Giả Thuyết Tác Động Biến Động Tỷ Suất Sinh Lợi Thị Trường Chứng Khoán Lên Hiệu Quả


trường chứng khoán để làm sáng tỏ ảnh hưởng của quy mô ngân hàng đến tác động của SMV lên rủi ro và hiệu quả ngân hàng.

Ở Việt Nam, nguồn vốn thường chảy vào các ngân hàng lớn có uy tín cao, mặc dù lãi suất huy động không cạnh tranh bằng các ngân hàng tư nhân có quy mô nhỏ hơn. Đây có thể là một trong những lý do chính khiến các ngân hàng lớn luôn dồi dào thanh khoản và hoạt động hiệu quả hơn các ngân hàng nhỏ.

2.3. Khoảng trống nghiên cứu


Về ảnh hưởng của SMV đối với hiệu quả, tác động của hiệu quả ngân hàng lên TTCK đã được xem xét trong công trình nghiên cứu của Sharma (2018), Eisenbeis và cộng sự (1999), Sufian và Majid (2009) và Hadad và cộng sự (2011). Khai thác dữ liệu thông tin về chuỗi thời gian, Hadad và cộng sự (2011) cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng có ảnh hưởng quan trọng lên SMV. Các nghiên cứu này dựa trên lập luận rằng tỷ suất sinh lợi chứng khoán của ngân hàng sẽ là kết quả đầu ra, phản ánh mức độ giàu có của cổ đông do các ngân hàng hoạt động hiệu quả (do quản lý tốt nguồn lực kinh doanh) (Brealey và cộng sự, 2012). Ở chiều ngược lại, chỉ có một số ít các công trình nghiên cứu có đề cập đến ảnh hưởng của SMV (biến động chung của thị trường chứng khoán) lên hiệu quả bao gồm Angbazo (1997), Albertazzi và Gambacorta (2009), Tan và Floros (2012b) và Rashid và Ilyas (2018). Tuy nhiên, các nghiên cứu này khai thác bối cảnh các quốc gia phát triển (10 nước công nghiệp lớn ở Châu Âu) và Trung Quốc. Do đó, nghiên cứu chiều tác động từ SMV đến hiệu quả tại quốc gia đang phát triển như Việt Nam sẽ đóng góp thêm bằng chứng thực nghiệm cho kho tàng học thuật. Đối với nghiên cứu tương tự của Rashid và Ilyas (2018) về ảnh hưởng của SMV đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng hoạt động tại Pakistan, tác giả chỉ sử dụng thước đo cho hiệu quả gồm có ROA, ROE và NIM. Bên cạnh thước đo truyền thống này, tác giả còn bổ sung thêm thước đo cập nhật hơn là giá trị kinh tế gia tăng EVA và hiệu quả sử dụng vốn của chủ sở hữu vượt mức (EROE). Ngoài ra, nghiên cứu của Rashid và Ilyas (2018)


chưa đề cập đến vai trò của quy mô lên ảnh hưởng biến động thị trường lên rủi ro của ngân hàng. Khoảng trống nghiên cứu này dẫn đến câu hỏi nghiên cứu thứ nhất (Research Question – RQ) sau:

RQ1: SMV có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng không?


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

Về ảnh hưởng của SMV đối với rủi ro, tác giả chưa phát hiện bằng chứng thực nghiệm đề cập trực tiếp đến ảnh hưởng của SMV lên rủi ro của ngân hàng. Do vậy, khai thác khoảng trống này có thể cung cấp các bằng chứng thực nghiệm cần thiết cho ảnh hưởng này tại thị trường mới nổi như Việt Nam và góp phần kiểm chứng lại lý thuyết đã có về chủ đề rủi ro TTCK và rủi ro của ngân hàng. Như vậy, nghiên cứu thực nghiệm để tìm bằng chứng về quan hệ giữa hai cấu phần quan trọng của thị trường tài chính (TTCK và hệ thống ngân hàng) cần phải được thực hiện để xem xét ở góc độ định lượng về tác động của SMV lên rủi ro và hiệu quả của ngân hàng có tồn tại hay không. Từ phân tích khoảng trống nghiên cứu trên, câu hỏi nghiên cứu thứ hai được đưa ra như sau:

RQ2: SMV có tác động đến rủi ro của ngân hàng không?

Biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán, hiệu quả và rủi ro: Bằng chứng thực nghiệm từ các ngân hàng thương mại Việt Nam niêm yết - 8


Vai trò của quy mô ngân hàng đã được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm, gồm có Al‐Tamimi và Charif (2011), Sufian (2009), và Kosmidou (2008). Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa đề cập đến vai trò điều chỉnh quy mô của ngân hàng trong bối cảnh SMV làm ảnh hưởng đến hiệu quả và rủi ro của ngân hàng. Theo đó, SMV tăng có thể làm hiệu quả ngân hàng gia tăng đặc biệt là ở các ngân hàng lớn, do vốn rút khỏi thị trường chứng khoán và ưu tiên đổ vào các ngân hàng lớn, đóng vai trò là kênh sinh lợi an toàn hơn trong tương quan so sánh với các ngân hàng có quy mô nhỏ (Rashid, 2014). Tuy nhiên, SMV gia tăng lại gây ra sự gia tăng trong rủi ro tổng thể và rủi ro này được các ngân hàng thêm vào lãi suất cho vay, từ đó làm giảm quy mô cho vay. Hành vi này đặc biệt xảy ra ở các ngân hàng lớn, do vậy có thể ảnh hưởng đến hiệu quả do ngân hàng đối mặt với khả năng không tạo ra được lợi nhuận nhiều hơn khi quy mô cho vay giảm sút. Tuy nhiên, rất hiếm bài nghiên cứu đề cập đến vai trò của quy mô


ngân hàng đến ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả và tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu đề cập đến tác động của yếu tố quy mô lên ảnh hưởng của SMV lên rủi ro. Thông qua việc khai thác các biến tương tác quy mô, luận án cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho tầm quan trọng của quy mô ngân hàng lên ảnh hưởng của SMV đối với rủi ro và hiệu quả hoạt động ngân hàng. Từ phân tích khoảng trống nghiên cứu trên, hai câu hỏi nghiên cứu tiếp theo được đưa ra như sau:

RQ3: Ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả hoạt động có bị thay đổi bởi quy mô ngân hàng không?

RQ4: Ảnh hưởng của SMV lên rủi ro có bị thay đổi bởi quy mô ngân hàng không?


Như vậy, phần lớn các công trình nghiên cứu về vai trò của TTCK đối với hệ thống ngân hàng (Ahmad và Zaman, 1999; Apătăchioae, 2015; Atkins và cộng sự, 2018; Awan và cộng sự, 2014; Banya và Biekpe, 2018), tuy nhiên có rất hạn chế nghiên cứu tác động của thị trường chứng khoán lên hệ thống ngân hàng. Theo đó, luận án nhằm phát hiện ra bằng chứng thực nghiệm cho ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả và rủi ro của hệ thống ngân hàng. Cụ thể, xét về góc độ các lý thuyết kinh tế có liên quan, tác động của SMV lên hiệu quả và rủi ro được hàm ý và giải thích bởi tương đối đầy đủ các lý thuyết kinh tế; tuy nhiên, xét về góc độ các công trình nghiên cứu thực nghiệm, tác giả nhận thấy có rất ít bài nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả và chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của SMV lên rủi ro. Ngoài ra, vai trò điều chỉnh của quy mô ngân hàng lên ảnh hưởng của SMV đối với rủi ro và hiệu quả chưa được quan tâm trong các bài nghiên cứu thực nghiệm.

Vì vậy, đây là các khoảng trống nghiên cứu quan trọng để từ đó tạo nên động cơ nghiên cứu của luận án: Khai thác các khoảng trống nhằm làm sáng tỏ vai trò của thị trường chứng khoán đối với hệ thống ngân hàng, qua đó nhận diện được lý thuyết kinh tế nào có thể được khai thác cho việc giải thích cho ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả và rủi ro trong bối cảnh ngành ngân hàng của thị trường mới nổi như Việt Nam. Dựa trên


những kết quả quan trọng này, luận án sẽ cung cấp các hàm ý mang tính chính sách giúp cho các bên có liên quan nhận thức được sự kết nối của hai cấu phần quan trọng trong cấu trúc thị trường tài chính quốc gia.

2.4. Giả thuyết nghiên cứu chính


2.4.1. Giả thuyết tác động biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán lên hiệu quả

Lý thuyết triển vọng (Kai Ineman và Tversky, 1979) cho thấy SMV có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng do sự quan tâm của nhà đầu tư đối với nơi an toàn cho vốn đầu tư của họ là các khoản gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Một số công trình khoa học thực nghiệm ủng hộ lý thuyết này như Angbazo (1997), Albertazzi và Gambacorta (2009), Albertazzi và Gambacorta (2010), Tan và Floros (2012b). Tuy nhiên, Rashid và Ilyas (2018) lại đưa ra bằng chứng trái ngược với dự báo cơ chế tác động theo quan điểm của lý thuyết triển vọng. Từ các nhận định và phân tích nêu trên, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu H1 như sau:

H1: SMV có tác động thúc đẩy hiệu quả hoạt động ngân hàng.


2.4.2. Giả thuyết tác động biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán lên rủi ro

Lý thuyết bất ổn tài chính của Minsky (1992) và quan điểm có liên quan của Adrian và Shin (2014) nghiên cứu về nghịch lý biến động đã dự báo tác động nghịch biến của SMV lên rủi ro. Theo đó, thị trường biến động thấp trong một khung thời gian nào đó sẽ gây ra hành vi thực thi các rủi ro một cách quá mức. Tuy nhiên, tác giả chưa phát hiện công trình khoa học thực nghiệm nào về sự gia tăng rủi ro gây ra do SMV. Như vậy, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu H2 như sau:

H2: SMV có thể tạo ra sự giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.


2.4.3. Giả thuyết tác động biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán lên hiệu quả và rủi ro trong điều kiện thay đổi quy mô ngân hàng

Lý thuyết quy mô tối ưu (Krasa và Villamil, 1992) dự báo các ngân hàng có quy mô tối ưu có thể giảm được rủi ro có thể đa dạng hóa trong danh mục đầu tư của ngân hàng, tuy nhiên phải tốn kém chi phí giám sát cho các rủi ro vĩ mô không thể đa dạng hóa. SMV được xem là rủi ro vĩ mô có tính chất như vậy. Do vậy, đối với các ngân hàng quy mô lớn, khi thị trường biến động mạnh (phản ánh rủi ro vĩ mô trong nền kinh tế) dẫn tới chi phí giám sát lớn hơn của những ngân hàng có quy mô lớn. Dù ngân hàng lớn có thể giảm rủi ro đặc thù từ việc hưởng lợi hiệu ứng đa dạng hóa (vốn là thế mạnh của các ngân hàng lớn), từ đó tạo ra tác động mang tính tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, việc vận hành các ngân hàng lớn có thể dẫn tới sự phát sinh tăng cao trong chi phí giám sát, đặc biệt trong thời kỳ SMV gia tăng, điều này lại gây ra rủi ro gia tăng cho ngân hàng.

Thêm nữa, các ngân hàng lớn có thể hưởng lợi từ lợi thế kinh tế theo quy mô theo cách lập luận của lý thuyết tính kinh tế theo quy mô đề cập trong nghiên cứu của Panzar và Willig (1977) và Krasa và Villamil (1992), từ đó làm gia tăng hiệu quả và giảm thiểu rủi ro. Do vậy, chưa thể kết luận được tác động của yếu tố quy mô là tích cực và tiêu cực đến hiệu quả và rủi ro của ngân hàng trong thời kỳ SMV gia tăng mạnh.

Tuy nhiên, bằng chứng thực nghiệm của Rashid và Ilyas (2018) cho rằng trong bối cảnh thị trường không thuận lợi (SMV gia tăng), các ngân hàng lớn sẽ có nhiều thứ để mất (have more to lose). Các ngân hàng này sẽ đưa phần bù rủi ro (compensatory rate) vào phần lãi suất cho vay, từ đó làm giảm nhu cầu vay của khách hàng. Hành vi này của ngân hàng có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả và làm phát sinh rủi ro cho ngân hàng do phần thu từ hoạt động cho vay bị suy giảm mạnh hơn so với các ngân hàng nhỏ. Như vậy, giả thuyết nghiên cứu H3 và H4 được đề xuất như sau:


H3: Biến động của tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán và đồng thời quy mô ngân hàng tác động làm gia tăng hiệu quả hoạt động ngân hàng.

H4: Biến động của tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán và đồng thời quy mô ngân hàng tác động làm giảm rủi ro của ngân hàng.


TÓM TẮT CHƯƠNG 2


Chương 2 trình bày cụ thể các khái niệm nghiên cứu chính và cách đo lường các khái niệm này đã được khai thác trong các công trình thực nghiệm trước đây. Đối với SMV, tác giả tiếp cận theo hai cách tính của (i) tác giả French và cộng sự (1987) và Võ Xuân Vinh và Võ Văn Phong (2016) và (ii) tác giả Lau và cộng sự (2013), đều dựa trên cách tính độ lệch chuẩn cơ bản cho tỷ suất sinh lợi tính toán dựa trên chỉ số giá VN- Index; thước đo hiệu quả bao gồm hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu (ROE), hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu vượt mức (EROE), hiệu quả sử dụng tài sản (ROA), tỷ lệ lãi cận biên (NIM) và giá trị kinh tế gia tăng (EVA); thước đo rủi ro bao gồm hệ số ổn định (ZSCORE), độ lệch chuẩn hiệu quả sử dụng tài sản (DROA) và độ lệch chuẩn hiệu quả sử dụng vốn (DROE).

Tiếp theo, chương 2 phác thảo các mô hình dựa trên lý thuyết đề cập đến cơ chế giải thích của: (i) Ảnh hưởng của SMV lên rủi ro (lý thuyết bất ổn tài chính và quan điểm nghịch lý biến động); (ii) Ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả ngân hàng (lý thuyết triển vọng); và (iii) Vai trò của quy mô ngân hàng đối với ảnh hưởng của SMV đối với hiệu quả và rủi ro (lý thuyết tính kinh tế theo quy mô và quy mô ngân hàng tối ưu). Bên cạnh đó, Chương 2 tổng hợp và đưa ra các bằng chứng thực nghiệm trực tiếp (cho ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả) và bằng chứng gián tiếp (cho ảnh hưởng của SMV lên rủi ro). Từ khảo lược lý thuyết và thực nghiệm, Chương 2 phân tích tổng quan từ đó cung cấp các khoảng trống và giả thuyết nghiên cứu để tiến hành kiểm định thông qua hồi quy ở Chương 3.


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Mô hình nghiên cứu


3.1.1. Mô hình tác động biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán lên hiệu quả

Tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu của luận án được phát triển từ nghiên cứu của Tan và Floros (2012b), Tan và Floros (2012a), Tan và Floros (2013) và Rashid và Ilyas (2018). Trong các nghiên cứu này, các tác giả sử dụng mô hình bao gồm các nhân tố tác động đến hiệu quả và rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng. Các biến nghiên cứu được chia thành 3 nhóm chính: biến giải thích chính, biến kiểm soát yếu tố đặc thù từng ngân hàng, biến kiểm soát yếu tố ngành và biến kiểm soát các yếu tố nền kinh tế vĩ mô. Luận án này sử dụng biến theo các nhóm chính kể trên và khai thác đa dạng hơn các biến đo lường cho hiệu quả ngân hàng bao gồm giá trị kinh tế gia tăng (EVA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), thặng dư lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Excess Return on Equity - EROE), và tỷ lệ lãi cận biên (NIM). Biến nghiên cứu chính đo lường biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán sử dụng 2 cách tiếp cận của (i) Tan và Floros (2012b), Võ Xuân Vinh và Võ Văn Phong (2016), French và cộng sự (1987), Khan và cộng sự (2017) và (ii) Lau và cộng sự (2013). Bên cạnh đó, các biến kiểm soát các yếu tố đặc thù, mang tính chất nội bộ của ngân hàng bao gồm quy mô tổng tài sản (SIZE), mức độ thanh khoản (LIQ), tỷ lệ vốn cổ phần trên tổng tài sản (CAP), tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài sản (CE) và tỷ lệ thu nhập phi lãi trên lãi gộp (NTA) cũng được thêm vào để kiểm soát tác động của các biến kiểm soát này lên hiệu quả ngân hàng. Thêm nữa, mô hình sử dụng biến quy mô tổng tài sản của ngân hàng (LOTA) và tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDPG) để lần lượt kiểm soát yếu tố đặc trưng ngành ngân hàng và yếu tố vĩ mô có khả năng tác động đến hiệu quả ngân hàng. Dựa trên các yếu tố này, mô hình hồi quy cho ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả của ngân hàng được xây dựng trong phương trình sau:



BP𝑖𝑡


= 𝛼𝑖


+ 𝜕SMV +


h

h=1

βhX+ βY


𝑌𝑡


+ βZ


𝑍𝑡


+ 𝜀𝑖𝑡


(1a)


it

trong đó, i, t lần lượt đại diện cho ngân hàng i và thời điểm t;

BPit đại diện cho hiệu quả hoạt động ngân hàng (BP) gồm có giá trị kinh tế gia tăng (EVA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), thặng dư lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Excess Return on Equity - EROE), và tỷ lệ lãi cận biên (NIM).

Biến nghiên cứu chính 𝑆𝑀𝑉 đo lường biến động tỷ suất sinh lợi TTCK gồm biến

𝑆𝑀𝑉1 theo cách tính của Tan và Floros (2012b); Võ Xuân Vinh và Võ Văn Phong (2016) và biến 𝑆𝑀𝑉2 đo lường độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi TTCK theo cách tính của Lau và cộng sự (2013).

it

Xh đại diện cho nhóm h yếu tố nội bộ ngân hàng bao gồm: quy mô tổng tài sản (SIZE), mức độ thanh khoản (LIQ), tỷ lệ vốn cổ phần trên tổng tài sản (CAP), tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài sản (CE) và tỷ lệ thu nhập phi lãi trên lãi gộp (NTA);

𝑌𝑡 đại diện cho yếu tố thuộc ngành ngân hàng là quy mô tổng tài sản của ngân hàng (LOTA);

𝑍𝑡 đại diện cho yếu tố vĩ mô là tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDPG);

𝛼𝑖 kiểm soát tác động đặc thù của từng ngân hàng; 𝜀𝑖𝑡 là phần dư. Các biến sử dụng và cơ sở nguồn nghiên cứu đã tham khảo để xây dựng mô hình được mô tả chi tiết theo Bảng 3.1.

Mô hình (1a) được ước lượng bằng OLS, FEM và REM. Thêm nữa, Tan và Floros (2012b) cho rằng áp dụng mô hình động là hợp lý vì hiệu quả hoạt động có tính chất quán tính. Theo đó, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng năm trước tiềm tàng mối tương quan với hiệu quả hoạt động của ngân hàng kỳ này. Mô hình của luận án khai thác biến trễ để lưu giữ tính chất quán tính của hiệu quả và phương pháp kiểm soát các yếu tố cố định sẽ không còn phù hợp. Do đó, luận án đưa thêm biến trễ của biến phụ thuộc trong mô hình (1b) để kiểm soát quán tính của hiệu quả ngân hàng (Persistence of

Xem tất cả 186 trang.

Ngày đăng: 11/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí