Lý Thuyết Và Thực Nghiệm Tác Động Biến Động Tỷ Suất Sinh Lợi Thị Trường Chứng Khoán Lên Hiệu Quả Và Rủi Ro


2.2. Lý thuyết và thực nghiệm tác động biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán lên hiệu quả và rủi ro

2.2.1. Lý thuyết và thực nghiệm tác động biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán lên hiệu quả

2.2.1.1. Lý thuyết tác động biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán lên hiệu quả

Ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả có thể được giải thích thông qua lý thuyết triển vọng (prospect theory). Nhà đầu tư có thái độ không thích rủi ro khi họ nhận thấy độ khả dụng nhiều hơn (giá trị chắc chắn hơn) từ giá trị thực tế của một khoản đầu tư mạo hiểm hơn là rủi ro của chính bản thân khoản mạo hiểm đó (Markowitz, 1959). Lý thuyết này sau đó được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực kinh tế (Jurado và cộng sự, 2015), chính trị (Brogaard và Detzel, 2015) và tâm lý (Hoffmann và Post, 2016). Theo đó, nhà đầu tư lý trí thường sẽ có thái độ e ngại rủi ro, nghĩa là đứng trước một khoản lợi nhà đầu tư này thường có khuynh hướng hành động né tránh rủi ro. Như vậy, trong thời kỳ bất ổn do sự gia tăng trong SMV, nhà đầu tư nhận thấy rủi ro gia tăng sẽ mang tâm lý e ngại để đầu tư vốn vào thị trường chứng khoán. Theo lý thuyết triển vọng, trong bối cảnh rủi ro đang tăng cao, nhà đầu tư sẽ không chú ý và quan tâm nhiều đến kết quả có khả năng xảy ra thấp và cân nhắc nhiều hơn đến các kết quả có khả năng xảy ra cao hơn (Kai Ineman và Tversky, 1979). Do đó, trong trường hợp tỷ suất sinh lợi từ các khoản vốn cố định hay lãi suất huy động từ ngân hàng mà nhà đầu tư thấy chắc chắn có được; nhà đầu tư sẽ chuyển vốn đầu tư sang các ngân hàng. Và các khoản vốn này có ảnh hưởng đến khả năng năng thanh khoản và khả năng sinh lợi của ngân hàng (García-Herrero và cộng sự, 2009).

Xét về ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả trong luận án nghiên cứu, khi SMV gia tăng (hàm ý rằng sự không chắc chắn trong tỷ suất sinh lợi thị trường gia tăng), điều này gây ra hành vi dịch chuyển khoản tiền đầu tư từ thị trường chứng khoán sang khoản tiền


gửi ngân hàng – mang tính chất an toàn hơn và có tỷ suất lợi nhuận chắc chắn đạt được. Hay nói cách khác, tâm lý e ngại rủi ro khiến cho nhà đầu tư muốn dịch chuyển vốn từ nơi có nhiều rủi ro (thị trường chứng khoán đang biến động mạnh) sang nơi có ít rủi ro hơn (khoản tiền gửi ngân hàng). Smaoui và cộng sự (2020) cho thấy trong thời kỳ khủng hoảng, nhà đầu tư có khuynh hướng chuyển từ các khoản đầu tư rủi ro sang tiền gửi tiết kiệm ngân hàng, từ đó có ảnh hưởng tích cực đến ngân hàng qua sự gia tăng trong tính thanh khoản và hiệu quả. Từ việc áp dụng lý thuyết triển vọng, Hình 2.1 mô hình hóa cơ chế giải thích cho tác động của biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng.



SMV

Cảm nhận rủi ro của nhà đầu tư (Lý thuyết triển vọng)

(Kai Ineman và Tversky, 1979)

Quan tâm đến lợi ích từ khoản

đầu tư có xác suất cao

Không quan tâm đến lợi ích từ khoản đầu tư có xác suất thấp

Dịch chuyển vốn từ thị trường chứng khoán sang ngân hàng (tiền gửi tiết kiệm)

Vốn khả dụng/Thanh

khoản của ngân hàng

Hiệu quả hoạt động ngân hàng

Hình 2.1: Mô hình hóa cơ chế tác động của biến động tỷ suất sinh lợi thị trường lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Nguồn: Tác giả tổng hợp


2.2.1.2. Lược khảo nghiên cứu thực nghiệm


Về ảnh hưởng của SMV đối với hiệu quả hoạt động ngân hàng, nghiên cứu của Demirgüç-Kunt và Huizinga (2000) là nghiên cứu sơ khai, đề cập đến tương quan gián tiếp giữa mức độ phát triển thị trường và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Theo đó, tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng trên cơ sở mẫu nghiên cứu đối với các quốc gia OECD và các quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1990-1997; kết quả chỉ ra rằng các biến đại diện cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng như khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng (tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản) và tỷ lệ lãi cận biên (tỷ lệ lãi ròng trên tổng tài sản) là chỉ số quan trọng để xem xét mức độ kinh doanh hiệu quả của hệ thống ngân hàng. Hiệu quả ngân hàng phụ thuộc vào sự trưởng thành của hệ thống tài chính (được tính toán bằng mức vốn hóa trên thị trường chứng khoán so với tổng sản phẩm nội địa và biến đại diện này có liên hệ mật thiết với chỉ số thị trường). Thêm nữa, Hadad và cộng sự (2011) cho rằng chỉ số giá trên TTCK có tương quan dương với hiệu quả kỹ thuật và hiệu suất của các ngân hàng Indonesia trong khoảng thời gian nghiên cứu từ từ tháng 01/2003 đến hết tháng 07/2007.

Chỉ số giá của TTCK là chỉ báo quan trọng của sự phát triển thị trường chứng khoán

– bộ phận quan trọng trong hệ thống tài chính và hàm chứa thông tin dự báo chu kỳ kinh doanh và tăng trưởng kinh tế. Sự biến động trong mức độ hoạt động tổng quát của nền kinh tế có tác động đến khả năng tạo ra lợi nhuận của các ngân hàng (Demirgüç-Kunt và Huizinga, 1999). Ngoài ra, SMV cũng có ảnh hưởng nhất định đến hành vi của các nhà đầu tư trên thị trường. Biến động gia tăng trong thị trường cổ phiếu được xem là rủi ro đối với khu vực tư, do đó sự gia tăng này sẽ tác động đến hành vi đầu tư (Ahmad và Zaman, 1999) và dòng vốn từ khu vực tư vào khu vực ngân hàng sẽ biến động tương ứng, từ đó có thể tạo ra sự biến động trong các nguồn vốn khả dụng, thanh khoản và hiệu quả hoạt động của ngân hàng.


Nghiên cứu sơ khai về ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả ngân hàng được hàm ý trong công trình nghiên cứu của Angbazo (1997). Trong đó, biến động trong tỷ suất sinh lợi của lãi suất liên bang (Federal Funds rate) được khai thác để đại diện cho SMV. Kết quả là SMV gia tăng làm gia tăng lãi cận biên của ngân hàng. Thêm nữa, từ việc khảo lược các nghiên cứu đã có, luận án cung cấp 05 bài nghiên cứu có đề cập trực tiếp ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả. Cụ thể, Albertazzi và Gambacorta (2009) và Albertazzi và Gambacorta (2010) nghiên cứu tác động của SMV đến hiệu quả hoạt động của các quốc gia công nghiệp lớn. Biến đo lường cho hiệu quả ngân hàng được tính toán bởi các chỉ số tài chính như thu nhập lãi ròng (Net Interest Income), thu nhập ngoài lãi (Non- Interest Income), chi phí hoạt động (Operating Cost), trích lập dự phòng (Provisions), lợi nhuận trước thuế (Profit before Tax), và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity). Theo đó, SMV có mối quan hệ dương với thu nhập lãi ròng, thu nhập ngoài lãi, và hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu nhưng lại có ảnh hưởng nghịch biến với lợi nhuận trước thuế. Tác giả đưa ra lý do để giải thích cho tác động đồng biến này là do người tiêu dùng có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng hơn là đầu tư vào thị trường chứng khoán khi có sự gia tăng trong SMV; dẫn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng tốt hơn.

Tan và Floros (2012b) nghiên cứu tác động của SMV đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Trung Quốc. Mẫu dữ liệu bao gồm 11 ngân hàng đang niêm yết tại TTCK Trung Quốc trong giai đoạn 2003 – 2009. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng tính toán bởi các biến số tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), hiệu quả sử dụng vốn vượt mức (EROE), tỷ lệ lãi cận biên (NIM) và giá trị kinh tế gia tăng (EVA). Nghiên cứu chỉ ra rằng, SMV có tác động đồng biến với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Kết quả này cho thấy sự gia tăng của SMV có thể giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Thêm nữa, bằng chứng này nhất quán đối với các biến đo lường hiệu quả khác nhau của ngân hàng (như tỷ lệ lợi nhuận ròng so với vốn chủ sở hữu hoặc tỷ lệ lợi nhuận ròng so với vốn chủ sở hữu vượt mức).


Tuy nhiên, Rashid và Ilyas (2018) nghiên cứu tác động của SMV lên hiệu quả tại thị trường Pakistan trong khung thời gian nghiên cứu 2006-2014, chỉ ra rằng SMV tăng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn (ROE) và hiệu quả sử dụng tài sản (ROA). Tác giả cho rằng khi rủi ro từ SMV tăng lên, việc tài trợ nợ từ bên ngoài của các công ty gặp nhiều khó khăn do các ngân hàng yêu cầu lãi suất vay cao hơn. Do vậy, các doanh nghiệp cần vốn sẽ hạn chế sử dụng nguồn tài trợ khác thay vì nguồn tiền vay ngân hàng. Do đó, các ngân hàng không thể sử dụng tiền gửi một cách hiệu quả để thu được lợi nhuận cao, từ đó gây ra tác động đến lợi nhuận của ngân hàng.

Từ việc khảo lược bằng chứng thực nghiệm, luận án trình bày một số nghiên cứu đề cập trực tiếp ảnh hưởng của SMV lên các cách đo lường khác nhau của hiệu quả ngân hàng (ROE, ROA, EROE, EVA và NIM). Các bài nghiên cứu điển hình bao gồm nghiên cứu của Angbazo (1997), Albertazzi và Gambacorta (2009), Albertazzi và Gambacorta (2010), Tan và Floros (2012b) và Rashid và Ilyas (2018). Kết quả từ các công trình trên cho thấy SMV ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến khả năng sinh lợi của ngân hàng nhưng không thống nhất với nhau về chiều hướng tác động (xem Bảng 2.1). Nghiên cứu của Angbazo (1997), Albertazzi và Gambacorta (2009), Albertazzi và Gambacorta (2010) và Tan và Floros (2012b) cho thấy tác động tích cực của SMV lên hiệu quả, tuy nhiên Rashid và Ilyas (2018) tìm thấy bằng chứng cho tác động tiêu cực của SMV lên hiệu quả ngân hàng.

Lược khảo tại Việt Nam, tác giả chưa phát hiện công trình nghiên cứu nào tiếp cận theo hướng SMV tác động đến hiệu quả của các ngân hàng. Các bài nghiên cứu hiện có tiếp cận theo hướng các nhân tố có thể gây ra SMV như biến động tỷ suất sinh lợi đặc thù (Đặng Tùng Lâm, 2019), độ nhạy cảm tỷ giá (Lê Thị Hồng Minh và cộng sự, 2015) và thậm chí là yếu tố chu kỳ trăng non (Nguyễn Văn Điệp, 2015). Vì bằng chứng thực nghiệm khan hiếm về tác động của SMV lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng, tác giả


nhận thấy đây là khoảng trống cần phải khai thác bằng các công trình thực nghiệm tại Việt Nam.

Bảng 2.1: Khảo lược các nghiên cứu thực nghiệm về SMV và hiệu quả



Tác giả

Phương pháp, dữ liệu và khung thời gian nghiên cứu


Kết quả

Bài nghiên cứu liên quan trực tiếp

Angbazo (1997)

Phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) cho 286 ngân hàng thương mại tại Mỹ

SMV (đại diện bởi biến động lãi suất Federal Funds) có quan hệ đồng biến với tỷ lệ lãi cận biên (Net interest margin) của ngân hàng. Tác giả cho rằng lãi suất cho vay nhạy cảm có tác động cùng chiều với SMV hơn so với lãi suất huy động, do đó, các ngân hàng sẽ đạt được hiệu quả hoạt động tốt hơn đối với nghiệp vụ kinh doanh truyền thống (ví dụ: nghiệp vụ huy động và cho vay).

Albertazzi và Gambacorta (2009)

Phương pháp hồi quy GMM cho 10 quốc gia công nghiệp phát triển bao gồm Áo, Bỉ, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh và Mỹ trong giai đoạn 1981-2003.

Biến động thị trường cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận trước thuế vì (i) thị trường biến động cao hàm ý rủi ro tổng thể tăng, dẫn đến mức trích lập dự phòng của ngân hàng nhiều hơn, ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng và (ii) Thị trường chứng khoán biến động khiến cho các nhà đầu tư phát sinh yêu cầu chuyển vốn đang sở hữu để đầu tư vào các công cụ tài chính khác và các ngân hàng cung cấp các dịch vụ sinh lãi phi truyền thống này có thể được hưởng lợi. Tuy nhiên, tác giả cũng phát hiện bằng chứng chỉ ra rằng

thị trường cổ phiếu biến động nhiều làm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

Biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán, hiệu quả và rủi ro: Bằng chứng thực nghiệm từ các ngân hàng thương mại Việt Nam niêm yết - 6




gia tăng thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi của ngân hàng.

Albertazzi và Gambacorta (2010)

Phương pháp hồi quy GMM cho nhóm quốc gia phát triển giai đoạn 1981- 2003.

Kết quả thống nhất với nghiên cứu năm 2009, theo đó biến động thị trường lớn có liên quan đến lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế cao. Tác giả đưa ra hàm ý của thước đo biến động thị trường, theo đó, thị trường biến động gây ra ảnh hưởng đến giá trị của các khoản nợ thế chấp, khả năng cho vay và các hoạt động thương lượng/ đàm phán.

Tan và Floros (2012b)

Phương pháp hồi quy sai phân và hệ thống GMM cho các ngân hàng thương mại Trung Quốc trong giai đoạn 2003-2009.

Kết quả cho thấy biến động của thị trường chứng khoán có tác động tích cực lên hiệu quả của ngân hàng (đại diện bằng biến ROA, NIM, EVA). Tác giả đưa ra 2 cách giải thích về tác động đồng biến này: (i) Khi thị trường biến động càng nhiều, rủi ro càng lớn, các nhà đầu tư sẽ rút tiền từ thị trường chứng khoán và đổ tiền vào ngân hàng (là kênh sinh lợi an toàn) và (ii) Biến động thị trường có ảnh hưởng tích cực và mạnh hơn lên lãi suất cho vay hơn là lãi suất huy động, do đó các ngân hàng sẽ hưởng lợi hơn từ hoạt động huy động - cho vay truyền thống.

Rashid và Ilyas (2018)

Phương pháp GMM kết hợp với GARCH cho các ngân hàng thương mại Pakistan trong giai đoạn 2006-2014.

Kết quả cho thấy biến động thị trường có tác động đến hiệu quả sử dụng tài sản và hiệu quả sử dụng vốn.

Nguồn: Tổng hợp từ khảo lược các nghiên cứu thực nghiệm


2.2.2. Lý thuyết và thực nghiệm tác động biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán lên rủi ro

2.2.2.1. Lý thuyết về tác động của biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán lên rủi ro

Ảnh hưởng của SMV lên rủi ro của ngân hàng có thể được hàm ý dựa trên lý thuyết bất ổn tài chính (financial instability hypothesis) của Minsky (1992) thảo luận về tương quan giữa ổn định tài chính và khủng hoảng tài chính. Theo lý thuyết, sự ổn định kéo dài (liên quan mật thiết với mức độ thấp trong SMV) có thể dẫn đến sự gia tăng lạc quan. Sự lạc quan này liên quan đến sự xuất hiện của hành vi chấp nhận rủi ro gia tăng đối với các tác nhân kinh tế tham gia thị trường (Huang, 2017). Do đó, sự lạc quan có thể làm thay đổi hành vi của các tác nhân kinh tế như sau: (1) các nhà đầu tư đầu tư quá mức, có thể gây ra rủi ro mất vốn của nhà đầu tư hoặc (2) khiến các định chế tài chính nới nỏng các quy định cho vay có thể gây ra rủi ro nợ xấu của hoạt động của ngân hàng và khủng hoảng tài chính. Boyd và cộng sự (2001) ủng hộ lý thuyết này và cho rằng SMV thấp có ảnh hưởng quan trọng đến ngành ngân hàng và khủng hoảng thị trường chứng khoán.

Từ lý thuyết này có thể thấy, nhận thức về rủi ro gây ra từ SMV có thể tạo ra rủi ro cho ngân hàng. Theo đó, khi biến động tỷ suất sinh lợi thị trường thấp, các ngân hàng trở nên lạc quan về rủi ro, dẫn tới gia tăng một số hành vi chấp nhận rủi ro (như nới lỏng cho vay hoặc đầu tư ngoài lĩnh vực kinh doanh truyền thống). Kết quả là, ngân hàng phải đối mặt với các rủi ro sụt giảm vốn và lợi nhuận. Lý thuyết bất ổn tài chính của Minsky (1992) có liên quan đến quan điểm nghịch lý biến động trong công trình khoa học của Adrian và Shin (2014) cho biết khi SMV ở mức thấp, các tổ chức tài chính sẽ gia tăng chấp nhận rủi ro vượt mức. Nguyên nhân là do thị trường duy trì mức biến động thấp trong thời gian dài, thái độ không ưa thích rủi ro (risk aversion) các tác nhân tham gia thị trường sẽ suy giảm (Adrian và Shin, 2014). Theo đó, các tác nhân tham gia thị trường sẽ chấp nhận rủi ro nhiều hơn do thị trường biến động thấp trong một thời gian nhất định.

Xem tất cả 186 trang.

Ngày đăng: 11/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí