Các Khó Khăn Phát Sinh Từ Các Tổ Chức Kinh Doanh Chứng Khoán


nghiệp đó. Một số doanh nghiệp có nộp đầy đủ, chính xác thông tin nhưng lại công bố chậm trễ đem đến chậm trễ trong việc phân tích định giá khi các số liệu chưa được cập nhật kịp thời, dẫn đến lúc có số liệu để định giá thì không cập nhật được với diễn biến thị trường.

Thứ hai là cách thức công bố thông tin chưa tổng hợp và có hệ thống, cơ sở dữ liệu thông tin về ngành và thị trường còn chưa đầy đủ, gây khó khăn cho các nhà đầu tư trong việc ước lượng các thông số và giả định trong việc định giá. Trong các mô hình định giá cổ phiếu thì việc ước lượng các tham số ngành và thị trường để định giá là hết sức quan trọng, ví dụ như chỉ số P/E ngành trong mô hình định giá cổ phiếu bằng P/E; hay tham số β trong mô hình định giá bằng chiết khấu cổ tức hay chiết khấu dòng tiền. Hiện nay ở Việt Nam, cơ sở dữ liệu về ngành và thị trường chưa đầy đủ, dẫn đến chưa có số liệu chung thống nhất cho cả thị trường. Bản than mỗi công ty chứng khoán lại có những số liệu khác nhau, không thống nhất chung khiến không ít nhà phân tích định giá cổ phiếu băn khoăn trong việc lựa chọn số liệu, dẫn đến khó khăn cho công tác phân tích và định giá cổ phiếu.

Thứ ba là hoạt động của các tổ chức xếp hạng tín dụng của Việt Nam gần như mờ nhạt, chưa thể hiện được vai trò quan trọng trong việc tăng tính minh bạch cho thị trường, tạo lòng tin cho các nhà đầu tư. Ở Việt Nam hiện nay có ít nhất là 3 tổ chức được cho là cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, đó là Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam CIC, Trung tâm khoa học thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp CRC và Công ty thông tin và xếp hạng tín nhiệm C&R. Tuy nhiên theo như những báo cáo của họ thì dịch vụ mà CIC và C&R cung cấp giống như là của cơ quan thông tin tín dụng hơn là công ty xếp hạng tín dụng. Hai cơ quan này cung cấp thông tin về hồ sơ công ty (tên, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, lịch


sử hoạt động v.v, và xếp hạng của riêng họ. Tuy nhiên họ lại không đưa ra các tiêu chuẩn để xếp hạng. CRC có dịch vụ xếp hạng tín nhiệm nhưng vẫn chưa chính thức đưa vào hoạt động do vậy cũng chưa tìm thấy bản báo cáo xếp hạng nào. Hơn nữa, số lượng doanh nghiệp đăng kí để được xếp hạng tín nhiệm là không nhiều. Với số lượng hạn chế cũng như vai trò mờ nhạt của các tổ chức xếp hạng tín dụng như vây, TTCK Việt Nam chưa có được sự minh bạch thông tin, có những số liệu đánh giá khách quan về tình hình hoạt động của doanh nghiệp để hỗ trợ đắc lực cho việc phân tích và định giá cổ phiếu của các nhà quản trị, ngân hàng và các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Thứ tư là quy mô thị trường chứng khoán ở Việt Nam còn nhỏ bé kể cả về số lượng cổ phiếu niêm yết cũng như về các loại chứng khoán, các công cụ phái sinh (bao gồm quyền chọn mua, quyền chọn bán chứng khoán, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn). Số lượng công ty niêm yết ở Việt Nam chưa đủ lớn để hình thành nhiều rổ thị trường, dẫn đến có ít căn cứ để tính toán hệ số beta, gây khó khăn cho việc áp dụng chính xác mô hình chiết khấu cổ tức hay chiết khấu dòng tiền. Bên cạnh đó, quy mô TTCK Việt Nam vẫn còn hạn chế dẫn đến khó khăn trong việc so sánh, đối chiếu giữa các công ty trong thị trường, trong cùng ngành kinh tế. Nói chung, khi quy mô TTCK VN chưa thực sự phát triển để có thể ước lượng các tham số tốt hơn, áp dụng nhiều phương pháp định giá hơn, từ đó phục vụ tốt hơn cho việc phân tích và định giá cổ phiếu.

Thứ năm là Nhà nước chưa có những bước đột phá trong việc phổ biến rộng rãi kiến thức về chứng khoán và đầu tư chứng khoán cho các nhà đầu tư. Mặc dù hiện nay, Ủy ban chứng khoán nhà nước đã mở lớp đào tạo chứng khoán, đồng thời đồng ý cho một số trường đại học mở lớp đào tạo và cấp bằng đầu tư chứng khoán, nhưng số lượng các trung tâm đào tạo như vậy vẫn chưa phục vụ đủ hết nhu cầu của rất nhiều nhà đầu tư trên thị trường. Không


có định hướng phổ biến kiến thức của Nhà nước, nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc tìm kiếm kiến thức, tiếp cận các mô hình định giá cũng như các kiến thức khác để phục vụ cho công tác phân tích định giá cổ phiếu bởi không phải nhà đầu tư nào cũng có điều kiện được đào tạo bài bản về chứng khoán và đầu tư chứng khoán từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

4. Các khó khăn phát sinh từ các tổ chức kinh doanh chứng khoán

Các nhận định thị trường, các báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán có tác động không nhỏ đến nhận định, tâm lý của nhà đầu tư trên TTCK. Một số không nhỏ các nhà đầu tư dựa vào những báo cáo phân tích, những nhận định thị trường của các công ty chứng khoán để đưa ra quyết định đầu tư, hay dựa vào đó để ước lượng các tham số cho việc định giá cổ phiếu của mình. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân lực phân tích chứng khoán của các công ty chứng khoán năng lực còn hạn chế, chưa được đào tạo chuyên sâu dẫn đến các nhận định sai lệch về thị trường hoặc các nhận định sai lệch giữa các công ty chứng khoán với nhau khiến cho nhà đầu tư hoang mang, gây khó khăn cho việc định giá.

Phân tích và định giá cổ phiếu của các công ty tăng trưởng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 10

Bên cạnh đó, một thực trạng hiện nay ở các công ty chứng khoán là để thu hút được các nhà đầu tư, các công ty chứng khoán đua nhau cung cấp thông tin. Công ty chứng khoán nào càng đưa ra được nhiều thông tin cho nhà đầu tư thì càng thu hút được khách hàng. Chính vì số lượng hơn chất lượng, vì mục đích tăng lợi nhuận mà không ít công ty chứng khoán đã đưa ra những thông tin sai lệch, thu hút sự chú ý của nhà đầu tư khiến cho nhà đầu tư có những nhận định sai lầm về thị trường cũng như doanh nghiệp, dẫn đến định giá sai lệch.

5. Các khó khăn phát sinh từ bản thân các nhà đầu tư


Đối với bản thân các nhà đầu tư chưa trang bị cho mình vốn kiến thức cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Họ coi đầu tư


chứng khoán như một canh bạc mà ở đó người thắng là những người may mắn chọn được mã cổ phiếu tốt. Họ tham gia thị trường chứng khoán chỉ theo cảm tính, đầu tư theo đám đông thay vì phân tích, định giá chứng khoán để có quyết định đầu tư cho riêng mình. Thị trường chứng khoán Việt Nam có lẽ đã qua thời “cứ mua là thắng” (điển hình như năm 2007), tình trạng mua bán theo “phong trào” đã ảnh hưởng không nhỏ đến tính bền vững của thị trường. Các nhà đầu tư nghiệp dư khi thấy giá cổ phiếu lên vùn vụt, thay vì phân tích và nhận định thị trường, họ mua vào khối lượng lớn, càng khiến cổ phiếu đó “sốt ảo”, dù cho tình hình hoạt động của doanh nghiệp tốt hay xấu. Trong những đợt “sốt ảo” như vậy, chỉ có các nhà đầu tư chuyên nghiệp đi trước sẽ thu nhiều lợi nhuận, còn những người đến sau sẽ phải ôm nhiều rủi ro hơn là hy vọng có lãi. Như vậy, chính bản thân các nhà đầu tư đã tự tạo ra trào lưu đầu tư theo phong trào, khiến cho vai trò của phân tích và định giá cổ phiếu trở nên mờ nhạt hay có phân tích và định giá thì cũng không chính xác bởi giá trị doanh nghiệp trên thị trường không phản ánh giá trị thực của doanh nghiệp, mà được chi phối chính bởi quan hệ cung –cầu trên TTCK.


CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU TĂNG TRƯỞNG‌


I. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CÔNG TY TĂNG TRƯỞNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

Từ năm 2001 đến nay, Việt Nam có nền kinh tế năng động nhất Đông Nam Á với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm từ 7-8%. So với các nước trong khu vực, thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ, được hình thành và phát triển trong thời gian quá ngắn và mới chỉ thu hút sự quan tâm trong 4 năm trở lại đây, mức độ phát triển chỉ dừng ở mức cơ bản.

Tổng giá trị vốn hoá thị trường trên GDP của Việt Nam vào khoảng 39%, khá thấp so với nước trong khu vực (Thái Lan 68%, Hàn Quốc 94%, Ấn Độ 90%, Malaysia 154%). Số tài khoản giao dịch chứng khoán chỉ chiếm khoảng 0.03% dân số, và 1% số dân tập trung ở khu vực ở đô thị phát triển. Điều này chứng tỏ tiềm năng của thị trường còn rất to lớn.

Trong, chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, một số vấn đề chính được đưa ra như sau;

* Tăng quy mô thị trường:

- Quy mô về vốn:

Trong đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, mục tiêu đặt ra là phát triển thị trường vốn đa dạng để đáp ứng nhu cầu huy động vốn và đầu tư của nền kinh tế, đưa thị trường chứng khoán trở thành thành phần chủ đạo, một cấu thành quan


trọng của thị trường tài chính Việt Nam. Đến 2010, giá trị vốn hoá thị trường chứng khoán đạt 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và đến 2020 đạt 70% GDP, phát triển tương đương thị trường các nước trong khu vực.

- Tăng số lượng các doanh nghiệp cổ phần:

Các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán đến từ 03 nguồn sau: doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá, các công ty cổ phần và các doanh nghiệp chuyển đổi sang hình thức cổ phần. Trong đó các doanh nghiệp chuyển đổi hình thức hoạt động gồm nhóm các doanh nghiệp tư nhân và nhóm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi sang hình thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.

Các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá:

Tính đến hết năm 2008, cả nước đã sắp xếp lại được 5.414 doanh nghiệp trong tổng số khoảng 6.200 doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Trong đó, cổ phần hoá 3.836 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp (chiếm 70,8% tổng số doanh nghiệp đã sắp xếp). Đáng chú ý là sẽ có 71 Tổng công ty nhà nước và tập đoàn kinh tế quan trọng được cổ phần hoá trong giai đoạn 2007-2010, cụ thể năm 2007 có 20 tập đoàn và Tổng công ty; năm 2008 có 26, năm 2009 có 19 và năm 2010 có 06 tập đoàn và Tổng công ty.

Chính phủ tiếp đẩy mạnh chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp, tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế và các ngân hàng thương mại nhà nước, gắn việc cổ phần hoá với niêm yết trên thị trường chứng khoán; mở rộng việc phát hành cổ phiếu mới để huy động vốn trên thị trường. Đối với những doanh nghiệp đã cổ phần hoá đủ điều kiện phải thực hiện việc niêm yết; đồng thời bán tiếp phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước không cần giữ cổ phần chi phối hoặc không cần nắm giữ cổ phần. Chuyển


đổi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hình thức công ty cổ phần và niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Nếu số lượng lớn nguồn cung trên được niêm yết sẽ tăng khả năng lựa chọn các cơ hội đầu tư và cải thiện đáng kể tính thanh khoản của thị trường, đồng thời tạo điều kiện và thu hút nhiều hơn các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.

- Mở rộng mạng lưới các định chế trung gian và dịch vụ thị trường.

Tính chuyên nghiệp của thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được cải thiện thông qua sự hình thành và phát triển các tổ chức đầu tư, sự tham gia của các ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới, mối quan tâm hợp tác và hỗ trợ phát triển thị trường của các quốc gia khác…

Bên cạnh đó, sẽ phát triển các định chế trung gian và dịch vụ thị trường như công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán… hình thành thị trường định mức tín nhiệm ở Việt Nam. Cho phép thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm đủ điều kiện tại Việt Nam và cho phép một số tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín của nước ngoài thực hiện hoạt động ở Việt Nam. Đồng thời,thực hiện lộ trình mở cửa đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp nước ngoài vào thị trường Việt Nam theo lộ trình đã cam kết; cho phép bảo hiểm xã hội Việt Nam, tiết kiệm bưu điện… tham gia đầu tư trên thị trường vốn; khuyến khích việc thành lập các quỹ đầu tư ở nước ngoài đầu tư dài hạn vào thị trường Việt Nam.

* Hoàn thiện hành lang pháp lý

Từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý thông qua việc ban hành Luật chứng khoán có hiệu lực từ 1/1/2007 thay thế cho Nghị định


144/2003; ban hành các quy định nhằm điều tiết hoạt động của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ; quy chế vềđăng ký công ty đại chúng…‌

II. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG HIỆU QUẢ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU TĂNG TRƯỞNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

1. Lựa chọn phương thức định giá

Như chúng ta đã biết, có nhiều phương thức định giá doanh nghiệp khác nhau. Mỗi phương thức có những ưu và nhược điểm nhất định và phù hợp với một số doanh nghiệp có những đặc điểm nhất định. Như vậy để định giá một doanh nghiệp một cách chính xác nhất chúng ta phải lựa chọn được một số phương thức định giá phù hợp và kết hợp các phương thức định giá đó để tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp nhằm cho ra kết quả đáng tin cậy. Việc sử dụng kết hợp các phương thức định giá khác nhau nhằm hạn chế nhược điểm của từng phương thức, đảm bảo sự tiếp cận đa chiều trong việc định giá doanh nghiệp.

- Đối với công ty tăng trưởng chậm và công ty vững mạnh: Việc định giá nên được thực hiện bởi phương pháp chiết khấu luồng cổ tức hoặc phương pháp chiết khấu dòng tiền là chính.Trong trường hợp có đầy đủ thông tin và dữ liệu để thực hiện định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền thì nên ưu tiên phương pháp này. Còn đối với những doanh nghiệp sử dụng phần lớn lợi nhuận của mình để trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông thì nên sử dụng phương pháp chiết khấu luồng cổ tức. Khi định giá bằng một trong hai phương pháp trên, đối với n x doanh nghiệp này chúng ta nên sử dụng phương pháp định giá bằng chỉ số P/E để kiểm tra lại kết quả. Khi định giá bằng phương pháp P/E chúng ta nên sử dụng chỉ số P/E bình quân của ngành, đặc biệt là tập trung vào những doanh nghiệp có cùng quy mộ, tính chất hoạt động và tốc độ tăng trưởng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/05/2022