định này cần phải được sửa đổi, bổ sung ở một số điểm quy định về bán cổ phần cho cổ đông chiến lược cũng như các phương thức tính giá trị lợi thế, lợi thế kinh doanh, lợi thế vị trí địa lý khi xác định giá trị doanh nghiệp từ đó các DN sẽ ít gặp phải những vướng mắc khi tiến hành cổ phần hóa.
Bên cạnh đó cũng cần phải tạo ra một khuôn khổ pháp lý ngày càng đồng bộ cho việc tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần. Chú trọng việc hướng dẫn thi hành các điều khoản công ty cổ phần trong Luật Doanh nghiệp 2005, đẩy mạnh hoạt động của nó phát triển sẽ giúp công ty cổ phần tạo và tăng được ưu thế đồng thời có cơ sở để tăng nguồn vốn, tăng tính thanh khoản cho thị trường.
3. Cổ phần hóa phải kết hợp với phát triển Thị trường chứng khoán
Cổ phần hóa diễn ra khi nước ta đang trong quá trình hình thành những điều kiện cơ bản nhất của một nền kinh tế thị trường. Để cổ phần hóa diễn ra thuận lợi cần phải phát triển và hoàn thiện yếu tố của kinh tế thị trường, nhất là thị trường chứng khoán, đồng thời tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm khuyến khích kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể phát triển… để tạo đồng bộ các thị trường. Nhà nước cần tạo mọi điều kiện để hai Sở giao dịch chứng khoán phát triển ngày càng thuận lợi, phải tăng tiềm lực và lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, hoàn thiện chính sách thị trường tài chính và hoạt động ngân hàng, ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát cũng như giảm phát đồng thời nâng cao năng lực quản lý kinh tế thị trường của các cấp, ngành từ TW tới địa phương. Đi đôi với vấn đề này cần phải có hệ thống luật phù hợp và hoàn chỉnh để tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển đồng thời thúc đẩy quá trình cổ phần hóa.
4. Hoàn thiện việc xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa
Xác định giá trị doanh nghiệp là một khâu hết sức quan trọng trong quá trình tiến hành CPH doanh nghiệp. Quá trình bán cổ phần hay IPO thành
công hay không phụ thuộc rất nhiều vào giá trị DN được định, vì đây được xem là một công cụ có thể giúp công ty mở ra các cơ hội và gia tăng giá trị cho các cổ đông hiện tại và tương lai. Xác định giá trị doanh nghiệp không phải là một kĩ thuật nghiệp vụ thuần túy mà nó còn có ý nghĩa kinh tế - xã hội quan trọng vì nó liên quan đến việc bảo toàn vốn của Nhà nước, đến quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp và đến khả năng đảm bảo hiệu quả sản xuất – kinh doanh của công ty cổ phần trong tương lai.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng việc xác định giá trị doanh nghiệp là một hoạt động khoa học có tính tổng hợp và khả năng dự đoán cao, vì quá trình định giá doanh nghiệp không chỉ dựa vào các thông tin hiện có về doanh nghiệp mà còn phải dựa vào các thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được dự tính trong tương lai, các thông tin kinh tế thị trường.
Trên thực tế trong việc xác định giá trị doanh nghiệp cần chú ý thêm một số vấn đề sau:
Thứ nhất, phải tiến hành xử lý tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp. Tiến hành phân loại các tài sản mà trước đây Nhà nước đầu tư cho doanh nghiệp để có biện pháp xử lý kịp thời, theo đó: những tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp phù hợp với phương án kinh doanh mới của công ty cổ phần sẽ chuyển giao lại cho công ty cổ phần theo giá thị trường tại thời điểm tiến hành cổ phần hóa. Những tài sản của Nhà nước không phù hợp sẽ được chuyển giao lại cho Nhà nước để điều chuyển cho doanh nghiệp khác hoặc thanh lý. Những tài sản hết thời hạn khấu hao sẽ được chuyển giao lại cho công ty cổ phần mà không tính vào giá trị phần vốn Nhà nước tại DN.
Có thể bạn quan tâm!
- Tác Động Của Cổ Phần Hóa Tới Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
- Những Vướng Mắc Về Pháp Luật Và Cơ Chế Chính Sách
- Định Hướng Của Nhà Nước Về Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
- Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp thực hiện - 11
- Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp thực hiện - 12
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
Với những tài sản trước đây doanh nghiệp vay vốn để đầu tư, nay đã hoàn lại đủ vốn cho người vay, nên được chia làm hai phần: một phần thuộc sở hữu Nhà nước theo tinh thần doanh nghiệp của Nhà nước đầu tư, phần vốn tăng thêm thuộc sở hữu Nhà nước. Một phần tính cho người lao động
trong doanh nghiệp, coi đó là sự ưu đãi khuyến khích tính tích cực và chủ động phát triển vốn của người lao động trong doanh nghiệp.
Xác định hợp lý những tồn đọng tài chính mà công ty cổ phần có thể kế thừa từ DNNN. Có thể xóa bỏ cho DN những khoản nợ khó đòi, khoản lỗ phát sinh trong quá trình sản xuất – kinh doanh trước đây do những nguyên nhân khách quan.
Thứ hai, cần đổi mới việc tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp. Mời các chuyên gia kinh tế - kỹ thuật ở các cơ quan khoa học và việc đánh giá tài sản, và hiện nay việc định giá cho các DNNN ở nước ta chủ yếu do một số công ty Công ty cổ phần Công ty cổ phần Định giá và Dịch vụ Tài chính Việt Nam tiếp tục được Bộ Tài chính lựa chọn tham gia xác định giá trị doanh nghiệp Công ty TNHH Thẩm định giá Vinacontrol, Công ty TNHH Một thành viên Thẩm định giá Sài Gòn Nhà đất, Công ty TNHH Thẩm định giá Đất Việt...
Với số lượng chỉ vài chục công ty và vài trăm thẩm định viên đủ tiêu chuẩn hoạt động hầu như không đáp ứng được nhu cầu định giá ngày càng tăng của DN. Ngoài ra, hầu hết các DN đều không hài lòng bởi phần định giá tài sản vô hình của các công ty thẩm định giá trong nước mà có khuynh hướng tìm đến các công ty thẩm định giá nước ngoài.
Do vậy, Nhà nước cần có những biện pháp tạo điều kiện cho những công ty thẩm định nước ngoài có thể tham gia vào định giá các DNNN ở nước ta, điều đó cũng đồng nghĩa với việc chất lượng thẩm định có thể được nâng cao hơn. Thẩm định giá trị doanh nghiệp, bao gồm giá trị quyền sử dụng đất, giá trị lợi thế kinh doanh và giá trị thương hiệu. Cách tính giá trị quyền sử dụng đất và giá trị lợi thế kinh doanh vào giá trị doanh nghiệp đã có những hướng dẫn nhưng chưa cụ thể.
Thứ ba, cần phải xác định được phương pháp định giá doanh nghiệp sao cho phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp cũng như các yếu tố khác
của nền kinh tế. Để cho việc định giá được minh bạch và kịp thời, cần thiết phải xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu cập nhật các thông tin về giá cả, các vụ mua bán và đấu giá từ tài sản vô hình tới hữu hình.
Tóm lại, cơ quan kiểm toán Nhà nước cần giám sát quá trình định giá DN cổ phần hóa, kiểm tra lại kết quả định giá và xử lý các vấn đề tài chính đối với các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn.
5. Giải quyết nợ của doanh nghiệp trước cổ phần hóa
Việc giải quyết nợ của DN trước khi cổ phần hóa là một vấn đề rất đáng lưu ý vì nó liên quan tới giá trị doanh nghiệp, liên qua tới trách nhiệm của các chủ sở hữu DN. Do đó, nên cơ cấu lại nợ trong nội bộ DN để việc giải quyết nó được diễn ra một cách nhanh chóng hơn. Nếu khoản nợ là do nguyên nhân chủ quan của DN thì phải kiên quyết xử lý bồi thường vật chất, nếu không quy được trách nhiệm cá nhân thì DN tự quyết định xử lý các khoản nợ phải thu vào hoạt động kinh doanh. Đối với những khoản nợ do nguyên nhân khác quan, kể cả nguyên nhân do cơ chế, chính sách nếu là nợ ngân sách NN thì coi như vay vốn Nhà nước tại DN để thực hiện chuyển đổi sở hữu theo chế độ hiện hành. Nếu như là nợ nước ngoài mà DN vay vốn có bảo lãnh, thì tổ chức bảo lãnh chủ động đàm phán với chủ nợ nước ngoài để xin giảm nợ và có kế hoạch cùng với DN tìm nguồn vốn trả nợ nước ngoài. Nếu là khoản nợ với các đối tác là các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thì có kế hoạch chuyển giá trị thành cổ phần để chủ nợ tham gia cổ phần và thành cổ đông doanh nghiệp. Hơn thế nữa, cũng cần các biện pháp khác như thị trường hóa các khoản nợ. Ở nước ta, các khoản nợ chính thức chưa được mua bán nhiều do chưa có được cơ sở pháp lý đồng bộ, hoàn chỉnh, chính vì vậy cần phải hoàn thiện pháp lý, đồng thời các DN có thể bán nợ cho các công ty mua bán nợ để giải quyết nợ tồn đọng trước khi cổ phần hóa.
6. Hoàn thiện việc bán cổ phần ra bên ngoài
Việc bán và phân bổ cổ phiếu ra bên ngoài là một khâu rất quan trọng trong quy trình cổ phần hóa. Việc phân bổ cổ phiếu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quyết định tỷ lệ sở hữu cũng như động lực cho hoạt động của Doanh nghiệp. Khi tiến hành cổ phần hóa để đạt được mục tiêu bán nhanh, giá bán cao nhất, thu hút được những nhà đầu tư chiến lược có vốn, công nghệ, trình độ quản lý là điều không hề đơn giản và đáng phải bàn tới để ngày càng hoàn thiện hơn. Phải xác định mức độ Nhà nước nắm cổ phần chi phối tại DN cổ phần hóa theo hướng thu hẹp phần vốn của Nhà nước để có thể giảm sự can thiệp của Nhà nước. Việc phân bổ cổ phần một cách khoa học, hợp lí là hết sức cần thiết, tạo sự bình đẳng cho các cổ đông, khuyến khích các thành phần tham gia tích cực mua cổ phiếu. Đối với cán bộ quản lý DN: nhằm mang lại quyền lợi và trách nhiệm, cần xác định mức cao hơn người lao động khác khi nhu cầu mua cổ phiếu trong nội bộ cao hơn số lượng cổ phần phát hành. Đối với nhà cung cấp dịch vụ và sản phẩm đầu vào cũng như các nhà đại lý phân phối sản phẩm ra cho DN thì nên dành cho họ một lượng vốn nhất định nếu họ có nhu cầu mua. Đối với Nhà đầu tư bên ngoài, khi phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng thì nên thực hiện theo giá thị trường, thực hiện đấu giá để có thể thu được mức giá cao nhất.
Bên cạnh đó cần phải bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong doanh nghiệp. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của tài chính doanh nghiệp. Việc bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia hiệu quả của những cổ đông bên ngoài, điều kiện cần cho sự tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp trong dài hạn. Việc bảo vệ cổ đông thiểu số còn làm giảm những rủi ro cho những nhà đầu tư nhỏ, đặc biệt khi họ có rất ít thông tin và không có quyền tham gia điều hành doanh nghiệp.
7. Hoàn thiện chính sách ưu đãi đối với người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa
Chúng ta hãy nhìn vào mộ t thự c tế , trong cá c nghị đị nh củ a Chí nh phủ về chủ trương cổ phầ n hó a , không có mộ t nghị đị nh nà o về việ c lậ p quỹ hộ
trợ cho ngườ i lao độ ng vay mua cổ phiế u , mà chỉ có một vài ưu đãi . Điều này đòi hỏi, Nhà nước cần phải có những chủ trương nhất định hướng tới quyền lợi của người lao động trong các DN cổ phần hóa. Bởi cổ phần hóa là để mang lại lợi ích cho Nhà nước, cho nền kinh tế hay cho chính những người lao động.
Ưu đã i bá n cổ phiế u cho ngườ i lao độ ng trự c tiế p tạ i xí nghiệ p
Ưu đã i nà y sẽ đượ c thự c hiệ n theo hai tiêu chí : thâm niên công tá c và hệ số tiề n lương ; không nên chỉ thực hiện theo thâm niên công tá c, bởi như vậy sẽ không công bằ ng vớ i nhữ ng ngườ i có tay nghề cao , có nhiều cống hiế n cho doanh nghiệ p . Giả sử, mộ t lao độ ng giả n đơn có hệ số lương bằ ng 1 (mứ c lương tố i thiể u ) đượ c mua tố i đa 10 cổ phiế u cho mỗ i năm là m việ c vớ i mệ nh giá 100.000đ/cổ phiế u , thì người lao động phức tạp có hệ số lương
bằ ng 4 sẽ được mua 40 cổ phiế u cho mỗ i năm là m việ c tạ i doanh nghiệ p .
Số cổ phiế u tố i đa đượ c mua cho mỗ i năm là m việ c nên quy đị nh tù y theo giá t rị của từng doanh nghiệp khi cổ phần hóa , chứ không nên quy đị nh chung mộ t cá ch cứ ng nhắ c . Cầ n bổ sung giá trị củ a cá c doanh nghiệ p để quy đị nh số cổ phiế u tố i đa đượ c mua cho mỗ i năm là m việ c củ a ngườ i lao độ ng .
Nhà nước thà nh lậ p quỹ hỗ trợ công nhân mua cổ phiế u :
Có thể nhận thấy một điều công nhân ở nhữ ng nướ c đang phá t triể n như nướ c ta thườ ng có í t hoặ c không có vố n tí ch lũ y , bởi vậy, nế u không lậ p quỹ này thì chủ trương bán cổ phiếu ư u đã i cho công nhân sẽ không khả thi.Vì vậy , quỹ cho công nhân vay mua cổ phiếu lấy từ một phần giá trị của tư liệ u ấ y là việ c rấ t nên làm , không nhữ ng không ả nh hưở ng đế n sả n xuấ t mà còn tạo ra niềm tin , sự phấ n khở i cho n gườ i lao độ ng . Từ đó , khiế n họ
quan tâm , nhiệ t tì nh hơn đế n sả n xuấ t . Cũng có ý kiến cho rằng , Nhà nước cầ n thu tiề n về để đầ u tư và o chỗ khá c nhằ m tạ o ra việ c là m mớ i , bở i vẫ n còn nhiều người thất nghiệp . Nói như vậ y là không quan tâm đú ng mứ c đế n việ c xó a bỏ nhữ ng điề u chưa công bằ ng , hợ p lý theo lộ trì nh từ ng bướ c , là chỉ quan tâm đế n “ngọ n” mà bỏ quên mấ t “gố c” .
Trong nghị định 187/NĐ-CP quy đị nh là : ngườ i lao độ ng nghè o đượ c mua chị u cổ phiế u và hoã n trả trong 3 năm đầ u và trả dầ n tố i đa trong 7 năm tiế p theo , không phả i chị u lã i . Thế nhưng , số cổ phiế u trả dầ n dà nh cho ngườ i lao độ ng nghè o không quá 20% tổ ng số cổ phiế u Nhà nướ c bá n giá ưu đã i. Đây được coi là một thứ quỹ hỗ trợ nhưng thực chất là nó không được
áp dụng phổ biến cho tất cả những người lao động trực tiếp tại doanh nghiệp .
Ngườ i lao độ ng không đượ c bá n cổ phiế u củ a mì nh khi cò n trong độ tuổ i lao độ ng:
Ngườ i lao độ ng chỉ đượ c bá n cổ phiế u khi đã về hưu hoặ c chế t và phả i thanh toá n hế t số tiề n vay cò n lạ i cho quỹ . Khi chuyể n nơi là m việ c , ngườ i lao độ ng đượ c quyề n chuyể n đổ i cổ phiế u nế u thuậ n lợ i , hoặ c phả i đượ c giữ nguyên số cổ phiế u ở công ty cũ vớ i tư cá ch là mộ t cổ đông , tứ c là vẫ n giữ quyề n là m chủ . Mặ t khá c, số cổ phiế u củ a ngườ i lao độ ng buộ c phả i lưu ký tại quỹ hỗ trợ , để tránh tình trạng khi gặp khó khăn người lao động b án “chui” cổ phiế u . Theo nguyên tắ c thị trườ ng thì đây là sự thế chấ p để đượ c vay nên không vi phạ m đế n quyề n sở hữ u củ a ngườ i lao độ ng .
Bên cạnh đó còn phải đảm bảo vấn đề việc làm cho người lao động sau cổ phần hóa. Với những lao động dôi dư, cần có chính sách phù hợp với thực tế, quyền lợi của người lao động cần được đảm bảo, ví dụ như được hưởng quỹ phúc lợi khen thưởng còn lại tại thời điểm cổ phần hóa công bằng như những thành viên khác, được quyền mua cổ phiếu ưu đãi. Về phía Nhà nước, cần có chính sách kích cầu lao động như hỗ trợ vốn ban đầu cho các DN vừa và nhỏ. Phát triển các chương trình tạo công ăn việc làm cho người
lao động, chuyển dịch lao động dư thừa ở DN sau CPH sang những DN khác đang cần từ đó có thể giảm thiểu tỉ lệ thất nghiệp, đồng thời làm cho người lao động ở những DN khác có thể tin tưởng hơn vào CPH.
8. Hoàn thiện chính sách đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa
Những thành công của doanh nghiệp cổ phần hóa sẽ là tiền đề quan trọng lôi các DNNN khác tham gia quá tình CPH DNNN. Nhưng những vướng mắc về tài chính đối với DN sau CPH không được giải quyết lại là trở lực lướn đối với quá trình CPH DNNN. Cần quy định một số ưu đãi thiết thực đối với doanh nghiệp. Thứ nhất, vẫn nên tạo điều kiện cho doanh nghiệp sau Cổ phần hóa được vay vốn của ngân hàng một cách thuận lợi hơn như khi chưa tiến hành Cổ phần hóa. Cho phép các ngân hàng cho vay theo hình thức tín chấp đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp, phụ thuộc vào mức độ uy tiên của doanh nghiệp với ngân hàng mà không phụ thuộc loại hình doanh nghiệp.
Hiện nay, Doanh nghiệp sau CPH gặp phải khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh do phải giải quyết những khoản tồn đọng của quá trình CPH. Các khoản tồn đọng này cần phải được giao cho các công ty mua bán nợ giải quyết. Bên cạnh đó, cho phép tách số tài sản không còn giá trị sử dụng và có tài sản không phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh ra khỏi giá trị doanh nghiệp nhằm trợ giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng trong quá trình hoạt động. Những tài sản này sẽ được chuyển giao lại cho Nhà nước để xử lý phù hợp với pháp luật hiện hành. Nếu doanh nghiệp có yêu cầu đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất theo phương án được duyệt thì cho phép doanh nghiệp sử dụng một phần số tiền bán cổ phiếu ngoài phạm vi cổ phần giữ lại thuộc sở hữu Nhà nước theo hình thực vay tín dụng của ngân sách.
Thứ ba, cần hỗ trợ các công ty cổ phần tham gia thị trường chứng khoán. Việc hạ thấp mức tiêu chuẩn niêm yết phát hành chứng khoán ra công chúng là không được, vì vậy không đảm bảo hoạt động an toàn của thị