củng cố khối liên minh công nhân, nông dân, trí thức vững mạnh; thực hiện những sách lược mềm dẻo, linh hoạt nhằm tranh thủ, trung lập những lực lượng có thể tranh thủ và trung lập được; phân hóa, cô lập triệt để những lực lượng chính trị phản động, những tên đầu sỏ, ngoan cố nhất trong hàng ngũ địch, làm cho sức mạnh đại đoàn kết dân tộc tăng lên không ngừng, thực sự là sức mạnh vô địch, bảo đảm cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Lào đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Hiện nay, đất nước Lào đang sống trong hòa bình, thống nhất; cả nước đang tiến hành công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, tiến hành thực hiện mục tiêu đúng đắn của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đề ra là: "Xây dựng Nước CHDCND Lào trở thành nước vững mạnh, nhân dân giàu có, xã hội đoàn kết hài hoà, dân chủ, công bằng và văn minh" [101, tr.57]. Những bài học về xây dựng và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vẫn còn nóng hổi. Hơn lúc nào hết, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cần tiếp tục nêu cao truyền thống yêu nước và đoàn kết, ý chí độc lập, tự lực, tự cường, xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh; xây dựng Quân đội nhân dân, từng bước hiện đại; thực hiện toàn dân đoàn kết một lòng, biến mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành hiện thực, để hoàn thành thắng lợi sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
Tinh thần đoàn kết dân tộc luôn là một truyền thống quý báu của dân tộc được mọi người coi trọng và đề cao; đó cũng là giá trị quý bấu của VHCT của nhân dân Lào, của nền chính trị Lào từ hàng nghìn năm trong lịch sử và ngày nay nó càng được phát huy, phát triển và nâng cao. Với giá trị yê u nước và đoàn kết dân tộc, sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Lào theo hướng XHCN nhất định sẽ thành công.
3.4. NHỮNG GIÁ TRỊ: ĐỀ CAO ĐẠO LÝ, TÔN TRỌNG CHÍNH NGHĨA VÀ BẢO VỆ CÔNG LÝ
3.4.1. Giá trị đề cao đạo lý
Đề cao đạo lý là giá trị phổ quát của con người cũng như của các dân tộc trên toàn thế giới. Hân dân các bộ tộc Lào đặc biệt đề cao yếu tố đạo lý bới nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quyết định nhất, đó là do một đất nước nghèo, sống trong các điều kiện khắc nghiệt cả về điều k iện tự nhiên, cả về điều kiện kinh tế, đặc biệt là điều kiện xã hội - một đất nước bị nhiều lần xâm chiếm, áp bức, bóc lột. Đạo lý đầu tiên của con người ở đây trước hết là giá trị sống, bởi người ta phải tôn trọng, quý mến nhau trên tinh thần thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Đạo lý trở thành yếu tố quy tụ lòng người; và tự thương yêu, đùm bọc lẫn nhau theo nguyên tắc các quy chuẩn thoả mãn các nhu cầu cuộc sống bình thường trong các mường, các làng, bản.
Chính giá trị truyền thống này đã đi vào cuộc sống từ đ ời này qua đời khác, trở thành một trong những nét chủ đạo của cuộc sống cộng đồng, nó trở thành chuẩn mực của việc cai trị xã hội. Do đó, mỗi chế độ chính trị, dù ai là vua, ai cai trị xã hội thì cũng phải lấy đạo lý làm đầu, làm chuẩn mực. Suốt lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân các bộ tộc Lào, chuẩn mực và việc thực hiện chuẩn mực đạo lý trở thành nhân tố chủ đạo, đồng thời, chính bằng nhân tố đạo lý mà các chế độ chính trị ở các triều đại tồn tại, được nhân dân hưởng ứng và bảo vệ. Lịch sử đấu t ranh thống nhất các mường, làm nên nhà nước Lào trong quá khứ cũng như các cuộc khởi nghĩa giành độc lập dân tộc qua các thời đại đều lấy đạo lý làm một giá trị cốt lõi nên đã làm nên sự trường tồn và phát triển đất nước Lào như ngày nay.
Nhân tố quyết định thứ hai làm cho đạo lý thực sự nhân lõi của nền chính trị Lào và nó trở thành giá trị VHCT Lào tiêu biểu là đất nước Lào là đất nước Phật giáo. Dù có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo khác cùng tồn tại, song ở Lào, đạo Phật là tôn giáo lớn nhất, tồn tại lâu dài nhất, có ảnh hưởng mạnh
Có thể bạn quan tâm!
- Những Giá Trị: Độc Lập Và Tự Chủ, Tự Lực Và Tự Cường
- Tinh Thần Độc Lập, Tự Chủ, Tự Lực Và Tự Cường Của Nhân Dân Lào Trong Thời Kỳ Đấu Tranh Chống Thực Dân Xâm Lược (1890 - 1975)
- Những Giá Trị Về Tinh Thần Đo Àn Kết Dân Tộc Trong Văn Hóa
- Những Giá Trị: Hòa Bình Và Hữu Nghị, Hợp Tác Và Phát Triển
- Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - Aloun Bounmixay - 16
- Những Gía Trị Văn Hóa Chính Trị Truyền Thống Lào Góp Phần Định Hướng Công Cuộc Đổi Mới Ở Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào Hiện Nay
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
nhất, và thậm chí, đã có thời đại, nó đã là quốc giáo (từ thế kỷ XIV đến nay). Thế giới quan, nhân sinh quan Phật giáo, niềm tin Phật giáo cuối cùng được quy tụ ở một điểm quan trọng đó là đạo lý ở đời. Lý tưởng đạo Phật là Niết bàn, song bản chất Niết bàn - bản chất tinh thần của nó vẫn là một thế giới nhân văn, nhân đạo nhất mà ở đó chứa đựng những giá trị tinh khiết nhất của lòng từ bi, hỉ xả, cứu độ chúng sinh, đưa con người tới cuộc sống cực lạc. Cái đạo lý đó ăn sâu trong con người Lào, trong cộng đồng, trong việc tổ chức xã hội, cả trong hoạt động chính trị. Cho nên, dù là ông vua nào, dù là người cầm quyền chính trị nào, thì khi trị vì đất nước, vạch ra đường lối, chủ trương, chính sách cai trị đất nước, xây dựng đất nước và đời sống xã hội, tinh thần đạo lý vẫn là tinh thần quyết định.
Giá trị đạo lý tràn đầy sức sống và làm nên đất nước nhân dân Lào đặc biệt tôn trọng đạo lý. Và nền chính trị đạo lý của nhân dân các bộ tộc Lào đã và đang dẫn dắt đất nước Lào đi theo chế độ XHCN tốt đẹp ngày nay, đang quyết tâm phấn đấu đạt tới những giá trị tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội trong tương lai. Nền VHCT Lào có giá trị đạo lý dẫn đường và toả sáng. Chính vì từ giá trị đạo lý mà VHCT Lào có các giá trị tôn trọng chính nghĩa, bảo vệ công lý.
3.4.2. Tôn trọng chính nghĩa và bảo vệ công lý
Tôn trọng chính nghĩa, bảo vệ công lý với tính cách là giá trị của VHCT Lào truyền thống thể hiện ở quan niệm và biểu hiện của tinh thần về chính nghĩa, về công lý của người Lào và quá trình hình thành và phát triển của quan niệm chính nghĩa, công lý của người Lào cũng như ý nghĩa c ủa các quan niệm trên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Lào.
Lịch sử phát triển của xã hội loại người đã chỉ rõ, chính trị ra đời là một tất yếu lịch sử và nó mất đi cũng là một tất yếu lịch sử. Chính trị là một phạm trù lịch sử, nó chỉ xuất hiện và tồn tại khi xã hội phân chia thành các giai cấp và đồng thời với nó là khi xã hội tổ chức theo kiểu nhà nước. Nhưng, chính trị là làm sao cho trong đời sống cộng đồng, con người sống được và sống tốt hơn. Con người
muốn được giải phóng, muốn thực hiện mục đích chân chính của mình thì phải có một nền chính trị khoa học và văn hóa. Có thể nói chính trị là lĩnh vực điều khiển toàn bộ hoạt động của xã hội, là lĩnh vực nối dài và phản ánh tập trung của kinh tế. Chính trị dù có nhiều khuynh hướng khác nhau, cách thực thi khác nhau, cuối cùng cũng là nhằm tới mục tiêu phát triển kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất, để giải phóng con người, thực hiện các mục đích của con người, của xã hội. Chính trị như thế là chính trị đạo lý, tôn trọng chính nghĩa, bảo vệ công lý. Chính nghĩa là nghĩa v ụ chính đáng, việc làm đúng với lẽ phải. Trái ngược với chính nghĩa là "phi chính nghĩa" hay "bất chính".
Các quan niệm "chính nghĩa", "công lý" tuy rộng hẹp khác nhau, nhưng chúng đều có dấu hiệu nội hàm cơ bản đồng nhất với nhau. Đạo lý là lẽ phải, chính nghĩa cũng điều phải, nghĩa là đ ứng về lẽ phải, là tranh đấu cho lẽ phải phải thắng. Chính nghĩa cũng là lẽ phải. Chính nghĩa cũng là đ ặt cái lợi ích chung lên trên cái lợi ích riêng, vì đại nghĩa là dám hy sinh cá nhân cho đất nước. Và như vậy mới là đạo lý làm người, đạo lý của dân tộc. Mạnh Tử cho rằng, nghĩa là điều phải làm, sống là điều ta ưa thích, nghĩa cũng là đi ều ta ưa thích, nhưng nếu trong hai điều ấy phải bỏ một lấy một, thì ta bỏ cái sống để lấy cái nghĩa. Còn Mặc Tử thì nói: Đánh giá một hành vi nào, thì nên lấy công lợi, lợi ích chung làm tiêu chuẩn, hễ lợi chung thì nên làm, ấy là làm việc nghĩa.
Như vậy, vấn đề vì nghĩa thực chất là vấn đề để cái chung lên trên cái riêng, nếu cần, để vì cái chung, khi nói "nghĩa khí" là nói đến cái nỗ lực vượt ra ngoài lợi ích nhỏ bé của mình, khi nói "đại nghĩa" là nói cái đối lập với tiểu kỷ. Công lý trước hết là sự công bằng. Công bằng hiểu theo chiều ngang là việc đối xử như nhau với những người có điều kiện như nhau. Theo chiều dọc công bằng là sự đối xử khác nhau với những người có điều kiện không giống nhau. Khi bàn về công lý thì không thể bỏ qua khái niệm công lý là gì? công lý nằm ở đâu, con đường nào để người dân tiếp cận công lý và với phương tiện
gì? Cho dù hai từ "công lý" không xa lạ với bất cứ ai khi người ta đánh giá việc giải quyết tranh chấp hay xử lý sự vi phạm pháp luật của nhà nước. Rộng hơn nữa, khi nói đến công lý người ta đồng nghĩa nó với toà án và mặc dù toà án chỉ là nơi cuối cùng công lý hiện diện và được thực thi.
Công lý là những giá trị về công bằng, lẽ phải, phù hợp với lợi ích chung, với đạo lý được xã hội và pháp luật thừa nhận. Đây cũng là những tiêu chuẩn làm thước đo cho một hệ thống pháp luật, cho cách hành xử của nhân viên công quyền trong mối quan hệ với công dân. Trong lịch sử, không phải không có những quan niệm khác nhau về công lý. Người phương Tây quan niệm công lý trước hết là một phạm trù đạo đức: Đó là thái độ, cách ứng xử tôn trọng chân lý và tự do của người khác. Thái độ này có nguồn gốc bẩm sinh của mỗi người. Bất công, nếu có chỉ được chấp nhận khi muốn tránh một bất công khác lớn hơn.
Dưới góc độ pháp luật, công lý là sự công bằng, bình đẳng, là nền tảng của xã hội dân sự. Giáo sư Jonh Rawls của Đại học Havard, Hoa Kỳ trong cuốn sách nổi tiếng Luận thuyết về Công lý (A Theory of Justice) xuất bản năm 1971 cho rằng: Công lý là đức hạnh thứ nhất cho các định chế xã hội cũng như chân lý là của các hệ thống lý thuyết. Một lý thuyết dù có lộng lẫy đến đâu nhưng nó sai thì phải bị bác bỏ cũng như luật pháp và định chế có hoàn chỉnh đến đâu cũng cần phải bị dẹp bỏ nếu nó là bất công.
Trong truyền thống người châu Phi và châu Á cũng có những quan niệm khác nhau về công lý. Nếu người châu Phi coi công lý là sự xử sự phù hợp với truyền thống, tập quán của tiền nhân thì người Ấn Độ cổ đại coi công lý là sự tôn trọng và chấp nhận đẳng cấp trong xã hội. Những người theo Ki - tô giáo thì cho rằng công lý là sự công bằng, sự liêm khiết, sự phán quyết khách quan, công minh phù hợp với pháp luật và cao hơn tất cả là phù hợp với lề luật thiên chúa và luật tự nhiên.
Các quan niệm trên đều đã tiếp cận đến các khía cạnh khác nhau của công lý. Tuy nhiên, cái cần phải làm rõ và quan tâm đầu tiên, đó chính là nguồn gốc của công lý, là giải quyết câu hỏi tại sao trong mỗi thời kỳ lịch sử, trong mỗi xã hội khác nhau người ta có quan niệm không giống nhau về công lý? Nói cách khác, nếu công lý là công bằng, là lẽ phải thì thế nào là công bằng và lẽ phải lại có những quan niệm khác nhau? Để giải quyết mâu thuẫn này trước hết phải khẳng định công lý là phạm trù lịch sử tự nhiên. Nó không phải là sản phẩm của thế lực siêu nhiên thần bí, không phải là một thứ có sẵn nằm ở đâu đó trong tự nhiên.
Một trong những nguồn gốc hiện thực của quan niệm về công lý trước hết là vấn đề lợi ích. Mỗi nhóm xã hội có lợi ích khác nhau thì có những quan niệm tương ứng về công lý. Lợi ích bao gồm lợi ích chung và lợi ích riêng. Tuy nhiên, công lý đích thực với tư cách là giá trị phổ quát được xây dựng trên cơ sở những lợi ích chung nhưng cũng không thể bỏ qua việc thừa nhận và tôn trọng những lợi ích riêng của những kẻ yếu thế hơn trong xã hội bởi Công lý bùng nổ để bảo vệ kẻ yếu.
Công lý liên quan mật thiết với pháp luật. Nói cách khác pháp luật là hiện thân của công lý nhưng công lý không đồng nhất với pháp luật, không phải có pháp luật tức là sẽ có công lý, thực thi đúng pháp luật tức là đã thực thi được công lý. Chỉ khi nào pháp luật chuyển tải được toàn bộ những giá trị công bằng, lẽ phải, nhân đạo, v.v... của công lý thì lúc đó pháp luật mới là biểu hiện của công lý. Ngược lại, một thứ pháp luật không bảo vệ cho kẻ yếu chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi cho thiểu số kẻ mạnh có quyền lực ấy là thứ pháp luật bất công.
Phân tích những vấn đề trên cho thấy, các vấn đề chính nghĩa, công lý
luôn luôn liên quan chặt chẽ với vấn đề công bằng; và công bằng, công lý, chính nghĩa lại liên quan chặt chẽ với lợi ích của các đối tượng xã hội khác nhau.
107
Quan niệm như thế nào về các vấn đề nêu trên của chính trị (chủ thể chính trị, chế độ chính trị) sẽ thể hiện vị trí, vai trò của các vấn đề đó trong VHCT.
Ở Lào, chính nghĩa, công lý bao giờ cũng là các giá trị lớn lao của người Lào, của nhân dân Lào; "vì nghĩa" là một đức tính lớn, một giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc. Từ khi lập nước, dân tộc Lào đã vì chính nghĩa, vì công lý, vì nghĩa khí dân tộc mà luôn luôn đứng lên đấu tranh anh dũng, chiến thắng oanh liệt, đánh bại tất cả các lực lượng ngoại xâm. Nếu chỉ kể từ khi năm 1353 chậu Phà Ngừm đã vì nghĩa mà đứng lên đấu tranh, thống nhất đất nước, lập nên vương quốc Lạn Xạng, chậu Xu Li Nha Vông Xả, chậu Say Xệt Thả Thi Lạt, chậu A Nu Vông lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Myanma và quân Xiêm thế kỷ XVI - XVIII. Vì sao Lào là một nước nhỏ, quân ít lại có những thắng lợi trước một kẻ thù lớn hơn? Điều trước tiên đó chính là chủ nghĩa yêu nước truyền thống mà nhân lõi của nó chính là các giá trị chính nghĩa, công lý, tức là vì nghĩa, vì cái chung; bên cạnh đó cũng phải thấy rằng trong hoạt động chính trị thực tiễn của các nhà lãnh đạo, họ luôn nhận thức được sức mạnh vĩ đại của nhân dân trong chiến tranh cũng như các giá trị hòa bình, công lý, nhận thức rõ mục đích "chính nghĩa" và "công lý", từ đó các nhà lãnh đạo qua
các thời kỳ đó xác định và vạch ra đúng mục tiêu chính trị và đường lối chính trị nhân nghĩa, luôn kiên trì chiến đấu, vượt mọi gian khổ để đi đến thắng lợi cuối cùng và triệt để vì những giá trị công bằng, chính nghĩa, bảo vệ công lý.
Lịch sử dân tộc Lào là lịch sử đấu tranh anh dũng chống lại các lự c lượng xâm chiếm nước Lào. Nh ân dân các bộ tộc Lào không bao giờ đi xâm chiếm lãnh thổ của một đất nước nào khác, mà chỉ bảo vệ đất nước mình vì sự bình yên. Điều đó nói lên gì. Điều đó nói lên một thực tế hết sức có ý nghĩa, đó là vì nhân dân Lào luôn luôn tôn trọng và quý trọng độc lập, chủ quyền, tự do của dân tộc mạnh; và cũng chính từ đó, luôn luôn quý trọng các giá trị chính nghĩa và công lý; thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, luôn luôn hy sinh đấu tranh bảo vệ công lý và chính nghĩa.
Những chuẩn mực mang giá trị chính nghĩa, công lý trong hoạt động chính trị thực tiễn của Lào qua các thời kỳ thề hiện ở chỗ lấy nhân nghĩa để cứu nước, cứu dân, dựa vào dân mà cứu nước. Đến giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng NDCM Lào luôn thể hiện nguyện vọng tha thiết của nhân dân Lào là đôc lập dân tộc, hoà bình và phát triển đất nước, nhưng phía thực dân Pháp thì muốn xâm chiếm, đô hộ nước Lào, đè đầu cưỡi cổ nhân dân Lào. Nhân dân Lào thì muốn hoà hoãn để bớt đổ máu cho hai bên, Lào càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, buộc Đảng NDCM Lào phải phát động toàn quốc kháng chiến và khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi thì Đảng NDCM Lào cũng xác định chỉ có thực dân Pháp là kẻ thù, còn nhân dân Pháp và loài người tiến bộ là bạn của nhân dân Lào. Thất bại của thực dân Pháp là thất bại của tư tưởng xâm lược, không tôn trọng độc lập, chủ quyền, nhất là không biết đến các giá trị của chính nghĩa, của công lý, của họ. Thắng lợi của nhân dân Lào, của Đảng NDCM Lào là thắng lợi của cuộc đấu tranh chính nghĩa, bảo vệ công lý, vì nhân đạo và nhân văn. Đó cũng là thắng
lợi của nền VHCT Lào đã thấm được các phẩm chất nhân đạo, nhân văn; thắng lợi của các gái trị chính nghĩa, công lý của nền VHCT Lào.
Đến thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước, Đảng NDCM Lào đã chủ trương dùng "ba đòn bẩy chiến lược", theo đó, Trung ương Đảng hạ quyết tâm chiến lược giành chính quyền trong toàn quốc. Phương hướng giành chính quyền ở Lào là: "Khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền cơ sở từng địa phương, tạo điều kiện tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước" [44, tr.498] đã tạo thời cơ cho Mỹ rút trên danh dự vào năm 1975.
Trong 20 năm, đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược đất nước Lào, nhân dân các bộ tộc Lào đấu tranh đỏi hòa hợp dân tộc có tác dụng rất quan trọng trong việc ngăn chặn và hạn chế âm mưu chiến tranh của địch. Trong Tác phẩm chọn lọc, tập 1, đồng chí Cay Xỏn PhômViHản viết: "Mỗi lần lực lượng chúng ta vào hòa hợp là mỗi lần chính nghĩa của cách mạng thêm sáng