Những vẫn đề cơ bản về chứng khoán phái sinh - 3

4. Giá trị hợp đồng điều chỉnh theo thị trường


1.2.3. Quyền chọn (Options)


Quyền chọn về cổ phiếu lần đầu tiên được giao dịch trên sở giao dịch vào năm 1973. Kể từ đó đến nay thị trường quyền chọn đã phát triển rất nhanh. Quyền chọn hiện nay được giao dịch tại rất nhiều sở giao dịch trên khắp thế giới. Những khối lượng quyền chọn lớn còn được giao dịch trên thị trường phi tập trung giữa các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác nhau. Tài sản cơ sở của quyền chọn bao gồm cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, ngoại tệ, chứng khoán nợ, hàng hoá và hợp đồng tương lai.

Có hai loại quyền chọn cơ bản. Quyền chọn mua cho phép người nắm giữ nó có quyền được mua một luợng tài sản cơ sở vào một thời điểm nhất định hay trong khoảng thời gian nhất định được quy định trước , với giá xác định trước . Quyền chọn bán cho phép người nắm giữ nó có quyền được bán một lượng tài sản cơ sở vào một thời điểm nhất định hay khoảng thời gian nhất định, với giá xác định trước. Giá tài sản gốc đã thoả thuận trong hợp đồng được gọi là giá thực hiện. Thời gian xác định trong hợp đồng được gọi là thời gian đáo hạn. Có hai loại quyền chọn phổ biến trên thế giới, đó là :

- Quyền chọn Mỹ có thể được thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào trước ngày đáo hạn.

- Quyền chọn Châu Âu phải thực hiện vào ngày đáo hạn.

Hầu hết các quyền chọn được giao dịch trên các sở giao dịch là quyền chọn Mỹ, và mỗi hợp đồng thường là thoả thuận mua 100 chứng khoán. Quyền chọn Châu Âu nói chung dễ phân tích hơn quyền chọn Mỹ, và một số loại bất

động sản trong quyền chọn Mỹ thường được chuyển sang các đối tác của quyền chọn Châu Âu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

Chúng ta lưu ý rằng một quyền chọn sẽ cho phép người nắm giữ nó có quyền làm một việc gì đó, như vậy người nắm giữ không nhất thiết phải thực hiện quyền. Đây là đặc điểm riêng của quyền chọn và nó khác với hợp đồng tương lai hay hợp đồng kỳ hạn – trong hợp đồng tương lai hay hợp đồng kỳ hạn người tham gia hợp đồng có nghĩa vụ phải mua, bán tài sản cơ sở, tức là phải thực hiện các điều khoản cơ bản của hợp đồng. Một điểm nữa cũng đáng lưu ý là khi tham gia vào các hợp đồng tương lai hoặc kỳ hạn thì các bên tham gia không phải giả phí nhưng đối với hợp đồng quyền chọn thì phải có chi phí.


Những vẫn đề cơ bản về chứng khoán phái sinh - 3

Quyền chọn mua, bán cổ phiếu


Quyền chọn mua, bán cổ phiếu ở Mỹ được giao dịch phổ biến ở Chicago Boad Options Exchange (CBOE), Philadelphia Exchange(PHLX), Pacific Stock Exchange (PSE) và New York Stock Exchange (NYSE). Quyền chọn được giao dịch trên 500 loại cổ phiếu ở Mỹ, loại cổ phiếu có hợp đồng quyền chọn nhiều nhất là IBM, General Motors và Kodak. Quyền chọn mua, bán cổ phiếu thông thường thực hiện đôí với 100 cổ phiếu. Để hiểu khái niệm và bản chất của quyền chọn mua cổ phiếu chúng ta hãy xem ví dụ sau:

VÝ dô 5: Giả sử một người mua một hợp đồng chọn mua kiểu Châu Âu

để mua cổ phiếu REE với giá thực hiện là 28000đ/cổ phiếu với số lượng là 1000 cổ phiểu trong thời hạn 3 tháng . Giả sử giá hiện tại của cổ phiếu REE là 28000đ, thời gian đáo hạn của quyền chọn là sau 3 tháng và giá mua quyền là 1000đ. Vì đây là quyền chọn Châu Âu, nên người mua quyền mua chỉ có thể thực hiện quyền vào ngày đáo hạn . Nếu giá cổ phiếu REE vào ngày đáo hạn giảm xuống dưới 28000đ người giao dịch rõ ràng sẽ chọn cách không thực hiện quyền (chẳng có lý nào lại đi mua với giá 28000đ khi giá ngoài thị trường thấp hơn 28000đ). Trong những trường hợp này, người giao dịch sẽ chịu lỗ khoản

đầu tư ban đầu là 1000x1000 = 1 triệu đ. Nếu giá cổ phiếu vào ngày đáo hạn cao hơn 28000đ, quyền sẽ được thực hiện. Giả sử giá cổ phiếu Ree lúc đáo hạn là 31000đ. Bằng việc thực hiện quyền, người giao dịch sẽ mua 1000 cổ phiếu với giá 28000đ/1 cổ phiếu. Nếu số cổ phiếu này lại được ngay lập tức bán ra thị trường, người giao dịch sẽ có lãi 3000đ/1 cổ phiếu, hay tổng số lãi là 3 triệu dồng ( nếu bỏ qua chi phí giao dịch). Khi tính cả phần chi phí ban đầu để mua quyền, lãi ròng sẽ là 2000đ/1cổ phiếu, hay 2 triệu đồng tổng số. Trong ví dụ trên chúng ta đã giả sử giá hiện tai của cổ phiếu và giá thực hiện ở quyền chọn là như nhau (28000đ), nhưng trong thực tế chúng không nhất thiết bằng nhau.

Trong khi người mua “quyền chọn mua” hy vọng rằng giá cổ phiếu sẽ tăng, thì người mua “quyền chọn bán” hy vọng giá cổ phiếu sẽ giảm. Hãy xem xét một người mua một hợp đồng quyền chọn bán kiểu Mỹ để bán cổ phiếu Haphaco với giá thực hiện là 37000đ/1 cổ phiếu với số lượng là 1000 cổ phiếu. Giả thiết rằng giá hiện tại của cổ phiếu Haphaco là 36000đ/ 1cổ phiếu, thời gian đáo hạn quyền là 4 tháng, giá của mỗi quyền là 2000đ. Vì đây là quyền

chọn Mỹ, nên người bán được thực hiện bất kỳ thời gian nào trong vòng 4 tháng kể từ khi hợp đồng có hiệu lực. Giả sử giá cổ phiếu tại một ngày nào đó trong vòng 4 tháng là 34000 đ và người mua quyền quyết định thực hiện quyền. Người mua quyền có thể mua 1000 cổ phiếu Haphaco với giá 34000đ/ 1 cổ phiếu và theo những điều kiện của hợp đồng quyền chọn bán, sẽ thực hiện bán những cổ phiếu này với giá 37000đ/ 1 cổ phiếu để thu lãi là 3000đ/ 1 cổ phiếu, hay lãi gộp là 3 triệu đồng và nếu trừ phí mua quyền là 2 triệu đồng thì lãi ròng là 1 triệu đồng. (chúng ta quy ước không tính đến chi phí giao dịch). Tất nhiên, nếu người có quyền bỏ qua một số cơ hội, khi giao dịch bị lỗ ít (giả sử như giá cổ phiếu trong khoảng 35000 đ~ 37000đ) và quyết định chờ và sau

đó giá cổ phiếu lên cao cho đến ngày đáo hạn vẫn luôn cao hơn 37000 đ/cổ phiếu, quyền chọn bán sẽ không được thực hiện vì nó không có giá trị ( không có lý gì lại bán cho người bán quyền với giá 37 000đ trong khi có thể bán ra thị truờng bên ngoài với giá cao hơn) và người mua quyền bán sẽ lỗ một khoản

đúng bằng phí mua quyền 2000đ/ 1 quyền, tổng lỗ là 2 triệu đồng.

Người ta đã thống kê và thấy quyền chọn cổ phiếu thường là loại quyền kiểu Mỹ nhiều hơn so với quyền kiểu Châu Âu. Có nghĩa là người giao dịch thường không chờ đến hết thời hạn đáo hạn hợp đồng mới thực hiện hợp đồng.


Quyền chọn trong trái phiếu chuyển đổi


Cũng qua một ví dụ sau chúng ta hãy tìm hiểu bản chất của quyền chọn chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu.

VÝ dô 6: Giả sử công ty REE bán trái phiếu chuyển đổi để huy động vốn. Mệnh giá trái phiếu là 1 triệu đ và hệ số chuyển đổi là 25 000đ /1cổ phiếu và thời gian đáo hạn là 5 năm. Như vậy là sau 5 năm người đầu tư có thể nhận

được 1tr/25000 = 40 cổ phiếu thường của Ree từ trái phiếu chuyển đổi này. Nhưng lãi suất trái phiếu chỉ là 4,3% trong khi lãi suất thị trường thời điểm phát hành là 9% năm. Người đầu tư hy vọng giá cổ phiếu của REE sẽ lên cao hơn 25000đ sau 5 năm nên họ sẵn sàng bỏ vốn với lãi suất chỉ 4,3% trong khi giá thị trường vốn là 9%. Còn nhà phát hành (REE) cũng hưởng lợi khi họ huy động vốn với lãi suất rất thấp so với thị trường. Thực tế là người mua trái phiếu chuyển đổi ngoài việc mua trái phiếu họ còn mua quyền chuyển trái phiếu đó thành cổ phiếu.

Giả sử đến thời gian đáo hạn giá cổ phiếu REE là 20 000đ/CP< 25000 (giá chuyển đổi) . Giá trị chuyển đổi là 40cp x 20 000 = 800 000đ < giá trị trái phiếu

(1 000 000đ) . Người sở hữu trái phiếu tất nhiên sẽ không thực hiện quyền của mình, bởi vì giá trị chuyển đổi thấp hơn giá trị trái phiếu. Trong trường hợp này giá trị của quyền bằng 0.

Còn nếu giả sử giá cổ phiếu vào thời gian đáo hạn là 30000đ/cp >giá chuyển đôỉ (25000đ), thì người đầu tư sẽ thực hiện quyền của mình là chuyển

đổi trái phiếu thành cổ phiếu, vì giá trị chuyển đổi của trái phiếu là 40 x 30000đ

= 1200 000đ > giá trị trái phiếu. Quyền chuyển đổi có giá trị là 1200000- 1000000 = 200000đ/ trái phiếu chuyển đổi.

Như vậy giá trị của quyền phụ thuộc hoàn toàn vào giá cổ phiếu khi thực hiện quyền. Nếu giá cổ phiếu < hoặc = giá chuyển đổi, giá trị của quyền là 0. Nếu giá cổ phiếu > giá chuyển đổi, giá trị của quyền sẽ lớn hơn 0, mức bao nhiêu hoàn toàn phụ thuộc vào giá cổ phiếu. Tuy nhiên, việc mua bán quyền không phải chỉ chờ đến lúc đáo hạn mới thực hiện mà có thể thực hiện bất kỳ thời điểm nào trong quảng đời của trái phiếu. Tại mỗi thời điểm đều có giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở, đều có cung cầu của thị trường về quyền đó dựa trên kỳ vọng, niềm tin của người đầu tư đối với tương lai của cổ phiếu cơ sở (giá cả trong tương lai của cổ phiếu này). Chúng ta sẽ khảo sát kỹ hơn giá trị của quyền chọn này qua phần định giá quyền chọn trong chương 2


Quyền chọn trong trái phiếu có thể mua lại (lệnh gọi)


VÝ dô 7: Giả sử công ty REE phát hành trái phiếu mệnh giá 1 tr đ. Thời gian đáo hạn là 5 năm. Với lãi suất coupon là 10%/năm trong khi lãi suất huy

động vốn 5 năm hiện chỉ khoảng 8,5%. Tuy nhiên, đây lại là trái phiếu có thể mua lại. Có nghía là bất kỳ lúc nào trong thời gian có hiệu lực của trái phiếu, công ty REE có thể (có quyền) bỏ tiền ra để mua lại trái phiếu này với giá hợp lý (về định giá nó sẽ được nghiên cứu kỹ hơn trong chương 2). Tức là khi phát hành trái phiếu đơn vị phát hành REE đồng thời mua một quyền mua lại trái phiếu từ khách hàng. Thực chất của việc này là công ty REE đi vay 1 trđ với thời hạn 5 năm và lãi suất 10% năm, đồng thời dành cho mình quyền trả nợ bất kỳ lúc nào trong vòng 5 năm đó.


