Những Giá Trị: Độc Lập Và Tự Chủ, Tự Lực Và Tự Cường


Mặc dù Phật giáo mặc nhiên được coi như là quốc giáo ở Lào từ thế kỷ XIV đến nay, nhưng Phật giáo và các tôn giáo khác không hề đối kháng mà Phật giáo và các tín ngưỡng dân gian đã hoà quyện vào nhau. Các tín đồ theo đạo Phật hàng ngày vẫn thực hành những nghi lễ cúng ma mà vẫn tin rằng mọi thực thể đều có linh hồn, nhất là con người. Họ cho rằng mỗi một con người có nhiều vía (khuăn). Khi người nào đó có ít nhất là một vía bị lạc, người đó sẽ bị đau, ốm. Để cho vía không "lang thang", không thất lạc, không bị các phù thuỷ có bùa ngải hoặc các vị thần linh bắt giữ, làm cho người có vía lạc bị ốm, đau, người Lào có một tục lệ rất phổ biến, đây là tục làm lễ (Ba Xỉ). Khi một đứa bé mới ra đời, một thành viên trong nhà hoặc trong làng đi xa hoặc đi xa trở về hoặc khi có khách quý đến nhà đến làng, v.v... người Lào đều tổ chức lễ Ba Xỉ. Nội dung của lễ này là cầu các vị thần linh phù hộ độ trì cho các vía (có nghĩa là cho người thụ lễ) được khoẻ mạnh, không bệnh tật, ốm đâu. Nghi thức quan trọng của lễ này là mọi người dùng sợi chỉ buộc vào cổ tay cho người thụ lễ với ý nghĩa là cột vía vào thể xác để vía khỏi thất lạc. Cũng trong quan niệm hồn, vía, người Lào còn có tục gọi vía. Khi có người ốm có nghĩa là vía người ốm bị bắt, vì thế gia chủ nhờ thầy phù thuỷ làm lễ để gọi vía trở về.

Đa số người Lào đi theo đạo Phật. Đạo lý Phật giáo đã dạy cho người Lào sống ôn hòa và lương thiện, tránh điều ác. Các nhà chùa vừa là trung tâm phổ biến đạo lý Phật giáo, vừa là nơi giáo dục đào tạo tay nghề, vừa là trung tâm sinh hoạt văn hóa của người Lào. Phật giáo với giá trị từ bi, hỉ xả, nhân từ, bác ái, đã ảnh hưởng rất lớn đối với người Lào nói chung, về việc hình thành các giá trị VHCT nhân đạo, nhân văn nói riêng. Hơn nữa, Phật giáo từ bao đời nay đã trở thành giá trị tinh thần của nhân dân các bộ tộc Lào, là sức mạnh to lớn góp phần giải phóng đất nước, như Tổng Bí thư Cay Xỏn PhômViHản nói (tết năm mới Lào 1975) rằng, niềm tự hào trong cuộc đấu tranh kiên cường của dân tộc ta là vai trò vị sư sãi, đã đoàn k ết đạo lý nhà phật với lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc cao cả, đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp cứu nước.


Phật giáo có ảnh hưởng đến đạo đức truyền thống trong xã hội Lào. Phật giáo dạy người Lào làm điều tốt, làm điều thiện thì sẽ có phúc, ngược lại làm điều xấu, làm điều ác sẽ bị trừng phạt. Con người hướng tới cái tốt, cái thiện, cái phúc và tránh xa cái xấu, cái ác, tội lỗi. Ngoài ra, Phật giáo còn dạy con người phải sống trung thực, thật thà, không tham lam lấy của người khác. Đây được coi là giá trị từ bi, bác ái của đạo đức Phật giáo; nó ảnh hưởng rất lớn đối với người dân Lào, đồng thời nó là một yếu tố tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trong xã hội, trong hoạt động lao động, trao đổi, sản xuất. Những giá trị văn hóa tốt đẹp này đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào phát huy trong xây dựng môi trường văn hóa, chính trị và tất cả những điều này đã góp phần hạn chế những mặt trái của đời sống xã hội trong thời kỳ đổi mới hiện nay.

Ngoài ra, khi xâm chiếm Lào, thực dân Pháp tiến hành truyền bá đạo Cơ đốc do cha cố người Pháp truyền giáo. Tại một số đô thị như Viêng Chăn, Luông Pha Bang, Xa Văn Na Khệt, Pác Sê xuất hiện một số nhà thờ. Sau khi thực dân quay lại xâm lược Lào lần thứ hai (1946 - 1953), ở miền Nam Lào xuất hiện một số cha cố người Mỹ, Ca Na Đa truyền bá đạo Tin lành. Nhưng khi đế cuốc Mỹ can thiệp và xâm lược Lào, họ đã chủ động đưa một khoản ngân sách lớn để sử dụng triển khai các hoạt động về tôn giáo. Một mặt, bọn đế quốc bỏ tiền cho xây dựng nhiều nhà thờ, đưa cha cố vào truyền bá đạo tin lành, thiên chúa giáo Ki - tô và các đạo Hồi ở phần lớn các đô thị ở Lào.

Những giá trị VHCT Lào truyền thống cũng như hiện đại được hình thành từ Phật giáo với cả hai hướng tích cực và hạn chế. Ở hướng tích cực, Phật giáo là trường học văn hóa và đạo đức của người Lào; góp phần hình thành nên hệ thống các giá trị, niềm tin và chuẩn mực sống của người Lào theo tinh thần dĩ hòa vi thượng, nhân ái và hòa hữu. Ở hướng hạn chế, Phật giáo hướng người Lào đến lối sống an phận thủ thường hơn là phấn đấu vươn lên, chấp nhận thực tế hơn là cải tạo thực tiễn, dường như thụ động và trông chờ (!).


3.2. NHỮNG GIÁ TRỊ: ĐỘC LẬP VÀ TỰ CHỦ, TỰ LỰC VÀ TỰ CƯỜNG

Lịch sử Lào trong quá trình dựng nước và giữ nước nhiều ngàn năm qua là quá trình lịch sử trải qua nhiều thời kỳ hưng thịnh, thời kỳ đen tối và đất nước bị chia cắt. Hơn hai phần ba thời gian phải đương đầu với các thế lực bên ngoài luôn tìm cách thôn tính và đồng hoá. Con người Lào, với trí tuệ và sức mạnh sáng tạo, nhân cách và bản lĩnh đã đư ợc hình thành trong các phong trào

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

giải phóng dân tộc; và đến lượt mình, chúng kết tinh trong tư tưởng và sức mạnh đấu tranh cho độc lập tự do, trong quá trình đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước. Những giá trị và những tình cảm và tinh thần đó kết tụ thành các giá trị văn hóa truyền thống, thành tư tưởng chủ đạo trong đường lối giữ nước và khôi phục đất nước, thành nội dung chính trị của các nhà chính trị và các triều đại trong lịch sử dân tộc Lào. Độc lập, tự chủ, tự lực và tự cường thực sự trở thành những giá trị VHCT đặc sắc của truyền thống chính trị Lào.

3.2.1. Tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực và tự cường của nhân dân Lào trong thời kỳ Vương quốc Lào Lạn Xạng (đầu thế kỷ XVI - cuối thế kỷ XVIII)

Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - Aloun Bounmixay - 11

Nhân dân Lào đã trải qua bao cuộc đấu tranh sinh tử trong quá trình dựng nước và giữ nước. Trong lịch sử nhân loại, nhân dân các bộ tộc Lào thuộc về các dân tộc phải chịu dựng nhiều thử thách khốc liệt và hy sinh to lớn cho cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. Từ đấy, tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của con người Lào đã được tôi luyện và được khẳng định một cách thuyết phục. Tổng kết chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, có tác giả đã khẳng định, "từ trước đến nay, nhân dân các bộ tộc Lào đều cùng sống trong tinh thần cộng đồng, hiền hòa, thanh bình, cần cù lao động sáng tạo, yêu hòa bình, yêu đất nước, nhưng rất dũng cảm và không chịu đầu hàng" [109, tr.69].

Nét nổi bật trong tư tưởng của người Lào là sự tự ý thức về vai trò và vị trí của mình trước tổ tiên và cộng đồng dân tộc về độc lập và chủ quyền quốc


gia. Có thể thấy những thời kỳ lịch sử tiêu biểu như triều Chậu Phạ Ngừm từ thế kỷ XIV, triều Xảm Xẻn Thay (1376 - 1418), triều Nạng Mạ Hả Thê Vi, triều Vi Sun Lạ Rạt (1502 - 1520); thời kỳ kháng chiến chống Ayu Thaya và quân A Vạ (Myama), triều vua Pho Thi Xa Rát (1520 - 1550), triều vua Xệt Tha Thi Lát (1550 - 1598); thời kỳ toàn thịnh của Vương quốc Lào Lạn Xạng dưới triều Xu Li Nha Vông Xả Thăm Mi Ka Lạt (thế kỷ XVII ); thời chống quân xâm lược Xiêm thế kỷ XVIII, Phục hưng vương quốc Lào Lạn Xạng thế kỷ XIX dưới triều Chậu A Nu Vông (1804 - 1828); phong trào đấu tranh của nhân dân Lào chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; và thời xây dựng và phát triển đất nước trong hòa bình và đổi mới hiện nay.

Nhìn lại lịch sử có thể thấy từ thế kỷ XIV, khi Chậu Phạ Ngừm trở về đất Lào, nuôi chí lớn thống nhất đất nước và xây dựng chính quyền, củng cố độc lập chủ quyền. Dưới thời Chậu Phạ Ngừm Phật giáo được du nhập và hoằng dương đã làm cho tinh thần chính trị trong nước dịu đi, các cuộc chống đối đều lắng xuống. Có thể nói Chậu Phạ Ngừm không chỉ là người thống nhất quốc gia mà còn là người đã đưa Ph ật giáo lên địa vị quốc giáo ở Lào. Khi đạo Phật trở thành quốc giáo của nhà nước Lạn Xạng, nó đã tạo điều kiện thống nhất về tinh thần và tư tưởng, góp phần quan trọng vào việc củng cố nhà nước thống nhất mới ra đời. Việc mở mang các bang giao với thế giới được thúc đẩy, Chậu Phạ Ngừm phải tiến hành nhiều cuộc chiến tranh chinh phạt và việc xây dựng, phát triển đất nước, nhưng nhà vua cũng vẫn chú ý tới việc đặt quan hệ đối ngoại tốt với Cămpuchia và Đại Việt.

Sự thống nhất đất nước Lạn Xạng vào thời kỳ Chậu Phạ Ngừm là một bước ngoặt lịch sử vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển của đất nước Lào. Từ đấy, Lào Lạn Xạng đã bước vào một thời kỳ tiến triển mạnh mẽ và đã viết nên nhiều trang sử vẻ vang. Tuy vậy, nhà nước Lạn Xạng thống nhất so với các nước phong kiến tập quyền phương đông khác thì ít tính chất tập trung hơn. Các mường hợp thành vương quốc này vẫn giữ được khá nhiều tính độc


lập của nó. Các chậu mường vẫn duy trì được quyền thế tập của mình. Vì thế sự thống nhất chưa được vững chắc. Những người kế nghiệp Chậu Phạ Ngừm sau này thường phải dựa vào một trong những nhóm quý tộc này để chinh phục và trừng phạt một nhóm quý tộc khác. Ngoài ra, yếu tố địa hình tạo thêm điều kiện để duy trì các tình trạng cát cứ địa phương trong hoàn cảnh kinh tế chưa thật sự phát triển.

Từ đầu thế kỷ XVI, tình hình Lào Lạn Xạng tương đối ổn định, nhân dân được sống trong hoà bình và xây dựng đất nước. Tinh thần độc lập vẫn được đặt lên hàng đầu, tuy nhiên, tinh thần tự lực, tự cường cũng thể hiện nổi bật. Đây cũng là thời kỳ Phật giáo có điều kiện để ngày càng phát triển ở Lào. Dưới triều đại Vi Sun Lạ Rạt (1502 - 1520) Tam tạng kinh đã được chính nhà vua dịch từ tiếng Pa Li Xăng Xcrít sang tiếng Lào. Bộ Ni Than Khún Bu Lôm (bộ sử Lào đầu tiên) do Phạ Mạ Hả Thệp Luổng, Mạ Hả Mung Khun, vua Vi Xun Lạ Rạt và các quan triều thần cùng tham gia biên soạn. Do cuộc sống hoà bình, thơ ca cũng rất phát triển ở thời kỳ này. Đời sống tinh thần và tâm linh một mặt thể hiện khát vọng hướng thiện của nhân dân Lào, song khát vọng về một đất nước yêu hoà bình và thịnh vượng chiếm vị trí ưu thế.

Sau đó, Chậu Phô Thi Xả Rạt lên nối ngôi. Dưới triều đại của ông, Phật giáo càng phát triển mạnh. Đặc biệt, Phật giáo có nguồn gốc Xiềng Mại được ưu tiên phát triển hơn. Phô Thi Xả Rạt cũng là ông vua đầu tiên quy định các nhà vua phải tu trước khi lên ngôi. Vai trò của Phật giáo được nhà vua nâng cao, vua đồng thời là Phật, thần quyền và vương quyền được đồng nhất. Để nâng cao hơn nữa vai trò của Phật giáo, năm 1527, vua Phô Thi Xả Rạt đã ra sắc lệnh cấm thần dân trong nước thờ Phì, mà chỉ được phép thờ Phật. Với sắc lệnh trên, việc thờ phì từ xa xưa của nhân dân Lào bị bãi bỏ. Các đền xưa miếu cũ bị đập đi để xây dựng chùa. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Lào, Phật giáo được đưa lên địa vị độc tôn và hoàn toàn thắng thế đối với các tôn giáo khác ở Lào, và đây cũng là thời kỳ Phật giáo có nguồn gốc Xiêng Mại, có điều kiện


phát triển ở Lào Lạn Xạng. Vua Phô Thi Xả Rạt sau một thời gian ở Xiêng Mại, đã cho rước tượng Phật Kẹo Mo Là Cột (tượng phật ngọc bích) và tượng phật xẹckhăm (tượng phật bằng vàng) về Xiêng Thoong. Các hoạt động mang tinh chất sùng bái Phật giáo của vua Phô Thi Xả Rạt đã khiến cho Phật giáo phát triển mạnh mẽ ở Lào Lạn Xạng. Cùng với giá trị tinh thần và tâm linh của nhân dân, đạo Phật phát triển và trở thành quốc giáo đã tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để thúc đẩy sự nghiệp chấn hưng đất nước, xây dựng xã hội thanh bình. Điều đó chứng minh rõ, trong đời sống thực tế, ở thế kỷ XVII - thời kỳ toàn thịnh của Vương quốc Lào Lạn Xạng, và nhất là khi vua Xu Li Nha Vông Xả Thăm Mi Ka Lạt lên ngôi (1633) Lào Lạn Xạng bước vào thời kỳ ổn định và phát triển phồn vinh.

Tinh thần độc lập, tự lực, tự cường của chính trị Lào cũng thể hiện sự lựa chọn đời sống và giá trị tinh thần của dân tộc - đó là sự lựa chọn Phật giáo. Phật giáo đã đư ợc người Lào tiếp nhận từ thời kỳ Lào còn là các mường địa phương. Khi Chậu Phạ Ngừm thống nhất quốc gia, Phật giáo được tôn lên địa vị quốc giáo. Thế kỷ XVI, dưới thời Phô Thi Xả Rạt, Phật giáo đã được đưa lên địa vị độc tôn ở Lào Lạn Xạng. Với sự hưng thịnh của vương quốc dưới triều Xu Li Nha Vông Xả Phật giáo đã được phát triển đến định cao với sự thống nhất của tổ chức tăng giới Phật giáo toàn vương quốc. Người đứng đầu tổ chức tăng giới Phật giáo là Phật vương. Chức Phật vương được gọi là Phạ Mạ Hả Xả Mị. Tăng giới Phật giáo được phân cấp từ Trung ương đến địa phương.

Khi tăng giới Phật đã được thống nhất trên cả nước với sự hoằng dương mạnh mẽ của Phật giáo thì Viêng Chăn cũng đã tr ở thành một trung tâm Phật giáo của toàn khu vực. Bấy giờ ở Viêng Chăn đã có nhiều nhà sư học rộng, thông hiểu giáo lý Phật. Các nhà sư rất có uy tín trong xã hội và từng tham gia trọng trách của quốc gia như việc tham gia hoạch định biên giới Lào - Xiêm. Trong số những nhà sư danh tiếng ở Lào Lạn Xạng thời kỳ này người được coi là tài cao học rộng nhất là Phạ Mạ Hạ Yót Kẹo Phôn Sa Mệc.


Sự hưng thịnh của vương quốc là sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo Lào thế kỷ XVI - XVII đã ảnh hưởng có tính chất quyết định đối với ngôn ngữ

- văn tự Lào. Cùng với sự phát triển của phật giáo và văn minh Ấn Độ, tiếng Pali - Xăng Xcrit đã theo đường Xrilanca đến xứ sở của người Môn ở Nam Myanma và Tây Lào. Tại đây, người Môn đã kết hợp giữa tiếng Pali Xăng Crit với ngôn ngữ của mình để tạo nên một loại chữ dùng chép kinh Phật. Trên cơ sở chữ Myanma và chữ Xiềng Mại, người Lào đã biết kết hợp với tiếng Lào để tạo nên chữ Thăm dùng chép kinh Phật, nhưng đọc theo âm Lào. Từ đó, chữ Lào chính thức ra đời và nó được dùng không chỉ để chép kinh Phật mà còn được dùng trong sáng tác văn học. Mặc dù đã có chữ Thăm, song có lẽ do muốn diễn đạt kinh Phật sát nghĩa hơn - hoặc là tầng lớp trên của xã hội Lào muốn có một loại văn tự khác với quảng đại quần chúng, nên các trí thức Lào đã sáng tạo ra một loại chữ chép kinh trên bia là chữ Thăm - Pali.

Giá trị VHCT độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường đất nước của nền chính trị Lào cũng thể hiện rõ và đậm nét trong đời sống luật pháp. Từ thế kỷ XVII, bộ luật cổ đầu tiên của Lào ra đời. Đó là bộ luật dưới triều Xu Li Nha Vông Xả Thăm Mi Kạ Lạt, dựa trên nền tảng giáo lý đạo Phật, răn dạy con người phải từ bi bác ái và phải nhìn nhận tội trạng một cách khách quan, những người thi hành luật phải xét xử đúng tội danh, không gây oan uổng cho người vô tội. Nói chung các điều luật đều phù hợp với tâm lý, tình cảm vị tha của người Lào. Năm tiêu đề lớn của bộ luật là ngũ giới của Phật như Pa Na Ti Bát (Luật về những hành động sát sinh), A Thin Na Than (Luật về những hành vi trộm cắp), Mút Xa Chan (Luật về sự dâm ô), Mu Xa Vạt (Luật về những sự lửa đào), Xu Ra (Luật về rượu). Mặc dù mang tiêu đề ngũ giới Phật, nhưng nội dung của bộ luật quy định về xét xử các hành vi phạm tội, các hành vi trái với tục lệ của bản, mường và vương quốc. Bộ luật quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của vua quan và tướng lĩnh đối với nước, với dân và thể hiện chính sách tiến bộ của vương triều Xu Li Nha Vông Xả Thăm Mi Ka Lạt.


Các giá trị VHCT truyền thống về độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của Lào cũng được thể hiện trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật - mới phản ánh một cách sâu sắc và sinh động tư tưởng và đời sống chính trị của dân tộc. Thời kỳ hưng thịnh mọi mặt là chính trị - xã hội - văn hóa của vương quốc Lào cũng là thời kỳ văn học nghệ thuật Lào phát triển rực rỡ. Do Phật giáo phát triển đến đỉnh cao nên văn học Lào thời kỳ này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo. Đó là các tác phẩm văn học Phật giáo mà phần lớn là các câu chuyện kể về tiền kiếp của đức Phật (các Jataka) du nhập vào Lào và được biến đổi phù hợp với tình cảm của người Lào. Đó là truyện về những người anh hùng xây bản lập mường, bảo vệ đất nước, đánh đuổi các loài ác quỷ, bảo vệ cuộc sống cho nhân dân, về thân phận của người phụ nữ, ca ngợi chính nghĩa, thấm đượm triết lý và đạo đức nhà Phật.

Ở thế kỷ XVII, sự độc lập dân tộc và sự phồn thịnh của vương quốc thể hiện rất rõ và đặc sắc trong đời sống nghệ thuật của dân tộc, đồng thời đó cũng là nền tảng cho sự phát triển rực rỡ của nghệ thuật Lào. Đó là sự phát triển mạnh mẽ của kiến trúc, điêu khắc và hội hoạ Lào. Về kiến trúc, nền kiến trúc Phật giáo Lào thời kỳ này là kết quả xây dựng của nhân dân Lào qua 3 thế kỷ - từ thời Chậu Phạ Ngừm đến thời Xu Li Nha Vông Xả. Thế kỷ XVI, sau khi dời đô về Viêng Chăn, Xay Xệt Thạ Thi Lạt đã cho xây dựng các cung điện, chùa tháp, trong đó có Thạt Luổng Viêng Chăn và tháp Mạc Mô ở Luổng Phạ Bang. Ngoài những kiến trúc chùa tháp là những kiến trúc chính của Phật giáo, dưới thời Xu Li Nha Vông Xả, lâu đài cung điện của nhà vua cũng được xây dựng rất nguy nga, tráng lệ, nhưng do thời gian và chiến tranh nên tất cả bị tàn phá.

Về mặt điêu khắc, nền điêu khắc Lào thế kỷ XVII chủ yếu thể hiện trên điêu khắc gỗ và tượng tròn, trong đó nhiều pho tượng không chỉ là báu vật của nhân dân Lào mà còn của nhân loại. Về hội hoạ Lào thế kỷ XVII, nền hội hoạ Lào thời kỳ này thường được thể hiện trên trần hoặc tường các Aham, hoặc trên các mảng tường trước cửa Aham hoặc đầu hồi các Aham của các chùa

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí