền thương mại mang tính nội địa. Hồ sơ đăng ký bao gồm: đơn đăng ký và bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu của Bộ Thương mại; bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư, văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận sẽ chấp thuận đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại cho thương nhân.

Ngày 25/5/2006 Bộ Thương mại ban hành Thông tư số 09/2006/TT-BTM hướng dẫn cụ thể hơn việc đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Thông tư đã quy định chi tiết về mẫu đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại (Phụ lục 1) và bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại (Phụ lục 2).

Ngoài các quy định pháp luật hiện hành của Bộ Thương mại, hiện nay hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam còn chịu sự điều tiết của Bộ Khoa học và Công nghệ. Điều 10, Nghị định 35/2006/NĐ-CP, đã khẳng định “Phần chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp trong hợp đồng nhượng quyền thương mại chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu công nghiệp”. Như vậy, việc chuyển giao các đối tượng sở hữu công nghiệp trong hợp đồng nhượng quyền thương mại đang chịu sự điều chỉnh của Luật Chuyển giao công nghệ 2006 và Nghị định số 11/2005/NĐ-CP quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ. Theo Điều 4 của Nghị định 11/2005/NĐ-CP, việc chuyển giao này có tên gọi là “cấp phép đặc quyền kinh doanh” và Nghị định cũng quy định hoạt động cấp phép đặc quyền kinh doanh phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ và được xác nhận đăng ký bởi Bộ / Sở Khoa học và Công nghệ.

1.2. Những vướng mắc trong các quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

Hoạt động nhượng quyền thương mại mới được luật hoá tại Việt Nam không lâu, chính vì vậy trong các quy định pháp luận liên quan đến hoạt động này còn nhiều thiếu sót và bất cập.

Thứ nhất, có sự chồng chéo về thẩm quyền giữa Bộ Công thương và Bộ Khoa học Công nghệ. Nói cách khác, hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam đang phải chịu cơ chế “một cổ hai tròng”, cùng một lúc có hai cơ quan nhà nước có thẩm quyền cùng điều tiết hoạt động này. Khi thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại có liên quan đến các đối tượng sở hữu công nghiệp, thương nhân cùng một lúc phải đăng ký với hai cơ quan nhà nước khác nhau là Bộ Công thương và Bộ Khoa học Công nghệ, phải ký kết cùng một lúc hai loại hợp đồng là hợp đồng nhượng quyền thương mại và hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh. Điều này gây ra rất nhiều phiền toái và khó khăn.

Thứ hai, các quy định pháp luật liên quan đến thủ tục đăng ký nhượng quyền kinh doanh còn nhiều thiếu sót và chưa rõ ràng. Điều 18, Nghị định 35/2006/NĐ-CP khi quy định việc phân cấp thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại không nêu rõ trường hợp nhượng quyền từ khu chế xuất, khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam ra nước ngoài và ngược lại thì đăng ký tại cơ quan nào. Hiện tại, Bộ Tài chính cũng chưa ban hành quy định về mức phí đăng ký nhượng quyền thương mại, điều này gây ra sự lúng túng cho các cơ quan đăng ký khi thực hiện. Đồng thời, cũng chưa có các quy định cụ thể về cơ chế khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong trường hợp thương nhân bị từ chối đăng ký nhượng quyền thương mại.

Thứ ba, một số quy định pháp luật cho hoạt động nhượng quyền thương mại chưa phù hợp với tình hình Việt Nam hiện nay. Theo mẫu bản giới thiệu về nhượng quyền của Bộ Thương mại ban hành kèm theo Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25/5/2006, bên nhượng quyền phải trình báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 01 năm gần nhất (Phụ lục 2). Yêu cầu này đúng với chuẩn mực của pháp luật nhượng quyền thương mại quốc tế, được nhiều nước áp dụng nhưng lại chưa thực sự phù hợp với thực tiễn Việt Nam hiện nay khi đa phần các doanh nghiệp thuộc quy mô vừa và nhỏ, chưa quen với việc kiểm toán.

Thứ tư, các cơ chế pháp lý về nhượng quyền thương mại chưa hoàn chỉnh và đầy đủ. Pháp luật về thuế chưa có các quy định cụ thể về việc hạch toán, tính thuế đối với mức phí nhượng quyền và các khoản thu khác liên quan đến nhượng quyền. Chính phủ cũng chưa ban hành các quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực hoạt động nhượng quyền thương mại.

2 Cơ sở pháp lý điều tiết hoạt động kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam


2.1. Các quy định pháp luật về kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam


Hiện nay, hoạt động kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam chịu sự điều tiết của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm 12/2003/PL-UBTVQH11 và Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 7/9/2004 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, còn có một số văn bản pháp quy khác hướng dẫn thi hành các quy định của Pháp lệnh và Nghị định.

Khoản 1, Điều 3, Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm 2003 đưa ra định nghĩa về thực phẩm như sau: “Thực phẩm là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản”. Khoản 3 của Điều này cũng đưa ra định nghĩa về sản xuất, kinh doanh thực phẩm, theo đó

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí