Tình Hình Sản Xuất, Xuất Khẩu Rau Giai Đoạn 2006 - 2016‌

39 và trong một thời gian dài nên đã để lại một lớp phong hóa khá dày Đất 1

39


và trong một thời gian dài nên đã để lại một lớp phong hóa khá dày. Đất ở Đà Lạt chia ra làm 3 nhóm chính, bao gồm:

+ Feralit nâu đỏ: Đây là loại đất tốt nhất với cấu tạo xốp, tơi, thoát nước tốt, rất thích hợp với các loại cây công nghiệp như: trà, cà phê. Loại đất này tìm thấy ở các khu vực như: Vạn Thành, Cam Ly, Xuân Thọ, Xuân Trường, Tà Nung.

+ Đất feralit vàng đỏ: chiếm 90% diện tích đất toàn thành phố. ở những nơi đất bị trôi rửa mạnh, tầng mạch mỏng và có độ chua rất cao. Đất feralit vàng đỏ, có độ phì thấp đến trung bình thấy xuất hiện ở các vùng như: Thái Phiên, Kim Thạch, Tùng Lâm, Xuân Trường, Vạn Kiếp, Mỹ Lộc, Hồng Lạc, là loại đất thích hợp với cây hoa, atisô, rau các loại và cây ăn quả..

+ Đất feralit mùn vàng đỏ: Nhóm đất này thấy xuất hiện ở các ngọn đồi cao phía Nam Suối Vàng, Bắc Cam Ly và núi Lang Bian, diện tích tương đối ít, chỉ có những những vùng còn rừng che phủ, độ dốc lớn nên khả năng khai thác rất hiếm.

Với sự hình thành và phát triển đô thị Đà Lạt, nhu cầu về rau, quả tăng lên, cư dân tới đây lập nghiệp đã khai thác các loại đất feralit, lập thành các vùng chuyên canh rau, hoa, cây ăn quả, cây công nghiệp. Các vùng nông nghiệp trên nhóm đất này ngày càng mở rộng.

- Khí hậu:

Do ở độ cao trung bình 1.500m và được bao quanh bởi những dãy núi cao, nên tuy ở trong vùng nhiệt đới gió mùa nhưng khí hậu Đà Lạt lại mang những nét riêng của vùng cao. Nơi đây có một chế độ nhiệt khá điều hòa và thấp, nhiệt độ trung bình năm thấp hơn so với cả nước Việt Nam.

+ Biên độ nhiệt: Biên độ trung bình giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất không quá 3 - 40C, sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm rất lớn, trung bình năm là 90C. Các tháng mùa khô có biên độ nhiệt lớn, dao động từ 11,2 – 13,20C. Các tháng mùa mưa, biên độ nhiệt giảm xuống chỉ còn 6 -70C. Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 17,50C đến 18,20C. Tổng số giờ nắng toàn năm lên đến 2.340 giờ.

+ Chế độ mưa: Mùa mưa ở Đà Lạt thường bắt đầu giữa tháng 4, mưa tháng 4 và 5 thường là mưa rào và dông bắt đầu vào buổi trưa và chiều. Mùa mưa thường kết thúc vào giữa tháng 10, đôi khi vào giữa tháng 11. Như vậy mùa mưa ở đây kéo dài khoảng


6 tháng, tháng 4 và tháng 11 là thời kì giao mùa. Số ngày mưa trung bình nhiều năm ở Đà Lạt đạt khoảng 170mm ngày/ năm. Các tháng 12, 1, 2, 3 có số ngày mưa trung bình là khoảng 5 ngày. Riêng tháng 2, 4, và 11 là từ 10 – 15 ngày. Trong mùa mưa, số ngày mưa dao động từ 20 – 25 ngày/ tháng.

+ Độ ẩm không khí: có tương quan chặt chẽ với lượng mưa ở Đà Lạt. Trong mùa mưa, độ ẩm tương đối của các tháng đạt trên 85%. Mùa khô, độ ẩm giảm xuống dưới 80%.

+ Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành ở Đà Lạt thay đổi theo mùa. Từ tháng 10 – 4, hướng gió chủ yếu là Đông – Đông Bắc. Gió Đông Bắc hoạt động mạnh vào tháng 11, 12 và tháng 1. Từ tháng 5 – 9 là thời kì hoạt động của gió Tây – Tây Nam. Gió Tây thịnh hành trong tháng 7 và 8. Tốc độ gió trung bình hằng năm là 2,1 m/s. Trong những tháng gió mùa Tây Nam thịnh hành kết hợp có bão, áp thấp nhiệt đới, thường có gió mạnh.

Sự phân hóa theo mùa khí hậu kéo theo sự phân chia các mùa sâu sắc trong chế độ mưa ẩm đã quyết định các mùa vụ sản xuất. Chính nhờ nền nhiệt độ tương đối ôn hòa mà Đà Lạt phát triển thành một thành phố nghỉ dưỡng và du lịch nổi tiếng. Các điều kiện khí hậu này đã cho phép việc sản xuất các loại rau, cây đặc sản và nhiều loại cây trồng á nhiệt đới.

- Ngoài ra, còn có các hiện tượng thời tiết đáng chú ý như: sương mù, dông, mưa đá và sương muối gây thiệt hại rất lớn cho việc sản xuất nông nghiệp của nông dân.

- Thủy văn:

Hồ ở Đà Lạt chủ yếu là hồ nhân tạo, phân bố rải rác. Hiện tại có trên dưới 16 ao hồ lớn nhỏ. Một số hồ theo thời gian bị bồi lấp dần hoặc đã trở thành vườn trồng rau như hồ Vạn Kiếp, Mê Linh, Đội Có,.. Các hồ lớn ở đây được sử dụng vào việc tạo thắng cảnh, tạo nguồn nước tưới: hồ Đa Thiện, hồ Than Thở, hồ Tuyền Lâm, hồ Xuân Hương,...và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân..

Ở phía Bắc, các con thác đổ vào hồ Suối Vàng chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc như thác Phước Thành, thác Đa Phú. Phía Đông có các con thác nhỏ chảy về sông Đa Nhim, phần thượng nguồn hồ Đơn Dương.


Các con thác phía Nam chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đổ về thác Đạ Tam như thác Datanla. Chảy qua trung tâm thành phố là thác Cam Ly có chiều dài 20 km trong địa phận Đà Lạt, với diện tích lưu vực xấp xỉ 50 km2. Hồ Suối Vàng được dùng trong việc tạo năng lượng điện với sản lượng điện 15 triệu KWh/ năm. Mạng lưới suối nhỏ khá dày, các dòng suối nhỏ vào mùa khô rất ít nước hoặc khô cạn. Mật độ sông suối bình quân: 1- 2 km/km2.

Những dòng chảy trên mặt và dòng chảy ngầm này góp phần không nhỏ trong việc giúp nhân dân trồng trọt, canh tác, sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt hằng ngày.

- Sinh vật:

Cao nguyên Lang Biang đã tạo nên một bức tranh sinh động về thành phần tự nhiên với hơn 3.000 loài thực vật, khoảng 40-50 loài thú, hơn 100 loài chim và rất nhiều loài côn trùng, bò sát, lưỡng thể.

Chim và thú là hai đối tượng được quan tâm nhiều nhất. Nếu chỉ tính riêng các loài kinh tế, Đà Lạt đã từng là nơi có số lượng đáng kể các loài nai xám, nai cà tong, hươu vàng, lợn rừng, cheo cheo, thỏ rừng, gà rừng, tắc kè, kì đà, sóc bay. Số loài quý hiếm ở đây cũng rất tập trung, chẳng hạn tê giác, trâu rừng, bò tót, nai cà tong, bò rừng, gấu chó, chồn dơi, vượn đen,...

Hệ động vật ở đây, mang tính nhiệt đới và cận nhiệt đới rõ rệt, trong đó yếu tố Ấn Độ - Malaysia và đặc trưng cho hệ động vật Indonesia chiếm ưu thế. Dưới các kiểu rừng khác nhau, quần cư động vật cũng có nhiều biến đổi rõ nét.

Thực vật trên cao nguyên Lang Biang chủ yếu gồm những rừng ôn đới thuần nhất, rất điển hình là những quần Thông hai lá và Thông ba lá rộng mênh mông (đến hơn 180.000 ha). Cả hai loại rừng này đều có một sản lượng khá cao (ít nhất trên 10 m3/ ha/năm). Ngoài ra đều là rừng cây họ Dầu (đặc biệt là cây họ dầu trà beng) làm chứng cho những khu vực có khí hậu khô hạn hơn.

Ở đây còn có họ Hoà Thảo (Gramineae) và họ Lát (Cyperaceae) chiếm diện tích lớn. Họ Lan (Orchidaceae) rất đặc biệt về màu sắc và hình dáng với nhiều loại như Bạch lan, Hồng lan, Thanh lan… Về các loài thuộc ngành Dương xỉ, cao nguyên Lang Biang là một trong những trung tâm phong phú nhất về thành phần loài. Riêng họ Thông đất ở đây đã có 10 loài trong khi cả nước chỉ có 11 loài. Sự có mặt của những


họ Nắp ấm, Chuối rừng, Mây nước, Dứa dại đã biểu hiện cho tính cổ nhiệt đới của hệ thực vật ở vùng cao nguyên này. Đây cũng là nơi tập trung nhiều nhất của các loài thuộc ngành Hạt trần là thành phần quan trọng nhất cấu trúc nên các kiểu rừng ở cao nguyên Lang Biang, đặc biệt là rừng thưa thuần loại cây lá kim hoặc rừng hỗn giao với cây lá rộng... Trên núi Lang Biang lại có những loài cây rất to như Chò sót, Chò nước, Pơ mu, cùng với nhiều cây gỗ quý: Thông nàng, Thông tràm, Thông 5 lá, Ngo tùng.

Thảm thực vật trên những đỉnh núi cao, gió mạnh, có lắm sương mù hình thành nên những trảng cây gỗ lùn. Những cây gỗ chỉ cao 3 - 5m gồm một số loài Dẻ, Đỗ quyên, Côm, Sến.

Các yếu tố tự nhiên từ bao đời nay góp phần hình thành nên một thảm thực vật đa dạng với hơn 3.000 loài thực vật, điều này đã giúp cho cao nguyên Lang Biang vẽ nên một bức tranh sinh động về thành phần thực vật tự nhiên. Và đây cũng là điểm thu hút du khách và phát triển kinh tế nơi đây.

Các tiềm năng tự nhiên này đã tạo nên thành phố Đà Lạt hình thành các cảnh quan sinh thái nông nghiệp độc đáo mà không địa phương nào có được. Cảnh quan được nói đến ở đây là các mô hình trang trại, các cánh đồng hoa, ruộng đất trồng rau,... để có một điểm đặc biệt thu hút khách du lịch thì cảnh quan phải khác lạ và “tươi mới” hơn so với các địa phương khác.

* Tiềm năng sản xuất nông nghiệp

- Vùng trồng rau:

Với chế độ mưa nắng chia thành hai mùa rõ rệt, do ảnh hưởng của địa hình cao nên thiên nhiên Đà Lạt đã ưu đãi cho người dân nới đây không chỉ sản phẩm tự nhiên mà còn tạo điều kiện để cho vùng đất này có thể nuôi trồng được những sản vật đặc biệt khác.

Nghề trồng rau Đà Lạt phát triển mạnh vào những năm cuối của thập kỉ 30 (1938) khi có đợt di dân đầu tiên thành lập ấp Hà Đông hiện nay. Từ đó lan rộng ra các ấp Đa Cát , Ánh Sáng, Nghệ Tĩnh, Vạn Thành, Trại Mát,... và những địa điểm trên sau này đã trở thành những vùng rau lớn của thành phố.


Một số loại rau phổ biến được trồng tại đây như: khoai tây (Solanum tuberosum), bắp cải (Brassica oleacea var. Capitata), cải bông (Brassica oleacea var. Botrytis), cần tây (Apium graveolens), cải bắp thảo (Brassica Pe-Tsai), cà rốt (Dacus carota), cà chua (Lycopersicum esculentum), dâu tây (Fragaria chiloesis),...với các giống nhập từ Nhật, Đài Loan, Đức, Hà Lan, Pháp,...

Diện tích sản xuất rau năm 2006 là 5.897 ha, đến năm 2016 tăng lên 9.443 ha, như vậy trong vòng 10 năm diện tích sản xuất rau tăng lên 3.546 ha. Diện tích rau sản xuất chủ yếu tập trung ở phường 7 với 1.912,5 ha, phường 8 là 1.104 ha, xã Xuân Thọ là 1.308,8 ha và phường 11 với 778 ha (năm 2016).

Bảng 2.1. Tình hình sản xuất, xuất khẩu rau giai đoạn 2006 - 2016‌



Năm


Diện tích sản xuất (ha)


Sản lượng (tấn tươi)

Sản lượng xuất khẩu (tấn tươi)


Doanh thu (1.000 USD)

2006

5.897

82.213

2010

7.069

219.886

2014

7.977

290.000

1.056

4.137

2015

9.800

372.200

359,4

3.939

2016

9.443

349.391

499,1

3.469,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Nguồn: Phòng kinh tế thành phố Đà Lạt năm 2017 Bên cạnh việc mở rộng diện tích canh tác, người dân không ngừng nâng cao chất lượng và sản lượng rau để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Điều này có thể thấy qua sản lượng rau không ngừng tăng qua các năm, giai đoạn 2006 - 2016 sản lượng rau tăng 267.178 tấn. Như vậy, trung bình mỗi năm sản lượng rau tăng lên khoảng 26.000

tấn.

Ước năm 2017 diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố là 5.493 ha (tăng 533 ha so với cuối năm 2016), chiếm 52,3% trên tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Việc sản xuất rau cũng giúp thu lại nguồn ngoại tệ


không nhỏ, năm 2016 doanh thu từ việc xuất khẩu rau đạt được hơn 3 triệu USD (Phòng kinh tế thành phố Đà Lạt).

Có 3 phường có sản lượng rau đứng đầu thành phố là: phường 7 với sản lượng là

58.408 tấn, phường 8 sản lượng là 44.442 tấn, và phường 11 là 27.857 tấn rau. Đây là 3 địa điểm chủ lực phát triển nghề trồng rau, không những cung cấp rau cho toàn thành phố mà còn cung ứng cho cả nước và xuất khẩu. Một số phường ở trung tâm như phường 1 và phường 2 do diện tích đất khá nhỏ nên một số hộ gia đình trồng rau trong sân hoặc trong các thùng xốp ở sân thượng để “ tự cung, tự cấp” cho riêng mình, cũng để tránh các loại rau có quá nhiều thuốc hóa học. Số địa điểm còn lại chỉ sản xuất rau với số lượng rau vừa và quy mô nhỏ lẻ, manh mún.

Rau Đà Lạt mang hương vị đặc thù của rau ôn đới. Đặc biệt là rau cải Đà Lạt- một trong những món ăn thông dụng không chỉ trong gia đình ở địa phương mà còn cho các vùng khác như: Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Trung và miền Tây Nam Bộ...Những chủng loại phong phú, đa dạng, sản lượng dồi dào hiện đang được ưa thích trên thị trường trong nước như: bó xôi, ca- rôn, xà lách, khoai tây hồng, cải thảo ngắn ngày, lơ trắng,... Các loại rau này còn được dùng làm quà cho người thân sau khi du khách đến tham quan Đà Lạt.

Khi sống trong cuộc sống hiện đại mà rau, củ, quả bị phun quá nhiều thuốc trừ sâu, bón quá nhiều phân bón hóa học và nhiều chất độc hại khác. Điều này khiến cho con người ta muốn mua những loại rau rõ nguồn gốc, “ sạch” , từ đó Đà Lạt đã mở ra những địa điểm tham quan vườn sản xuất rau công nghệ cao như: khu phố hồ Xuân Hương (phường 9) và du lịch công nghệ cao ở Trại Mát (phường 11). Một là, thu hút khách du lịch về tham quan, tìm hiểu sản xuất nông nghiệp như một loại hình du lịch mới. Hai là, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm rau “sạch” lên một tầm cao.

Việc phát triển sản xuất rau Đà Lạt phải dựa trên mối quan hệ hữu cơ với sự phát triển du lịch của thành phố, do đó cần là thế nào để nghề trồng rau không những không tổn hại đến cảnh quan môi trường, mà còn tăng giá trị cho ngành kinh tế này.


- Vùng trồng hoa:

Nhắc đến Đà Lạt người ta nghĩ ngay đến thành phố ngàn hoa, bởi vì nơi đây với hàng trăm loại hoa của vùng nhiệt đới núi cao có nguồn gốc từ nhiều nơi trên thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Pháp , Hà Lan,...

Hiện nay, thành phố Đà Lạt có 44 đơn vị sản xuất, kinh doanh sản phẩm hoa. Trong đó: có 1 Công ty Cổ phần, 23 Công ty trách nhiệm hữu hạn, 3 Hợp tác xã, 7 Tổ hợp tác, 04 làng hoa (Vạn Thành, Xuân Thành, Hà Đông, Thái Phiên), 6 cơ sở sản xuất

- kinh doanh. Tuy nhiên phần lơn các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực cung cấp củ giống và cây giống hoa.

Trong những năm gần đây, do thị hiếu của người dân tăng nên việc mở rộng quy mô trồng hoa là điều tất yếu. Năm 2006, diện tích sản xuất là 2.750 ha nhưng đến năm 2016 diện tích này đã tăng lên khoảng 5.080 ha. Bên cạnh đó, sản lượng hoa cũng tăng đều, giai đoạn 2006 đến năm 2016 tăng hơn 195 triệu cành/năm. Ngoài cung cấp hoa cho nhu cầu trong nước, Đà Lạt còn xuất khẩu hoa ra thị trường thế giới với hơn 102 triệu cành (2016) với doanh thu mỗi năm trên 30 nghìn USD. Một số địa điểm có sản lượng cây hoa lớn nhất thành phố là: phường 8 với sản lượng là 345,12 triệu cành, phường 12 sản lượng là 444,12 triệu cành, xã Xuân Thọ với 232,27 triệu cành, phường 11 là 237,28 triệu cành, phường 5 sản lượng là 218,11 triệu cành.

Giá trị thu hoạch bình quân 1 ha đất canh tác hoa đạt 800 triệu đồng/ha. Một số loại hoa cho thu nhập cao khoảng 1-1,2 tỷ đồng/năm như hoa lyly, hồng môn, cát tường, địa lan…

Bảng 2.2. Tình hình sản xuất, xuất khẩu hoa giai đoạn 2006 - 2016‌



Năm

Diện tích sản xuất (ha)

Sản lượng (triệu cành)

Sản lượng

xuất khẩu (triệu cành)

Doanh thu (1.000 USD)

2006

2.750

360,8

2010

3.026

526,9

2014

3.982

1.512

80,2

30,9

2015

4.100

2.005

86,6

30,1

2016

5.080

2.311

102

Nguồn: Phòng kinh tế thành phố Đà Lạt năm 2017

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/04/2023