Điều Kiện Xây Dựng Nhượng Quyền Thương Mại Ở Việt Nam


lượng cơ sở và hệ thống nhượng quyền mới. Do đó, các doanh nghiệp còn khó khăn trong việc tích lũy, tái đầu tư cho phát triển kinh doanh.

- Chủng loại, tập hợp các sản phẩm, dịch vụ được kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại chưa đủ lớn, chưa phong phú, đa dạng và phù hợp với kinh doanh nhượng quyền. Chất lượng và giá cả sản phẩm, dịch vụ của các cơ sở nhượng quyền thiếu cạnh tranh do giá cao hơn nhiều giá của sản phẩm cùng loại trên thị trường và dịch vụ khách hàng tuy đã cải tiến hơn trước nhưng chưa được quan tâm phát triển đúng mức, còn nghèo nàn, không toàn diện và đồng bộ. Nhiều cửa hàng nhỏ còn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn về số lượng, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, ghi nhãn.

- Việc đầu tư kinh doanh nhượng quyền thương mại theo hướng hiện đại và hội nhập còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ tiềm lực và chưa thực sự mạnh dạn đầu tư. Việc học tập kinh nghiệm của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của nước ngoài chưa được quan tâm đúng mức. Hiện tượng đầu tư kinh doanh có tính chất nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ và hiện đại đang là nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp Việt Nam chưa bắt kịp các doanh nghiệp nước ngoài.

- Công tác quản lý hoạt động, kinh doanh cơ sở nhượng quyền còn nhiều yếu kém. Sự yếu kém trong công tác quản lý hoạt động nhượng quyền đang là hạn chế không nhỏ làm ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân là do những người quản lý và nhân viên nghiệp vụ chưa được đào tạo một cách bài bản để làm đúng chuyên môn nghiệp vụ nên họ làm việc còn mò mẫm, nhiều khi thiếu hợp lý và sáng tạo.

- Vấn đề liên doanh, liên kết phát triển các hệ thống nhượng quyền chưa được quan tâm đúng mức, còn mang tính đơn lẻ, tự phát. Sự gắn kết giữa các doanh nghiệp nhượng quyền với nhà sản xuất và cung ứng hàng hóa cho hệ thống nhượng quyền chưa hài hòa, chặt chẽ. Các cơ sở nhượng quyền trong cùng hệ thống cũng chưa có


hoạt động hợp tác để cùng phát triển và có thể hỗ trợ lẫn nhau trong kinh doanh. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền và các doanh nghiệp cung ứng cần có sự điều chỉnh, tăng cường sự hợp tác nhằm hình thành mối liên kết dọc vững chắc.


Tồn tại trong lĩnh vực pháp lý

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.


Nhiều doanh nghiệp lớn, nổi tiếng của nước ngoài muốn vào Việt Nam kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhưng vì hành lang pháp lý chưa đủ niềm tin cho doanh nghiệp nên họ vẫn còn ngập ngừng bởi lẽ nhượng quyền gắn liền với vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và mặc dù Việt Nam đã có cam kết WTO về thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhưng việc triển khai và thực hiện cũng cần nhiều thời gian.

Nhượng quyền thương mại trong bối cảnh toàn cầu hóa điều kiện và khả năng áp dụng ở Việt Nam trong thời gian tới - 8

- Khung pháp lý về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam tương đối đầy đủ vì nó thể hiện được trên cả 3 mặt: dân sự, hành chính và hình sự, và hướng đến quá trình hội nhập và đảm bảo các tiêu chuẩn tối thiểu của WTO. Tuy nhiên, các văn bản dưới luật tại Việt Nam chưa có đầy đủ những hướng dẫn cụ thể nhằm tăng cường quá trình thực thi quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ. Chưa có một quy định cụ thể nào trong thủ tục tố tụng dân sự liên quan đến sở hữu trí tuệ; thời gian cấp phép bảo hộ còn dài nên chưa hỗ trợ nhiều cho doanh nghiệp. Việc kiểm tra thông tin để đánh giá còn lâu. Trong khi đó, chưa có cơ sở dữ liệu chung về tên thương mại trong phạm vi cả nước, do đó việc kiểm tra chỉ giới hạn trong phạm vi địa bàn quản lý sau đó cấp phép nên thường xảy ra tranh chấp về tên thương mại với nhãn hiệu hàng hóa.

- Theo Luật Sở hữu trí tuệ, hành vi cạnh tranh không lành mạnh không được định nghĩa như một đối tượng độc lập mà nó chỉ được nhận thức thông qua một loạt các hành vi cạnh tranh đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp. Luật Sở hữu trí tuệ quy


định tổng quát, không đi sâu vào từng hành vi cụ thể mà chỉ đưa ra phạm vi của hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Đối với bí mật kinh doanh, một đối tượng quan trọng và độc lập của sở hữu công nghiệp, Luật Sở hữu trí tuệ lại không có quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với bí mật kinh doanh, mà chỉ đề cập tới hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với các đối tượng khác (nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý...). Ngoài ra, Luật Sở hữu trí tuệ không bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh như là một đối tượng độc lập, mà chỉ quy định về nó thông qua một số hành vi cụ thể, đồng thời Luật cũng không giải thích thuật ngữ về quyền chống cạnh tranh không lành mạnh như các đối tượng sở hữu công nghiệp khác. Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ không đề cập tới bí mật kinh doanh như một đối tượng sở hữu công nghiệp cần được bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Ngược lại, Luật Cạnh tranh quy định cụ thể về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, chủ yếu trong kinh doanh. Mặt khác, Luật Cạnh tranh coi quyền chống cạnh tranh không lành mạnh là một đối tượng độc lập, cũng có điều khoản cụ thể liên quan tới hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với bí mật kinh doanh (Điều 41) và các thông tin có liên quan tới bí mật kinh doanh (Điều 42, 43, và 44).

Trên thực tế, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh xảy ra tương đối phổ biến đối với bí mật kinh doanh, bởi bí mật kinh doanh mặc dù có cơ chế bảo hộ riêng nhưng nguy cơ dễ bị lộ rất cao. Bí mật kinh doanh lại là yếu tố hết sức quan trọng, quyết định tới sự sống còn của doanh nghiệp. Do đó, bí mật kinh doanh là một đối tượng cần phải có sự điều chỉnh của luật. Ví dụ một trường hợp cụ thể: nếu một người tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó, nhưng sau khi đã sở hữu trong tay bí mật kinh doanh thì không có hành vi sử dụng hay để lộ thông tin. Theo luật, đương nhiên đây là một hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh. Tuy nhiên, ngược lại, nếu người đó sử dụng bí mật kinh doanh (không được phép của chủ sở hữu


bí mật kinh doanh) với mục đích tạo ra sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ cạnh tranh với chủ sở hữu bí mật kinh doanh thì một mặt người đó đã có hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh, mặt khác hành vi đó cũng là cạnh tranh không lành mạnh. Như vậy, chưa thể phân biệt rạch ròi giữa hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với bí mật kinh doanh. Một hệ quả từ xung đột pháp lý trên sẽ xảy ra: nếu một hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh xảy ra thì nó sẽ được xử lý theo Luật Sở hữu trí tuệ hay Luật Cạnh tranh? Sự chưa đồng bộ trong các quy định của luật pháp sẽ khiến các cơ quan quản lý cũng như thực thi về quyền sở hữu trí tuệ gặp khó khăn trong việc xác định và xử lý các vụ việc liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh, đặc biệt cạnh tranh không lành mạnh với bí mật kinh doanh trong thương mại nói chung và trong hoạt động nhượng quyền thương mại nói riêng. Chúng ta nhận thức được sự giao thoa trong những quy định về quyền chống cạnh tranh không lành mạnh giữa Luật Cạnh tranh và Luật Sở hữu trí tuệ. Phạm vi điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ hẹp hơn so với Luật Cạnh tranh. Vì vậy, nhất thiết Luật Sở hữu trí tuệ nên quy định một cách đầy đủ và chi tiết về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp, nếu không sẽ tạo khe hở “lách luật”.‌

2.3. ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

2.3.1. Điều kiện pháp luật


Hoạt động nhượng quyền thương mại tuy đã ra đời và phát triển mạnh tại các nước phát triển trong hơn 150 năm qua nhưng phương thức kinh doanh này thâm nhập vào Việt Nam mới chỉ hơn mười năm. Ban đầu hầu như không có văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này, thậm chí nhận thức về hoạt động này vẫn chưa đầy đủ và thống nhất với luật pháp quốc tế. Chỉ đến khi Luật Thương mại 2005 và một số nghị định hướng dẫn thi hành luật này ra đời, chúng ta mới có cách nhìn nhận cụ thể và khá


thống nhất với luật pháp quốc tế về vấn đề này. Tuy nhiên sự chồng chéo và mâu thuẫn trong một số văn bản luật có quy định đến phương thức này không phải là không có. Để có cái nhìn tổng quát về môi trường pháp lý liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại của Việt Nam, người viết xin lấy thời điểm luật Thươngmại 2005 chính thức có hiệu lực (1/1/2006) làm mốc để tìm hiểu và nghiên cứu các văn bản luật liên quan đến hoạt động này.


2.3.1.1. Trước khi Luật Thương mại 2005 có hiệu lực (1/1/2006)


Trong giai đoạn này, franchise chưa được luật hóa. Tuy nhiên nó vẫn được nhắc đến và chịu sự điều chỉnh của một số văn bản pháp quy.

Năm 1999, theo mục 4.4.1 của Thông tư 1254/1999/TT-BKHCNMT, do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành ngày 12/7/1999 (hướng dẫn Nghị định 45/1998/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ) quy định rằng: “... hợp đồng với nội dung cấp li - xăng sử dụng nhãn hiệu hàng hóa kèm theo các bí quyết sản xuất, kinh doanh được chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam có giá trị thanh toán cho một hợp đồng trên 30.000 USD (hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh - tiếng Anh gọi là frachise)”

Năm 2005 Chính phủ ban hành Nghị định số 11/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành quy định về chuyển giao công nghệ, tại khoản 6 điều 4 nghị định này có định nghĩa khái niệm “ cấp phép đặc quyền kinh doanh” như sau: “... cấp phép đặc quyền kinh doanh, theo đó Bên nhận sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa và bí quyết của Bên chuyển giao để tiến hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, thời hạn hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh do hai bên thỏa thuận theo quy định pháp luật”.


Theo mục 5 Phần I Thông tư 30/2005/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, thì “cấp phép đặc quyền kinh doanh còn gọi là nhượng quyền thương mại trong Luật thương mại (franchise)”

Như vậy mọi hoạt động nhượng quyền thương mại trong giai đoạn này được hiểu là hoạt động chuyển giao công nghệ và hoàn toàn phải thực hiện theo các quy định về chuyển giao công nghệ. Hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh phải được đăng ký như các hợp đồng chuyển giao công nghệ khác.


2.3.1.2. Luật Thương mại 2005 có hiệu lực (ngày 1/1/2006)


Có thể coi Luật Thương mại 2005 ra đời là dấu mốc quan trọng đối với sự phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại. Kể từ giai đoạn này, trong các văn bản luật đã chính thức nhìn nhận nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại chứ không phải là hoạt động chuyển giao công nghệ.

Luật Thương mại 2005


Điều 284 Luật Thương mại 2005 định nghiã rằng:


“Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau:

1. Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh”


Như vậy, hoạt động nhượng quyền thương mại chịu sự điều chỉnh chính thức của Luật Thương mại.

Các văn bản pháp quy hướng dẫn áp dụng Luật Thương mại đối với hoạt động nhượng quyền thương mại:

- Nghị định 35/2006/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 31/3/2006 để quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại. Các vấn đề liên quan đến điều kiện hoạt động nhượng quyền, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động nhượng quyền, quản lý nhà nước đối với hoạt động nhượng quyền được thể hiện tương đối đầy đủ trong Nghị định này. Nghị định 35 áp dụng cho các hoạt động franchise giữa thương nhân Việt Nam cũng như các hoạt động franchise có liên quan đến bên nước ngoài, có thể là bên bán hoặc mua franchise. Nghị định 35 chỉ rõ nó thay thế các văn bản luật điều chỉnh hoạt động franchise trước đây. Theo đó, Nghị định 11/2005/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 2/2/2005 cũng không còn được áp dụng cho các hoạt động franchise nữa. Nghị định 35 yêu cầu có tài liệu thông tin đính kèm, tương tự như UFOC (Uniform Franchise Offering Circular - tài liệu công bố về nhượng quyền thương mại cho khách hàng). Tài liệu này phải bao gồm những nội dung bắt buộc như Bộ Thưong mại yêu cầu theo Thông tư 09/2006/TT-BTM ngày 25/5/2006, cũng như phải được nộp cho Bộ Thương mại hoặc Phòng Thương mại địa phương để đăng kí các hoạt động franchise. Bên bán franchise, hoặc ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam, chỉ cần đăng ký hoạt động franchise một lần trước khi bắt đầu đăng ký kinh doanh. Việc đăng ký này có thể là với Bộ Thương mại nếu một trong hai bên mua hoặc bán ở nước ngoài. Còn nếu cả hai bên đều ở Việt Nam thì chỉ cần đăng kí với Phòng Thương mại địa phương (tỉnh/thành phố).

- Thông tư 09/2006/TT-BTM do Bộ Thương mại ban hành ngày 25/5/2006 để

hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Thông tư này quy định cụ


thể thủ tục tiến hành đăng ký hoạt động nhượng quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký, thương nhân thực hiện đăng ký nhượng quyền.

- Quyết định số 106/2008/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 17/11/2008 quy định mức lệ phí mà thương nhận dự kiến nhượng quyền phải nộp khi đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Quyết định này quy định cụ thể định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với thương nhân nước ngoài nhượng quyền thương mại vào Việt Nam, thương nhân Việt Nam khi nhượng quyền thương mại ra nước ngoài và thương nhân nhượng quyền thương mại trong nước.

Nhìn chung, hoạt động nhượng quyền thương mại vẫn được xem là một dạng của hoạt động chuyển giao công nghệ, nhưng chịu sự điều chỉnh chính thức của Luật Thương mại, văn bản pháp quy chuyên ngành.

Trong trường hợp việc nhượng quyền có liên quan đến việc chuyển giao đối tượng sở hữu trí tuệ thì phần chuyển giao đó phải lập thành một phần riêng trong hợp đồng nhượng quyền và phải áp dụng các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ có liên quan.

Để thực hiện nhượng quyền, thương nhân phải tiến hành đăng ký hoạt động nhượng quyền với Bộ Công thương.

2.3.2. Điều kiện kinh tế


Tuy mới chỉ du nhập vào Việt Nam hơn mười năm nay song mô hình nhượng quyền thương mại đã phát triển khá nhanh và đạt được những kết quả đáng mừng. Sở dĩ có được điều đó một phần do Việt Nam có những điều kiện kinh tế rất phù hợp cho việc phát triển phương thức kinh doanh này.

2.3.2.1. Mức tăng trưởng kinh tế ổn định, quy mô thị trường lớn

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí