Tốc Độ Tăng Trưởng Kinh Tế (Gdp) Năm Từ 1997 - 2007 (%)


Trong 23 năm đổi mới, GDP của Việt Nam đã có sự tăng lên đáng kể. Nếu như giai đoạn đầu mới đổi mới (1986-1990), GDP chỉ tăng trưởng khoảng 3,9%/năm thì trong 5 năm tiếp theo (1991-1995) đã nâng lên đạt mức tăng bình quân là 8,2%/năm. Trong giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng GDP của Việt Nam là 7,5%, thấp hơn nửa đầu thập niên 1990 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á. Từ năm 2001 đến năm 2005 mức tăng trưởng tiếp tục được duy trì, bình quân đạt 7,5%/năm. Năm 2006 và 2007 tiếp tục là những năm nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển thành công với mức tăng trưởng vẫn đạt trên 8% (cụ thể năm 2006: 8,17% và năm 2007: 8,44%).


Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm từ 1997 - 2007 (%)


Năm

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

GDP

8,15

5,76

4,77

6,79

6,89

7,08

7,34

7,79

8,44

8,17

8,44

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Nhượng quyền thương mại trong bối cảnh toàn cầu hóa điều kiện và khả năng áp dụng ở Việt Nam trong thời gian tới - 9


(Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2007, tr 73)


Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO và thực hiện cam kết PNTR với Hoa Kỳ, do đó, thị trường xuất khẩu mở rộng, các rào cản thương mại Việt Nam với các nước thành viên WTO được dỡ bỏ hoặc hạn chế. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao qua Hội nghị cấp cao APEC năm 2006. Tình hình chính trị ổn định, an ninh - quốc phòng bảo đảm, đã tạo môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các doanh nghiệp trong nước. Đó là một số những nhân tố tạo nên tốc độ tăng trưởng cao của Việt Nam trong năm 2007, đứng thứ 3 ở Châu Á (sau Trung Quốc: 11,3% và Ấn Độ khoảng: 9%) và cao nhất trong các nước ASEAN (trung bình 6,1%) [5, tr.2] . Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính khởi nguồn tại Mỹ từ cuối năm 2007 và ngày càng lan rộng ra toàn cầu đã ảnh


hưởng không nhỏ đến kinh tế Việt Nam trong năm 2008, nhất là trong những tháng cuối năm, thể hiện rõ nét nhất là suy giảm tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp, suy giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu từ tháng 9/2008. Với sự nỗ lực, đồng lòng của Đảng, Nhà nước và nhân dân cùng vượt qua thách thức, nền kinh tế nước ta vẫn duy trì được sự ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,23% [2, tr.1].

Sự phát triển kinh tế ổn định chính là yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam trong đó có các hãng muốn nhượng quyền thương mại.

2.3.2.2. Thị trường bán lẻ phát triển với tốc độ cao


Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng của thị trường bán lẻ ước đạt 20% mỗi năm cùng với thói quen tiêu dùng chuyển từ các hệ thống phân phối truyền thống sang các kênh tiêu thụ hiện tại của người dân đã khiến các tập đoàn bán lẻ ngày càng chú ý đến Việt Nam. Theo khảo sát của Tập đoàn tư vấn quản lý AT Kearney Việt Nam hiện là thị trường đầu tư bán lẻ hấp dẫn nhất trong số 30 nước thuộc nhóm thị trường đang nổi lên, tiến 3 bậc so với năm 2007 và giành vị trí số 1 của Ấn Độ, nước 3 năm liên tiếp dẫn đầu danh sách 30 nước nói trên.

Bảng 2.5: 10 thị trường bán lẻ phát triển nhanh nhất toàn cầu năm 2008


Quốc gia

Hạng

Điểm

2008

2007

2008

2007

Việt Nam

1

4

88

74

Ấn Độ

2

1

80

92

Nga

3

2

72

89

Trung Quốc

4

3

67

86

Ai Cập

5

14

66

61

Marôc

6

15

66

60

Ả Rập Saudi

7

10

62

64



Chilê

8

6

60

69

Brazil

9

20

60

56

Thổ Nhĩ Kỳ

10

13

58

62


(Nguồn:Tổng hợp báo cáo Global Retail Development Index 2007, 2008)


Việc dẫn đầu danh sách thị trường bán lẻ phát triển nhanh nhất toàn cầu năm 2008 đã biến Việt Nam trở thành điểm đến đầy hứa hẹn với các “đại gia” bán lẻ trên thế giới, đặc biệt là sau ngày 1/1/2009 khi thị trường bán lẻ Việt Nam tiếp tục mở cửa theo lộ trình cam kết và nhượng quyền thương mại là một phương thức phù hợp giúp họ tiếp cận thị trường bán lẻ Việt Nam.

Ngoài ra, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong thời gian qua, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ (sau đây gọi tắt là TMBLHHDV) tiêu dùng xã hội của Việt Nam liên tục tăng.

Bảng 2.6: Tổng mức và tốc độ tăng TMBLHHDV


đã loại trừ yếu tố biến động giá hằng năm

(Theo giá thực tế)


Năm

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

TMBLHHDV (1000 tỷ đồng)

271

322

377

442

538

726

968

Tốc độ tăng trưởng hằng năm

(%)

+12,5

+14,6

+11,8

+11,0

+12,1

+10,6

+6,5

(Nguồn: website Tổng cục thống kê - http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=403&idmi=2&ItemID=6079

và báo cáo tổng kết 2007- kế hoạch 2008, 2008 - kế hoạch 2009 của ngành Công thương)


Việc phát triển hình thức bán lẻ ở Việt Nam cũng hứa hẹn một môi trường tốt cho việc phát triển phương thức nhượng quyền thương mại, vì bán lẻ chính là 1 trong 10 lĩnh vực phù hợp nhất cho phương thức kinh doanh này.

Bảng 2.7: Mười ngành kinh doanh franchise phổ biến trên thế giới


1. Thức ăn nhanh

6. Bảo trì

2. Cửa hàng bán lẻ

7. Xây dựng

3. Dịch vụ

8. Cửa hàng bán lẻ thực phẩm

4. Xe hơi

9. Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

5. Nhà hàng

10. Khách sạn

(Nguồn: Hiệp hội Franchising quốc tế)


Được đánh giá là một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới song thị trường bán lẻ Việt Nam cũng có những đặc trưng rất riêng biệt. Đây là một thị trường phân mảnh với khoảng 90% các điểm bán hàng là các cửa hàng nhỏ gia đình. Quan trọng nhất là phân nửa dân số là những người trẻ tuổi với mức mua sắm và tiêu thụ tăng nhanh. Hiện nay, trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam có khoảng 900 nghìn cửa hàng bán lẻ truyền thống đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong ngành thương mại bán lẻ. Do đặc trưng là các cửa hàng bán lẻ không bắt buộc phải tập trung vào các khu thương mại dành riêng mà có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trong thành phố, do đó nhượng quyền thương mại sẽ giúp thương hiệu len lỏi vào nhiều ngõ ngách. Đây là điểm khác biệt thú vị của kinh tế Việt Nam.

2.3.3. Điều kiện chính trị


Việt Nam từ trước đến nay vẫn được xem là đất nước có môi trường chính trị ổn định, vững chắc và ít biến động rủi ro. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước Việt Nam


đang thay đổi và phát triển đi lên từng ngày. Hầu hết các nước trên thế giới, kể cả những nước trước kia coi là thù địch với Việt Nam, luôn coi Việt Nam là đối tác tin cậy, là thị trường tiềm năng và ổn định trong môi trường hòa bình về chính trị. Nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam nhìn chung không phải lo ngại về bạo lực, xung đột sắc tộc, khủng bố và chính sách quốc hữu hóa. Chính sách của Nhà nước thống nhất, ít có sự thay đổi và đang được đổi mới, hoàn thiện thêm. Việc cải cách hành chính tiếp tục được đẩy mạnh trên 4 nội dung: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, cải cách hành chính công và các thủ tục liên quan giúp giảm bớt phiền hà cho các nhà đầu tư. Tất cả những điều này tạo nên sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài trong đó có các doanh nghiệp nhượng quyền khi tiến hành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam.


2.3.4. Điều kiện văn hóa, xã hội


Kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm văn hóa, xã hội như nhận thức, hành vi, thái độ của đại đa số người tiêu dùng trung bình. Trong xu thế mua sắm hiện đại, người tiêu dùng Việt Nam ngày nay quan tâm trước hết đến chất lượng sản phẩm, sau đó là phong cách phục vụ và các dịch vụ khách hàng. Yếu tố giá cả không còn chiếm vị trí số 1 như trước đây nữa. Nắm vững tâm lý khách hàng, thu hút, lôi kéo và giữ được khách hàng là mục tiêu cần hướng tới và là cơ sở cho sự thành công của các hệ thống nhượng quyền. Tuy nhiên làm được điều này không phải đơn giản. Nó phụ thuộc nhiều vào cả khách hàng lẫn nhà kinh doanh trong việc nhận thức, tiếp cận và tham gia vào hệ thống hiện đại này.

Đặc điểm về dân số và lao động của Việt Nam cũng rất thuận lợi cho hoạt động nhượng quyền thương mại. Hiện nay dân số của Việt Nam khoảng 85 triệu người, trong đó dân số trong độ tuổi 22 - 55 tuổi chiếm hơn 70%, là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội, tạo nguồn cung cấp lao động dồi dào cho các hoạt động kinh tế. Đây cũng là những người trong độ tuổi tạo ra thu nhập và có mức chi tiêu nhiều nhất trong xã hội. Đặc biệt đội ngũ dân số trẻ dưới 35 tuổi chiếm 65% dân số cả nước là đối tượng khách hàng hiện tại và tiềm năng chủ yếu của các chuỗi cửa hàng nhượng quyền trong lĩnh vực thực phẩm.

Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ tiêu dùng so với GDP của Việt Nam là trên 70%, thuộc loại cao so với các nước trong khu vực (Singapore là 55,9%; Malaysia là 58,2%; Thái Lan là 67,7%). Trong năm 2007, người Việt đã chi gần 45 tỷ USD cho mua sắm và dự kiến đến năm 2012, con số này sẽ đạt khoảng 50 tỷ USD và sẽ còn tăng [51]. Điều này chứng tỏ tiêu dùng bình quân đầu người và mức sống của dân cư còn cao hơn cả tốc độ tăng trưởng kinh tế (giai đoạn 2001-2005, bình quân GDP là 7,5% trong khi bình quân tiêu dùng là 7,7%) càng chứng tỏ Việt Nam là một thị trường tiềm năng.


Trình độ học vấn và tỷ lệ biết chữ của người dân ngày càng cao cũng là một yếu tố quan trọng giúp tiếp thu các thông điệp quảng cáo, đưa hình ảnh các thương hiệu trong mọi lĩnh vực đến gần gũi với người dân hơn.

Đặc điểm phân bố dân cư ở thành thị của Việt Nam cũng là một ưu điểm thuận lợi cho hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bán lẻ và thực phẩm. Mật độ dân số phân bổ dày đặc khắp nơi, không chỉ tập trung tại các cao ốc, toà nhà mà dàn đều khắp các địa bàn giúp cho việc kinh doanh rất thuận lợi. Ngoài ra, các trung tâm mua sắm, dịch vụ phân bố rải rác, thích hợp để các thương hiệu mạnh phát triển theo dạng chuỗi hệ thống bán hàng.

Hiện Việt Nam có trên 60% dân số sống ở vùng nông thôn với sức mua còn hạn chế. Nhưng những chính sách phát triển công nghiệp, tốc độ đô thị hóa nhanh, và lối sống công nghiệp ngày càng ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống và thói quen tiêu dùng của một bộ phận dân cư. Tỷ lệ dân cư khu vực thành thị ngày càng tăng trong khi tỷ lệ dân cư ở khu vực nông thôn có xu hướng giảm đi rõ rệt.

Bảng 2.8: Tỷ lệ dân số Việt Nam khu vực thành thị và nông thôn 1995 - 2007


Năm

1995

1998

2001

2004

2007

Thành thị (%)

20,75

23,15

24,74

26,50

27,44

Nông thông

(%)

79,25

76,85

75,26

73,50

72,56

(Nguồn: Niên giám thống kê 2007, tr.39)


Cùng với việc đời sống người dân ngày càng được nâng cao thì thị hiếu và tâm lý tiêu dùng cũng có sự thay đổi. Người dân, đặc biệt là giới trẻ ngày càng muốn tiêu dùng và mua sắm những sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Họ trở nên thích nghi với hàng hóa ngoại trong thời buổi hội nhập. Bằng chứng là những


thương hiệu nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực ăn uống như KFC, BBQ, Lotteria... mặc dù bán những món ăn theo khẩu vị của người nước ngoài song vẫn được người Việt Nam đón nhận. Hiện nay ở bất cứ cửa hiệu nào của KFC và BBQ cũng đều rất đông khách vào giờ cao điểm. Việc sính dùng đồ ngoại hoặc tâm lý thích thưởng thức những cái mới lạ là điều kiện rất thuận lợi cho các thương hiệu lớn thâm nhập vào Việt Nam bằng hình thức nhượng quyền thương mại.

2.3.5. Hội thảo và triển lãm về franchise


Năm 2005 đã chứng kiến những sự kiện quan trọng trong hoạt động xúc tiến và quảng bá mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam. Đầu tiên phải kể đến chuyến đi dự Hội chợ Triển lãm Franchise quốc tế (International Franchise Expo) tại Washington DC vào tháng 4 năm 2005, do Thương vụ Đại sứ quán Mỹ tổ chức cho một đoàn gần 39 doanh nhân Việt Nam.

Nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp và doanh nhân tại Việt Nam hiểu biết hơn về franchising, VinaCapital cùng với nhóm các doanh nghiệp phía Nam G18, phối hợp với Asiawide Franchise Consultant, công ty tư vấn về franchising đến từ Singapore, tổ chức Hội thảo “Franchising Việt Nam 2005” vào ngày 28/06/2005. “Franchising Việt Nam 2005” đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam tìm hiểu các cơ hội đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh mới mẻ và hấp dẫn này tại Việt Nam. Buổi hội thảo có sự tham dự của gần 100 doanh nghiệp trong nước, một số diễn giả trong và ngoài nước. Các diễn giả trong nước bao gồm các đại diện của thương hiệu Phở 24, Cà phê Trung Nguyên và Bánh Kinh Đô. Các diễn giả nước ngoài bao gồm chuyên gia từ công ty Asiawide Franchise Consultant, đại diện thương hiệu Walking Culture, Sign- A-Rama, Pasta Fresca Da Salvatore, Creasta, Công ty luật Baker McKenzie...

Tiếp sau là một hội thảo khác được Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với công ty Việt Anh tổ chức tại Khách sạn

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí