Hợp Đồng Kỳ Hạn, Tương Lai, Quyền Chọn Mua, Bán Chỉ Số Giá Cổ Phiếu

Chúng ta có thể lấy quyền chọn Châu Âu để tính toán khoản lãi trong giao dịch quyền. Chi phí ban đầu của quyền chọn sẽ không được đưa vào tính toán- lãi đây ta hiểu là lãi gộp. Nếu E là giá thực hiện quyền và S là giá thực tế cuối thời gian đáo hạn của tài sản cơ sở, thì tiền lời từ “ vị thế mua “ trong quyền chọn mua Châu Âu sẽ là:

Max ( S – E, 0)

Công thức này nói lên rằng quyền chọn sẽ được thực hiện nếu E<S và sẽ không được thực hiện nếu S< E hoặc E= S.

Tiền lời đối với người nắm giữ “ vị thế bán” trong hợp đồng quyền chọn mua Châu Âu là:

Max ( E- S, 0)

Công thức trên nói lên rằng quyền chọn sẽ được thực hiện nếu E>S và sẽ không được thực hiện nếu S> E hoặc S= E.

Đối với hợp đồng quyền chọn bán thì tiền lời từ “ vị thế mua “ trong quyền chọn bán Châu Âu sẽ là:

Max (E - S, 0 ) Tức là anh ta sẽ thực hiện quyền chọn bán khi E>S và hiệu giữa chúng là tiền lãi của người mua quyền bán.

Đối với hợp đồng quyền chon bán thì tiền lời từ “ vị thế bán “ trong quyền chọn bán Châu Âu sẽ là:

Max ( S- E, 0 ) Tức là anh ta sẽ thực hiện quyền chọn bán khi E<S và hiệu giữa chúng là tiền lãi của người mua quyền bán.

Khoản tiền lời đối với người nắm giữ vị thế mua trong một quyền chọn bán Châu Âu là:

Max ( S- E , 0)

Khoản tiền lời từ vị thế bán trong một quyền chọn bán Châu Âu là: Max ( S – E, 0)

VÝ dô 14- Một người đầu tư mua hợp đồng (kiểu Châu Âu) chọn mua 100 cổ phiếu IBM với giá thực hiện là 100$ một cổ phiếu. Giả sử giá hiện tại của vổ phiếu là 98$, thời gian đáo hạn của hợp đồng là 2 tháng và giá của quyền chọn là 5$. Vì là quyền chọn Châu Âu nên phải đúng 2 tháng sau quyền chọn mới có thể thực hiện. Nếu giá của cổ phiếu tại ngày đáo hạn thấp hơn 100$ thì người

đầu tư sẽ không thực hiện quyền ( vì không có lý gio gì để mua với giá cao hơn giá thị trường). Trong trường hợp này người mua quyền chọn lỗ 5 x 100 = 500$; Nếu giá cổ phiếu IBM vào ngày đáo hạn cao hơn 100$/CP thì quyền chon

được thực hiện. Ví dụ nếu giá CP tăng lên đến 115$/CP thì người đầu tư có lãi gộp là (115-100)x100 = 1500 $ nếu trừ chi phí ban đầu 500$ thì có lãi thuần là 1000$ ( chúng ta chưa tính đến phí giao dịch). Đồ thị dưới đây mô phỏng mối quan hệ giữa lãi, lỗ của quyền trong mối quan hệ với giá chứng khoán. (p.6)

Hình1.1: Mối quan hệ giữa lãi, lỗ của quyền trong mối quan hệ với giá chứng khoán


20

10

70

80

90

100 110 120 130

-5

0


Tương tự nếu giá cổ phiếu tại ngày đáo hạn là 103$/Cp thì quyền chọn sẽ

được thực hiện và mức lỗ sẽ là 2$/CP và tổng thể sẽ lỗ 200$. Phương án này tốt hơn phương án không thực hiện quyền chọn với mức lỗ đến 500$


1.2.4. Hợp đồng kỳ hạn, tương lai, quyền chọn mua, bán chỉ số giá cổ phiếu


Chúng ta đã có một ví dụ về quyền chọn về chỉ số giá chứng khoán (ví dụ 8, mua bán VN- INDEX). Trong thực tế việc thanh toán cho nhau khi đáo hạn hợp đồng không có sự trao đổi về tài sản gốc, mà chỉ thanh toán cho nhau phần chênh lệch tiền mà thôi, do đó sẽ tiết kiệm được phí giao dịch. Sau đây chúng ta hãy tham khảo phương thức giao dịch và thanh toán của một số chỉ số giá cổ phiếu trên thế giới :


Bảng 1.4 : Giao dịch hợp đồng chỉ số giá cổ phiếu chủ yếu và hằng số quy định tương ứng:


Hợp đồng

Đặc trưng của chỉ số

Hằng số giá trị

CME S&P500

Trung bình gia quyền của 500 CP hàng

đầu tại thị trường chứng khoán New york


500$ x chỉ số

CBOT Maxi market

Trung bình gia quyền của 20 CP hàng

đầu tại thị trường chứng khoán New york


250$ x chỉ số

KCBOT

Value line

Trung bình cộng của 1700 CP hàng đầu tại thị trường chứng khoỏn New york,

ASE và OTC


500$ x chỉ số

NYFE NYSE

composite

Trung bình gia quyền của tất cả CP tại thị trường chứng khoán New york


500$ x chỉ số

TFE TSE 300

Trung bình gia quyền của 300 CP hàng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

Những vẫn đề cơ bản về chứng khoán phái sinh - 4

đầu tại thị trường chứng khoán Toronto

10CAD x chỉ số

LIFFE FTSE 100

Trung bình gia quyền của 100 CP hàng

đầu tại thị trường chứng khoán London


25GBP x chỉ số

SFE All ordinary

Trung bình gia quyền của 250 CP hàng

đầu tại thị trường chứng khoán úc


100AUD x chỉ số

HK FE

Hangseng

Trung bình gia quyền của 33 CP hàng

đầu tại thị trường chứng khoán Hồng Công


50HKD x chỉ số

SIMEX NIKEI 225

Trung bình cộng của 225 CP hàng đầu tại thị trường chứng khoán Tokyo


1000JPY x chỉ

TOPIX

Trung bình gia quyền của 1100 CP hàng đầu tại thị trường chứng khoán Tokyo

10000JPY x chỉ

CAC 40

Trung bình gia quyền của 40 CP hàng

đầu tại thị trường chứng khoán Paris


200FRF x Chỉ

SWISS Index

Trung bình gia quyền của 24 CP hàng

đầu tại thị trường chứng khoán Thụy sỹ


5CHF x chỉ số



Như vậy khỏan chênh lệch (lãi /lỗ) của hợp đồng sẽ được thanh toán giữ các bên liên quan phụ thuộc vào chỉ số giá cổ phiếu.

Lãi/lỗ = Biến động chỉ số giá chứng khoán x Hằng số giá trị


VÝ dô 15-một người mua hợp đồng mua chỉ số giá NYSE INDEX với giá ấn định là 11300, nhưng đến ngày đáo hạn hợp đồng chỉ số này đạt đến 11500, thì người mua sẽ nhận : (11500-11300)x500$ = 100000$; Nếu chỉ số này là 11400 thì người mua này phải trả (11500-11400)x500= 50000$


1.2.5.Hoán đổi (Swaps).


Hoán đổi là một công cụ tài chính khá mới ra đời từ năm 1980 và đang tăng trưởng rất nhanh Vì vậy, chúng ta hãy xem xét thực chất của công cụ này. Hợp đồng hoán đổi bắt buộc hai bên liên quan trao đổi với nhau những khoản tiền ở những thời điểm ấn định trước. Hoán đổi chủ yếu liên quan đến ngoại hối và lãi suất. Như vậy, các khoản tiền hoán đổi giữa hai bên liên quan trong hợp

đồng sẽ dựa trên tỷ giá và lãi suất. Chúng ta hãy xem xét thực chất của nghiệp vụ này qua ví dụ sau đây:

VÝ dô 16. Giả sử rằng công ty A đi vay công ty B một khoản tiền là 100.000.000 đ thời hạn 5 năm với mức lãi suất trôi nổi. Hơn nữa, khoản vay này khi đến hạn giả sử công ty A phải trả bằng ngoại tệ (khoản vay trên lập tức được

quy ra ngoại tệ tại thời điểm vay) . Trong trường hợp này, công ty A sẽ có hai loại rủi ro trực tiếp ảnh hưởng đến thu nhập của mình đó là lãi suất và tỷ giá. Ví dụ nếu lãi suất tăng hoặc giá của đôla giảm sẽ làm công ty A bị thiệt thòi vì phải tốn kém hơn để trả nợ cho khoản tiền đã vay. Tuy nhiên, công ty A có thể cố định khoản vay nợ này bằng cách thoả thuận một giao dịch "swap" với một ngân hàng thương mại. Công ty A sẽ thoả thuận ký một hợp đồng "swap" với ngân hàng, trong đó ngân hàng thoả thuận sẽ trả nợ cho công ty B vào ngày thanh toán. Nhưng ngân hàng là chủ nợ mới của công ty A với số tiền vay gốc

đúng bằng khoản vay của công ty A đối với công ty B, nhưng với lãi suất cố

định cao hơn so với mức lãi suất trôi nổi hiện tại tại thời điểm ký hợp đòng và với tỷ giá quy đổi thấp hơn tỷ giá hiện tại. Như vậy, để phòng tránh rủi ro lãi suất và tỷ giá (ngân hàng nhận chịu rủi ro này), thì doanh nghiệp A phải “ vay” ngân hàng với lãi suất cố định cao hơn và với lượng ngoại tệ nhiều hơn. Đây là sự hoán đổi nợ : Trước đây công ty A nợ công ty B, sau khi có hợp đồng thì công ty A nợ ngân hàng và ngân hàng là con nợ của công ty B. Nếu lãi suất tăng, công ty A sẽ "thắng"; nếu lãi suất giảm, ngân hàng đó thắng. Nếu tỷ giá tăng (đ/$) công ty A thắng (chỉ cần món tiền Việt nam ít hơn đã trả được nợ) , trường hợp ngược lại, nếu tỷ giá giảm ngân hàng thắng (lúc này ngân hàng cần một khoản tiền việt ít hơn để trả khoản nợ). Nhưng về thực chất công ty A có thể thoát khỏi rủi ro do biến động lãi suất và tỷ giá bằng việc phải chịu một mức phí khác thay thế. Đây là một "swap " tiền tệ. Công ty A thoả thuận trả cho bên nhận rủi ro một khoản đôla và họ sẽ đồng ý trả cho họ cả gốc và lãi của khoản vay mà công ty A đã vay bằng nội tệ nhưng đã quy ra ngoại tệ.

Dĩ nhiên công ty A cũng có thể bảo vệ tình trạng giao dịch của mình bằng cách mua quyền chọn về lãi suất hoặc tỷ giá ngoại tệ; nhưng chi phí giao dịch cho việc mua phần còn lại của hợp đồng cho vay bằng một quyền chọn ngắn hạn sẽ cao hơn. Theo quan điểm của đề tài này Swaps cũng là chứng khoán theo như định nghĩa đã nêu. Tức là nó là một chứng chỉ vật chất, bút toán công nhận quyền của người sở hữu đối với bên kia. Vì vậy, một "thị trường swap" trở thành một mẫu điển hình của một loại hợp đồng tài chính mới phát triển. Swaps Option cũng đã được phát triển và đã được giao dịch như các option khác trên một số Sở giao dịch futures và option trên thế giới.

1.2.6. Chứng quyền (warrant) và quyền mua cổ phiếu (right)

Về bản chất chứng quyền và quyền mua cổ phiếu đều là chứng chỉ

đảm bảo cho người sở hữu nó có quyền mua cổ phiếu thường của một công ty cổ phần trong đợt phát hành mới. Tuy nhiên về mặt kỹ thuật chúng có những điểm khác nhau mà chúng ta có thể liệt kê trong biểu sau:

Biểu 1.5 – Sự giống nhau và khác nhau giữa quyền mua cổ phiếu và chứng quyền

Chứng quyền (warrent)

QuyÒn mua CP (right)

1. Đối tượng phát hành

Rộng rãi cho mọi đối tượng

Cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ cổ phiếu họ đang sở hữu

2. Thời hạn

Dài hạn, thường nhiều hơn 4

tháng, có khi đến 5-7 năm

Ngắn hạn, thường không

quá 3 tháng

3. Gía ấn định

Thường cao hơn giá giao ngay hiện tại

Thấp hơn giá giao ngay hiện tại

4. Giao dịch trên TTCK tập

trung

Sôi động

Sôi động

5. Thời gian huy động vốn

Chậm hơn

Nhanh hơn

6. Hình thức phát hành

Thường phát hành kèm trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi

để tăng tính hấp dẫn


Độc lập

Các tiêu chuẩn


1.2.7. Các chứng khoán phái sinh khác


Những quyền chọn mua hoặc bán trình bày trong phần trước đôi khi được

đặt cho là chứng khoán phái sinh “ chuẩn mực”. Từ những năm đầu thập kỷ 1980, các ngân hàng và các định chế tài chính khác rất sốt sắng trong việc thiết kế các công cụ phái sinh không chuẩn mực khác để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Trong một số trường hợp, chúng được phát hành kèm theo với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu để làm cho việc phát hành này hấp dẫn hơn đối với người đầu tư. Một số chứng khoán phái sinh không chuẩn mực đơn giản chỉ là một danh mục tập hợp của 2 hay nhiều hơn 2 quyền chọn mua và bán chuẩn mực. Những chứng khoán không chuẩn mực khác có thể phức tạp hơn. Khả năng để thiết kế những chứng khoán phái sinh không chuẩn mực mới, thú vị, dường như không bao giờ có giới hạn. Các chứng khoán phái sinh không chuẩn mực đôi khi được gọi là quyền chọn ngoại lai hoặc đơn giản là công cụ ngoại lai.

Bây giờ chúng ta sẽ xem xét một số ví dụ cho 3 loại chứng khoán phái sinh, mặc dù là loại phức tạp nhưng có thể tập hợp lại thành một danh mục của các quyền chọn mua và bán chuẩn mực.

VÝ dô 17: Vào năm 1986, Công ty Standard Oil (SO) đã phát hành trái phiếu mệnh giá 1000 $ mà người nắm giữ trái phiếu đó sẽ không được nhận lãi. Vào thời điểm đáo hạn công ty hứa sẽ trả gốc 1000$ và một lượng tiền được cộng thêm phụ thuộc vào giá dầu mỏ tại thời điểm đó. Lượng tiền được tính thêm sẽ tương đương với 170 lần của phần gia tăng của giá dầu tính từ giá 25$

/ một thùng. Lượng tiền được cộng thêm sẽ không vượt quá 2550$ (tương

đương với giá 40$/ 1 thùng), tức là mức tăng 15$x170. Những trái phiếu này sẽ cho người nắm giữ có quyền lợi gắn với vận mệnh công ty, gắn với thị trường. Nếu giá dầu tăng, công ty sẽ có khả năng thanh toán lãi cho người nắm giữ trái

phiếu, nếu giảm sẽ không có. Giá trị của quyền của người mua trái phiếu sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào giá dầu. “ Tài sản cơ sở” ở đây là giá dầu.

VÝ dô 18: “Hợp đồng kỳ hạn giải” hay còn gọi là “Hợp đồng kỳ hạn linh hoạt” là loại hợp đồng khá phổ biến trên thị trường ngoại tệ. Giả thiết rằng vào ngày 25/3/2005, một công ty có nhu cầu về đồng Sterling trong vòng 3 tháng tới và họ đối mặt với rủi ro tỷ giá ngoại tệ. Tỷ giá này có thể thay đổi (từ 1.55

đến 1.67 $/Sterling) . Công ty sẽ tham gia vào “ hợp đồng kỳ hạn giải “ 3 tháng (25/12/2004) với một ngân hàng để mua với giá 1.619 $/Stecling . Theo hợp

đồng này thì giá được cố định là 1.619$/ Stectling. “Hợp đồng kỳ hạn giải” có “một giải” phương án thực hiẹn chọn. Giả thiết rằng giải lựa chọn sẽ chạy từ 1.6$ đến 1.64$. Nếu tỷ giá giao ngay sau 3 tháng thấp hơn 1,6$ thì công ty sẽ mua ở giá 1,6$/ Stecling; nếu tỷ giá này nằm trong khoản từ 1.6 đến 1,64$, thì công ty sẽ mua theo giá giao ngay; nếu giá giao ngay cao hơn 1.64 thì công ty sẽ thanh toán theo giá 1.64$/Stecling. “ Tài sản cơ sở” ở đây là tỷ giá hối đoái.

VÝ dô 19: Việt nam ký với Cu ba một hợp đồng tương lai. Trong hợp

đồng quy định : Nếu thời tiết mưa không thuận gió không hoà ở Cuba trong vụ mùa năm 2005 thì Việt nam sẽ bán cho Cu ba 200 000 tấn gạo với giá thấp hơn giá trôi nổi 20$/tấn. Tài sản cơ sở ở đây là gạo và với điều kiện khí hậu ở Cuba.

Tóm lại, Nhìn chung ngày càng có nhiều loại chứng khoán phái sinh

được phát hiện và sáng tạo ra theo nhu cầu thực tiền kinh doanh. Một số loại quyền chọn giao dịch trên thị trường OTC có mức lãi phụ thuộc vào biến đổi của công cụ cơ sở trong thời gian hợp đồng. Một số có lãi phụ thuộc vào giá trị biến thiên trung bình của công cụ cơ sở trong thời gian hợp đồng. Một số phụ thuộc vào giá thực hiện theo hàm số của thời gian. Một số lại có đặc điểm là khi thực hiện một quyền chọn sẽ tự động cho người nắm giữ một quyền chọn khác, một số loại khác giá trị lại phụ thuộc thời tiết, hay giá trôi nổi, một số khác lại phụ thuộc vào lãi suất thị trường, thậm chí là phong độ của một đội bóng hay bất kỳ biến cố nào khác….vv


1.3. Những đặc trưng cơ bản của việc định giá các công cụ phái sinh


Như đã giới thiệu trong phần 1.1 và ngay trong định nghĩa của chứng khoán phái sinh : “ Chứng khoán phái sinh là một loại chứng khoán đặc biệt xuất phát từ một tài sản, công cụ cơ sở và giá trị của nó phụ thuộc vào giá trị, trạng thái của tài sản, công cụ cơ sở đó.”. Như vậy, giá trị của chứng khoán phái sinh phụ thuộc vào giá trị và tình trạng của tài khoản cơ sở. Trong phần này chúng ta hãy tìm hiểu những nhân tố cơ bản tác động để hình thành giá trị chứng khoán phái sinh và những nguyên lý cơ bản trong việc định giá chúng. Sở dĩ chúng ta cần tiến hành định giá chứng khoán phái sinh bởi vì ba lý do chính sau đây:

- Chứng khoán phái sinh là một loại chứng khoán, là một loại hàng hoá của thị trường chứng khoán và chúng ta muốn tiệm cận giá trị lý thuyết của hàng hoá đó mà ta đang quan tâm.

- Chúng ta muốn xác định giá hàng hoá đó khi chúng ta chấp nhận mua nó với mức rủi ro mà ta có thể chấp nhận.

- Chúng ta muốn xác định phí mua bán quyền chọn đảm bảo lợi ích hài hoà giữa bên mua và bên bán, làm cho 2 bên mua, bán đều thoả mãn khi ký kết hợp đồng.

Trên đây là những yếu tố hết sức quan trong trong quá trình xác lập và ứng dụng chứng khoán phái sinh và là yếu tố quyết định giá trị (V) của các chứng khoán phái sinh


1.3.1. Những nhân tố tác động đến giá trị nội tại của chứng khoán phái sinh.


Giá, hay giá trị nội tại của chứng khoán phái sinh thường phụ thuộc vào quyền lợi của người sở hữu chúng, đặc biệt là lợi ích vật chất mà chứng khoán phái sinh mang lại cho chủ của chúng. Sau đây chúng ta hãy xem xét quy luật về thu nhập khi sở hữu các loại chứng khoán phái sinh. Trước tiên, chúng ta hãy phân biệt khái niệm của giá và giá trị. Theo quan niệm của Mác thì giá là sự phản ánh của giá trị và chỉ có xu hướng lâu dài thì giá trị của hàng hóa mới quyết định giá của chúng. Giá trị là yếu tố ổn định hơn, còn giá là yếu tố còn phụ thuộc vào cung cầu thị trường. Tuy nhiên, khái niệm giá và giá trị đối với chứng khoán phái sinh rất gần nhau vì nó đều đo lường trên quyền lợi của người sở hữu nó.

1.3.1.1. Thu nhập từ các chứng khoán phái sinh có tài sản gốc là cổ phiếu


Sau đây chúng ta sẽ giả định sự biến đổi của giá của một số tài sản gốc để xác định xu hướng biến đổi giá trị của chứng khoán phái sinh. Thông thường giá chứng khoán phái sinh phụ thuộc vào thu nhập mà người sở hữu chúng có thể thu được.

Hình 1.2 : Lợi ích của nguời mua hợp đồng quyền chọn mua cổ phiếu :



o


K

-300


Biến động của giá trị hợp đồng (V)


P

Biến động của giá CP gốc()

Chúng ta có nhận xét sau qua đồ thị trên như sau :

- Xu hướng chung là giá trị hợp đồng quyền chọn mua cổ phiếu càng tăng khi giá cổ phiếu càng tăng.

- Nếu giá cổ phiếu chưa đạt đến điểm 0, tức là chưa đạt đến giá ấn định (giá thực hiện quyền), thì quyền chọn có giá trị âm, ở đây ví dụ âm 300 ( Trường hợp mất giá - Out of money). Tức là người mua quyền bị lỗ

300. Trong các trường hợp này người mua quyền sẽ không thực hiện quyền, tức là không mua cổ phiếu.

- Sau điểm O đến điểm K giá trị quyền chọn vẫn ở mức âm nhưng cải thiện dần khi giá càng gần K. Trong trường hợp này việc thực hiện quyền có đưa lại lợi nhuận, nhưng mức lợi nhuận chưa đủ bù đắp chi phí mua quyền do đó người đầu tư vẫn lỗ. Tuy nhiên mức lỗ ít hơn 300 và người đầu tư vẫn thực hiện quyền để giảm thiểu thua lỗ.

- Điểm K được gọi là điểm hoà vốn, tức là mức lãi vừa đủ bù đắp chi phí mua quyền - ở đây chúng ta vẫn giả định là bỏ qua phí giao dịch ( Trường hợp ngang giá - At the money)

- Nếu giá cổ phiếu tăng cao hơn K thì quyền chọn sẽ có lãi. Giá càng xa K thì lãi càng lớn và tất nhiên người mua quyền sẽ thực hiện quyền ( Trường hợp được giá - In the money). Vì vậy người mua quyền luôn luôn mong muốn giá cổ phiếu tăng.

Bán hợp đồng quyền chọn mua chúng ta sẽ có đồ thị đối xứng :


Biến

động của giá trị hợp đồng

300

o

k

Hình1.3: Biến thiên lợi ích (lãi suất ) của người bán hợp đồng quyền chọn mua cổ phiếu.


Biến động của giá CP gốc


Chúng ta có nhận xét đồ thị trên như sau :

- Xu hướng chung là giá trị hợp đồng quyền chọn bán cổ phiếu càng giảm khi giá cổ phiếu càng tăng.

- Nếu giá cổ phiếu chưa đạt đến điểm 0 ( Trường hợp này là được giá - In the money), tức là chưa đạt đến giá ấn định (giá thực hiện quyền), thì quyền chọn có giá trị dương, ở đây ví dụ dương 300. Tức là người bán quyền được lãi 300. Trong cỏc trường hợp này người mua quyền sẽ khụng thực hiện quyền, tức là khụng mua cổ phiếu. Người bán quyền

được lãi phần phí là 300.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/01/2024