Tình Hình Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại Trên Thế Giới

Toàn bộ chương 1 cung cấp một cách tổng quan về hoạt động NQTM nói chung. Khái niệm NQTM được nêu ra với một số định nghĩa khác nhau cho thấy đây là một hoạt động có sự tham gia của bên nhượng quyền và bên nhận quyền, có sự nhượng quyền sử dụng thương hiệu, mô hình kinh doanh,… và bên nhận quyền phải trả một khoản phí cho bên nhượng quyền. Tìm hiểu các đặc điểm của NQTM, vai trò cũng như các hình thức khác nhau của nó tuỳ cơ sở phân chia để hiểu rõ hơn bản chất của NQTM. Hiện có một số hoạt động kinh doanh khác có những nét tương đồng với NQTM nhưng xét về bản chất là các hoạt động kinh doanh khác nhau. Đồng thời ở chương này cũng đề cập đến những lợi ích và hạn chế của hình thức kinh doanh nhượng quyền đối với các bên nói riêng và nền kinh tế - xã hội nói chung, từ đó có lưu ý khi hoạt động để phát huy những mặt tích cực và tránh những mặt trái mà nhượng quyền mang lại.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM‌‌

I. Tình hình hoạt động Nhượng quyền thương mại trên thế giới

1. Nhận định chung về thực trạng hoạt động Nhượng quyền thương mại trênthế giới.

Hoạt động nhượng quyền thương mại (franchising) được coi là khởi nguồn tại Mỹ, vào giữa thế kỷ 19. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhượng quyền trên thế giới năm 2000 là khoảng 1.000 tỷ USD với khoảng 320.000 doanh nghiệp từ 75 ngành khác nhau và đang trên đà gia tăng với tốc độ gần 8%/năm. Nếu so sánh với GDP của Việt Nam cùng năm thì hệ thống này gấp trên 28 lần và còn có dấu hiệu vượt hơn nữa trong những năm gần đây. Doanh thu hàng năm của hoạt động nhượng quyền trên thế giới là trên 2.000 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi so với năm 2000 và tạo hơn 20 triệu việc làm3. Theo số liệu thống kê của Hội đồng Franchise thế giới thì tiềm năng phát triển trong lĩnh vực này tại nhiều châu lục trên thế giới vẫn tiếp tục tăng trong những năm tới. Hiện nay, Châu Á là châu lục có tốc độ phát triển franchise nhanh nhất thế giới, tiếp theo là Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc và Châu

Phi. Ba nước đứng đầu thế giới về kinh doanh Franchise hiện nay là Trung Quốc (với khoảng 2.100 hệ thống franchise), Mỹ (với khoảng 1.600 hệ thống), Nhật Bản (khoảng 1.100 hệ thống)4.

Tại Mỹ, 90% công ty kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại tiếp tục hoạt động sau 10 năm, trong khi 82% công ty độc lập phải đóng cửa và cũng chỉ có 5% công ty theo hợp đồng thương hiệu thất bại trong hai năm đầu tiên so với 38% công ty độc lập5. Theo số liệu thống kê năm 2001 của Hiệp hội

franchise quốc tế hiện nay có 767.483 hợp đồng nhượng quyền với lợi nhuận thu được là 1.530 tỷ USD/năm, tạo việc làm cho 9.797.117 người, chiếm 40,9% doanh số bán lẻ. Có hơn 550.000 cửa hàng nhượng quyền và cứ 8 phút lại có một cửa hàng



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

3 Nguyễn Khánh Trung (2008), Franchise – Chọn hay không? Trang 71, NXB ĐH Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh

4 Sách đã dẫn, trang 74.

Hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt nam và phương hướng phát triển trong thời gian tới - 5

5 Sách đã dẫn, trang 24

nhượng quyền mới ra đời, 12 cửa hàng thì có một cửa hàng kinh doanh theo hình thức Franchise. Hầu hết các nhà nhượng quyền có tên tuổi đều đến từ nước Mỹ như: McDonald’s, Holiday Inn, Mariott, KFC, 7-Eleven…Kinh doanh theo hình thức franchise đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế Mỹ nên rất được ưu đãi. Bằng chứng là từ năm 1990, luật nhập cư của Mỹ có bổ sung một điều khoản mới có liên quan đến franchise. Đó là bất kể người nước ngoài nào mua franchise tại Mỹ với số vốn đầu tư từ 500.000 USD – 1.000.000 USD và thuê ít nhất 10 nhân công địa phương sẽ được cấp thị thực thường trú tại Mỹ. Ngoài ra, Chính phủ Mỹ còn chủ động đứng ra xúc tiến và hỗ trợ các chủ thương hiệu bán franchise ra nước ngoài để đem ngoại tệ về cho nền kinh tế như triển lãm về Franchise tổ chức thường niên tại Washington6

Ở Châu Âu, tổng cộng có hơn 4.000 hệ thống NQTM; với 167.500 cửa hàng nhượng quyền, doanh thu đạt khoảng 100 tỷ Euro, tạo ra hơn 1,5 triệu việc làm. Riêng ở Anh, franchising là một trong những hoạt động tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế với khoảng 32.000 doanh nghiệp nhượng quyền, doanh thu mỗi năm 8,9 tỷ bảng Anh (15,740 tỷ USD). Khu vực franchising cũng thu hút một lượng lao động lớn với khoảng 317.000 lao động và chiếm trên 29% thị phần bán lẻ.

Theo Hiệp Hội Nhượng quyền Quốc tế (IFA) thì nhượng quyền kinh doanh ở Châu Á đã tạo doanh thu hơn 500 tỷ USD mỗi năm. Tại Úc, tổng số các cửa hàng NQTM khoảng 54.000, đóng góp 12% vào GDP, tạo hàng trăm ngàn việc làm cho người lao động. Tại Nhật Bản, NQTM phát triển mạnh từ năm 1996, theo thống kê của JFA đến năm 2006 đã có 1.194 hệ thống NQTM và 235.440 cửa hàng kinh doanh theo hình thức NQTM, doanh thu từ hệ thống này vào khoảng 150 tỷ USD, tăng trưởng hàng năm 7%. Từ năm 1980, NQTM vào Trung Quốc, trước đó nhiều doanh nghiệp không hề biết mô hình NQTM là gì, thế nhưng hiện nay Trung Quốc là một trong những thị trường NQTM “nóng bỏng” nhất thế giới và sự có mặt của hầu hết các thương hiệu nổi tiếng. Đến năm 2004, nước này đã có hơn 2.100 hệ



6 TS. Lý Quí Trung (2007), Franchise – Bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh, trang 30, NXB Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh.

thống nhượng quyền (nhiều nhất thế giới), với 120.000 cửa hàng nhượng quyền trong 60 lĩnh vực khác nhau. Biểu đồ tăng trưởng hoạt động nhượng quyền của Trung Quốc dựng đứng kể từ khi nước này gia nhập WTO. Từ năm 2000, bình quân mỗi năm hệ thống nhượng quyền tăng 38% vượt xa mức tăng trưởng 10%/năm của hàng tiêu dùng, các cửa hàng nhận nhượng quyền tăng 55%. Đặc biệt, hệ thống NQTM của doanh nghiệp Trung Quốc cạnh tranh ngang hàng với thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng của nước ngoài. Tại Thái Lan, số hợp đồng nhượng quyền đang tăng rất nhanh, trong đó có tới 67% thuộc khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, với số vốn ban đầu cho mỗi hợp đồng 20.000 - 65.000 USD. Bộ Thương mại Thái Lan công bố chương trình khuyến khích và quảng bá thương hiệu nội địa ra thị trường quốc tế qua NQTM. Do vậy, năm 2004 đạt doanh số 25 triệu Baht, năm 2005 tăng 10% và tăng rất nhanh cho các năm tiếp theo. ở Malaixia, nhìn thấy lợi ích của NQTM từ 1992, Chính phủ thành lập chương trình quốc gia về chuyển nhượng (Franchise Development Programme – FDP) với hai mục tiêu: (i) Gia tăng số doanh nghiệp bán/mua NQTM; (ii) Thúc đẩy phát triển những sản phẩm/ dịch vụ đặc thù nội địa thông qua NQTM7.

Những năm gần đây, thị trường Franchise Châu Á ngày càng trở nên nóng bỏng và hấp dẫn các nhà nhượng quyền nước ngoài vì:

- Thị trường này chiếm đến 1/2 doanh số thế giới, trong đó riêng Trung Quốc đã chiếm đến gần 1/4.

- Nền kinh tế các nước Châu Á đang phục hồi, thu nhập ngày một tăng.

- Franchise mang lại một lối sống mới cho người dân Châu Á. Các cửa hàng nhượng quyền cung cấp các dịch vụ nhanh chóng, chất lượng, vệ sinh, thực đơn đa dạng. Cửa hàng nhượng quyền sạch sẽ, thiết kế trang nhã, sáng sủa.

- Ngoài ra nhiều nước Châu Á hiện nay đã phát hiện ra Franchise là một công cụ quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế của họ phát triển cho nên còn “trải



7 Nguyễn Khánh Trung (2008), Franchise – Chọn hay không?, NXB ĐH Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh

thảm đỏ” để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà nhượng quyền nói riêng.


2. Một số thương hiệu Franchise nổi tiếng ở nước ngoài

2.1. Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh McDonald’s

Có thể coi McDonald’s là chuỗi nhà hàng lớn nhất thế giới của Mỹ được nhân rộng mô hình franchise từ năm 1955 và trở thành trường hợp kinh điển trong lịch sử NQTM của mọi thời đại. Trong năm 2003, chúng đã phục vụ cho hơn 16 tỷ khách hàng, tương đương một bữa ăn trưa và một bữa ăn tối cho mọi người trên toàn thế giới8. Tính đến cuối năm 2004, McDonald’s có tổng cộng 30.220 nhà hàng tại 120 quốc gia khác nhau9. Câu chuyện bắt đầu từ một người bán máy pha chế nước uống đa năng trong các tiệm tại Mỹ, tên là Ray Kroc. Khi Ray đặt chân đến một tiệm ăn ở California, ông kinh ngạc khi thấy người xếp hàng dài mua một cái bánh hamburger kẹp thịt với giá 15 cent (rẻ hơn giá thị trường lúc đó rất nhiều). Điều nổi bật là chủ tiệm ăn nói trên, 2 anh em Dick McDonald’s và Mac McDonald’s, bán hàng thông qua các ô cửa sổ, nhân viên làm việc rất khoa học như một dây chuyền. Ray Kroc chụp lấy cơ hội và thuyết phục anh em họ Mac ký hợp đồng uỷ quyền cho mình như một đại lý độc quyền dưới cái tên McDonald’s System, sau đó nhân rộng mô hình cửa hàng này ra khắp nước Mỹ và các quốc gia khác.

Với cách quản lý của Ray, các tiêu chuẩn mang tính đồng bộ của cả hệ thống franchise được áp dụng và giám sát vô cùng nghiêm ngặt. Việc huấn luyện nhân viên cho các cửa hàng franchise được tiến hành bài bản và hiện đại, kết hợp cả đào tạo lý thuyết và thực hành. McDonald’s còn độc quyền cung cấp cho cả hệ thống Franchise một số mặt hàng chiến lược như: máy xay sinh tố đa năng, khoai tây chiên, pho-mát và bánh bao chiên. McDonald’s System sau này trở thành McDonald’s Corporation lừng danh. Theo bảng xếp hạng 200 hệ thống Franchise


8 http://abviet.com/kien-thuc/54/mc-donalds-hoat-dong-to-chuc-va-nhuong-quyen-thuong-hie.htm

9 http://mfo.mquiz.net/News/?Function=NEF&tab=Ke-sach-lam-giau&File=4778

hàng đầu thế giới của Tạp chí The Franchise Times 2004 thì McDonald’s được xếp hạng thứ nhất cả về tổng doanh thu và số lượng cửa hàng đang hoạt động.

2.2. Chuỗi cửa hàng tiện ích 7-Eleven

Theo đánh giá của tạp chí Franchise Times thì tập đoàn tiện ích 7-Eleven được xếp hạng nhì trong 200 hệ thống franchise mạnh nhất thế giới 2004, sau McDonald’s. Năm 2005, 7-Eleven có tổng cộng 25.796 cửa hàng trên khắp thế giới sau 78 năm hoạt động10. Tính đến cuối tháng 3/2007, hệ thống các cửa hàng của 7- Eleven đã lên tới 32.208 cửa hàng trên toàn thế giới, vượt qua hệ thống bán hàng ăn

nhanh McDonald’s chỉ có 31.062 cửa hàng, 7-Eleven được Tạp chí Entreprenuer bầu chọn là thương hiệu nhượng quyền thành công nhất năm 200711. Ý tưởng xuất phát từ một nhóm nhân viên làm việc tại tập đoàn Southland bang Texas, Mỹ vào năm 1927 khi nhóm này dự trữ một số mặt hàng tạp phẩm và gia dụng để bán cho đồng nghiệp và dân địa phương để cải thiện thêm thu nhập. Một năm sau họ thành lập công ty 7-Eleven (tên công ty nói lên thời gian phục vụ từ 7 - 11h đêm) và nhanh chóng nhân rộng mô hình ra nhiều tiểu bang khác. Hệ thống 7-Eleven thực sự bùng nổ vào năm 1964 khi công ty mua lại 127 cửa hàng franchise mang nhãn hiệu Speedy Marts tại California và bắt đầu áp dụng hình thức bán franchise.

Phương thức nhượng quyền mà 7-Eleven áp dụng là nhượng quyền riêng lẻ (Single-unit Franchise). Để đầu tư cho một cửa hàng 7-Eleven trung bình bên nhận quyền phải trả phí franchise ban đầu khoảng 60.000 USD – 70.000 USD tùy từng địa điểm. Phí franchise hàng tháng được tính khá linh động và được tính dựa trên lợi nhuận thực tế của cửa hàng. Ngày nay, 7-Eleven có mặt hầu như khắp mọi nơi trên thế giới. Riêng tại Thái Lan, 7-Eleven có khoảng 4.300 cửa hàng trên cả nước, trong đó ở Bangkok đã có tới hơn 1500 cửa hàng, đưa Thái Lan trở thành nước đứng thứ tư trong hệ thống các nước có số cửa hàng 7-Eleven lớn nhất thế giới, sau Mỹ, Nhật và Đài Loan.

2.3. Chuỗi khách sạn Marriott



10 TS. Lý Quí Trung (2007), Franchise – Bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh, trang 112, NXB Trẻ Tp.Hồ Chí Minh

11 http://www.thuongmai.com/index.php?option=com _content&task=view&id=292&Itemid=9

Marriott là chuỗi khách sạn lớn nhất thế giới được thành lập từ những năm 1950 và hiện nay có hơn 2.000 khách sạn mang thương hiệu này. Tuy nhiên, chỉ có hơn 200 khách sạn là tài sản thực thụ của gia đình Marriott, số còn lại là mua Franchise trong đó thương hiệu và công thức quản lý khách sạn là hai sản phẩm chủ yếu của hợp đồng Franchise.

Tuy mô hình kinh doanh của Mariott rất thành công từ thập niên 50 nhưng đến tận thập niên 90, Marriott mới đẩy mạnh mô hình nhượng quyền. Sự chậm trễ này đã làm Marriott mất nhiều cơ hội nhân rộng mô hình kinh doanh và thương hiệu của mình.

Marriott đã có những điều chỉnh, thay đổi về tiêu chuẩn thiết kế, đầu tư và phương thức điều hành để dễ bán Franchise hơn. Theo bảng xếp hạng của tạp chí The Franchise Times 2004 thì chuỗi khách sạn Marriott và hầu hết tất cả các nhãn hiệu gắn liền với Marriott đều được xếp trong danh sách 200 thương hiệu hàng đầu có doanh số cao nhất thế giới12.

2.4. Tập đoàn bán đồ ăn nhanh Subway

Có thể cái tên Subway còn khá lạ tai với Châu Á, thế nhưng ở Châu Mỹ và Châu Âu, ai cũng biết đến tập đoàn bán đồ ăn nhanh Fast-food mang tên Subway. Subway đã đăng quang tất thảy 15 lần trong lịch sử 28 năm trao giải của tạp chí Entrepreneur. Và có vẻ như gã khổng lồ bán sandwich này vẫn khăng khăng ôm chặt vương miện trong những năm kế tiếp.

Với một chiến lược kinh doanh táo bạo nhưng rất bài bản, Fred Deluca đã làm nên nghiệp lớn bắt đầu từ 1.000 USD tiền vay vào năm 1965 khi mới 17 tuổi. Bánh mì Subway cũng là đồ ăn nhanh nhưng lại không bị mang tiếng là đồ ăn công nghiệp như các sản phẩm Fast-food khác. Mô hình kinh doanh nhượng quyền franchising mà Fred Deluca thực hiện với hệ thống các cửa hàng ăn nhanh Subway đang được đánh giá là mô hình thành công và thu hút rất nhiều những người khởi nghiệp trên toàn thế giới. Mỗi chủ nhân của một cửa hàng Subway theo hợp đồng


12 TS. Lý Quí Trung (2007), Franchise – Bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh, trang 109, NXB Trẻ Tp.Hồ Chí Minh

kinh doanh nhượng quyền sẽ phải trả 10.000 USD để mua li-xăng. Ngoài ra tập đoàn còn hưởng 8% doanh số bán hàng, một tỷ lệ không nhỏ chút nào. Tập đoàn và ông chủ Fred Deluca vì thế cũng thu về bộn tiền từ các cửa hàng ăn nhanh Subway trên toàn cầu. Hệ thống cửa hàng bán bánh mì của Fred Deluca tăng nhanh với tốc độ chóng mặt. Ông đã rất thành công ở Mỹ, Canađa, Anh, Australia và rất nhiều nước khác. Năm 1986, Subway đã có tới 1.000 cửa hàng tại tất cả các bang ở Mỹ, hai năm sau, con số này đã tăng lên gần gấp đôi, với 1.800 cửa hàng. Tổng cộng trên toàn thế giới, hệ thống ăn nhanh Subway đã có trên 26.000 cửa hàng tại trên 80 quốc gia. Mỗi ngày toàn hệ thống đã bán ra trên 4,8 triệu chiếc bánh mì kẹp thịt hay xúc xích, pho mát13.‌

II. Thực trạng hoạt động Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 1. Nhận định chung

KFC, Lotteria, Jollibee, rồi Gloria Jean’s Coffees…liên tục mở cửa hàng ở những địa điểm đẹp tại TP.HCM, Hà Nội và một số tỉnh thành khác. Nhiều dự đoán về sự hiện diện tiếp theo của McDonald’s và Starbucks, hai thương hiệu hàng đầu của Mỹ. Theo một chuyên gia tư vấn đầu tư, thương hiệu nổi tiếng về thức ăn nhanh của Mỹ thì McDonald’s dự định sẽ mở cửa hàng đầu tiên vào cuối năm nay tại Hà Nội14. Thế nhưng, các doanh nghiệp trong nước vẫn đứng ngoài cuộc.

Sức hấp dẫn này khiến Pizza Hut – một “đại gia” nhà hàng của Mỹ – không thể bỏ qua. Hai nhà hàng đầu tiên của Pizza Hut, mỗi cái đầu tư khoảng nửa triệu USD, đã lần lượt xuất hiện ở TP.HCM. Kế hoạch của “nhà hàng không chỉ có bánh pizza” này là đến năm 2010 sẽ có 20 nhà hàng tại Việt Nam, trong đó chủ yếu ở TP.HCM.

Không chỉ có thức ăn nhanh và nhà hàng, các công ty nước ngoài cũng bắt đầu nhượng quyền thương mại vào các lĩnh vực khác. Gloria Jean’s Coffees, một thương hiệu cà phê của Úc, chỉ đứng sau Starbucks (Mỹ), cũng đã mở một điểm ở


13 http://www.lantabrand.com/cat1news2855.html

14 http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/PrintView.aspx?ArticleID=217712&ChannelID=11

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí