Đánh Giá Chung Về Hoạt Động Giao Dịch Ngoại Hối Phái Sinh Tại Việt Nam:

này là một dấu hiệu đáng mừng góp phần tạo tiền đề cho sự phát triển sau này.

Đối với Việt Nam chúng ta, nơi mà một sàn giao dịch quyền chọn tập trung vẫn chưa hình thành, các tổ chức tài chính (NHTM, công ty chứng khoán…) thường tự đứng ra phát hành quyền chọn khi có nhu cầu từ khách hàng, hoặc đóng vai trò như một trung gian tài chính cung cấp các hợp đồng quyền chọn cho khách hàng từ các nhà phát hành quyền chọn chính thức ở trong nước và nước ngoài để thu một khoản phí dịch vụ.

4. Đánh giá chung về hoạt động giao dịch ngoại hối phái sinh tại Việt Nam:

Chúng ta có thể dễ dáng nhận thấy kết quả quản lí đối với tỷ giá hối đoái trong ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường hối đoái phái sinh. Trong suốt khoảng thời gian mới triển khai cho tới nay, có rất ít nhu cấu đối với các công cụ hối đoái phái sinh như phương tiện quản lí rủi ro (có khoảng cách từ chiến lược cho tới giới hạn về luật pháp bị phá vỡ trong tỷ giá hối đoái của NHTM). Hơn thế nữa, khi tỷ giá hối đoái trở nên biến động (ví dụ, trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua) và biện pháp bảo hiểm trở thành phương tiện hữu dụng trong việc quản lí rủi ro hối đoái, các NHTM thường nhận ra rằng họ không có đủ khả năng cung cấp giá ý nghĩa hợp lí bởi vì mức giá giao ngay được quản lí không phải là nền tảng tốt trong việc tính toán mức giá.

Biểu đồ 10: Tỷ giá VND/USD trong thời gian qua


Nguồn Global Financial Data Ngân hàng Nhà nước và tổng hợp của Trường 1

Nguồn: Global Financial Data, Ngân hàng Nhà nước và tổng hợp của Trường Fulbright.

http://vneconomy.vn/2010020405152285P0C6/chinh-sach-ty-gia-tam-diem-vi-mo- 2010.htm

Nhìn chung, tại các thị trường này, hợp đồng giao ngay chiếm tỷ trọng không hơn 60% các giao dịch ngoại hối, còn lại là các giao dịch kỳ hạn và hoán đổi chiếm đa số. Các giao dịch quyền chọn chiếm tỷ lệ thấp. Một nguyên nhân là do các tổ chức tài chính thường giao dịch hoán đổi và kỳ hạn với nhau nhiều, và các doanh nghiệp cũng thường dùng giao dịch kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro do tính đơn giản của nó. Từ những số liệu này, có thể thấy trọng tâm phát triển công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam nên đặt vào hoán đổi và kỳ hạn, là những công cụ có tính phòng ngừa rủi ro cao hơn, hơn là nhắm vào quyền chọn - một công cụ có tính đầu cơ cao hơn và cách tính phí cũng phức tạp hơn. Mặt khác, cũng cần nhận thấy rằng để có một thị trường ngoại hối phát triển cân bằng hơn cần phải tìm cách trị các căn bệnh ngại dùng sản phẩm phòng ngừa rủi ro và ngại dùng đồng ngoại tệ khác (ngoài đô la Mỹ) trong thanh toán.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

5. Nguyên nhân dẫn tới hạn chế giao dịch phái sinh tại Việt Nam:

5.1. Có sự biến đổi thấp về tỷ giá hối đoái chính thức:

Tỷ giá hối đoái chính thức giữa đồng VND và USD biến đổi theo chiều hướng tăng dần với sự dao động ít ngoại trừ giai đoạn của cuộc khủng hoảng

tài chính Châu Á và khủng hoảng tài chính thế giới trong thời gian vừa qua. Điều đó thúc đẩy dự đoán và hi vọng giữa các nhà tham gia thị trường rằng NHNN sẽ can thiệp thường xuyên hơn làm giới hạn sự biến đổi tỷ giá hối đoái chính thức.

Đặc biệt hơn nữa, nếu so sánh số liệu hàng ngày từ giai đoạn 1/2002 tới 6/2009, chúng ta có thể nhận thấy rằng mức niêm yết tỷ giá hối đoái của các NHTM bằng hoặc gần bằng mức giá giới hạn chiếm khoảng 86% thời gian. Cụ thể, NHTMCP Vietcombank với mức tỷ giá bán ra chỉ chênh lêch hơn 0.01% so với mức giới hạn trong khoảng 76,3% số ngày được quan sát, tỷ giá mua vào thấp hơn khoảng 0.01% so với mức giới hạn chiếm khoảng 9.8% số ngày được quan sát. Điều đó ám chỉ trên thị trường ngoại hối Việt Nam, mức biến động tỷ giá hối đoái duy trì mức ổn định hơn là sự cho phép thả nổi theo biến động của thị trường. Trên thị trường này, giá (tỷ giá hối đoái) được quản lí bằng việc kết hợp giữa giá trần và giá sàn - thường xuyên biến động nhưng được liên kết với nhau. Điều đó giúp ta nhận thấy rằng để làm bảng niêm yết về tỷ giá hối đoái VND/USD rất là dễ dàng tại các NHTM.

Vì vậy, mặc dù trên thế giới đang giao dịch rất nhiều loại sản phẩm phái sinh như: Option, Forward, Swap, Future nhưng do Việt Nam duy trì chính sách neo tỷ giá khá lâu đã khiến thị trường các nghiệp vụ phái sinh không có cơ hội để phát triển. Hậu quả là doanh nghiệp đã không được sử dụng những sản phẩm có thể bảo hiểm rủi ro trong các hợp đồng làm ăn, trong đó có rủi ro về tỷ giá. Trong điều kiện đồng tiền VN chưa được tự do chuyển đổi trên thị trường, nếu cầu lớn hơn cung thì giá sẽ vượt trần, còn nếu cung lớn hơn cầu thì giá đó nằm dưới giá sàn của NHNN qui định. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ có xu hướng mua bán USD ở bên ngoài để thanh toán dù biết đó là một hành động vi phạm pháp luật. Vì thế, Nhà nuớc cần thực thi chính sách tỷ giá linh hoạt, cho phép các nhà đầu tư có cơ hội vận dụng những công cụ phòng ngừa rủi ro ngoại hối, giảm thiểu tác động tiêu cực do biến động của

tỷ giá hối đoái, thúc đẩy mở rộng đầu tư nước ngoài., đưa thị trường quyền chọn ngoại tệ vào đường băng của sự phát triển.

5.2. Thiếu nhu cầu thực sự từ phía khách hàng.

Đây là vấn đề cốt lõi, vì trước đây tỷ giá USD/VND thường xuyên ổn định tại mức trần so với giá NHNN công bố, khách hàng không quan tâm tới vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, sang năm 2007 và đầu năm 2008, thị trường chứng kiến sự biến động và đảo chiều mạnh mẽ của VND so với đồng Đôla Mỹ, tỷ giá USD/VND giảm xuống giao dịch tại mức sàn. Nguyên nhân là do lượng lớn ngoại tệ từ các hoạt động đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài, kiều hối đổ vào các NHTM làm xuất hiện dư thừa ngoại tệ do mất cân đối cung cầu.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề rủi ro tỷ giá, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành thuỷ sản, dệt may, cà phê... và các ngành sản xuất, xuất khẩu khác. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có thói quen hay nói chính xác hơn là chưa quan tâm tới phòng chống rủi ro đối với các hoạt động ngoại tệ của mình. Trong khi đó, nếu sử dụng công cụ phái sinh như công cụ kỳ hạn hay quyền chọn về ngoại tệ thì các doanh nghiệp sẽ bảo hiểm được rủi ro tỷ giá khi ngoại tệ có xu hướng giảm xuống vào thời điểm doanh nghiệp bán ngoại tệ

Bên cạnh đó, sở dĩ dịch vụ phái sinh chưa được phát triển là do hơn 90% DN xuất nhập khẩu ở nước ta thanh toán bằng USD mà chưa chịu thanh toán bằng các đồng tiền khác. Khi USD tăng giá, DN chọn USD là có lợi nhưng chưa chắc có lợi hơn khi bán USD để chuyển đổi sang các đồng tiền khác. Tuy nhiên, các DN lại không quan tâm điều đó. Ngoài ra, các DN khi thanh toán quốc tế cũng không quan tâm đến thời hạn giao dịch có ảnh hưởng đến lợi nhuận hay không. Dù giao dịch kéo dài 3 tháng hay 12 tháng, các DN cũng chỉ chọn đồng tiền thanh toán là USD. Chính vì điều đó nên các dịch vụ phái sinh về ngoại tệ rất kém phát triển. Các dịch vụ phái sinh tại NH phục vụ

chủ yếu theo mùa và khi gặp rủi ro thì các DN mới tìm đến dịch vụ này. Một nguyên nhân khác là do mức phí option hơi cao nên người dân vẫn chưa thấy hiệu quả thu được so với mức phí phải bỏ ra. Ở nước ta tỷ giá hối đoái chưa thả nổi như các nước khác cũng là lý do làm cho các DN ít quan tâm đến dịch vụ phái sinh.

5.3. Thiếu cơ sở pháp lý:

Trong vài năm trở lại đây, NHNN đã cho phép các NHTM được thực hiện nhiều nghiệp vụ mới như kì hạn, hoán đổi và quyền chọn ngoại hối... Tuy nhiên cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ phái sinh còn chưa đầy đủ. Giả dụ, mặc dù hiện nay tất cả các NHTM đều được thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ, tuy nhiên chỉ được thực hiện quyền chọn giữa ngoại tệ và ngoại tệ, còn quyền chọn giữa ngoại tệ và VND thì phải được sự cho phép từ phía NHNN. Trên thực tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường chuyển đổi ngoại tệ ra VND để phục vụ hoạt động đầu tư sản xuất trong nước mà hầu như không chuyển đổi từ ngoại tệ ra ngoại tệ. Đây cũng là trở ngại lớn đối với các NHTM làm cho doanh số giao dịch quyền chọn rất thấp.

Như vậy, có thể thấy, các văn bản pháp lý liên quan đến chính sách quản lý ngoại hối được ban hành là khá nhiều nhưng chúng vẫn chưa quy định cụ thể và thúc đẩy được các giao dịch mua bán ngoại hối phái sinh phát triển, nó chỉ mang tính tức thời bổ sung cho thị trường ngoại hối, cũng giống như chúng ta chỉ ban hành văn bản luật khi thị trường cần thực hiện các giao dịch này trong ngắn hạn, chứ chưa đưa ra các bộ luật chuẩn quy định cụ thể, thống nhất như luật công cụ bảo hiểm phái sinh chẳng hạn. Như vậy, sẽ gây khó khăn cho các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư… trong việc hoạch định các chiến lược dài hạn để kinh doanh trên thị trường. Nói tóm lại, cơ sở pháp lý cho sự hình thành và phát triển các giao dịch quyền chọn ngoai tệ có một lỗ hổng lớn so với nhu cầu thực tế, mà không thể một sớm một chiều có thể khỏa lấp được. Các cơ quan

chức năng cần tập trung nghiên cứu, tham khảo nhằm ban hành các văn bản pháp luật liên quan để dần xóa bỏ lỗ hổng pháp lý lớn này.

5.4. Thiếu kiến thức, hiểu biết về công cụ phái sinh.

Sản phẩm phái sinh trong phòng chống rủi ro là một sản phẩm khá mới và phức tạp đối với thị trường Việt Nam. Đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như các NHTM phải có hệ thống thông tin dự báo tỷ giá quốc tế nhanh, chính xác, cập nhật liên tục; phải có công cụ đo lường và cảnh báo rủi ro tỷ giá, lãi suất; đội ngũ các nhà quản lý, các giao dịch viên chuyên nghiệp. Thực tế có nhiều NHTM được thực hiện nghiệp vụ ngoại hối phái sinh từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa triển khai được. Đối với các doanh nghiệp thì việc hiểu biết các công cụ phái sinh để phòng chống rủi ro còn nhiều hạn chế và trình độ thương mại quốc tế của các DN chưa cao, cũng làm cho các hoạt động tài trợ thương mại của NH, trong đó có các dịch vụ phái sinh rất nghèo nàn.

5.5. Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng chưa cao:

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ ngành tài chính ngân hàng còn chậm đổi mới và ít được bồi dưỡng về kiến thức cũng như nghiệp vụ. Trình độ và tính chuyên nghiệp của cán bộ, công nhân viên trong các tổ chức tài chính ngân hàng chưa cao, đặc biệt trong lĩnh vực quản trị kinh doanh ngân hàng, tư vấn, phân tích tín dụng, quản lý rủi ro, marketing và tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, tài chính mới.

Một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo, điều hành trong các tổ chức tín dụng còn nhiều hạn chế về kỹ năng quản trị kinh doanh ngân hàng hiện đại, về marketing, đánh giá, phân tích tín dụng, quản lý rủi ro... Nguy hại hơn, việc thiếu hụt lao động cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho những ngành này. Cụ thể như trong ngành ngân hàng, do sự gia tăng đột biến về quy mô cùng với việc ra đời hàng loạt ngân hàng mới đó dẫn đến tình trạng trong thời gian ngắn, các tổ chức tín dụng đưa ra quá nhiều chính sách ưu đãi để thu hút nhân lực, nhất là các vị trí chủ chốt.

III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ PHÁI SINH NGOẠI HỐI TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM‌

1. Về phía ngân hàng nhà nước

1.1. Cải cách cơ chế điều hành chính sách tỷ giá:

NHNN cần có cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt hơn, tạo ra một thị trường ngoại hối phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ. NHNN cần tiếp tục nới rộng biên độ dao động so với tỷ giá bình quân và thường xuyên điều chỉnh linh hoạt biên độ này cho phù hợp với thị trường hơn. Đây là cơ sở để NHTM cũng như doanh nghiệp quen dần với các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá.

1.2. Cải tiến văn bản pháp luật hướng dẫn nghiệp vụ phái sinh ngoại hối:

Bên cạnh đó, NHNN cần nghiên cứu ban hành những quy tắc cơ bản nhất trong giao dịch phái sinh, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ phù hợp với điều kiện thị trường của Việt Nam hiện nay, để có hành lang pháp lý chung cho hoạt động của các NHTM. Cho phép các NHTM chủ động thực hiện quyền chọn ngoại hối giữa ngoại tệ và VND khi có nhu cầu phái sinh. Tránh để các NHTM thực hiện nghiệp vụ mới một cách riêng lẻ theo sự hiểu biết của ngân hàng, dẫn đến tình trạng không thống nhất, dễ gây ra tranh chấp khi có sự cố xảy ra.

1.3. Tăng cường vai trò của NHNN trên thị trường liên ngân hàng

NHNN cần tăng cường hơn nữa vai trò trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN tổ chức, giám sát và điều hành nhằm hình thành một thị trường mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa các tổ chức tín dụng là thành viên thị trường. NHNN tham gia thị trường với tư cách là người mua, người bán cuối cùng, thực hiện can thiệp khi cần thiết vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia.

1.4. Tiến tới thành lập thị trường quyền chọn ngoại hối tập trung:

Để thị trường ngoại hối nói chung và thị trường quyền chọn nói riêng thực sự phát triển và trở thành một trong những trụ cột của thị trường tài chính, bên cạnh một thị trường quyền chọn phi tập trung (OTC) vẫn đang tồn tại, nhà nước cần tiến hành tham khảo, học hỏi kinh nghiệm từ các sàn giao dịch quyền chọn lớn trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ, để thành lập một sàn giao dịch quyền chọn tập trung chính thức (giống như một sàn giao dịch chứng khoán niêm yết tập trung) như ở các nước có TTTC phát triển, với các tài sản cơ sở ở đây có thể là cổ phiếu, trái phiếu, ngoại tệ, chỉ số chứng khoán, vàng, lãi suất... Điều này sẽ làm tăng tính thanh khoản, khối lượng giao dịch trên thị trường quyền chọn cũng như thị trường các tài sản cơ sở, đặc biệt là thị trường ngoại hối; dần dần tiến đến chuyên nghiệp hóa, tạo thuận tiện, phổ biến và đưa thị trường quyền chọn trở thành một một trong những thị trường thiết yếu trên TTTC.

Việc xây dựng hệ thống kỹ thuật công nghệ cho sàn giao dịch quyền chọn tập trung đòi hỏi sự đầu tư lớn và đồng bộ. Các nhà quản lý có thể dựa vào kinh nghiệm xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ cho sở giao dịch quyền chọn và tham khảo từ các sàn giao dịch quyền chọn tập trung ở các nước, kết hợp với khả năng, tình hình thị trường hiện tại để trang bị hệ thống kỹ thuật công nghệ phù hợp với điều kiện nước ta.

Về phía các TCTC như ngân hàng, ngoài các giải pháp đã nêu ở trên, khi một sàn giao dịch quyền chọn tập trung được thành lập; các hoạt động giao dịch, chuyển nhượng quyền chọn sẽ diễn ra. Các TCTC như NHTM…sẽ đóng vai trò là thành viên của sở giao dịch options, đứng ra môi giới và thu phí đối với các giao dịch chuyển nhượng quyền chọn đối với khách hàng. Khi đó, phí môi giới options cần được các TCTC môi giới tính toán kỹ lưỡng để có thể bù đắp được các khoảng chi phí đầu tư đã bỏ ra, đảm bảo khả năng cạnh tranh và bước đầu thu lợi nhuận. Trong điều kiện các giao dịch chuyển nhượng options mới bắt đầu hình thành, các TCTC môi giới nên chào một

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí