Thành Lập Các Quỹ Đầu Tư Nhằm Thu Hút Nhà Đầu Tư Và Đưa Ra Các Sản Phẩm Mới, Sản Phẩm Thị Trường Chứng Khoán Phái Sinh Nhằm Phòng Ngừa Rủi Ro

thị trường thứ cấp cho trái phiếu doanh nghiệp. Vì vậy, trái phiếu doanh nghiệp mặc dù lãi suất rất cao, nhưng chưa có tính thanh khoản, không hấp dẫn nhiều nhà đầu tư.

Đối với thị trường cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu có thể phản ánh giá trị của các cổ phiếu trong rổ cổ phiếu. Các cổ phiếu này thường có một đặc điểm chung như niêm yết tại cùng một thị trường, hoạt động trong cùng một ngành, có mức vốn hóa tương đương. Chỉ số cổ phiếu có thể được xây dựng trên một số cơ sở sau:

- Cơ sở bình quân giá: căn cứ vào biến động giá của cổ phiếu trong rổ cổ phiếu. Một biến động giá của cổ phiếu nhỏ có thể ảnh hưởng lớn đến chỉ số;

- Cơ sở bình quân giá trị vốn hóa thị trường: căn cứ vào giá và quy mô vốn của doanh nghiệp. Một biến động giá của cổ phiếu nhỏ không có ảnh hưởng lớn đến chỉ số

- Cơ sở bình quân vốn hóa thị trường có điều chỉnh: căn cứ vào mức vốn hóa thị trường của doanh nghiệp song chỉ tính số cổ phiếu không hạn chế mua bán đối với công chúng nhằm tính đến mức độ thanh khoản.

3.2.4. Thành lập các quỹ đầu tư nhằm thu hút nhà đầu tư và đưa ra các sản phẩm mới, sản phẩm thị trường chứng khoán phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro đầu tư cũng như tạo đòn bẩy tài chính, đầu cơ hoặc cơ cấu rủi ro

3.2.4.1. Thành lập các quỹ đầu tư mới

Với lợi thế khả năng tiếp cận nguồn trái phiếu doanh nghiệp từ Ngân hàng mẹ là Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Công ty có thể thành lập quỹ mở trái phiếu với danh mục bao gồm trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính phủ bảo lãnh, công cụ thị trường tiền tệ và các tài sản khác nhằm huy động vốn gián tiếp từ các nhà đầu tư. Công ty cũng tiếp tục xúc tiến thành lập quỹ REITS và quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện.

Quỹ đầu tư bất động sản (REIT):

- REIT 1: Đầu tư vào bất động sản nghĩ dưỡng, hướng tới nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các cá nhân giàu có. Qua làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài, tác giả nhận thấy nhu cầu đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản nghỉ dưỡng ở Việt Nam là rất lớn và nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng của Việt Nam đang tăng mạnh nhưng để phát triển được loại hình quỹ này Công ty cần nghiên cứu giải đáp các vấn đề: tính pháp lý về cấu trúc quỹ và tài sản đầu tư, phòng ngừa rủi ro tỷ giá; các loại thuế và phí liên quan; tỷ suất lợi nhuận tính theo USD cho nhà đầu tư.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

- REIT 2: Đầu tư vào các văn phòng cho thuê, hướng tới các nhà đầu tư trong nước. Để phát triển loại hình này, Công ty cần tăng cường đội ngũ nhân sự am hiểu về lĩnh vực kinh doanh bất động sản để lựa chọn được những bất động sản sinh lời ổn định; đồng thời mở ra kênh phân phối Chứng chỉ quỹ qua mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp của Ngân hàng Công Thương.

- REIT 3: Đầu tư vào nhà ở xã hội đã có hợp đồng thuê mua chắc chắn, hướng tới các nhà đầu tư trong nước.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - 20

Quỹ mở trái phiếu:

Đầu ra cho Quỹ: Tích cực tìm kiếm các công cụ đầu tư lãi suất cố định có mức sinh lời hấp dẫn: CDs, Trái phiếu doanh nghiệp. Đặc biệt, trong trường hợp thành lập quỹ REIT3 bị vướng do vấn đề chuyển giao tài sản là các căn nhà ở xã hội đang cho thuê sang cho quỹ đứng tên, xem xét phương án tiếp cận và hỗ trợ các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội phát hành các MBS-Mortgage backed securities, trái phiếu doanh nghiệp được bảo đảm bằng các căn nhà ở xã hội đã có người thuê mua và có dòng tiền chắc chắn, từ đây sẽ tạo nguồn trái phiếu cho Quỹ mở trái phiếu;

Quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện:

Ngày 1/7/2016 Chính phủ đã ban hành nghị định 88/2016/NĐ-CP về Chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện là khung pháp lý quan trọng khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động đóng góp vào Chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện (bên cạnh quỹ Bảo hiểm xã hội bắt buộc) thông qua việc hình thành quỹ hưu trí từ sự đóng góp tự nguyện của người tham gia quỹ và người sử dụng lao động dưới hình thức tài Khoản hưu trí cá nhân nhằm tăng cường sự gắn kết giữa người sử dụng lao động và người lao động và tăng thêm nguồn phúc lợi cho người về hưu. Cùng với các Công ty bảo hiểm nhân thọ, Công ty Quản lý quỹ cũng là đơn vị được phép quản lý Quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện. Chính vì vậy, Công ty đã và đang tích cực nghiên cứu để đề xuất với Ngân hàng Công Thương Việt Nam triển khai sản phẩm này trong 1- 2 năm tới, áp dụng cho các cán bộ nhân viên của Ngân hàng Công Thương Việt Nam nhằm gia tăng phúc lợi cho người lao động, đồng thời gia tăng quy mô tài sản và nguồn thu phí cho Công ty quản lý quỹ.

Ngoài ra, Công ty có thể thành lập Quỹ chỉ số ETF niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đây là quỹ đầu tư có tính thanh khoản cao, chi phí thấp, mức độ minh bạch cao. Hiện nay ở thị trường chứng khoán Việt Nam, có 3 quỹ ETF ngoại và 1 quỹ ETF nội. Quỹ ETF đầu tư theo dạng thụ động, cơ chế vận hành của quỹ không liên quan đến mua bán trực tiếp chứng khoán trên thị trường.

3.2.4.2. Phát triển các sản phẩm đầu tư mới, các sản phẩm thị trường chứng phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro đầu tư cũng như tạo đòn bẩy tài chính, đầu cơ hoặc cơ cấu rủi ro

Để giảm thiểu rủi ro, Công ty có thể sử dụng hợp đồng hoán đổi lãi suất để hoán đổi lãi suất thả nổi thành lãi suất cố định.

Để tạo đòn bẩy tài chính, có thể sử dụng hợp đồng hoán đổi cổ phiếu với thị trường. Nhà đầu tư có thể phải trả chi phí sử dụng vốn tính trên cơ sở lãi

suất tham chiếu và nhận về phần thu nhập của cổ phiếu và chênh lệch giá vốn trong tương lai của gốc cổ phiếu phái sinh. Nhà đầu tư hưởng toàn bộ lợi nhuận và chịu toàn bộ lỗ đầu tư cổ phiếu. Trong trường hợp này, nhà đầu tư không cần sử dụng vốn tiền mặt (ngoại trừ tiền ký quỹ thanh toán) mà vẫn đầu tư cổ phiếu.

Để đầu cơ rủi ro, các nhà đầu tư đưa ra dự đoán biến động tương lai của thị trường và đánh cược với dự đoán đó. Các hợp đồng phái sinh là một công cụ hữu hiệu để thực hiện bằng việc duy trì trạng thái “trường” hoặc “đoản” đối với các gốc phái sinh phù hợp. Ví dụ, nếu tin rằng giá cổ phiếu sẽ tăng, công ty quản lý quỹ có thể thực hiện mua hợp đồng cổ phiếu có kỳ hạn hoặc mua quyền chọn mua cổ phiếu. Ngược lại, nếu dự đoán giá cổ phiếu giảm, họ có thể thực hiện bán hợp đồng cổ phiếu có kỳ hạn hoặc mua quyền chọn bán cổ phiếu.

Để cơ cấu rủi ro, công ty quản lý quỹ có thể dùng các hợp đồng phái sinh để cơ cấu lại rủi ro của các sản phẩm hiện có trong danh mục đầu tư để tạo thành một danh mục đầu tư mới với các đặc điểm khác danh mục đầu tư gốc. Ví dụ, Công ty đang có danh mục trái phiếu doanh nghiệp với lãi suất 12%/năm. Tuy nhiên, công ty dự đoán lãi suất thị trường sẽ tăng do đó muốn biến danh mục của mình thành danh mục có lãi suất thả nổi. Cách đơn giản nhất là thực hiện một hợp đồng hoán đổi lãi suất. Công ty sẽ trả lãi suất cố định và nhận lãi suất thả nổi. Tức là, công ty đã cơ cấu lại danh mục của mình từ cố định sang thả nổi để tận dụng xu hướng tăng lãi suất của thị trường.

3.2.4.3 Phát triển sản phẩm mới tận dụng lợi thế của ngân hàng

Là một công ty con của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Công ty quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam có cơ hội tận dụng những nguồn lực có sẵn của ngân hàng như nhân sự, hệ thống công nghệ thông tin, mạng lưới quan hệ cũng như các sản phẩm đầu tư liên kết.

Sản phẩm mới có thể để khai thác được những nhà đầu tư là những khách hàng lớn, có tiềm năng vốn là khách hàng của Ngân hàng. Các sản phẩm đầu tư có thể tận dụng hệ thống thanh toán và chuyển tiền của ngân hàng để giúp nhà đầu tư có được sự thuận tiện trong việc chuyển tiền đầu tư, nhận tiền lãi hoặc các nghiệp vụ phá sinh liên quan đến ngân hàng khác.

Việc thiết kế sản phẩm phải tuân thủ đúng thủ tục quy trình từ khâu khảo sát tìm hiểu nhu cầu khách hàng, thiết kế sản phẩm, huấn luyện đội ngũ tiếp thị sản phẩm đến khâu đưa sản phẩm ra thị trường.

Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh gay gắt hiện nay trên thị trường giữa các định chế tài chính, việc công ty đưa ra thị trường các sản phẩm mới kết hợp với Ngân hàng sẽ tạo nên ưu thế vượt trội của Công ty so với các đối thủ khác.

Trong nghiên cứu này, một số sản phẩm mới được đưa ra để Công ty tham khảo và phát triển. Đó là các loại trái phiếu cơ cấu, bao gồm:

- Trái phiếu liên kết rủi ro lãi suất;

- Trái phiếu liên kết rủi ro lạm phát;

- Trái phiếu liên kết rủi ro ngoại tệ;

- Trái phiếu liên kết rủi ro tín dụng;

- Trái phiếu liên kết đầu tư cổ phiếu;

Trái phiếu liên kết rủi ro lãi suất: Trái phiếu lãi suất thả nổi là một trong những dạng cơ bản nhất của sản phẩm này. Cuống lãi suất được xác định dựa vào một tham chiếu chung trên thị trường như bình quân của lãi suất huy động 12 tháng của 4 Ngân hàng lớn: BIDV, VietinBank, VietcomBank và Agribank. Với biên độ xác định tại thời điểm phát hành trái phiếu, lãi suất trái phiếu được xác định một cách định kỳ, trước ngày chốt trả trái tức.

Trái phiếu lãi suất bậc thang: là loại trái phiếu có cuống lãi suất tăng dần theo thời hạn nắm giữ. Trái chủ nắm giữ càng lâu thì càng được hưởng lãi suất

cao hơn vì rủi ro nắm giữ các trái phiếu dài hạn cao hơn các trái phiếu ngắn hạn.

Trái phiếu có lịch thanh toán biến đổi: là loại trái phiếu có lịch thanh toán nợ gốc phụ thuộc vào một lãi suất tham chiếu chung trên thị trường. Ngày thanh toán gốc cuối cùng được cố định. Dòng tiền mặt tương lai, lợi suất đến khi đáo hạn đều không được xác định một cách chắc chắn. Loại trái phiếu này giúp trái chủ hạn chế rủi ro biến động lãi suất.

Trái phiếu liên kết rủi ro lạm phát: nhằm mục đích giúp nhà đầu tư có phương tiện phòng tránh rủi ro lạm phát. Nhà đầu tư sẽ nhận được cuống lãi suất cao hơn mức lạm phát trong kỳ hạn đầu tư của trái phiếu, đảm bảo mức lãi suất thực dương. Điều này đặc biệt quan trọng khi lãi suất huy động vốn thời kỳ lạm phát thường có xu hướng tăng cao nhằm kiềm chế lạm phát.

Trái phiếu liên kết rủi ro ngoại hối: là loại trái phiếu mà cuống lãi suất phụ thuộc vào sự biến động tỷ giá của một cặp đồng tiền. Về bản chất, trái phiếu liên kết rủi ro ngoại hối bao gồm một trái phiếu doanh nghiệp cộng với một hợp đồng mua ngoại tệ có kỳ hạn được cấu trúc ngầm trong trái phiếu. Tức là, thay vì mua trái phiếu doanh nghiệp và hợp đồng mua ngoại tệ có kỳ hạn, nhà đầu tư có thể yêu cầu doanh nghiệp phát hành trái phiếu liên kết tỷ giá ngoại hối, có cuống lãi suất bằng lãi suất bình quân tiền gửi 12 tháng của 4 ngân hàng lớn cộng với một biên độ cộng với lãi lỗ đầu tư ngoại tệ.

Trái phiếu liên kết rủi ro cổ phiếu: là loại trái phiếu có cuống lãi suất phụ thuộc vào sự biến động giá của một cổ phiếu, một nhóm cổ phiếu hoặc một chỉ số cổ phiếu chung trên thị trường. Về bản chất trái phiếu liên kết cổ phiếu bao gồm một trái phiếu doanh nghiệp cộng với một hợp đồng phái sinh được cấu trúc ngầm trong trái phiếu. Trái phiếu liên kết đầu tư cổ phiếu có bảo toàn vốn gốc bao gồm một trái phiếu trả lãi trước và một quyền chọn mua cổ phiếu. Trái

phiếu liên kết quyền chọn mua cổ phiếu chính là trái phiếu chuyển đổi, trong đó giá trị gốc thanh toán cuối kỳ phụ thuộc vào giá cổ phiếu tại ngày đáo hạn… Trái phiếu liên kết rủi ro tín dụng: là sự kết hợp giữa một trái phiếu thông

thường với một hợp đồng hoán đổi tín dụng. Về bản chất, nhà đầu tư mua trái

phiếu doanh nghiệp thông thường và mua rủi ro tín dụng của một tài sản tham chiếu, do đó nhận được cuống lãi suất kết hợp một khoản phí bảo hiểm rủi ro tín dụng. Cuống lãi đối với trái phiếu liên kết rủi ro tín dụng bao gồm:

- Lãi suất trái phiếu: bằng lãi suất tham chiếu cộng biên độ tín dụng. Biên độ tín dụng đối với loại trái phiếu này nhỏ hơn biên độ tín dụng thông thường áp dụng cho chủ thể phát hành.

- Phí bảo hiểm rủi ro tín dụng: dựa vào định mức tín nhiệm của tài sản tham chiếu.

Trong quá trình lưu hành trái phiếu, nếu không xảy ra sự kiện tín dụng, nhà đầu tư sẽ được hoàn trả toàn bộ số tiền gốc tại thời điểm đáo hạn. Tuy nhiên, nếu sự kiện tín dụng phát sinh trong thời gian lưu hành trái phiếu, nhà đầu tư sẽ không nhận được số tiền gốc của trái phiếu mà chỉ nhận được số tiền gốc sau khi trừ đi tổn thất rủi ro tín dụng của tài sản tham chiếu (tức là nhận về phần thu hồi của tài sản tham chiếu).

3.2.5. Xây dựng công cụ phòng ngừa rủi ro cho từng mảng hoạt động của Công ty sử dụng mô hình toán thống kê

Rủi ro lớn nhất trong hoạt động của Công ty Quản lý quỹ là rủi ro thị trường. Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có thể sử dụng mô hình toán thống kê nhằm đo lường rủi ro thị trường cũng như các loại rủi ro khác trong hoạt động đầu tư

Hạn chế lớn nhất của VaR là chỉ dựa vào các điều kiện bình thường của thị trường từ việc phân tích các dữ liệu trong quá khứ. VaR không phản ánh số lỗ tối đa có thể mà chỉ phản ánh số lỗ có xác suất cao nhất trong điều kiện bình

thường của thị trường. Trong các hoàn cảnh thị trường biến động mạnh, VaR sẽ không còn ý nghĩa. Để tránh hạn chế của VaR, các công ty cũng áp dụng các phân tích tình huống (scenario analysis) và phân tích thử nghiệm căng thẳng (stress test) đối với các sự kiện bất thường của thị trường. Các rủi ro này thường được gọi là các rủi ro sự kiện. Các sự kiện căng thẳng được mô hình hóa nhằm xác định mức tổn thất tiềm ẩn bao gồm:

- Xuống hạng định mức tín nhiệm đối với các chứng khoán đầu tư,

- Khả năng vỡ nợ đối với các chứng khoán đầu tư,

- Giảm giá mạnh bất động sản ảnh hưởng đến giá các chứng khoán có gốc bất động sản làm tài sản bảo đảm,

- Giảm giá mạnh đối với chứng khoán vốn.

Hiện tại các tổ chức tài chính trên thế giới đang sử dụng 3 phương pháp chính để đo lường VaR, đó là: phương pháp Delta-Gamma, phương pháp mô phỏng lịch sử, phương pháp Monte Carlo.

Phương pháp Delta – Gamma: là phương pháp ứng dụng VaR đơn giản nhất. Nó giả định rằng rủi ro của danh mục là tuyến tính và các nhân tố rủi ro tuân theo phân phối chuẩn. Bởi vì lợi nhuận của danh mục là sự kết hợp tuyến tính giữa các biến chuẩn, do đó nó tuân theo phân phối chuẩn, với hàm mật độ phân phối theo hình tháp chuông. Tuy nhiên, cũng chính vì giả định mối quan hệ giữa VaR và các biến và tuyến tính, do đó phương pháp Delta – Gamma trở nên kém chính xác hơn so với 2 phương pháp tiếp theo.

Phương pháp mô phỏng lịch sử: là phương pháp định giá đầy đủ. Nó bao gồm quá trình quay ngược thời gian, ví dụ trong vòng 250 ngày trở lại đây, và áp dụng trọng số trong hiện tại cho lợi nhuận của tài sản đó theo dãy thời gian trong lịch sử. Nó được xem như việc xem xét lại lịch sử với trọng số hiện tại. Giả sử thời gian hiện tại là t, và chúng ta có dữ liệu quan sát trong khoảng thời

Xem tất cả 189 trang.

Ngày đăng: 27/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí