Đánh Giá Khả Năng Phát Triển Nhượng Quyền Thương Mại Ở Việt Nam Trong Thời Gian Tới


New World (TP.HCM) vào ngày 13/12/2005. Các diễn giả chính của hội thảo này gồm đại diện của ITPC, công ty Việt Anh, Công ty A.S.Louken (Singapore), công ty TGA (Malaysia), Phở 24.

Hội thảo và triển lãm “Franchise Việt Nam 2007” được tổ chức vào ngày 26/1/2007 tại Khách sạn Sheraton (TP. HCM) với mục tiêu đem mô hình nhượng quyền thương mại quốc tế đến với các doanh nghiệp trong nước, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có nhu cầu mua, bán nhượng quyền thương mại trong nước và nước ngoài gặp gỡ trực tiếp và hợp tác với nhau, quảng bá mô hình kinh doanh được thế giới đánh giá có hiệu quả cao nhất hiện nay, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia về nhượng quyền thương mại. Tham gia hội thảo và triển lãm này có 30 doanh nghiệp “bán” franchise nổi tiếng trên thế giới và trong nước và 120 doanh nghiệp, cá nhân muốn “mua” franchise và muốn xây dựng hệ thống franchise.

Một hội thảo khác cũng được tổ chức trong năm 2007 với đề tài “Franchise Việt Nam 2007 - kiến thức và kinh nghiệm xây dựng - quản lý” diễn ra ngày 5/4/2007 tại Khách sạn Sofitel (TP. HCM). Hội thảo do Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP. HCM (ITPC), Hiệp hội Franchising Singapore (FLA) và dự án “Hỗ trợ phát triển mạng lưới bán lẻ Việt Nam” đồng tổ chức theo chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Tham dự hội thảo gồm các doanh nghiệp của Singapore, doanh nghiệp Việt Nam hoạt động franchise hoặc quan tâm đến hoạt động franchise. Nội dung hội thảo xoay quanh các vấn đề “Toàn cảnh về hệ thống Franchise ở Việt Nam”, “Những nguyên tắc và quy định về đầu tư franchise tại Việt Nam”, “Franchise ở Singapore - những câu chuyện thành công và thất bại”...

Gần đây nhất là hội thảo “Franchise Việt Nam 2008” diễn ra sáng ngày 19/1/2008 tại Khách sạn Park Hyatt do Cleverlearn TP.HCM phối hợp cùng Hội Marketing Việt Nam... tổ chức. “Franchise Việt Nam 2008” thu hút sự tham gia của nhiều diễn giả nổi


tiếng về vấn đề nhượng quyền thương mại. Dự giả là 200 doanh nhân, nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực Franchise, trong số đó, một số đơn vị nhận quyền cũng đã tham gia phát biểu và trao đổi tại hội thảo. Tại hội thảo lần này, khách tham gia có cơ hội được trao đổi về tất cả các hoạt động liên quan đến Franchise như nội dung, quy trình của hoạt động Franchise, môi trường Franchise và tiềm năng của Franchise tại Việt Nam, lựa chọn Franchisor và Franchisee như thế nào, v.v... Đặc biệt, các doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực Franchise ở Việt Nam như Kinh Đô, Cleverlearn cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm, những khó khăn và lợi thế của mình trong quá trình nhượng quyền và nhận quyền.

Tới đây, Công ty cổ phần Đầu tư Nhân luật phối hợp với Công ty trách nhiệm hữu hạn Quảng cáo và Hội chợ Thương mại Trung Tín và Công ty trách nhiệm hữu hạn Quảng cáo và Hội chợ Thương mại Ninh Huỳnh dự định tổ chức một hội chợ franchise với tên gọi: “Hội chợ phát triển nhượng quyền thương mại Quốc tế - Việt Nam 2009”. Hội chợ dự kiến diễn ra từ ngày 15/05/2009 đến ngày 18/05/2009 tại sân vận động Phú Thọ (TP. HCM) nhằm tạo cơ hội để các nhà nhượng quyền quảng bá thương hiệu của mình đến với xã hội, nâng cao tính cạnh tranh và có cơ hội tiếp xúc với những nguồn khách hàng tiềm năng, phát triển thị trường, xây dựng hệ thống và học hỏi kinh nghiệm từ các nhà nhượng quyền khác.

2.4. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vì vậy sự hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu là đương nhiên, mang tính sống còn đối với nền kinh tế của quốc gia. Kinh doanh theo phương thức franchise là một mô hình tiến bộ, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro được áp dụng tại nhiều quốc gia phát triển là thành viên của WTO. Do đó, Việt Nam sẽ không là ngoại lệ, sẽ trở thành điểm đến của nhiều thương hiệu quốc tế. Mặc dù thị trường franchise của Việt Nam còn sơ khai, số lượng các hệ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.


thống nhượng quyền còn hạn chế nhưng tiềm năng của loại hình kinh doanh này tại Việt Nam là rất lớn. Ông Trần Tịnh Minh Triết - Chủ tịch Công ty Cartridge World tại Việt Nam đã đưa ra dự báo từ năm 2009 - 2011, sẽ có hàng loạt thương hiệu nhượng quyền nước ngoài thuộc nhiều lĩnh vực nở rộ tại thị trường Việt Nam.

Nhượng quyền thương mại trong bối cảnh toàn cầu hóa điều kiện và khả năng áp dụng ở Việt Nam trong thời gian tới - 10

Theo phân tích của Luật sư Hồ Hữu Hoành, Giám đốc Trung tâm thông tin nhượng quyền thương mại Việt Franchise, nếu các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thì sẽ mất thời gian và kinh phí cho việc tìm hiểu và xây dựng hệ thống phân phối. Ngoài ra, họ còn vấp phải trở ngại trong quy định của Việt Nam đối với đơn vị bán lẻ 100% vốn nước ngoài (nếu mở của hàng thứ hai tại Việt Nam sẽ phải xin giấy phép mới). Vì vậy, các đơn vị nước ngoài tìm cách liên kết doanh nghiệp trong nước để nhượng quyền kinh doanh thương hiệu. Lợi thế của những doanh nghiệp trong nước là sự am hiểu thị hiếu người tiêu dùng, luật pháp... Với kinh phí trung bình khoảng 300.000 - 500.000 USD là có thể trở thành một đơn vị nhượng quyền thứ cấp cho một thương hiệu nổi tiếng thế giới. Việt Nam đã cho phép sử dụng luật pháp nước ngoài để điều chỉnh quan hệ nhượng quyền thương hiệu, trong khuôn khổ quy định của pháp luật.

Chuyên gia tư vấn nhượng quyền thương mại Albert Kong - Chủ tịch Công ty Asiawide Franchise, cho biết, mặc dù sức cầu nhìn chung có sụt giảm từ giữa năm 2008, nhưng thị trường Việt Nam vẫn còn nguyên mức độ hấp dẫn mà nhiều nhà thương mại trên thế giới đang muốn chen chân vào, nhất là ngành bán lẻ. Mặt khác, ông cũng cho rằng “trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, quá trình kinh doanh nhượng quyền sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn các ngành kinh tế khác, kể cả sản xuất hàng hóa và dịch vụ tài chính”.

Mặc dù các thương hiệu nước ngoài về kinh doanh nhượng quyền đang ồ ạt đổ bộ vào Việt Nam nhưng theo ông Nguyễn Mạnh Dương - Giám đốc tiếp thị Trung tâm Anh ngữ Cleverlearn, vẫn còn nhiều cơ hội đang chờ đón các doanh nghiệp trong nước.


Để có cái nhìn rõ hơn về triển vọng phát triển franchise tại Việt Nam, dưới đây người viết đi sâu phân tích khả năng phát triển của loại hình này trong một số ngành cụ thể.

Khả năng nhượng quyền thương mại trong ngành bán lẻ


Theo các chuyên gia kinh tế, hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ trong thời gian tới sẽ phát triển mạnh do 3 yếu tố : Thứ nhất, nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng tốt; thứ hai, các trung tâm mua sắm, đô thị, khu thương mại, dịch vụ phân bố rải rác, thích hợp để các thương hiệu mạnh phát triển theo dạng chuỗi cả một hệ thống bán hàng; thứ ba, tâm lý kinh doanh muốn làm chủ của người Việt Nam trong điều kiện vốn và kinh nghiệm đều có giới hạn thì kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại là giải pháp thích hợp nhất.

Như đã phân tích ở trên, Việt Nam hiện đang là một thị trường bán lẻ giàu tiềm năng, đặc biệt từ 1/1/2009 - thời điểm tiếp tục thực hiện cam kết mở cửa thị trường bán lẻ. Đây là cơ hội lớn cho các tập đoàn phân phối và bán lẻ trên thế giới tiếp tục tiến mạnh vào thị trường Việt Nam. Ở Việt Nam, tuy chưa có một thống kê chính thức nào về việc áp dụng hình thức nhượng quyền trong lĩnh vực bán lẻ, nhưng có thể nhận thấy rằng cơ cấu bán lẻ đang có sự thay đổi lớn từ kênh bán lẻ truyền thống như chợ, các kênh phân phối của những nhà sản xuất sang kênh bán lẻ hiện đại là các siêu thị, trung tâm mua sắm, cửa hàng thuận tiện, cửa hàng chuyên doanh. Do đó, hàng loạt tên tuổi nước ngoài trong lĩnh vực nhượng quyền bán lẻ đã và đang chuẩn bị có mặt tại Việt Nam. Nhiều thương hiệu Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ như: siêu thị Coop mart, siêu thị nội thất Nhà Xinh... cũng được cho là đã đủ mạnh để tiến hành nhượng quyền thương mại.


Khả năng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh đồ ăn uống

Theo kết quả nghiên cứu của Công ty Điều tra thị trường AC Nielsen vào cuối năm 2005, Việt Nam mới có khoảng 12% người tiêu dùng quen sử dụng thức ăn nhanh từ 1-3 lần/tháng. Như vậy, số lượng gần 90% còn lại sẽ là cơ hội để các nhà nhượng quyền trong lĩnh vực này khai thác phát triển trong tương lai. Theo ông Porchai Thuratum, Giám đốc KFC Việt Nam, “nền kinh tế Việt Nam đã phát triển rất nhanh với tốc độ 8%/năm. Người tiêu dùng ngày càng tỏ ra tinh tế hơn trong việc lực chọn sản phẩm cho mình. Họ chấp nhận và ủng hộ khái niệm đồ ăn nhanh. Họ cũng ý thức hơn về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, cách bài trí và sự sạch sẽ của cửa hàng đồ ăn nhanh”. Tất cả những điều này khiến cho Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn trong con mắt của nhà đầu tư nước ngoài trong ngành ăn uống.

Khả năng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bất động sản


Kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam hiện gặp nhiều khó khăn và vẫn chưa phát triển mạnh, mặc dù trên thế giới hình thức này phát triển và mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư. Trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên WTO, nhiều nhà tư vấn, thiết kế, xây dựng vừa và nhỏ cũng như các tập đoàn kinh doanh bất động sản nước ngoài nhất là các doanh nghiệp đến từ Nhật, Hàn Quốc và Singapore đều có ý định nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Nguyên nhân là do quá trình đô thị hóa ở các nước này đã chấm dứt, họ không còn quỹ đất để hình thành nên các khu đô thị mới. Xuất khẩu công nghệ địa ốc ra nước ngoài là hướng kinh doanh rất phù hợp với họ hiện nay.

Theo khảo sát của Hiệp hội Bất động sản, gần đây, một số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đang xem xét triển khai kinh doanh nhượng quyền thương mại như một hướng kinh doanh mới khi thị trường bất động sản đóng băng. Tuy nhiên hiện nay,


ngoài Công ty Nhà Vui, thực chất là công ty chuyên về nội thất, đẩy mạnh việc nhượng quyền thương mại thì vẫn chưa có công ty địa ốc trong nước nào tiếp cận được với lĩnh vực này vì những đòi hỏi nghiêm ngặt và chặt chẽ về luật pháp lẫn tài chính. Tuy nhiên, tồn tại một thực tế trong lĩnh vực này là các công ty kinh doanh và môi giới bất động sản mặc dù chưa thừa nhận nhượng quyền nhưng vận hành theo cách của nhượng quyền thương mại, tuy nhiên hệ thống ấy vận hành chưa đầy đủ, đặc biệt là ở các công ty môi giới có quy mô nhỏ, lẻ... Trong tương lai, khi Chính phủ ban hành những quy định về nhượng quyền trong lĩnh vực bất động sản một cách cụ thể, rõ ràng và hoàn chỉnh hơn thì hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực này sẽ rất phát triển.

Khả năng nhượng quyền trong lĩnh vực giáo dục


Hiện đang tồn tại một nhu cầu có thực của một bộ phận người dân với mức thu nhập cao, đó là nhu cầu được hưởng thụ một nền giáo dục tiên tiến, với cơ sở vật chất hiện đại. Vì vậy, có rất nhiều phụ huynh đã lựa chọn con đường du học cho con em mình với mong muốn con em họ được tiếp cận với chương trình giáo dục chất lượng từ các trường danh tiếng. Năm 2008, có 8.769 sinh viên Việt Nam đang du học tại Mỹ [52]. Tại Úc, tính đến tháng 7/2008, đã có 14.000 du học sinh Việt Nam đang theo học [53].

Trong bối cảnh hiện nay, có thể nói việc nhận quyền từ các thương hiệu giáo dục là cần thiết. Việc áp dụng mô hình nhượng quyền vào các trung tâm ngoại ngữ, tin học, các trường đại học, cao đẳng, thậm chí các trường mầm non, nhà trẻ sẽ đáp ứng được nhu cầu của nhiều người. Họ không phải đi xa mà vẫn hưởng thụ một nền giáo dục tiên tiến với chi phí hợp lý.

Tại Việt Nam cũng đã có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đang có những kế hoạch đầu tư vào lĩnh vực này theo hình thức nhượng quyền thương mại. Cùng với sự ủng hộ của Chính phủ, các doanh nghiệp, các nhà giáo dục và đặc biệt là phụ huynh


và học sinh, ông Nguyễn Khánh Trung - Giám đốc điều hành Công ty tư vấn đào tạo và phát triển Dương Đông cho rằng các mô hình giáo dục tiên tiến sẽ được nhượng quyền thành công ở Việt Nam trong thời gian tới.

Khả năng nhượng quyền trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp


Ngày nay, với đời sống người dân được nâng cao, nhu cầu “ăn ngon, mặc đẹp” không còn là chuyện xa lạ. Ai cũng muốn chăm sóc bề ngoài của mình nhiều hơn không chỉ riêng nữ giới. Vì thế các spa, thẩm mỹ viện, trung tâm thể dục thể hình ... mọc lên ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp của người dân. Do vậy, việc triển khai mô hình này ở Việt Nam là hết sức phù hợp. Điều này cũng không nằm ngoài qui luật của lịch sử nhượng quyền chung trên thế giới. Bên nhượng quyền sẽ mở rộng thị phần, danh tiếng của mình bằng các bí quyết và kinh nghiệm vượt trội. Trong khi đó, bên nhận quyền sẽ nhận được danh tiếng của thương hiệu, được hỗ trợ về qui trình quản lý và công nghệ... Còn người tiêu dùng sẽ an tâm hơn khi đến các trung tâm chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp có uy tín.


Chương 3 : CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI‌‌

3.1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA

3.1.1. Toàn cầu hóa và ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam


Toàn cầu hóa đã trở thành một hiện thực khách quan. Nó tác động tới tất cả các nước trên thế giới. Việt Nam không đứng ngoài quá trình chuyển động này. Việt Nam chủ động tham gia toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 1991. Đến nay Việt Nam đã có quan hệ với 170 quốc gia và vùng lãnh thổ, ký hơn 60 Hiệp định kinh tế về thương mại song phương, tham gia nhiều tổ chức kinh tế quốc tế như ASEAN, APEC, ASEM, WTO... cũng như có quan hệ với nhiều tổ chức kinh tế khác như WB, IMF...

Việc chủ động tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa đã giúp Việt Nam mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, vượt qua được những khó khăn về thị trường do những biến động ở Liên Xô cũ và Đông Âu gây ra, phá được thế bao vây cấm vận của các thế lực thù địch, nâng cao vị thế nước ta trên thế giới, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước. Theo đó, thị trường xuất khẩu của nước ta đã phát triển nhanh, rộng và với hầu hết các quốc gia và lãnh thổ. Cùng với đó là sự tăng lên đáng kể về tổng kim ngạch xuất khẩu. Nếu năm 1990, tổng kim ngạch xuất khẩu mới chỉ đạt 2,4 tỷ USD, nhập khẩu 2,7 tỷ USD [13, tr.149] thì đến năm năm 2008, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu đạt 62,9 tỷ USD [3, tr.9], kim ngạch hàng hoá nhập khẩu 80,4 tỷ USD [3, tr.11]. Thích ứng với sự thay đổi của nhu cầu và chất lượng tiêu dùng của thị trường bên ngoài, cơ cấu các mặt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2022