Tinh Thần Độc Lập, Tự Chủ, Tự Lực Và Tự Cường Của Nhân Dân Lào Trong Thời Kỳ Đấu Tranh Chống Thực Dân Xâm Lược (1890 - 1975)


Lào. Đề tài của các bức bích hoạ này thường được lấy từ các tích Phật, các câu chuyện kể dân gian, và ở đó cũng toát lên tinh thần, khát vọng độc lập, tự chủ của con người, v.v... Truyền thống hội hoạ đó còn đư ợc tiếp tục phát triển trong các chùa Lào ở các giai đoạn sau.

Về văn hóa dân gian, đến thế kỷ XVII những lễ hội (bun) dân gian và lễ hội Phật giáo ở Lào đã trở nên phổ biến và chịu ảnh hưởng của văn hóa cung đình. Cư dân Lào là cư dân làm nông nghiệp, cho nên lễ hội Lào cũng chủ yếu là những lễ hội nông nghiệp. Từ khi du nhập vào Lào, Phật giáo đã tự thích nghi với đời sống của cư dân nông nghiệp ở đây và dần dần hòa nhập với các lễ hội nông nghiệp khiến cho trong các lễ hội Lào có sự kết hợp giữa Phật giáo và dân gian, làm cho đời sống tâm linh của nhân dân Lào càng thêm phong phú. "Chúng ta thấy rằng, từ những nghi lễ tôn giáo cho đến nghi lễ tạ ơn, tống tiễn hội mùa nông nghiệp bao giờ cũng xen kẽ vào đó và kết thức bằng cuộc vui chơi trong quần chúng nhân dân. Nó trở thành ngày hội văn hóa dân tộc. Cho đến nay, ngày hội vẫn được nhân dân Lào các bộ tộc bảo lưu bền vững và thể hiện đậm nét bản sắc dân tộc" [53, tr.329,330].

Năm 1804 sau khi lên ngôi, Chậu A Nu Vông đã ra sức khuyến khích nhân dân Lào xây dựng Viêng Chăn thành một mường thịnh vượng. Cùng với việc xây dựng hoàng cung ở kinh đô Viêng Chăn, khắp nơi trong nước nhân dân xây dựng chùa chiền, cầu cống. Dưới sự trị vì của Chậu A Nu Vông, Viêng Chăn đã trở thành một nơi rất thịnh vượng, Ý tưởng của Chậu A Nu Vông là Viêng Chăn có vững mạnh và hưng thịnh mới lật đổ được ách đô hộ của Xiêm, giành độc lập cho Lào Lạn Xạng.

Những năm tiếp theo, mặc dầu cuộc nổi dậy của nhân dân Lào Lạn Xạng do Chậu A Nu Vông lãnh đạo bị thất bại, nhưng cuộc nổi dậy đó mang ý nghĩa lịch sử to lớn về tinh thần độc lập, tự chủ của nhân dân Lào. Cuộc nổi dậy đã thể hiện ý chí ngoan cường chống kẻ thù xâm lược, mong muốn giành độc lập,


thống nhất tổ quốc của nhân dân Lào Lạn Xạng hồi đầu thế kỷ XIX. Vì những mục tiêu cao cả đó mà nhân dân Lào Lạn Xạng không quản ngại gian nan, không nhụt ý chí trước cảnh bản mường bị tàn phá, trước sự bạo ngược của kẻ thù. Chậu A Nu Vông, vị vua đồng thời là người con ưu tú của nhân dân Lào Lạn Xạng mặc dầu bị hy sinh, nhưng ông đã trở thành người anh hùng của nhân dân Lào. Ông luôn sống mãi trong lòng dân và đất nước Lào Lạn Xạng. Ông trở thành tấm gương sáng cho các thế hệ sau noi theo trong các phong trào đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, giải phóng đất nước.

3.2.2. Tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực và tự cường của nhân dân Lào trong thời kỳ đấu tranh chống thực dân xâm lược (1890 - 1975)

Độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường là những giá trị VHCT truyền thống. Chúng được thể hiện ngay từ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước xa xưa. Song tinh thần độc lập dân tộc, tự lục tự cường đất nước của nhân dân các bộ tộc Lào thể hiện đậm nét trong thời hiện đại. Trước hết, tinh thần độc lập dân tộc thể hiện trong công cuộc chống ngoại xâm.

Phong trào đấu tranh của nhân dân Lào chống thực dân Pháp trước khi Đảng cộng sản Đông Dương ra đời (1930) đã diễn ra trên khắp đất nước Lào. Nổi bật là Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Xa Vẳn Na Khết do sự lãnh đạo của Phò Cà Đuột (1901 - 1902), cuộc khởi nghĩa của nhân dân cực Nam Lào dưới sự lãnh đạo của Ông Kẹo và Ông Kôm Ma Đăm (1901 - 1937), cuộc khởi nghĩa ở Bắc Lào dưới sự lãnh đạo của Chậu Phạ Pát Chay (1918 - 1922), v.v… Với việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương và sau này là Đảng NDCM Lào, tổ chức tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Lào, cách mạng Lào bước vào một giai đoạn mới, giai đoạn nhân dân và các dân tộc Lào đấu tranh hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, xây dựng một nước Lào hòa bình, độc lập, thống nhất và phồn vinh. Khi Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân Lào ra đời đã gánh vác trách nhiệm lãnh đạo nhân dân Lào đấu tranh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.


chống Thực dân Pháp, Phát xít Nhật và Đế quốc Mỹ, giành độc lập và tự do cho đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, nhân dân các bộ tộc Lào đã làm nên thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 và Chính phủ Lào Ít Xa La tuyên bố độc lập ngày 12 tháng 10 năm 1945. Thắng lợi vĩ đại ấy có ý nghĩa lịch sử to lớn, đánh dấu một bước ngoặt cơ bản trong quá trình phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc và phát triển đất nước Lào. Đồng chí Tổng Bí thư Đảng NDCM Lào Cay Xỏn PhômViHản khẳng định:

Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - Aloun Bounmixay - 12

"Thắng lợi đó có một ý nghĩa lịch sử vô cùng con trọng. Đây là lần đầu tiên nhân dân ta trở lại làm chủ đất nước và vận mệnh của mình sau hơn 100 năm sông dưới ách nô lệ và đất nước vì chia cắt. Thắng lợi đó đã mở đầu một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên mà nhân dân ta được huy động và tự giác tham gia vào cuộc chiến đấu sống còn với kẻ thù để cứu nhà, cứu nước" [89, tr.14,15].

Thắng lợi của nhân dân Lào đấu tranh chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược và chống sự can thiệp Lào của đế quốc Mỹ (1945 - 1954). Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam đã thúc đẩy cao trào tiến công và nổi dậy mới trên khắp các chiến trường Đông Dương. Ở Lào, hơn một nửa đất đai và nửa dân số được giải phóng. Cuộc đấu tranh của nhân dân Lào chống chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào và kết thúc với thắng lợi vĩ đại ngày mùng 2, tháng 12, năm 1975.

Ngay trong thời kỳ đấu tranh chống xâm lược, giải phóng đất nước, nhân dân các bộ tộc Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đã vượt qua mọi khó khăn thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. Song, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Lào đã nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, với truyền thống tự lực, tự cường trong VHCT truyền thống, nhân dân các bộ tộc Lào đã hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng và phát triển nền kinh tế vốn nghèo nàn và lạc


hậu, cải tạo lực lượng sản xuất, cải tạo quan hệ xã hội, xây dựng và phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc nhân dân các bộ tộc Lào. Vì vậy, cùng với thực hiện đấu tranh giành độc lập, xây dựng nền hòa bình, nhân dân các bộ tộc Lào đã khôi phục được nền kinh tế, xây dựng được đời sống văn hóa, xã hội, chính trị ngày càng ổn định, ngày càng phát triển theo hướng XHCN.

3.2.3. Tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới hiện nay

Trong thời kỳ đổi mới, nhận thức lại và vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Lào, nắm bắt và hội nhập vào xu thế mới của thời đại. Đảng từng bước tìm tòi, thử nghiệm những giải pháp nhằm phát triển kinh tế- xã hội, khắc phục sự trì trệ lạc hậu của nền kinh tế truyền thống tự cung tự cấp, tình trạng bị cô lập của đất nước với thị trường thế giới. Với tinh thần "kiên quyết từ bỏ thói quen và phương pháp cũ mà thực tiễn chứng minh là không còn phù hợp và áp dụng những tư tưởng mới", năm 1985, cải cách giá và lương, thử nghiệm cơ chế quản lý kinh tế mới ở một số cơ sở quốc danh, v.v... đã bắt đầu một sự thay đổi thực sự. Đại hội IV của Đảng NDCM Lào năm 1986 đã mở đầu một giai đoạn mới của quá trình xây dựng chế độ xã hội mới - giai đoạn phát triển trong đổi mới, nhằm củng cố phát triển và hoàn thiện chế độ dân chủ nhân dân, từng bước quá độ lên CNXH.

Trong những năm đổi mới từ 1986 đến nay, Lào đã trải qua các kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội (1986 - 1990; 1991 - 1995; 1996 - 2000; 2001

- 2005; 2006 - 2010 và đang thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội lần thứ 7 2011 - 2015). Sau nhiều năm xây dựng chế độ mới theo định hướng XHCN, Đảng NDCM Lào đã xác định vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội là phải đánh giá được khách quan, chính xác trình độ phát triển kinh tế và thực trạng xã hội. Với tinh


thần đổi mới tư duy, Đảng đã từng bước tìm tòi thử nghiệm các biện pháp, bước đi thích hợp đưa công cuộc đổi mới ở Lào giành được những thắng lợi quan trọng và có ý nghĩa lịch sử.

Những cải tiến về chính sách và cơ chế kinh tế trong những năm trước Đại hội IV (1979 - 1985) là tiền đề và cơ sở thực tiễn cho Lào thực hiện đổi mới toàn diện. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, thực tiễn cách mạng Lào, những bài học và kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới v.v... là cơ sở hình thành quan điểm, đường lối đổi mới. "Với những bước đi phù hợp, đổi mới kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế, chính trị với quốc phòng an ninh và đối ngoại; giữ vững sự ổn định về an ninh, chính trị để tập trung nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội " [64, tr.15].

Đại hội V (năm 1991), Đại hội VI (năm 1996), Đại hội VII (năm 2001) và Đại hội VIII (năm 2006) của Đảng NDCM Lào đã khẳng định con đường phát triển trong giai đoạn hiện nay là tiếp tục xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân. Về kinh tế, thay đổi cơ cấu kinh tế, thực hiện cơ chế kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, sử dụng mọi thành phần kinh tế và quan

hệ tiền - hàng, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Sự thay đổi này có nghĩa là

xây dựng nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu, nhiều loại hình tổ chức, nhiều quy mô và trình độ phát triển, bình đẳng trước pháp luật; xoá bỏ triệt đề cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng cơ chế quản lý mới phát huy khả năng và vai trò của mọi thành phần kinh tế, mọi tổ chức xã hội và mọi cá nhân vào phát triển đất nước, từng bước hiện đại hoá nền kinh tế. Về chính trị, phát huy dân chủ mọi mặt trong đời sống xã hội, nâng cao vai trò của tổ chức quần chúng và xã hội; xây dựng bộ máy Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, kiện toàn vai trò lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị, thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật. Về văn hoá - xã hội, tăng cường chính sách đại đoàn kết trong mặt trận xây dựng đất nước, kế thừa và phát huy di sản văn hóa của các bộ tộc, xoá bỏ phong tục tập quán


lạc hậu, tiếp thu có chọn lọc thành tựu văn hoá hiện đại, nâng cao trình độ dân trí, phúc lợi và công bằng xã hội.

Đại hội IX của Đảng NDCM Lào (năm 2011) tiếp tục khẳng định xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thiết thực trong việc tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng - Nhà nước, tạo được sự chuyển biến trong sự phát triển đảm bảo tốc độ tăng trưởng thích hợp, ổn định và mang tính bền vững; kiên định lãnh đạo sự đổi mới toàn diện một cách vững chắc; vừa kiên quyết, sáng tạo trong việc khai thác sức mạnh tổng hợp và tận dụng mọi thời cơ để tạo cho được 4 bước đột phá:

"Trước hết là đột phá về mặt tư duy bằng việc giải phóng, xử lý quan điểm, tư tưởng giáo điều, duy lý, lười biếng, cực đoan. Hai là đột phá mạnh mẽ về phát triển nguồn nhân lực, nhất là trong đào tạo và bổi dưỡng nâng cao trình độ năng lực mọi mặt của cán bộ cho tương xứng với nhu cầu của phát triển. Ba là đột phá về mặt cải thiện chế độ thủ tục hành chính, quản lý còn kìm hãm, cản trở sản xuất kinh doanh và dịch vụ một cách triệt để và Bốn là đột phá trong việc xóa nghèo cho nhân dân bằng cách khai thác các nguồn vốn và với chính sách khuyến khích đặc biệt, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội một cách có trọng tâm, trọng điểm, nhằm tạo sức mạnh thức đầy mạnh mẽ sự phát triển trong các lĩnh vực khác. Khâu đột phá trong các mặt phải được tiến hành đồng thời và hài hòa, không phải chỉ đột phá một mặt nào đó mà thôi. Điều quan trọng là Ban Chấp hành Trung ương Đảng và cấp uỷ Đảng các cấp cần phải lãnh đạo, chỉ huy thống nhất thực tế và thiết thực" [101, tr.69,70].

Nhìn lại quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở Lào từ sau giải phóng năm 1975 đến nay đã trải qua hai giai đoạn. Trước năm 1986, căn cứ vào đặc điểm, bối cảnh tình hình trong nước và thế giới, Đảng đã đề ra


đường lối đưa đất nước tiến thẳng lên CNXH, không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào và Nhà nước CHDCND Lào, được sự ủng hộ tích cực của cộng đồng thế giới và viện trợ có hiệu quả của nhiều nước XHCN, nhân dân các bộ tộc Lào đã giành đư ợc nhiều thành tựu. Kinh tế được phục hội, đảm bảo cơ bản tự túc nhu cầu lương thực, khôi phục sản xuất công nghiệp, từng bước ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Thành quả cơ bản của cách mạng trong giai đoạn này là đã giữ vững được chính quyền dân chủ nhân dân; duy trì được hoà bình và sự ổn định cơ bản về chính trị - xã hội.

Sau năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới để tiếp tục củng cố và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, CHDCND Lào tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Chính trị, kinh tế, xã hội và quan hệ quốc tế có nhiều chuyển biến tích cực; đời sống nhân dân, nhất là ở vùng đô thị và đồng bằng được cải thiện từng bước; tinh thần yêu nước, yêu chế độ mới và khối đoàn kết trong nhân dân được củng cố vững chắc; quan hệ quốc tế được mở rộng. Sau những thay đổi về chính sách có tính chất bước ngoặt từ năm 1988 đến nay, nền kinh tế có đà phát triển tương đối ổn định. Trung bình hằng năm (2006 - 2010) đạt 7,9%, trung bình đầu người hằng năm (2009 - 2010) đạt 1.069 USD. Tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường trong chính trị Lào đã đem lại những thành tựu quan trọng trong quá trình đổi mới đất nước Lào thời gian qua.

3.3. NHỮNG GIÁ TRỊ: YÊU NƯỚC VÀ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

3.3.1. Nền chính trị yêu nước với những giá trị văn hóa yêu nước

Nếu như độc lập và dân chủ, tự lực và tự cường là những giá trị nền tảng của nền chính trị Lào, thì lòng yêu nước, tinh thần yêu nước, ý chí và hành động yêu nước là những yếu tố quy định và tạo nên các giá trị đó; chính lòng yêu nước tạo nên ý thức và tinh thần độc lập và tự chủ dân tộc, tạo nên ý chí và trí tuệ quyết tâm tự lực và tự cường, phát triển đất nước.


Yêu nước, trước hết là tình cảm, từ đó hình thành nên tư tưởng và ý chí yêu nước, nó có tính phổ quát của con người, của nhân dân mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới. Nhưng mỗi quốc gia, dân tộc đó lại có quá trình hình thành và phát triển tinh thần yêu nước của mình với những đặc thù khác nhau. Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử và các mục đích cuộc sống, lý tưởng xã hội và con người mà tinh thần yêu nước có thể xuất hiện sớm, muộn khác nhau và mang những sắc thái, đặc điểm, nội dung khác nhau. Đó chính là mối quan hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù của bản chất yêu nước của các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Nội hàm chung của lòng yêu nước đối với dân tộc, quốc gia, đó là "Lòng yêu nước là tình yêu và sự trung thành đối với quê hương, là sự khao khát được hiến dâng toàn bộ cuộc đời mình cho Tổ quốc. Lòng yêu nước là một trong những tình cảm sâu sắc nhất được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử phát triển của dân tộc và đất nước" [82, tr.282]. Từ đó, do mỗi quốc gia, dân tộc tiến hành một mục tiêu chính trị khác nhau, với nội dung và cách thức khác nhau mà giá trị yêu nước trong mỗi nền VHCT cũng có những nội dung và sắc thái khác nhau.

Đối với đất nước con người Lào, với lịch sử đấu tranh anh dũng dựng nước và giữ nước suốt bao thế kỷ, những giá trị tinh thần yêu nước, nâng cao lòng yêu nước, tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc là lương tâm và trách nhiệm của mỗi con người Lào chân chính. Yêu nước của nhân dân Lào cũng thể hiện ở ý chí vươn lên quyết tâm vượt qua nghèo nàn, lạc hậu, góp phần dựng xây đất nước phồn vinh, sớm đưa nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, theo kịp trình độ các nước phát triển trong khu vực và thế giới. Yêu nước đối với mục tiêu chính trị của nhân dân Lào, nhất là đối với đội ngũ lãnh đ ạo, quản lý cán bộ, đảng viên... cũng là sẵn sàng phấn đấu hy sinh cho lợi ích chung, việc gì có lợi cho dân, cho nước, cho tập thể thí quyết chí làm, việc gì có hại thì tránh. Làm việc gì trước hết phải đặt lợi ích của tập thể, phải nêu cao trách nhiệm của người lãnh đạo, không tham lam, vụ lợi, vun vén cá nhân, v.v...

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí