Nâng Cao Năng Lực Xử Lý Rủi Ro Tín Dụng, Áp Dụng Các Công Cụ Phân Tán Rủi Ro Như Chứng Khoán Hóa Các Khoản Vay, Các Công Cụ Phái Sinh, Bảo Hiểm Tín


cán bộ nghiệp vụ và công nghệ thống tin học, kết hợp với sự chuyển giao kiến thức của tư vấn quốc tế.

Triển khai thành công hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng, ứng dụng với các khoản nợ từ nhóm một sẽ giúp Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam tăng cường chủ động quản lý và kiểm soát toàn diện danh mục tín dụng, nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động quản trị rủi ro.

3.2.4. Nâng cao năng lực xử lý rủi ro tín dụng, áp dụng các công cụ phân tán rủi ro như chứng khoán hóa các khoản vay, các công cụ phái sinh, bảo hiểm tín dụng

Về việc phân loại nợ, hiện nay khi phân loại nợ Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam sử dụng phương pháp định lượng kết hợp định tính, tuy nhiên chủ yếu vẫn là phương pháp định lượng, tức là căn cứ vào số ngày quá hạn khoản nợ của khách hàng để phân loại vào các nhóm tương ứng.

Tuy nhiên, phương pháp này còn tồn tại những điểm máy móc, dẫn đến những khoản nợ được xếp vào các nhóm nợ không phản ánh đúng thực chất. Do đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam nên tăng cường áp dụng việc đánh giá phân loại nợ khách hàng theo phương pháp định tính. Với phương pháp định tính, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam cần áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ khoản vay sau khi giải ngân để kịp thời phát hiện, xử lý và ứng phó trong trường hợp xảy ra nguy cơ khách hàng không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ.

Ngoài ra để ứng phó với rủi ro tín dụng, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam cũng cần xem xét việc ứng dụng các công cụ phân tán rủi ro hiện đại như sử dụng các sản phẩm chứng khoán hóa, các công cụ phái sinh:

(i) Chứng khoán hóa các khoản nợ xấu


Chứng khoán hóa các khoản nợ xấu (securitization of non - performing loans) là một quá trình tài chính cơ cấu, tại đó các tài sản thế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.


chấp khác nhau của những người đi vay được tập hợp và đóng gói rồi được dùng làm đảm bảo để phát hành các trái phiếu (gọi chung là trái phiếu đảm bảo bằng tài sản). Hiện nay các tỷ lệ an toàn về sử dụng nguồn vốn cho vay trung dài hạn mà các ngân hàng cần tuân thủ bao gồm: nguồn vốn huy động trung dài hạn; tỷ lệ vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung dài hạn và vốn chủ sở hữu. Những tỷ lệ này làm hạn chế khả năng đáp ứng khách hàng về nhu cầu vốn trung và dài hạn, đặc biệt là nhu cầu vay vốn bất động sản của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam. Do vậy với việc áp dụng kỹ thuật chứng khoán hoá các tài sản tài chính nói chung và các khoản tín dụng bất động sản nói riêng sẽ giúp Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam một mặt đảm bảo các tỷ lệ an toàn vốn, hạn chế rủi ro tín dụng, mặt khác làm tăng khả năng cung ứng vốn trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam. Các khoản nợ sẽ được bán cho các tổ chức trung gian đặc biệt (là cơ sở để Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam phát hành trái phiếu - trái phiếu dựa trên các khoản nợ) và do đó Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam có thể mở rộng khả năng cho vay thời hạn dài từ 20-30 năm. Đồng thời tạo điều kiện cho Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam đẩy nhanh quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn, khai thác và sử dụng vốn hiệu quả. Tuy nhiên để phát triển và ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hoá tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam cần một quá trình (về chuẩn bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật, sự hỗ trợ về hành lang luật pháp của chính phủ; cơ chế chính sách....)

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam 1683910258 - 23

(ii) Hợp đồng quyền chọn tín dụng:


Hợp đồng quyền chọn tín dụng là công cụ bảo vệ giúp Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam bù đắp những tổn thất trong giá trị tài sản tín dụng, giúp bù đắp mức vốn cao hơn khi chất lượng tín dụng giảm sút. Nếu Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam lo lắng về chất lượng tín dụng của khoản vay trị giá lớn mới được thực hiện, ngân hàng có thể ký hợp đồng quyền chọn tín dụng với một tổ chức kinh doanh quyền


chọn. Hợp đồng này sẽ đồng ý thanh toán toàn bộ khoản vay nếu như khoản vay này giảm giá đáng kể hoặc không thể thanh toán như dự tính. Nếu như khách hàng vay vốn trả nợ đầy đủ như kế hoạch, ngân hàng sẽ thu lại được những khoản thanh toán như dự tính và hợp đồng quyền chọn sẽ không được sử dụng và Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chấp nhận mất phí quyền chọn.

(iii) Hợp đồng quyền chọn trái phiếu


Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam có thể xem xét sử dụng công cụ này trong trường hợp nền kinh tế rơi vào các điều kiện khó khăn. Nguyên lý là lấy lãi ngoại bảng từ hợp đồng quyền chọn để bù đắp thua lỗ nội bảng. Theo đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam sẽ thực hiện bảo hiểm trên cơ sở mua quyền chọn bán trái phiếu nếu nhận thấy tình trạng kinh tế bất lợi cho các khoản vay.

(iv) Hoán đổi tín dụng


Ngân hàng có thể mua bảo hiểm (bán khoản vay) đối với rủi ro tín dụng bằng cách chi trả các khoản thanh toán định kỳ theo một tỷ lệ phần trăm cố định trên mệnh giá các khoản tín dụng. Nếu rủi ro tín dụng dự kiến xảy ra, ví dụ như người vay vỡ nợ, người bán bảo hiểm chi trả một khoản thanh toán để bù đắp rủi ro cho phần tín dụng tổn thất đã được bảo hiểm. Ngược lại, người bán bảo hiểm không phải trả khoản nào.

Ngoài các sản phẩm phái sinh, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam cũng nên xem xét việc phân tán rủi ro qua các sản phẩm bảo hiểm tín dụng. Tương tự như công cụ Hoán đổi tín dụng, hiện nay một số công ty bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ đã triển khai loại hình bảo hiểm tín dụng. Bảo hiểm tín dụng có thể bán cho ngân hàng hoặc người đi vay tuy nhiên người thụ hưởng là ngân hàng - người cho vay. Theo đó, người thụ hưởng (ngân hàng) sẽ được các công ty bảo hiểm thanh toán nợ gốc (hoặc cả lãi) trong trường hợp người đi vay vì lí do bất khả kháng không thể thanh toán các khoản vay (chết hoặc mất khả năng lao động…). Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam cần xây dựng một số sản phẩm tín


dụng yêu cầu khách hàng hoặc bản thân Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam đàm phán với bên cung cấp bảo hiểm tín dụng để đảm bảo an toàn hơn cho khoản vay, tuy nhiên cần cân nhắc đến khoản phí bảo hiểm tín dụng phải chi trả cho công ty bảo hiểm.

3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Thứ nhất, nâng cao khả năng tiếp cận, hiểu biết về các thông lệ trong quản trị rủi ro tín dụng, khả năng xây dựng các chính sách, quy trình tín dụng theo thông lệ quốc tế phhjkù hợp với điều kiện của ngân hàng.

Để thực hiện được các năng lực này, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam cần xây dựng đội ngũ cán bộ, chuyên viên có trình độ chuyên môn về ngân hàng cao, khả năng tiếp cận các mô hình kinh tế lượng theo thông lệ quốc tế. Nguồn nhân lực trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng từ Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo cấp cao của các ngân hàng đến người thực hiện trực tiếp công tác quản trị rủi ro tín dụng. Bộ máy tổ chức quản lý rủi ro phải được tổ chức trên nguyên tắc tách biệt giữa người tạo ra rủi ro và những người phê duyệt, giám sát rủi ro đó.

Hội đồng quản trị có trách nhiệm nắm được rủi ro của ngân hàng, đảm bảo những rủi ro này được quản trị một cách phù hợp. Thành viên trong hội đồng quản trị phải là những người có kinh nghiệm về hoạt động kinh doanh tín dụng ngân hàng, kiến thức quản trị, kiến thức kinh tế, kiến thức các thông lệ quốc tế đang được ứng dụng vào quản trị rủi ro tín dụng. Việc cập nhật này có thể qua các hội thảo, diễn đàn, tọa đàm kinh tế do Ngân hàng Nhà nước xây dựng chương trình, phối hợp với các chuyên gia nước ngoài.

Ủy ban quản lý rủi ro, theo phân quyền của hội đồng quản trị, là quản trị các rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt, có trách nhiệm: Chuẩn bị các chính sách rủi ro, Duy trì chất lượng danh mục cho vay; Phân bổ nguồn lực tài sản và nguồn vốn; Chấp nhận các kế hoạch về hoạt động tín dụng; Đưa ra các hạn mức rủi ro. Các thành viên thuộc Ủy ban rủi ro bao gồm các cán bộ lâu năm của ngân hàng, không chỉ có kiến thức nền tảng về kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị rủi ro, mà cần có các chuyên gia cao cấp xây dựng chính


sách, có kinh nghiệm am hiểu sâu sắc về hoạt động tín dụng trong tổng thể mối quan hệ các rủi ro, hiểu rõ cách thức xây dựng các danh mục tín dụng, các hạn mức rủi ro và cách thức áp dụng cụ thể theo thông lệ quốc tế.

Đối với quản lý cấp trung (từ các thành viên ban điều hành, phụ trách quản trị rủi ro, quản lý kinh doanh) thực hiện các mục tiêu đặt ra của hội đồng quản trị, thường là các cán bộ quản lý có kinh nghiệm thực tế nhiều năm trong lĩnh vực ngân hàng, có ưu điểm độ nhạy cảm với các loại rủi ro tốt, nhưng lại trở thành nhược điểm trong việc tiếp cận cái mới theo các yêu cầu trong Basel II. Thay đổi quan điểm của nhóm quản lý cấp trung từ đánh giá rủi ro định tính sang cách tiếp cận rủi ro theo các phương pháp đo lường, sử dụng hoàn toàn kết quả xếp hạng từ hệ thống để ra quyết định cấp tín dụng là tương đối khó khăn, nhất là biến động thị trường tài chính đang chỉ ra nghi ngờ đối với các công cụ quản trị rủi ro tín dụng, và nhân tố thông tin bất đối xứng tại Việt Nam đang là trở ngại tác động tiêu cực đến khả năng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Thay đổi nhận thức của nhóm này cần mang tính quyết liệt, là yêu cầu bắt buộc phải tuân theo, điều chỉnh qua các khóa học nâng cao nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước, khóa đào tạo, hội thảo nâng cao do Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam tổ chức. Thuê nhân sự cao cấp, chuyên gia nước ngoài ở vị trí như Tổng giám đốc, Giám đốc khối quản trị rủi ro, có kiến thức và kinh nghiệm về quản trị rủi ro theo Basel II là một giải pháp hiệu quả. Ngoài ra, bài học kinh nghiệm từ nền tài chính ngân hàng tiên tiến, bằng các cổ đông chiến lược là các ngân hàng có hoạt động kinh doanh quốc tế, năng lực quản trị rủi ro tín dụng tốt để kế thừa và phát huy nền tảng quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng tiên tiến.

Cuối cùng, nhóm nguồn nhân lực làm việc trực tiếp trong hoạt động quản trị rủi ro, quản trị rủi ro tín dụng. Nhân sự để đáp ứng các yêu cầu về năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Tecchcombank vẫn còn thiếu về kiến thức tiếp cận, về kinh nghiệm phân tích, xây dựng các mô hình. Do đó, ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam cũng xây dựng một đội ngũ nhân lực trẻ, bài bản cho việc triển khai quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ


thương Việt Nam cần đào tạo kỹ năng không ngừng cho các bộ phận (kinh doanh và quản trị rủi ro) nhằm xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên môn cao.

Các kỹ năng cần đào tạo: Theo từng cấp độ quản lý, từng nhóm công việc được giao mà bộ máy quản lý nói chung phải được đào tạo các kỹ năng (Required skills) và kiến thức (Knowledges) liên quan đến quản lý ngân hàng. Kỹ năng tính toán mô hình, ứng dụng công thức theo Basel II, khả năng xây dựng, chạy mô hình tín dụng toán học SPSS, SAS.

Các kỹ năng cần thiết: Kỹ năng phân tích toán thống kê, tài chính, dự án đầu tư, sản xuất kinh doanh; Kỹ năng quản lý thời gian và tiến độ; Kỹ năng thương lượng và đàm phán; Kỹ năng quản lý nguồn lực.

Các bước cần thiết phải đào tạo: Kiến thức chung về các quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài chính tiền tệ; Kiến thức về quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế và chuẩn mực Basel II; Quy định về nghiệp vụ ngân hàng như tín dụng, huy động vốn; Quy định về đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử.

Các lớp bồi dưỡng mở theo từng chuyên đề phù hợp với từng đối tượng. Giảng viên phải là những người vừa có trình độ vừa có thực tiễn. Thủ trưởng các đơn vị bắt buộc phải học qua các lớp quản lý chung trước khi được bổ nhiệm.

Thứ ba, năng lực nhân sự đánh giá tính tuân thủ các quy trình nghiệp vụ tín dụng, quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam cần hướng tới quản trị rủi ro nguồn nhân lực theo phương thức tiên tiến, xây dựng khung năng lực cho từng vị trí cán bộ với tiêu chí cụ thể, rõ ràng để tuyển dụng và đánh giá năng lực. Xây dựng bộ mục tiêu đánh giá cho từng cán bộ (từ cấp quản lý đến cán bộ nhân viên phi quản lý) với các tiêu chí có thể là định tính nhưng phải được gắn trọng số để định lượng, ví dụ sau đây là mẫu biểu xây dựng mục tiêu cho cán bộ nhân viên phi quản lý. Nội dung các tiêu chí đánh giá: Các mục tiêu cần đưa vào để đánh giá tính tuân thủ các quy trình nghiệp vụ tín dụng, quy trình quản trị rủi ro tín dụng như: trình độ chuyên môn (nghiệp vụ và các công cụ đo lường), mức độ tuân thủ các chính sách và quy


trình quản trị rủi ro tín dụng được thể hiện dưới dạng văn bản, thời gian hoàn thành công việc có chất lượng, khả năng truyền thông các thông tin trong quản trị rủi ro tín dụng; mức độ tuân thủ văn hóa rủi ro; khả năng đáp ứng yêu cầu công việc. Mục tiêu càng chi tiết, thì kết quả đánh giá càng chính xác. Trọng số cho từng mục tiêu phải khác nhau, và phải xây dựng cho từng nhóm cán bộ riêng, không sử dụng chung bộ mục tiêu cho tất cả.

Ngoài ra để có khả năng phân tích, quản trị rủi ro danh mục tín dụng yêu cầu kiến thức nghiệp vụ, trình độ hiểu biết thị trường, mức độ am hiểu cơ sở dữ liệu về tín dụng và cách thức quản trị danh mục chủ động theo thông lệ quốc tế.

Thứ tư, phát triển nhận thức về văn hóa doanh nghiệp, áp dụng các chế độ đãi ngộ, chính sách nhân sự nhằm giữ chân và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu kinh doanh, khai thác triệt để mọi khả năng, tiềm năng của lao động, phát huy truyền thống văn hóa doanh nghiệp, tinh thần gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, quản lý nguồn nhân lực theo thông lệ quốc tế hiện đại phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Từ bài học kinh nghiệp về xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam nên xây dựng bộ giá trị văn hóa của ngân hàng, trong đó quy định các quy tắc ứng xử của lãnh đạo, cán bộ và người lao động Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam với bên ngoài, cũng như quy tắc ứng xử trong nội bộ Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam và các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Đồng thời, để các giá trị văn hóa doanh nghiệp đồng hành cùng với sự phát triển của ngân hàng, ban lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam cần hỗ trợ tối đa các nguồn lực, xây dựng môi trường văn hóa, tạo sự gắn kết giữa các cán bộ, người lao động.

Bên cạnh việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam cần thực hiện chính sách đãi ngộ và thu hút


nhân tài, bố trí nhân lực phù hợp, khoa học, chuyên môn hóa. Thực tế chứng minh, cơ chế chính sách đãi ngộ luôn là vấn đề quan trọng có tính nền tảng trong việc tạo động lực khuyến khích người lao động gắn bó và làm việc hiệu quả hơn, hạn chế hành vi rủi ro đạo đức. Một chính sách đãi ngộ tốt ngoài tác dụng làm đòn bẩy nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả làm việc, còn góp phần tạo nên những bước tiến trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, từ đó nâng cao năng lực quản lý cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và tổ chức.

Một chính sách đãi ngộ hiệu quả phải đảm bảo ba mục tiêu chính:


(i) Thúc đẩy nhân viên làm việc và một cách tự giác và chủ động thông qua việc tạo ra một môi trường làm việc có quy định trách nhiệm quyền hạn rõ ràng và công khai;

(ii) Hỗ trợ việc đạt được mục tiêu chung của toàn công ty bao gồm cả mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn;

(iii) Thu hút và giữ được những nhân viên làm việc hiệu quả nhất.


Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam nên hoàn thiện hệ thống chính sách đãi ngộ với hai hình thức: đãi ngộ tài chính và đãi ngộ phi tài chỉnh.

Đãi ngộ tài chính: bao gồm các hình thức như lương, thưởng và các đãi ngộ khác như phương tiện di chuyển, phụ cấp điện thoại hàng tháng... Các đãi ngộ này cần minh bạch, công bằng, có tính cạnh tranh và hợp lý.

Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên (KPI) cụ thể cho từng vị trí với những tiêu chuẩn và thang điểm rõ ràng để đánh giá đúng năng lực làm việc của từng cá nhân, từ đó có cơ chế lương thưởng phù họp, cũng như xác định được những nhân viên có năng lực để có chính sách đãi ngộ thích hợp, tạo môi trường làm việc tốt để họ có cơ hội phát triển và gắn bó lâu dài. Đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để có thể dễ dàng tính toán một cách chính xác và tự động các chỉ tiêu KPI;

Xem tất cả 265 trang.

Ngày đăng: 12/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí