Nhân tố tác động
g) Khối lượng thực hiện trong hợp đồng.
Rõ ràng khối lượng hàng hóa, chứng khoán quy định trong hợp đồng có vai trò quyết định giá trị của cả hợp đồng. Nếu hợp đồng lớn (chỉ khối lượng lớn) thì giá trị hợp đồng lớn và ngược lại. Quan hệ đó như sau:
VHĐ = N x P (1.7)
Trong đó :
VHĐ giá trị của hợp đồng
N khối lượng hàng giao quy định trong hợp đồng
P giá trị của hợp đồng theo đơn vị sản phẩm
Tóm lại : Nhìn chung giá trị của hợp đồng chính là chênh lệch giữa giá giao ngay và giá ấn định của hợp đồng, hay chúng ta có thể viết quan hệ đó dưới dạng ký hiệu như sau :
VHĐ= VS- VE(1.8)
Trong đó : VHĐlà giá trị của hợp đồng
VSgiá trị của hàng hóa theo hợp đồng theo giá giao ngay tại thời điểm tính toán
VEgiá trị của hàng hóa trong hợp đồng theo giá ấn định tại thời điểm ký kết hợp đồng
Đối với VEnhìn chung đã có thể xác định sau khi ký hợp đồng (trừ trường hợp có quy định riêng như ví dụ bán gạo cho Cu ba đã kể trên). Tuy nhiên, để đi đến ký kết hợp đồng chúng ta cần xác định đơn giá. Đơn giá này là giá trị đơn vị của hợp đồng tại thời điểm thực hiện. Đây là yếu tố cơ bản để hình thành VEtại thời điển thực hiện hợp đồng. Xác định VTHlà bài toán cơ bản
nhất trong việc định giá các công cụ phái sinh và các phần sau sẽ tập trung giải quyết.
VSlà yếu tố cần xác định tại thời điểm tính toán. Đây là yếu tố động, có sự tác động qua lại rất chặt chẽ của nhiều yếu tố và ta rất khó dự báo trước.
N (khối lượng) là yếu tố được quy định trước trong hợp đồng và trong quy chế giao dịch các hợp đồng. Quy mô hợp đồng phụ thuộc vào khả năng tài chính, ý nguyện của các bên tham gia hợp đồng.
Quyền chọn thực ra cũng là một hợp đồng, nhưng với điều kiện có khác các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai ở điểm chính là giao hàng.
Sau đây chúng ta hãy nghiên cứu những yếu tố tác động đến giá ấn định trong hợp đồng và phương pháp chung để tính chúng.
1.3.2. Các yếu tố tác động đến việc hình thành giá thực hiện (ấn định) trong hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai; quyền chọn mua và quyền chọn bán.
Thông thường muốn xem xét giá trị mà người đầu tư chấp nhận đầu tư vào một dự án nào đó chúng ta thường xác định giá trị của đầu tư đó trước tiên với lãi suất cơ bản - phi rủi ro- (Rf), hoặc theo lãi suất bình quân của xã hội (RM). Chúng ta quy ước trước rằng: Nếu đầu tư này đạt mức lãi suất cơ bản hay lãi suất thị trường thì giá trị của nó là bao nhiêu ?
Để dễ dàng nghiên cứu , tính toán giá thực hiện của chứng khoán phái sinh chúng ta hãy xem xét lại một số kiến thức cơ bản về giá trị đồng tiền theo thời gian, đó là sự liên tục của lãi suất và lãi suất kép.
Giả sử ta có khoản tiết kiệm với lãi suất r% năm, nhưng được trả 12 kỳ trong năm (trả theo tháng), thì số tiền ta có đến cuối năm thứ n là:
FV(n,r) =PV (1+r/12)n x12
Trong đó : FV(n,r) là giá trị tương lai của khoản tiết kiệm PV với lãi suất r% và gửi trong n năm.
Nếu lãi của khoản tiết kiệm trên được trả theo ngày thì : FV(n,r) =PV (1+r/365)n x365
Nếu lãi của khoản tiết kiệm trên được trả m kỳ trong năm thì:
lim m --> PVx ( 1+ rn/m) nxm = PV x enrc (1.12)
FV(n,r) =PV (1+r/m)n xm
Giá trị FV(n,r) có tăng lên vô hạn hay không ? Câu trả lời là không, bởi
vì
Vì lim m --> ( 1+ rn/m) m = erc và e= 2,718 281828 , n là số năm gửi. Như vậy, erc được xem là kết quả của khoản đầu tư 1 đồng với lãi suất
liên tục r trong 1 năm. Nếu chúng ta đầu tư trong n năm thì kết quả là enrc Từ công thức (1.10) ta có :
PVx ( 1+ rn/m) nxm = PV x enrc hay :
( 1+ rn/m) nxm = enrc => ( 1+ rn/m) m = erc hay rc = m ln(1 + rn/m) (1.13)
Chúng ta hãy xem bảng tổng kết kết quả tính toán lãi suất năm theo công thức trên với lãi suất r=10% năm và trả nhiều kỳ trong năm như sau :
Lãi suất trả nhiều kỳ trong năm
số lần trả | Mức lãi suất năm tính ra | |
Năm | 1 | 10 % |
Quý | 4 | 10, 38129 % |
Tháng | 12 | 10, 47131 % |
Tuần | 52 | 10, 50648 % |
Ngày | 365 | 10, 51558 % |
Giê | 8 760 | 10, 51703 % |
phót | 525 600 | 10, 51709 % |
Có thể bạn quan tâm!
- Hợp Đồng Kỳ Hạn, Tương Lai, Quyền Chọn Mua, Bán Chỉ Số Giá Cổ Phiếu
- Thu Nhập Của Các Chứng Khoán Phái Sinh Có Tài Sản Gốc Là Trái Phiếu
- Giá Trị Hợp Đồng Kỳ Hạn, Hợp Đồng Tương Lai Trong Quan Hệ Với Sự Biến Đổi Của Giá Tài Sản Gốc Và Hiệu Ứng Đòn Bẩy :
- = Lợi Suất Thị Trường Chia Cho 200 (Ví Dụ. 6% Là 0,03)
- Định Giá Hợp Đồng Tương Lai Chỉ Số Chứng Khoán
- Giá Cổ Phiếu Và Quyền Chọn Trong Cây Nhị Thức Một Bước Khái Quát
Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.
áp dụng công thức lim m - >( 1+ r/m) m = er thì e0.1 ~ 1,105170918
Để áp dụng công thức (1.11) ta hãy xem ví dụ sau:
Ví dụ 23. Có khoản đầu tư với lãi suất 10% năm (r) và trả một năm hai lần. Lãi suất liên tục của khoản đầu tư trên theo công thức (1.11) với m=2 và rm = 0,1 là
: 2ln(1+ 0.05) = 0.09758 = 9.758%
Công thức (1.11) sẽ còn được ứng dụng nhiều trong phần định giá chứng khoán phái sinh ở chương 2 và phần ứng dụng ở chương 3.
Một lần nữa chúng ta hiểu giá ấn định của tài sản gốc khi ký hợp đồng kỳ hạn (ký hiệu PF) khác hẳn giá trị của hợp đồng kỳ hạn (VHĐ). Giá ấn định của tài sản gốc khi ký hợp đồng kỳ hạn là giá ấn định tại một điểm thời gian cho việc giao hàng (tài sản gốc) sao cho giá trị của hợp đồng kỳ hạn bằng 0 => V=0, hay PF= PS. Tuy nhiên tại mỗi thời điểm tính toán PSsẽ thay đổi khác đi và V sẽ có giá trị khác không. Đây là giá trị của hợp đồng.
Thực tế trong phần 1.3.1 chúng ta đã phân tích các nhân tố tác dộng đến giá trị hợp đồng (V) thông qua sự tác động của các yếu tố trong đó các yếu tố tác động đến giá được ấn định trong hợp đồng (PS) là chủ yếu. Các yếu tố quyết
định đến giá ấn định trong hợp đồng có thể liệt kê ra là :
- Thời gian đáo hạn của quyền chọn, hợp đồng
- Mức độ rủi ro của tài sản cơ sở – gốc
- Lãi suất phi rủi ro của thị trường
- Lãi suất bình quân của thị trường vốn.
- Cổ tức của cổ phiếu cơ sở
- Phát thưởng tiền của cổ phiếu cơ sở
- Phát thưởng bằng cổ phiếu của cổ phiếu cơ sở
- Phát hành thêm cổ phiếu mới để tăng vốn của cổ phiếu cơ sở.
- Các yếu tố định tính khác
Như vậy, trong chương1 chúng ta đã nghiên cứu khá kỹ khái niệm của chứng khoán, chứng khoán phái sinh và các loại chứng khoán phái sinh điển hình cũng như các nhân tố tác động để hình thành giá trị nội tại của hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn, đặc biệt là giá trị thực hiện hợp đồng. Vai trò ảnh hưởng của các yếu tố trên sẽ được cụ thể hóa trong chương 2 của đề tài này.
Trong chương 2 chúng tôi cũng chỉ tập trung xem xét, định giá các chứng khoán phái sinh có tài sản gốc là chứng khoán và có giới thiệu một phần định giá chứng khoán phái sinh có gốc là tiền tệ.
Chương II. Định giá công cụ phái sinh
2.1 Định giá hợp đồng tương lai
2.1.1 Định giá hợp đồng tương lai lãi suất ngắn hạn
Trước khi chúng ta bắt đầu định giá hợp đồng tương lai kỳ phiếu ngân hàng, chúng ta phải hiểu được bản chất công cụ cơ sở của hợp đồng tương lai:
đó là hối phiếu kỳ hạn 90 ngày được ngân hàng chấp thuận.
Hối phiếu được ngân hàng chấp thuận, thường gọi là kỳ phiếu ngân hàng, là các công cụ vay và cho vay do các công ty có nhu cầu vay hoặc đầu tư vốn ngắn hạn sử dụng thường có kỳ hạn dưới một năm.
VÝ dô 25 : một công ty muốn vay tiền có thể phát hành kỳ phiếu ngân hàng ra thị trường. Ngược lại, một công ty muốn đầu tư tiền có thể mua kỳ phiếu ngân hàng. Thời hạn của loại kỳ phiếu này thường là 30, 60, 120, 150, hoặc 180 ngày có nghĩa là công ty có thể vay hoặc đầu tư theo những thời hạn nói trên. mệnh giá của một kỳ phiếu (giá trị nhận/trả tại thời điểm đáo hạn) thường là 1 triệu.
Đơn giản, kỳ phiếu ngân hàng là một khoản cho vay có thời hạn và giá trị xác định dưới hình thức một loại chứng khoán có thể mua bán lại dưới sự bảo lãnh của ngân hàng. Khi một công ty muốn vay tiền mang hối phiếu ra ngân hàng. Một khi kỳ phiếu được chấp thuận, nói một cách khác là khoản vay đã
được thực hiện thì ngân hàng bán kỳ phiếu trên thị trường cho một nhà đầu tư nhờ đó thúc đẩy quá trình chuyển vốn từ người mua kỳ phiếu (nhà đầu tư) tới người phát hành (người đi vay). Sau đó kỳ phiếu có thể được bán tiếp cho đối tác khác mong muốn cho vay (đầu tư) có sự bảo lãnh của ngân hàng. Ngân hàng đảm bảo sẽ thanh toán mệnh giá kỳ phiếu cho người nắm giữ cuối cùng vào ngày đáo hạn.
Vì vậy, kỳ phiếu ngân hàng là một cam kết của ngân hàng sẽ thanh toán cho người sở hữu kỳ phiếu ngân hàng (người đầu tư) một khoản đã thoả thuận (mệnh giá kỳ phiếu) vào một ngày nhất định (ngày đáo hạn).
2.1.1.1 Định giá kỳ phiếu ngân hàng
Bởi vì kỳ phiếu ngân hàng là một cam kết thanh toán toàn bộ mệnh giá vào ngày đáo hạn nên người mua (người đầu tư) sẽ không phải trả hết mệnh giá vào thời điểm mua nếu không họ sẽ không có lãi. Giá trị gốc trả cho kỳ phiếu ít hơn mệnh giá, giá trị chênh lệch cho thấy số lãi được hưởng. Vì lý do này mà kỳ phiếu ngân hàng còn được gọi là chứng khoán chiết khấu do kỳ phiếu được
bán tại mức “chiết khấu’ so với mệnh giá. Hình 1 dưới đây minh hoạ cho khái niệm này.
lãi 24.064,17$
Hình 1: Chứng khoán chiết khấu (mệnh giá 1 tr $, lợi suất 10%)
Giá trị chiết khấu 975.935,83$
(Giá trị đầu tư/đi vay)
Mệnh giá: 1 tr$ (Giá trị nhận
được/thanh toán tại thời điểm đáo hạn)
Thời điểm phát hành Ngày đáo hạn
Kỳ phiếu chiết khấu theo một công thức đặc biệt gọi là công thức lợi suất chiết khấu được đưa ra dưới đây. Công thức này cho biết giá mua kỳ phiếu đối với người đầu tư, hoặc giá trị khoản vay của kỳ phiếu đối với người đi vay.
Giá = Mệnh giá/1+ (lợi suất/100 x số ngày đáo hạn/365) =
1 . 000 . 000
1 10
100
x 90
365
= 975.935,83$
Theo công thức này, mệnh giá của kỳ phiếu được chiết khấu tới một mức giá bị chi phối bởi hai biến:
- Lãi suất (lợi suất trái phiếu)
- Thời hạn
Khi các kỳ phiếu ngân hàng đựoc mua bán bởi các thành viên thị trường thì chúng được yết giá trên cơ sở lợi suất. Lợi suất là khoản thu nhập mà các nhà đầu tư nhận được trên khoản tiền đầu tư của họ, đây là phần lãi được tính theo tỷ lệ phần trăm một năm. Ví dụ một nhà kinh doanh trên thị trường tiền tệ có thể sẵn sàng mua kỳ phiếu 1tr$ thời hạn 90 ngày với lợi suất 6%. Do đó họ
phải sẵn sàng trả một khoản để mà họ sẽ nhận được 6% năm sau 90 ngày đầu tư.
Lợi suất là thước đo chất lượng của kỳ phiếu, dựa trên đánh giá của thị trường về ngân hàng chấp thuận.
VÝ dô 26 dưới đây cho thấy ảnh hưởng của lãi suất tới giá trị chiết khấu của một kỳ phiếu ngân hàng.
Bảng 8: So sánh giá trị kỳ phiếu
Thời hạn (ngày) | Lợi suất năm | Giá trị chiết khÊu | |
1 tr$ | 90 | 6% | 985.421,17$ |
1 tr$ | 90 | 8% | 980.655,56$ |
Lưu ý: Khi tính giá của một kỳ phiếu ngân hàng, không được làm tròn số ở các bước trung gian mà chỉ làm tròn số ở bước cuối cùng, giá được làm tròn số 2 chữ số thập phân (2 con số sau dấu phẩy).
2.1.1.2 Định giá hợp đồng tương lai kỳ phiếu ngân hàng
Khi tính giá trị của hợp đồng tương lai kỳ phiếu chúng ta cũng sử dụng công thức như đối với kỳ phiếu ngoại trừ cố định các biến - mệnh giá luôn là 1 triệu $ và số ngày đáo hạn là 90 ngày.
Giá hợp đồng = 1.000.000$/1 + (lợi suất/100 x 90/365)
VÝ dô 27: Giá của một hợp đồng kỳ phiếu ngân hàng giao dịch ở mức 95.000 (lợi suất 5% năm) được tính như sau:
Giá hợp đồng = 1.000.000$/1 + (5/100x90/365) = 987.821,38$
Lưu ý rằng thị trường hợp đồng tương lai luôn định giá kỳ phiếu thời hạn 90 ngày tính cả ngày giao dịch bởi vì thời hạn của hợp đồng chưa bắt đầu cho tới khi hợp đồng tương lai đáo hạn.
Khi thực hiện phép tính này, cũng áp dụng các nguyên tắc làm tròn số giống như đối với định giá kỳ phiếu ngân hàng.
2.1.1 Định giá hợp đồng tương lai lãi suất dài hạn
2.1.1.1 Các nguyên tắc định giá trái phiếu
Dòng tiền phát sinh từ quyền sở hữu trái phiếu bao gồm 2 phần:
- Quyền nhận các khoản thanh toán lãi (coupon) - thường 6 tháng trả một lần
- Quyền nhận mệnh giá trái phiếu tại thời điểm đáo hạn.
Đối với một trái phiếu mệnh giá 100.000$ có thời gian đáo hạn là 3 năm thì giá trong ví dụ của chúng ta sẽ là 110.833. Nói một cách khác, người trả 110.833$ cho một trái phiếu thời hạn 3 năm và người nhận khoản thanh toán lói coupon 10% (nhận 5000$ nửa năm một) sẽ nhận được một mức lãi suất có hiệu lực là 6%. Công thức khá phức tạp được thực hiện để tính mức giá này dựa trên cơ sở, khi trái phiếu đáo hạn, toàn bộ mệnh giá 100.000$ sẽ được Chính phủ thanh toán và giả định rằng khoản lãi nhận được sẽ được tái đầu tư tại mức 6% (mức lãi suất hiện hành) trong thời gian còn lại của trái phiếu đó.
VÝ dô 28. Một trái phiếu có thời hạn 3 năm và mức lãi coupon 10% trả sáu tháng một lần. Nếu mức lợi suất khi đáo hạn yêu cầu là 6% thì người mua sẽ tính toán như thế nào khi mệnh giá là 100$.
Biểu đồ theo thời gian mô tả các dòng tiền và cho phép dễ dàng nhận ra các mô hình cần thiết để giải quyết các vấn đề. Hình 2 cho thấy cách tính giá trái phiếu với từng khoản lãi được định giá (dòng tiền)
6 tháng 1 năm 1,5 năm 2 năm 2,5 năm 3 năm
4,854
4,713
4,576
4,442
4,313
4,187
83,748
110,833
Hình 2: Tính giá trị hiện tại của trái phiếu
lãi coupon | ||||||
(Giá trị hiện tại) 5$ | 5$ | 5$ | 5$ | 5$ | 5$ | + 100$ |