Hình 1.12.Giá trị hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai trong quan hệ với sự biến đổi của giá tài sản gốc và hiệu ứng đòn bẩy :
y – Giá trị hợp đồng
Hợp đồng mua
Hợp đồng bán
x- chênh lệch giá kỳ hạn và giá giao ngay
Ngoài yếu tố thời gian và chênh lệch giá, hệ số đòn bẩy thì trong thực tế có một số yếu tố cơ bản khác cũng ảnh hưởng đến giá trị hợp đồng, đó là lãi suất cơ bản trong thời gian hợp đồng có hiệu lực; chi phí lưu ký (nếu tài sản gốc cần lưu ký như vàng chẳng hạn); lãi cổ tức hiện hành ( div/price = Rd) như đối với hợp đồng mua bán cổ phiếu, hay hợp đồng chỉ số giá cổ phiếu
Mức độ rủi ro của tài sản gốc( ) cũng là yếu tố quan trọng quyết định giá trị nội tại của hợp đồng. Để thực hiện hợp đồng với tài sản gốc có mức giao
động giá cao, hay rủi ro cao người đầu tư sẽ chịu mức rủi ro cao hơn và theo quy luật đầu tư thì rủi ro càng cao thì thu nhập càng lớn và cái giá mà người đầu tư cần trả cũng cần cao hơn và vì vậy giá trị nội tại của hợp đồng cũng cao hơn.
Lãi suất phi rủi ro, hay lãi suất chuẩn (Rf) : Chúng ta đang nghiên cứu về giá trị của một khoản đầu tư. Giá trị đó chịu ảnh hưởng của mức giá sàn chung của thị trường là lãi suất phi rủi ro. Lãi suất phi rủi ro càng cao thì yêu cầu thu nhập của các khoản đầu tư càng lớn và ngược lại. Như vậy lãi suất cơ bản sẽ ảnh hưởng đến giá trị hợp đồng, nhưng chiều tác động sẽ khác nhau giữa người mua và người bán.
1.3.1. 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị nội tại của quyền chọn mua bán cổ phiếu.
Đối với quyền chọn mua bán cổ phiếu thì chúng có một số đặc điểm riêng. Thực chất quyền chon mua, bán cổ phiếu cũng là một hợp đồng tương lai, nhưng khác với hợp đồng tương lai ở chỗ việc “ giao hàng” có thể được thực hiện hoặc không tuỳ người “mua hợp đồng” này. Mặt khác người “mua hợp
đồng” quyền chọn phải trả một khoản phí cho người bán và trong trường hợp của hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai thì hai bên ký kết rất bình đẳng, cả hai
bên đều không phải trả phí. Như vậy, các yếu tố chính tác động đến giá trị nội tại của quyền chọn mua, bán cổ phiếu vẫn là :
- Giá ấn định trong quyền chọn của cổ phiếu (E)
- Giá giao ngay của cổ phiếu tại thời điểm tính toán (S).
- Thời gian đáo hạn của quyền chọn (T)
- Mức độ rủi ro của cổ phiếu cơ sở – gốc ()
- Lãi suất phi rủi ro và lãi suất thị trường ( Rf và RM)
Ngoài ra đối với quyền chọn của cổ phiếu thì có một yếu tố nữa có tác
động đến giá trị của quyền chọn là việc phát cổ tức, phát thưởng tiền, phát thưởng bằng cổ phiếu và phát hành thêm cổ phiếu. Đây là những yếu tố tác
động đến (làm giảm) giá trị của cổ phiếu gốc và vì vậy có ảnh hưởng đến giá trị của quyền chọn mua, bán cổ phiếu.
Hay nếu biểu diễn theo hàm số thì :
VC ~VP = f ( E, S, N, T, Rf ,RM, , div, , K) (1.4)
Trong đó :
VC ~VP là giá trị của quyền chon mua và bán cổ phiếu E là giá ấn định trong quyền chọn của cổ phiếu
S là giá giao ngay của cổ phiếu gốc tại thời điểm tính toán
N là khối lượng hàng hóa, chứng khoán quy định trong hợp đồng. T là thời gian đáo hạn của quyền chọn
là mức độ rủi ro của cổ phiếu cơ sở – gốc Rf là lãi suất phi rủi ro của thị trường
RM là lãi suất thị trường vốn div là cổ tức của cổ phiếu cơ sở
là các yếu tố tác động đến giá trị của cổ phiếu gốc, bao gồm phát thưởng tiền, phát thưởng bằng cổ phiếu và phát hành thêm cổ phiếu.
K là các yếu tố khác tác động đến giá quyền chọn.
Sau đây chúng ta hãy phân tích kỹ hơn đối với từng nhân tố :
a) Giá quyền chọn và giá giao ngay (S).
Do đặc trưng của quyền chọn là cấp cho bên mua quyền một quyền chọn mà việc thực hiện nó phụ thuộc và liên quan chặt chẽ vào giá giao ngay của tài sản gốc (giá giao ngay- S). Sau đây chúng ta hãy xem xét quy luật hình thành giá tài sản gốc (giá tức thì) của cổ phiếu và trong quan hệ để hình thành giá chứng khoán phái sinh.
Giá giao ngay S của cổ phiếu, công cụ cơ sở được hình thành như thế nào trong tương lai là một ẩn số không có lời giải đáp truớc chính xác. Thống kê quốc tế đã chỉ rõ, giá cổ phiếu trong tương lai không thể dự báo trước một cách chính xác và người dự báo chính xác nhất trên thế giới cũng chỉ đạt 80%. Nếu áp dụng tốt các kỹ thuật đầu tư thì nếu chúng ta dự báo đúng khoảng 50% thì chúng ta đã có thể thành công trong đầu tư chứng khoán rồi. Để dự báo giá
cổ phiếu trong tương lai, người ta đã mô hình hoá giá cổ phiếu trong tương lai sẽ hình thành theo một phương trình có hai loạt yếu tố tác động :
PTT = f ( c1, c2, c3...; a1, a2....) (1.5)
Trong đó, các yếu tố c1, c2, c3,….cn là các yếu tố định lượng được, có thể đong đo đếm được như lãi ròng của doanh nghiệp, hiệu quả vốn đầu tư, số hợp đồng ký được, quy mô khách hàng…vv. Các yếu tố a1, a2,a3,…an là các yếu tố định tính như uy tín của doanh nghiệp, sự quan tâm của nhà đầu tư, tình hình chính trị-kinh tế, xã hội…vv. Đây là các yếu tố không thể định lượng
được và rất khó xác định. Bởi vậy, giá cổ phiếu trong tương lai cũng rất khó xác
định và đây là yếu tố tạo tính hấp dẫn cho thị trường cổ phiếu.
Để dự báo giá cổ phiếu trong tương lai có ba thuyết cơ bản :
- Thuyết “ Firm foundation.” của Warrant Buffet : Warrant Buffet là một tỷ phú và giàu lên nhờ kinh doanh chứng khoán là chính. Theo ông thì giá của cổ phiếu hình thành trong tương lai phụ thuộc vào “diện mạo” của doanh nghiệp niêm yết trong tương lai.Vì vậy, để dự báo giá của một cổ phiếu nào
đó trong tương lai thì ta phải dự báo triển vọng của doanh nghiệp đó trong tương lai. Nếu công ty niêm yết có triển vọng tốt, làm ăn tiến tới thì giá của cổ phiếu này sẽ tăng và ngược lại giá sẽ giảm. Ông đã đưa ra những nguyên lý cơ bản của môn phân tích cơ bản để đánh giá triển vọng của cổ phiếu. Theo ông, khi muốn đầu tư vào một cổ phiếu trước tiên ta nên có đủ số cổ phiếu tối thiểu để dự đại hội của Hội đồng cổ đông và tại hội nghị đó cố gắng đánh giá ban lãnh đạo, đặc biệt khả năng linh hoạt của vị giám đốc
điều hành. Theo ông nguồn nhân lực, đặc biệt là ban giám đốc điều hành là yếu tố quyết định đối với triển vọng của công ty và từ đó cũng là yếu tố quyết định sự hình thành giá cả của cổ phiếu đó trong tương lai.
- Thuyết “ Castle- in - the air “ của Keyns (1936). Theo thuyết này thì giá cổ phiếu trong tương lai không phụ thuộc gì vào triển vọng của công ty mà do tương quan cung cầu của cổ phiếu đó trên thị trường quyết định. Những người theo thuyết này đưa ra nhiều ví dụ về giá cổ phiếu vẫn giảm khi doanh nghiệp cổ phần làm ăn rất tốt, cũng có nhiều trường hợp, mặc dầu tình hình làm ăn, triển vọng của doanh nghiệp niêm yết không có gì sáng sủa, nhưng giá cổ phiếu này vẫn tăng cao. Theo Keyns thì giá cổ phiếu trong tương lai có thể dự báo được nhờ tổng kết kinh nghiệm của quá khứ bằng phương pháp “ luận cổ suy kim” . ông đã theo dõi đồ thị hình thành giá của nhiều cổ phiếu trong hàng chục năm và rút ra các quy luật của chúng. Đây là những vấn đề cơ bản của môn phân tích kỹ thuật giá cổ phiếu. Thực ra những bài viết về ứng dụng của phân tích kỹ thuật đã có từ đầu những năm sau 1900 do ông Dow và Jone thực hiện để phân tích thị trường và đã được đăng lên tờ The Wall Streets” mà sau này người ta đã phát triển thành Lý thuyết Dow. Keys chỉ là người tổng kết, nâng nó lên về mật lý luận và đưa nó vào một trường phái mới mang tên ông.
Môn phân tích kỹ thuật có một số lợi thế so với môn phân tích cơ bản như
đầu vào có tư liệu hoàn toàn chính xác và luôn sẵn có, kỹ thuật phân tích
đơn giản hơn…vv. Vì vậy, môn phân tích kỹ thuật được ứng dụng rất rộng rãi trong quá trình đầu tư.
- Lý thuyết thị trường hiệu quả. Lý thuyết này do ông Maurince Kendall đề ra từ năm 1953. Theo thuyết này thì trong thị trường đã phát triển và hiệu quả thì giá cổ phiếu trong tương lai không phụ thuộc vào bất cứ nhân tố nào, các xu hướng được tổng kết trong phân tích kỹ thuật vẫn có thể không đúng, doanh nghiệp tốt giá cổ phiếu vẫn có thể xuống…vv và họ cho rằng giá cổ phiếu trong tương lai hình thành một cách ngẫu nhiên. Người đầu tư nào may thì thắng, ngược lại thì thua. Những người theo thuyết này cho rằng việc tiến hành phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật đều tốn kém và vô ích. Người ta không thể đoán trước chắc chắn một biến ngẫu nhiên. Vì vậy, trong đầu tư chỉ cầu dịp may (cầu chùa để có may mắn). Người đầu tư không cần học hành, không cần thông tin, không cần phân tích vẫn có thể đầu tư và chỉ cần chờ dịp may.
Qua tổng kết thực tiễn đầu tư và sự biến động giá cổ phiếu trên thế giới người ta đã khẳng định rằng : Không có thuyết nào trong 3 thuyết trên đúng hoàn toàn, nhưng thuyết nào cũng có lúc đúng, lúc sai và tất nhiên yếu tố ngẫu nhiên cũng là yếu tố khá quan trọng trong quá trình hình thành giá cổ phiếu và
đây là nhân tố tạo tính hấp dẫn cho thị trường chứng khoán. Tổng kết trên cũng chỉ ra rằng, nếu một người không có tri thức mà vẫn “ chơi” chứng khoán thì có thể vẫn có may nắn nhất thời, nhưng nếu cứ tiếp tục tham gia thị trường lâu dài thì trước hay sau thị trường sẽ lấy mất tiền của anh ta.
Như vậy, sẽ không có phương pháp nào để định giá chính xác chứng khoán phái sinh trong tương lai, bởi vì không có phương pháp cho việc định giá chứng khoán gốc S- trong tương lai một cách chính xác. Trong quá trình định giá chứng khoán phái sinh chúng ta thường giả định là đã xác định trước gía chứng khoán gốc.
Qua giới thiệu ở các phần trước chúng ta đã ghi nhận rằng quyền chọn mua thì biến động cùng chiều với giá giao ngay và quyền chọn bán thì giao động ngược chiều với giá giao ngay, hay có thể viết dưới dạng công thức sau:
Pc
- Đối với quyền chọn mua : ---------- > 0 – Tỷ lệ thuận
S
Pc
- Đối với quyền chọn bán: ---------- < 0 – Tỷ lệ nghịch
S
- Giá quyền chọn và giá thực hiện (E):
Giá thực hiện, hay giá ấn định là giá quy định phải giao hàng trong hợp đồng quyền chọn nếu bên mua quyền quyết định dùng quyền. Nếu mức điều kiện đặt
ra không hợp lý làm trạng thái được giá (người mua quyền có lãi) khó xẩy ra thì quyền chọn đó rất khó thu hút người đầu tư mua quyền. Hệ quả là giá quyền chọn giảm. Nhưng ngược lại các điều kiện mà quá dễ thì sẽ có nhiều ngưòi mua quyền và ngưòi bán quyền phải xác định lại giá để tự bảo vệ lấy mình. Người ta có thể đưa ra các mức giá khác nhau với các điều kiện hay hai mức giá thực hiện khác nhau. Chúng ta hãy xem xét ví dụ sau :
Ví dụ 20. Tôi mua quyền chọn mua cổ phiếu Haphaco, với khối lượng là 100 CP. Thời gian đáo hạn là ngày 30 tháng 1/2005. Hai mức giá thực hiện đặt ra là 35000đ và 40000đ/CP. Mức phí cho mức giá 35000đ/CP là 1%, nhưng mức phí cho 40000đ/cp là 2%. Giả sử vào ngày t trong trong thời gian có hiệu lực của quyền giá giao ngay của cổ phiếu Hạphaco là Pc . Chúng ta hãy xem xét hiệu quả của quyền chọn mua trên bảng sau đây:
Biểu 1.6: Hiệu quả của quyền chọn mua
Pc35000 | 35000<Pc40000 | Pc>40000 | PhÝ | |
A(35000, 2%) | 0 | Pc-35000 | Pc- 3500 | 2% |
B (40000, 1%) | 0 | 0 | Pc-40000 | 1% |
AB | A=B=0 | A>B | A>B | A>B |
Có thể bạn quan tâm!
- Những vẫn đề cơ bản về chứng khoán phái sinh - 3
- Hợp Đồng Kỳ Hạn, Tương Lai, Quyền Chọn Mua, Bán Chỉ Số Giá Cổ Phiếu
- Thu Nhập Của Các Chứng Khoán Phái Sinh Có Tài Sản Gốc Là Trái Phiếu
- Các Yếu Tố Tác Động Đến Việc Hình Thành Giá Thực Hiện (Ấn Định) Trong Hợp Đồng Kỳ Hạn, Hợp Đồng Tương Lai; Quyền Chọn Mua Và Quyền Chọn Bán.
- = Lợi Suất Thị Trường Chia Cho 200 (Ví Dụ. 6% Là 0,03)
- Định Giá Hợp Đồng Tương Lai Chỉ Số Chứng Khoán
Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.
Từ bảng trên ta thấy nếu giá giao ngay Pc chưa lớn hơn giá thực hiện (35000đ) thì cả hai chiến lược, tại hai mức giá đều không thể thực hiện và vì vậy người mua mất phí, giá trị quyền mua bằng nhau và bằng 0. Nếu giá giao ngay Pc chưa lớn hơn giá thực hiện mức 1 (35000đ) và nhỏ hơn mức giá thực hiện hai (40000đ) thì chiến lược B có lãi gộp là Pc-35000, còn chiến lược B vẫn lỗ (A>B). Trong trường hợp Pc > 40000 thì hai chiến lược đều có lãi, nhưng mức lãi gộp của chiến lược A vẫn lớn hơn B. Tuy nhiên tình hình đối với mức lãi thuần có thể khác đi.
Giá quyền chọn và lãi suất không rủi ro (Rf), lãi suất thị trường (RM)
Thông thường người ta coi lãi suất trái phiếu kho bạc nhà nước là lãi suất phi
rủi ro. Nhưng thực tế lãi suất trái phiếu kho bạc cũng chứa đựng nhiều rủi ro,
đặc biệt là rủi ro hệ thống như lạm phát, môi trường đầu tư, khủng hoảng…vv Quan hệ giữa lãi suất phi rủi ro và giá trị quyền chọn được thể hiện trên phương diện ngân quỹ. Nếu lãi suất phi rủi ro càng lớn thì tiền thu được khi thực hiện quyền chọn mua (để có lời) sẽ có giá trị hơn. Vì tiền này nằm trong thị trường vốn, lãi suất càng cao thì “ giá” của thị trường vốn (RM) càng cao và ngược lại. Còn đối với quyền chọn bán thì sao ? Nếu quyền chọn bán được thực hiện thì ngân quỹ sẽ tăng và tạo ra “chi phí cơ hội” đối với nguồn lực tài chính bị “đóng băng”. Lãi suất phi rủi ro càng cao thì chi phí cơ hội càng lớn và giá trị quyền chọn bán giảm. Điều này cũng rất đúng với quy luật của đầu tư, vì rủi ro càng cao thì lợi nhuận phải càng lớn và quan hệ ở đây là mối quan hệ tỷ lệ thuận.
Pc
- Đối với quyền chọn mua : ---------- 0 . Tỷ lệ thuận
RM
Pp
- Đối với quyền chọn bán: ---------- 0. Tỷ lệ thuận
RM
b) Giá trị quyền chọn và kỳ hạn của quyền chọn (T)
Theo quy luật chung thì rủi ro càng cao thì thu nhập càng lớn ( hight risk, hight return ). Như chúng ta biết thời gian đầu tư càng dài thì rủi ro càng cao. Như vậy giá trị của quyền biến động cùng chiều với thời gian, có nghĩa là thời gian đào hạn càng dài thì giá trị của quyền lại càng lớn.
Pc
- Đối với quyền chọn mua : ---------- 0 . Tỷ lệ thuận
T
Pp
- Đối với quyền chọn bán: ---------- 0. Tỷ lệ thuận
T
c) Giá trị quyền chọn cổ phiếu và việc trả cổ tức, trả thưởng bằng cổ phiếu
Trong thực tế việc chia cổ tức sẽ làm cho giá tham chiếu của cổ phiếu giảm vào ngày giao dịch không hưởng cổ tức và tất nhiên làm giảm vốn của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến khả năng đầu tư trong tương lai. Như vậy, việc chia cổ tức có tác động làm giảm giá trị của quyền chọn mua và làm tăng gía trị của quyền chọn bán. Tại ngày giao dịch không có cổ tức giá tham chiếu của cổ phiếu giảm một lượng đúng bằng cổ tức và việc giảm giá này không được tính là giảm giá khi tính chỉ số giá cổ phiếu vì đây là phần giảm giá trị cổ phiếu. Nếu quyền chọn được thực hiện trong những ngày giao dịch không có cổ tức này thì giá quyền chọn mua sẽ bị giảm và quyền chọn bán sẽ tăng với trị giá là cổ tức. Tuy vậy, nhân tố trả cổ tức này có thể loại bỏ khỏi phạm vi ảnh hưởng nếu ta xác định và quy định thời điểm thực hiện quyền (kiểu Châu âu) trước thời gian trả cổ tức hoặc đối với quyền chọn Mỹ thì ta chọn thực hiện quyền trước khi chia cổ tức. Hoặc ngay khi mua, bán quyền người ta đã tránh trước thời gian này. Đặc trưng cơ bản của các quyền chọn mà cổ phiếu là tài sản gốc là không điều chỉnh giá khi doanh nghiệp trả cổ tức.
VÝ dô 21: Giả sử cổ phiếu công ty Haphaco có giá đóng của hôm qua là 37000đ và ngày hôm nay là ngày giao dịch không có cổ tức và mức cổ tức trả cho mỗi cố phiếu là 1500đ, thì giá tham chiếu của cổ phiếu trên vào ngày giao dịch hôm nay là
37000®-1500® = 35500®.
Tức là nếu cổ phiếu này giao dịch tại giá 35500đ/1 Cp thì không được coi là giảm giá. Khi tính toán Vn-Index cũng vậy, khoản giảm giá 1500đ trên sẽ được loại bỏ khỏi quá trình tính toán và coi là việc giảm giá trị của CP chứ không phải là gảm giá CP.
Như vậy nếu trả cổ tức bằng cổ phiếu thì giá quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu sẽ bị ảnh hưởng bởi việc trả cổ tức này.
Tương tự ta cũng có ảnh hưởng của việc phát thưởng bằng cổ phiếu.
d) Giá trị quyền chọn và các yếu tố khác làm giảm giá trị của cổ phiếugốc()
Như đã giới thiệu ở phần trên, có một số yếu tố làm giảm giá trị cổ phiếu gốc và điển hình là phát thưởng bằng tiền, phát thưởng bằng cổ phiếu, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn.
Đối với trường hợp phát hành chứng quyền ( Right ) trong đợt phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn :
Như phần trước đã giới thiệu chứng quyền là quyền mua cổ phiếu trong đợt phát hành thêm cổ phiếu của cổ đông hiện hữu với thời hạn hiệu lực thường rất ngắn ( tối đa là 3 tháng) . Giá được ghi trong quyền để mua cổ phiếu thấp hơn giá hiện tại của cổ phiếu. Giá tham chiếu của cổ phiếu gốc sẽ giảm đi trong trường hợp phát hành quyền. Phương pháp c tính như sau :
Giá tham chiếu cổ phiếu sau khi phát hành chứng quyền (right) tính theo công thức :
PR t-1+ (I x PR )
PRt= -------------------- (1.6) 1+ I
Trong đó : PRtlà giá tham chiếu cổ phiếu sau khi phát hành chứng quyền;
PRt-1là giá chứng khoán trước khi phát hành chứng quyền. I là tỷ lệ vốn tăng.
PR là giá cổ phiếu sẽ bán cho người nắm giữ chứng quyền
Ví dụ 22. Giả sử công ty Haphaco phát hành thêm cổ phiếu mới để tăng vốn thực hiện một giây chuyền công nghệ giấy Craft mới. Tổng vốn huy động mới dự kiến là 20 tỷ đồng (tổng vốn pháp định của Haphaco hiện là 10 tỷ đ. Haphaco phát hành chứng quyền trước. Giá tham chiếu của cổ phiếu này trước thời điểm phát hành là 50000đ/CP (PRt-1). Tỷ lệ vốn tăng là gấp 2 lần vốn hiện có ( I=1). Giá cổ phiếu sẽ bán cho cổ đông ghi trong quyền là 32 000đ/1CP
(PR). Khi đó giá tham chiếu của cổ phiếu này vào ngày giao dịch không hưởng quyền (PRt) theo công thức (1.9) là :
PR t-1+ (I x PR ) 50000 + 2 x 32000
PRt= -------------------- = ----------------------- = 41 000 đ 1+ I 1+1
Như vậy, khoản giảm giá 50000 đ - 41000đ = 9000 đ giữa giá trước và sau khi phát hành quyền mua cổ phiếu không tính là giảm giá, mà phải tính là giảm giá trị cổ phiếu. Cũng lý luận như phần trên, đây là việc giảm giá cổ phiếu gốc, là khoản tăng giá của hợp đồng quyền chọn mua cổ phiếu của người ở vị thế mua và tình trạng ngược lại của người bán quyền chọn mua. Còn đối với người ở vị thế quyền chọn bán thì là một phần lỗ của người mua quyền và phần lãi của người bán quyền chọn bán.
e) Giá trị quyền chọn và rủi ro của cổ phiếu gốc ()
Như chúng ta biết rủi ro của cổ phiếu có thể được phân làm hai loại : Rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống. Chúng cũng nhau hợp thành mức rủi ro chung () cho cổ phiếu gốc. Quan hệ giữa giá cổ phiếu và độ rủi ro không thực minh bạch, vì giá cổ phiếu hình thành phụ thuộc nhiều vào quan hệ tỷ lệ giữa nhà đầu tư chịu rủi ro và không chịu rủi ro. Trong một thị truờng người dân “ chịu chơi” hay sẵn sàng chịu rủi ro thì những cổ phiếu có độ rủi ro cao ( nhưng nhớ rằng rủi ro cao đi liền với cơ hội lợi nhuận cao- hight risk – hight return ) có giá tăng cao tương đối so với các cổ phiếu có độ rủi ro thấp. Trong một thị trường ngược lại “kém chịu chơi” thì giá cổ phiếu có rủi ro cao lại có giá thấp tương đối so với các cổ phiếu ít rủi ro hơn. Tuy nhiên, để được mức lợi tức bình quân của thị trường trong quan hệ với rủi ro thì giá cổ phiếu rủi ro cao hơn phải hạ giá hơn để đảm bảo thu nhập cho người “ chịu chơi” và vì vậy nó cũng sẽ có quan hệ với quyền chọn như đã phân tích trên. Tức là giá cổ phiếu có rủi ro cao sẽ hạ hơn và việc hạ giá cổ phiếu gốc này là khoản tăng giá của hợp đồng quyền chọn mua cổ phiếu của người ở vị thế mua và tình trạng ngược lại của người bán quyền chọn mua. Còn đối với người ở vị thế quyền chọn bán thì là một phần lỗ của người mua quyền và phần lãi của người bán quyền chọn bán.
f) Giá trị quyền chọn vàcác yếu tố khác tác động đến giá quyền chọn (K)
Các yếu tố khác bao gồm các yếu tố chưa kể trên đây như : Quan hệ cung cầu
đến từng loại hàng hoá vào từng thời điểm, tâm lý nhà đầu tư, xu thế của thị truờng, các yếu tố của tăng trưởng, suy thoái của thị trường, các yếu tố hỗ trợ thị trường của nhà quản lý …vv
Chúng ta hãy tổng kết xu hướng mối quan hệ giữa các nhân tố đã phân tích trên đối với giá trị quyền chọn trong bảng sau :
BiÓu 1. 7: Xu hướng mối quan hệ giữa các nhân tố đối với giá trị quyền chọn
Pc đơn giá quyền mua | Pp đơn giá quyền bán | |
Giá giao ngay (S) | Cùng chiều | Ngược chiều |
Giá ấn định ( E) | Ngược chiều | Cùng chiều |
Lãi suất phi rủi ro ( Rf) | Cùng chiều | Ngược chiều |
Rủi ro biến động giá-( ) | Cùng chiều | Cùng chiều |
Thời gian đáo hạn – (T) | Cùng chiều | Cùng chiều |
Chia cổ tức – (Div) | Ngược chiều | Cùng chiều |
Phát thưởng bằng tiền – (THT) | Ngược chiều | Cùng chiều |
Phát thưởng bằng (T CP) | Ngược chiều | Cùng chiều |
Các yếu tố khác (K) | Cùng/ngược chiều | Cùng/ngược chiều |