Quyền chọn chỉ số giá chứng khoán


Để nghiên cứu về phương pháp luận, phương pháp tính chỉ số giá chứng khoán chúng ta đã có một đề tài cấp bộ 13. Chỉ số giá chứng khoán là chỉ tiêu đo lường mức độ biến động của giá chứng khoán theo thời gian. Người ta đã thêu dệt nên vai trò của chỉ số giá chứng khoán và cho rằng đây là “ phong vũ biểu”

đo hơi thở, nhịp đập của nền kinh tế, xã hội. Nói như vậy cũng có phần đúng, bởi vì bản thân chỉ số giá chứng khoán đã phản ánh phần lớn các chuyển biến của nền kinh tế, xã hội. Đối với chỉ số giá cổ phiếu của thị trường chứng khoán Việt nam thì Vn-Index chưa làm được chức năng này, bởi vì các đơn vị niêm yết còn quá ít và quá bé chưa thể đại diện cho cả nền kinh tế được.

Rất nhiều Sở giao dịch trên thế giới tổ chức giao dịch quyền chọn chỉ số giá cổ phiếu. Vì chỉ số giá cổ phiếu có nhiều loại nên quyền chọn cũng có


13Xem thêm Ts. Tôn Tích Quý : Phương pháp tính chỉ số giá chứng khoán và khả năng ứng dụng vào Việt nam-

Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2000 của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

nhiều loại : Có loại đại diện rộng khắp cả thị trường : Ví dụ Vn-Index, S&P 500; có một số loại lại chỉ đại diện cho từng ngành như Dow Jone công nghiệp (DJIA) , Dow Jone vận tải DJTA), Dow Jone dịch vụ (DJUA) hoặc cho từng ngành hẹp như ngành đường sắt, khai thác mỏ..vv. ë Mỹ quyền chọn chỉ số S&P100 được giao dịch rất phổ biến. Quyền chọn chỉ số S&P100 là quyền chọn kiểu Mỹ (được thực hiện bất kỳ lúc nào trước khi đáo hạn). Trong khi đó quyền chọn của chỉ số S&P500 lại là quyền chọn kiểu Châu âu.

VÝ dô 8. Tôi mua quyền chọn mua kiểu Mỹ 100 000 lần chỉ số Vn-Index từ một công ty chứng khoán X, thời gian đáo hạn là tháng 12 năm 2004. Giá ấn

định, (giá thực hiện) hay giá đáo hạn là 260 (260 điểm). Đây là quyền chọn kiểu Mỹ nên thời gian thực hiện bất kỳ thời gian nào cho đến hết tháng 12. Giả sử vào một ngày bất kỳ trong thời gian còn hạn của quyền, tôi muốn thực hiện nó. Ví dụ vào ngày 15/10 Vn-Index đạt mức 265 điểm, tôi quyết định thực hiện quyền của mình và khi đó số tiền tôi nhận được từ Công ty X là (265-260)x 100 000 = 500 000 đ. Tuy nhiên khi mua quyền người mua (tôi) đã phải trả một món phí đúng bằng giá quyền, giả sử là 200000đ chằng hạn (người mua quyền bao giờ cũng phải trả phí) . Trong trường hợp trên tôi có lãi ròng là 500000-200000=300000đ. Ngược lại nếu cho đến hết tháng 12 Vn-Index vẫn ở mức bằng hay duới 260, trong trường hợp này tôi không thực hiện được quyền hay tôi bị mất 200000đ phí mua quyền. Nếu trong thời gian trên Vn-Index tăng cao thì quyền của tôi giá càng cao, mức giá này phụ thuộc vào giá trị của Vn- Index . Như vậy, quyền có thể không có giá trị gì khi Vn-Index chưa đạt tới giá ấn định và quyền có giá càng cao khi Vn-Index vượt càng xa giá trị ấn định.


Quyền chọn mua, bán ngoại tệ


Quyền chọn mua bán ngoại tệ là thoả thuận của người bán cho người mua được có quyền mua hay bán một loại ngoại tệ với giá trị định trước với tỷ giá định trước. Tất nhiên, như phần chung đã giới thiệu, quyền chọn mua bán ngoại tệ cũng gồm hai loại quyền mua và quyền bán. Chúng ta hãy xen xét thực chất vấn đề này qua ví dụ sau :

VÝ dô 9: Cho đến tháng 6/2005 tôi cần khoảng 24000UUS$ để mua một xe ô tô Virios. Để phòng ngừa rủi ro khi đồng tiền Việt nam mất giá tôi tới một ngân hàng để mua quyền mua số ngoại tệ trên với điều kiện sau : Ngân hàng thoả thuận bán cho tôi 24 000 $ với giá 15 800đ/1$ , với điều kiện là tôi phải mua trước tháng 7/2005. Ngân hàng đòi tôi trả phí cho quyền này là 240 $ (1%)

. Giả sử cho đến khi đáo hạn mua ( hết tháng 6/2005) tỷ giá giữa đồng Việt nam và Đô la Mỹ vẫn ở dưới mức 15800đ/1$ thì tôi sẽ không thực hiện quyền và tôi mất không phí phải trả là 240$. Nhưng giả sử tại một thời điểm trong thời gian còn hạn của quyền (trước tháng 7/2005) tỷ giá là 16 800$ tôi sẽ thực hiện quyền và tôi đã thành công trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái. Nếu tính ra (giả sử tôi mua $ và laị bán đi ngay) tôi có mức lãi gộp là ( không kể đến

phí giao dịch) : (16 800-15800)x 24000 = 24 000 000 đ ~ 1428$ và nếu trừ đi phần phí là 240$ thì tôi có mức lãi ròng là 1188 $.


Quyền chọn đối với l∙i suất.


Hợp đồng quyền chọn đối với lãi suất thông thường được thực hiện và giao dịch trên những công cụ tài chính nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất, như trái phiếu ngắn, trung và dài hạn…vv . Chúng ta hãy xem xét thực chất của vấn đề này qua một số ví dụ sau đây :

VÝ dô 10: Tôi mua quyền chọn mua kiểu Mỹ để mua 100 trái phiếu của một loại trái phiếu chính phủ (mệnh giá mỗi trái phiếu là 100000đ) từ Ngân hàng X. Thời gian đáo hạn là tháng 6/2005, giá thực hiện hay giá ấn định là 94,00 hay 940000 cho trái phiếu mênh giá 1 triệu đồng. Chúng ta lưu ý ở đây là việc yết giá trái phiếu theo đơn vị mệnh giá 100, trong trường hợp trên gía 94,00 có nghĩa là trái phiếu mệnh giá 100 000 đ sẽ được giao ở giá 94000đ. Mức phí Ngân hàng X yêu cầu là 1% hay 10 000đ cho 1 trái phiếu 1000000đ và tổng số tiền phí tôi phải trả là 10 000đx100 = 1 triệu đồng. Giả sử cho tới khi

đáo hạn, lãi suất giảm làm cho giá trái phiếu tăng lên đến 98,00 và tôi thực hiện quyền. Trong trường hợp này tôi có lãi gộp là 98 –94 = 4(%) mệnh giá hay 4 triệu đồng cho cả hợp đồng. Nếu trừ đi 1 triệu đồng tiền phí thì tôi có lãi thuần là 3 triệu đồng. Trong trường hợp này ta giả định tôi mua 100 trái phiếu với giá 98,00 và lập tức bán ngay với giá 94,00 và không kể đến phí giao dịch. Trong trường hợp ngược lại, nếu lãi suất tăng và làm cho giá trái phiếu giảm thấp hơn giá ấn định 94,00, thì tôi không thể thực hiện quyền, vì không có lý do gì lại mua theo quyền với giá cao hơn giá thị trường. Trong trường hợp này tôi bị lỗ 1 triệu đồng phí.

Sở dĩ việc mua quyền chọn mua, bán trái phiếu được xếp vào nhóm quyền mua bán lãi suất vì giá trái phiếu rất nhạy cảm với lãi suất và có thể nói là phụ thuộc vào lãi suất. Trong trường hợp người mua quyền mua như tôi trong ví dụ trên tôi dự đoán lãi suất sẽ giảm để giá trái phiếu tăng và tôi được mua theo giá của quyền thấp hơn giá thị trường. Đối với Ngân hàng X thì họ nghĩ ngược lại là lãi suất sẽ tăng và giá trái phiếu sẽ giảm và tôi không thể thực hiện quyền và tất nhiên họ sẽ được phần lãi là phí đã thu của tôi.

Sự hình thành của giá trái phiếu trong tương lai còn có một số yếu tố khác nữa như cung cầu thị trường, sự chuyển động của chỉ số giá cổ phiếu, thời gian đáo hạn…vv. Việc định giá chúng sẽ được nghiên cứu kỹ hơn ở chương 2.

Trên đây là chúng ta đã xem xét trường hợp mua và bán quyền mua, bên cạnh đó còn có trường hợp mua và bán quyền bán. Trường hợp sau này sẽ chuyển động ngược lại so với ví dụ trên. Chúng ta hãy xem xét chúng qua ví dụ cụ thể sau đây:

VÝ dô 11: Tôi là một tổ chức tài chính sở hữu rất nhiều trái phiếu và muốn mua, bán quyền chọn lãi suất. Giả sử tôi mua quyền chọn bán kiểu Mỹ để

bán 100 trái phiếu của một loại trái phiếu chính phủ (mệnh giá mỗi trái phiếu là 100000đ) cho Ngân hàng X. Thời gian đáo hạn là tháng 6/2005, giá thực hiện hay giá ấn định là 98,00 hay 980000 đ cho trái phiếu mênh giá 1 triệu

đồng. Tôi phải trả phí 1% đúng bằng mệnh giá 1 trái phiếu, tức là 1 triệu đồng. Giả sử một thời điểm nào đó trong thời gian đến đáo hạn do lãi suất tăng giá trái phiếu giảm xuống 95,00 và tôi quyết định thực hiện quyền. Tôi bán trái phiếu của tôi với mức giá là 98,00 và nếu lập tức mua ngay trên thị trường thì tôi vần bảo toàn được số trái phiếu trong danh mục đầu tư của tôi. Tôi có mức lãi gộp là 3 triệu đồng và nếu trừ phí 1 triệu đồng tôi có lãi thuần là 2 triệu đồng (ở đây chúng ta vẫn giả định không tính đến phần phí giao dịch.

Trong phi vụ trên tôi (tổ chức tài chính) dự báo và hy vọng lãi suất sẽ tăng để giá trái phiếu giảm và tôi được bán theo quyền chọn với giá cao hơn. Còn bên đối tác bán quyền bán (Ngân hàng X) lại hy vọng và dự báo ngược lại, tức là lãi suất sẽ giảm, giá trái phiếu sẽ lên và tôi sẽ không thể thực hiện quyền

được, như vậy tôi sẽ lỗ mất phần phí đã đóng khi mua quyền là 1 triệu đồng.


Quyền chọn mua, bán hợp đồng tương lai.


Hợp đồng tương lai là một loại chứng khoán và nó thường được giao dịch tại các Sở giao dịch quyền chọn và hợp đồng tương lai. Như phần trên đã giới thiệu hợp đồng tương lai là một hợp đồng để mua hay bán một lượng tài sản, hàng hoá hoặc một khoản tài sản tài chính tại một mức giá cố định vào một thời gian trong tương lai.

Để hiểu kỹ hơn khái niệm này chúng ta hãy xem xét ví dụ sau :

VÝ dô 12: Công ty Vinacafê mua quyền chọn bán đối với hợp đồng tương lai bán cafê từ một Công ty taì chính của Anh cho nước Đức. Thời gian giao hàng là trong tháng 6/2005. Khối lượng giao là 1000 tấn với giá giao hàng là 2$/1 kg, tức là 2000$/tấn. Giá trị của hợp đồng là 2 triệu $. Phí mua quyền là 1% giá trị hợp đồng, hay 20000$. Chúng ta nên hiểu đây là hợp đồng cung ứng cà phê được ký giữa Công ty tài chính Anh và nước

Đức, vì vậy nghĩa vụ cung ứng cà phê (bán cà phê) là Công ty tài chính Anh, chứ không phải là Vinacafe. Tuy nhiên nếu điều kiện thuận lợi Vinacafe sẽ thực hiện việc cung ứng dưới sự bảo lãnh của Công ty tài chính Anh hoặc Sở giao dịch Hợp đồng tương lai và quyền chọn. Chúng ta giả sử trong mùa cà phê tới các nước trồng cà phê như Brasil, Costarica…

được mùa và giá cà phê giảm xuống 1,5 $/1kg vào tháng 6/2005 trong trường hợp này Vinacafe sẽ thực hiện quyền chọn bán của mình theo hợp

đồng quyền chọn của Vinacafe và Công ty tài chính Anh, cũng như hợp

đồng tương lai đã được ký giữa Đức và Công ty tài chính Anh. Nên nhớ rằng khi mua quyền chọn bán (hay mua hợp đồng bán) Vinacafe cần trả phí, còn khi ký hợp đồng tương lai cung ứng cà phê thì Công ty tài chính Anh không phải trả phí. Trong trường hợp thực hiện quyền bán kể trên,

tiền lãi gộp của Vinacafe là 0,5 $/ 1kg x 1000 000 kg = 500 000$ và nếu trừ đi phí 20000 $ thì mức lãi thuần là 480000$ (ở đây chúng ta vẫn giả

định là không chú ý đến phí giao dịch). Nhưng nếu trường hợp ngược lại, giá cà phê trong tháng 6/2005 không thấp hơn 2$/1kg. Trong trường hợp này Vinacafe không thực hiện quyền của mình mà có thể bán cà phê trên thị trường giao ngay để thu tiền nhiều hơn và Công ty tài chính Anh sẽ phải mua cà phê ở thị trường cao hơn để bán rẻ hơn (giao hàng) cho Đức theo giá 2$/kg. Vinacafe mất tiền phí mua quyền là 20000$, nhưng có thể thu thêm lãi do bán cà phê ở thị trường giao ngay.

Đối với việc mua quyền mua thì tình thế sẽ đối nghịch với việc mua hợp

đồng tương lai để bán trên. Chúng ta hãy xem xét ví dụ sau :

VÝ dô 13. Công ty tài chính Anh ký hợp đồng tương lai mua 200000 tấn thép của Mỹ. Thời gian giao hàng là tháng 11/2004. Giá ấn định (giá thực hiện) là 0.3$ /kg. Như vậy giá trị hợp đồng là 60 triệu $. Khi ký hợp

đồng tương lai này Công ty tài chính Anh không mất một khoản phí nào. Vinasteel mua quyền mua số thép theo hợp đồng tương lai trên và phải trả 01% phí, tương đuơng 600 000$. Giả sử đến tháng 11/2004 giá thép trên thị trường giao ngay tăng cao và đạt mức 0.4 $/kg. Vinasteel thực hiện quyền mua của mình và có mức lãi gộp là 20 triệu $ (0,1$x 200000000kg) (giả sử Vinasteel mua với giá 0,3$ theo hợp đồng và bán ở thị trường giao ngay với giá 0,4$/kg). Nếu trừ đi 600 000 $ phí Vinasteel có mức lãi thuần là 19400000$. Trong trường hợp trong tháng 11/2004 không có ngày nào giá giao ngay đạt 0.3$/kg thì Vinasteel không thực hiện quyền mua (vì không có lý do gì lại mua theo hợp đồng với giá cao hơn giá ngoài thị trường giao ngay). Vinasteel bị lỗ mất khoản phí 600 000$ và Công ty tài chính Anh có nhiệm vụ thực hiện hợp đồng và mua 200000 tấn thép của Mỹ với giá theo giá trị hợp đồng là 60 triệu $. Phần phí mà Công ty tài chính Anh thu của Vinasteel là 600 000$ sẽ giảm bớt phần lỗ của họ.


Những vị thế của quyền chọn


Có 2 phía đối với mỗi hợp đồng quyền chọn. Một phía là người giao dịch chiếm “vị thế mua” ( mua quyền chọn). Phía bên kia là người giao dịch “ chiếm vị thế bán “ ( bán hoặc viết quyền chọn). Người phát hành quyền chọn sẽ nhận tiền trước ( phí quyền chọn) nhưng có nghĩa vụ thực thi về sau. Lãi hoặc lỗ của người phát hành quyền sẽ ngược lại với lãi hoặc lỗ của người mua quyền.

Có thể có 4 vị thế quyền chọn :

1. Vị thế mua quyền chọn mua

2. Vị thế mua quyền chọn bán

3. Vị thế bán quyền chọn mua

4. Vị thế bán quyền chọn bán

Xem tất cả 151 trang.

Ngày đăng: 18/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí