những yếu tố văn hóa Ấn Độ và ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa do chính cư dân Lào - Thái mang lại để xây dựng một nền văn hóa dân tộc độc đáo và đa dạng. "Nhờ so sánh với văn hóa Việt Nam và các nước trong khu vực mà chúng ta phát hiện ra cơ tầng Đông Nam Á trong văn hóa Lào và quá trình tích hợp văn hóa tộc người nhất là cư dân Môn - Khóm và Lào - Thái những nhân tố cơ bản để hình thành nhà nước Lạn Xạng trong sự tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ tạo thành một nền VHCT quốc gia dân tộc có cấu trúc gồm hai dòng: "Văn hóa bác học chịu ảnh hưởng của từ chương học Ấn Độ trên biểu tầng qua ngươi Môn, người Khóm và văn hóa dân gian là dòng đã bảo lưu được những yếu tố bản địa dưới cơ tầng và mối quan hệ tương hỗ giữa chúng để tạo nên sắc thái riêng biệt của nền văn hóa Lào khác với người đồng tộc của họ ở Thái Lan" [44, tr.15]. Nét đặc sắc này của văn hóa Lào làm nền tảng cho sự hình thành một nền VHCT Lào được tích hợp bởi nhiều sắc thái phong phú.
Các tộc người Lào từ xa xưa với lao động sản xuất của mình đã biết chế ngự thiên nhiên làm nơi ăn chỗ ở, biết khai thác thiên nhiên bằng công cụ sản xuất. Ngành khảo cổ học đã tìm thấy nhiều công cụ lao động ở các thời đại đồ đá cũ hậu kỳ, thời kỳ đồ đá giữa, thời kỳ đồ đá mới và thời kỳ kim khí. Chẳng hạn như chum đá cánh đồng chum (tỉnh Xiêng Khoảng) là công trình độc đáo khá công phu. Hiện nay còn lại hơn 300 chum, có chiều cao trung bình 2 mét, có chum cao tới 3,2 mét, rộng 3 mét và nặng tới 14 tấn. Các công trình khác như Tháp Phu (Chăm Pa Sắc) và Tháp Luông (Viêng Chăn). Đây là những công trình độc đáo công phu, đòi hỏi phải có một trình độ kỹ thuật nhất định, phải có một tổ chức chặt chẽ trong việc thực thi và phải có công cụ lao động bằng kim khí để làm. Hệ thống các hiện vật văn hóa vật thể trên đây thể hiện
văn hóa tinh thần độc đáo và phong phú của đời sống nhân dân Lào, nó thể hiện những giá trị truyền thống nói lên tình cảm, ý thức, đời sống tinh thần hướng thiện của con người Lào. Các giá trị VHCT truyền thống Lào tạo nên VHCT Lào thông qua lịch sử đấu tranh chống xâm lược và xây dựng đất nước.
Trong lao động sản xuất tất yếu hình thành nên các mối quan hệ kinh tế - xã hội là gia đình, bản làng và mường. Gia đình là tế bào kinh tế và xã hội ở Lào. Gia đình của người Lào không thuộc loại đại gia đình như một số dân tộc khác nhưng tập trung ở đó tất cả các mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất tái sản xuất, quan hệ kế thừa, v.v... Với chế độ tiểu gia đình phụ quyền, quyền lực thuộc về người chồng. Song phụ nữ Lào vẫn có một số quyền hành nhất định. Trong gia đình người Lào có sự phân công lao động, mặc dù mỗi tộc người, mỗi miền có khác nhau đôi chút, nhưng nhìn chung phân công lao động đều theo giới và lứa tuổi. Sự phân công lao động phản ánh khá rõ nền kinh tế nông nghiệp, tự cấp, tự túc, trong đó mỗi gia đình là một đơn vị kinh tế hầu như khép kín. Nhưng người Lào thường có quan hệ với họ hàng xa gần rất thân thiện như câu nói rằng, "ngọc không dũa ba năm thành sỏi đá, bà con không đi lại ba năm hóa người dưng". Đây chính là giá trị văn hóa truyền thống thể hiện lối sống hòa mục, cuộc sống đoàn kết, gắn bó keo sơn không chỉ giữa những người huyết thống, mà cả cộng đồng dân
cư. Chính giá trị này góp phần quan trọng làm phong phú các giá trị truyền thống của VHCT Lào.
Bản là cơ sở thấp nhất trong tổ chức xã hội Lào từ xưa đến nay. Bản hình thành từ 4 - 5 hộ gia đình cho đến hàng trăm hộ. Mối quan hệ trong Bản, dù không cùng chung huyết thống nhưng lại có rất nhiều quan hệ ràng buộc với nhau trong cuộc sống lao động sản xuất. Các thành viên trong Bản coi việc giúp đỡ nhau là nghĩa vụ, là đạo lý làm người, không ai nghĩ rằng mình sẽ được trả ơn sau này. Như câu tục ngữ người Lào thường nói "gỗ một cây rào giậu không kín", lúc thiếu thốn thì "con cá nhỏ bằng ngón tay út cũng chia đôi". Đây có thể
coi là giá trị tốt đẹp của người Lào được duy trì qua nhiều thế hệ và ngày càng được phát triển. Các giá trị văn hóa này cũng hình thành và thực tế chúng có mặt trong hệ thống các giá trị VHCT truyền thống Lào - một nền VHCT đạo lý, tương trợ, giúp đỡ nhau, cưu mang nhau cùng tồn tại và phát triển.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Hình Thành Và Phát Triển Của Văn Hóa Chính Trị Truyền Thống Lào
- Lịch Sử Dựng Nước Và Giữ Nước
- Những Nét Khái Quát Của Văn Hóa Chính Trị Truyền Thống Lào
- Những Giá Trị: Độc Lập Và Tự Chủ, Tự Lực Và Tự Cường
- Tinh Thần Độc Lập, Tự Chủ, Tự Lực Và Tự Cường Của Nhân Dân Lào Trong Thời Kỳ Đấu Tranh Chống Thực Dân Xâm Lược (1890 - 1975)
- Những Giá Trị Về Tinh Thần Đo Àn Kết Dân Tộc Trong Văn Hóa
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
Từ thời xa xưa người Lào đã yêu chuộng cuộc sống hiền hòa, êm ái, ít va chạm, xô xát lẫn nhau, mọi sự tranh chấp đều được hòa giải một cách êm thấm, họ biết dựa vào nhau, đùm bọc nhau trong cuộc sống, trong đấu tranh để sinh tồn. Đây là một trong những bản sắc của dân tộc Lào, xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp với trình độ sản xuất còn thấp kém. Tuy vậy, những nét đặc sắc này quy định cách nghĩ, cách nhìn và cách hành đ ộng trong đời sống xã hội cũng như trong đời sống chính trị, làm nên những giá trị VHCT truyền thống các dân tộc Lào. Cùng với quan hệ gia đình và bản mường, v.v... người Lào còn theo đạo Phật (thứ phút) và coi đạo Phật là giá trị tinh thần của nhân dân các bộ tộc, góp phần tạo nên một khối thống nhất về mặt tư tưởng. Thế
giới quan Phật giáo, các giáo lý Phật giáo, các điều răn trong các kinh kệ của Phật giáo vì thế chỉ đạo đời sống tinh thần, chỉ đại suy nghĩ và hành vi con người theo lý tưởng nhân đạo, nhân văn. Đây là những yếu tố cực kỳ quan trọng hình thành và quy định các giá trị VHCT truyền thống của đồng bào các dân tộc Lào trong quá khứ và cả ngày nay.
Nói đến các giá trị VHCT truyền thống Lào, còn phải nói đến các giá trị gốc của VHCT truyền thống Lào như lễ hội (bun), chẳng thế mà ngày nay ở Lào người ta có ý thức khuyến khích bun hội để bảo tổn văn hóa dân tộc và xây dựng nền chính trị mới. Người Lào thích vui (khôn Lào mắc muôn), người Lào thích hội. Ở đây hội được gọi là bun. Bun có nghĩa là may, là phúc. Có thể từ này xuất phát từ quan niệm của đạo Phật như đi lễ đi hội để làm phúc, làm phúc để được phúc. Ở Lào quanh năm có bun, tuy nhiên bun theo nghĩa chỉ có phần lễ thì nhiều, còn bun vừa có phần lễ lại vừa có phần hội, hoặc gọi chung là hội lễ thì ít hơn. Có thể thống kê được các kỳ lễ hội chính trong một năm như bun Pi Mày, bun Phà Vệt, bun Băng Phay, bun Khấu Xạc, bun Khấu Pa Đắp Đin, bun Khấu Phăn Xạ, bun Óc Phăn Xạ, bun Xuống Hưa và bun Thạt Luộng, v.v... Các giá trị văn hóa truyền thống đó quy lại làm nên các giá trị của VHCT truyền thống Lào.
Trong những bun trên đây, có những bun mang đậm tính chất của Phật giáo và nặng về lễ như bun Phà Vệt. Nội dung chính của bun này là đọc Kinh Phà Vệt để kỷ niệm ngày Thích Ca thành Phật và bun Khấu có nội dung chính là lễ cho mọi người hiến tế đồ vật, tiền bạc, cho nhà chùa để cầu phúc. Trong bun hội cũng như trong cu ộc sống thường ngày của người Lào đặc biệt thích lăm, thích khặp và hát, múa. Cứ ở đâu có tiếng kèn, tiếng trống, tiếng nhạc là người Lào đến dự để khặp, lăm và hát, múa. Ở Lào có nhiều loại khặp, lăm: khặp Săm Nưa, khặp Ngựm, lăm Vay, lăm Loong, lăm Tới, lăm Tặt, lăm Xi Phăn Đon, lăm Xa La Văn, lăm Tăng Oai, v.v... Mỗi loại có một cách khặp lăm riêng, nhưng nhìn chung không khó khăn lắm, trong không khí của ngày hội, mọi người có thể nhập cuộc được. Đời sống lễ hội nói lên lý tưởng hướng nhân, hướng thiện của dân tộc Lào; nó là kho tàng quý báu và chắc chắn làm nên những giá trị VHCT Lào cũng hướng nhân, hướng thiện - đó là những giá trị VHCT thương người, yêu người, đấu tranh và bảo vệ cái tốt, đấu tranh và bảo vệ cái đẹp.
3.1.2. Văn hóa chính trị truyền thống Lào có sự kết hợp các giá trị của lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước với sự tiếp nhận các giá trị hiện đại theo tinh thần đổi mới của Đảng
Từ những năm cuối thế kỷ XIX đến năm 1975 (trước giải phóng), văn hóa Lào đã có cuộc giao lưu với nền văn hóa tư sản phương Tây, chủ yếu là văn hóa Pháp và văn hóa Mỹ, thông qua sự xâm lược Đông Dương trong đó có nước Lào. Quá trình tiếp xúc với VHCT phương Tây thông qua VHCT Pháp, Mỹ là chủ yếu cũng đem lại cho VHCT truyền thống Lào một số yếu tố mới. Trước hết nó đã mang vào Lào tư tưởng dân chủ tư sản, tăng cường nhân tố duy lý, tư duy phân tích và một số phương pháp giáo dục khoa học và có tính thực dụng. Sự có mặt của VHCT phương Tây còn góp phần gạt bỏ nhiều tục lệ, lễ nghi, phong tục tập quán cũ kỹ, lạc hậu ra khỏi cuộc sống của nhân dân
các bộ tộc Lào. Cùng với yếu tố tích cực đó, thực tế xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cũng hình thành những lối tư duy chính trị với đấu tranh giải phóng dân tộc, tinh thần độc lập, tự do, tinh thần dân tộc, tinh thần phấn đấu vươn lên.
Ngoài những mặt tích cực mà VHCT phương Tây đã bổ sung cho VHCT truyền thống Lào, thì không ít mặt tiêu cực cũng đã du nhập vào Lào. Các tư tưởng chính trị tư sản phương Tây như chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa thực dân v.v... tạo ra cơ sở cho một lối sống thực dụng, lối sống chạy theo đồng tiền, nhất là ở khu vực nguỵ quyền. Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ với chiến lược xâm chiếm nước Lào, chúng tiến hành đầu độc nhân dân Lào bằng các sản phẩm phản văn hóa có tính độc hại như các tác phẩm văn học đồi truỵ, phản động, chúng đã cho phép mở các nhà mại dâm, tiêm hút thuốc phiện, sòng bạc nhằm triệt hạ các phong tục tập quán và truyền
thống văn hóa tốt đẹp của các bộ tộc Lào và đó cũng là m ột trong những âm
mưu xâm chiếm đất nước Lào của bọn đế quốc. Giá trị yêu nước, tinh thần giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người trong VHCT truyền thống Lào với tư cách là các giá trị chống lại văn hóa đế quốc cũng được hình thành và phát triển từ đây.
Sau ngày đất nước được giải phóng, nhất là trong quá trình đổi mới, Đảng NDCM Lào đã có quan điểm chỉ đạo rõ ràng đối với nền VHCT Lào: "Đảng ta coi văn hóa là cơ sở xã hội, bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của dân tộc, vừa là động lực quan trọng thúc đầy vừa là mục tiêu phát triển xã hội" [90, tr.63]. Nhờ có quan điểm chỉ đạo chiến lược của Đảng mà VHCT Lào từng bước góp phần tích cực vào quá trình đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước. Quá trình dân chủ hóa ngày càng mở rộng trong các hoạt động VHCT. Quá trình dân chủ hóa trong đời sống chính trị và đời sống kinh tế đã tác đ ộng sâu sắc đến đời sống VHCT hiện đại. Nhu cầu hưởng thụ VHCT của các tầng lớp
nhân dân ngày một tăng lên, các hoạt động VHCT từng bước đã đáp ứng được những nhu cầu mới của đời sống chính trị. Các hoạt động văn hóa cổ truyền được khôi phục, các hình thức mới xuất hiện, nhiều chùa chiền, công trình văn hóa được tu bổ và xây dựng mới, đặc biệt là các công trình văn hóa ở nhà trường góp phần làm phong phú, đậm đà các giá trị VHCT truyền thống. Các phương tiện truyền thông, nhất là hệ thống phát thanh, truyền hình được củng cố về nội dung và hình thức. Một số hoạt động văn hóa quần chúng được tổ chức trên phạm vi cả nước đã thu hút được đông đảo nhân dân cùng tham gia, nhân dân từng bước làm chủ các tài sản văn hóa hữu hình và vô hình của dân tộc với tư cách là nhiệm vụ chính trị. Phong trào xây dựng bản làng văn hóa, bảo vệ môi trường hình thành các hoạt động chính trị bước đầu thu được kết quả khả quan. Đây chính là quá trình phong phú hóa và hiện đại hóa nền VHCT truyền thống Lào theo hướng hiện đại hóa.
Việc xã hội hóa các hoạt động văn hóa cả nước trong thời gian vừa qua theo mục tiêu chính trị có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, giúp cho nhân dân vận dụng được các giá trị VHCT truyền thống cho chính trị hiện đại như tinh thần yêu nước, yêu chế độ mới, yêu chủ nghĩa xã hội. Trong báo cáo chính trị tại Đại hội VI của Đảng NDCM Lào đã nhấn mạnh: "Thúc đẩy và khuyến khích toàn xã hội tham gia giữ gìn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc và các bộ tộc gắn với việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới; xây dựng nền văn hoá mang tính dân tộc, tính quần chúng và tiến bộ" [98, tr.94]. Điều đó có nghĩa là, Đảng NDCM Lào tiếp tục xây dựng và phát triển nền VHCT Lào hiện đại trên cơ sở các gía trị VHCT truyền thống Lào.
Thông qua các lĩnh vực hoạt động văn hóa văn nghệ, quá trình giữ gìn và phát huy các mặt văn hóa tốt đẹp của dân tộc đã đư ợc khơi dậy. Quan hệ quốc tế về văn hóa được mở rộng và tăng cường về nhịp độ, do đó các giá trị
VHCT tốt đẹp và phù hợp của nhân loại được thâm nhập vào VHCT Lào, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển VHCT và vận dụng VHCT trong đời sống chính trị hiện nay. Đồng thời, các giá trị VHCT truyền thống tiêu biểu của Lào từng bước được giới thiệu ra thế giới. Các hoạt động văn hóa quần chúng được củng cố và phát triển, đặc biệt là khôi phục các lễ hội văn hóa cổ truyền của dân tộc. Nhìn chung quá trình dân chủ hóa và xã hội hóa, các hoạt động văn hóa diễn ra trong các lĩnh vực chính trị của đất nước đã góp phần đáng kể vào sự vận động và phát triển của nền VHCT Lào nói riêng trong những năm qua và làm cơ sở cho việc xây dựng và phát triển VHCT Lào trong những năm tới.
VHCT truyền thống của người Lào chịu ảnh hưởng tất yếu và mạnh mẽ từ văn hóa dân tộc nói chung với tính cách những giá trị kết tinh phẩm chất, năng lực và trình độ trong lối sống và cách sống của nhân dân Lào. Văn hóa truyền thống nói chung của người Lào không chỉ ảnh hưởng mà có thể nói là nhân lõi chủ yếu hình thành nền VHCT truyền thống của họ, tạo ra những giá trị mang những biểu hiện và đặc điểm của VHCT Lào thời kỳ hiện đại mà những nết tiêu biểu mang tính tích cực là yêu nước, thương người, đề cao giá trị và lợi ích cộng đồng, tôn trọng sự ổn định và hài hòa, tích cực tham gia các sinh hoạt chính trị (tham chính), tinh thần độc lập, tự do, hy sinh, phấn đấu cho đất nước giàu mạnh, văn minh, phát triển, v.v...
Khi nghiên cứu nền văn hóa của các tộc người Lào nói chung, VHCT
truyền thống Lào nói riêng, một điều đặc biệt cần lưu ý là yếu tố quan trọng và sâu sắc của Phật giáo trong quá trình hình thành và phát triển văn hóa của nước này: "Phật giáo giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Lào" [44, tr.16]. Đó là do Phật giáo tiểu thừa được truyền bá vào Lào từ rất sớm, trước khi quốc gia Lào Lạn Xạng thống nhất ra đời. Sau đó, Phật giáo tiếp tục phát triển tại các mường Lào cổ đại, nhất là các mường nằm ven
các con sông lớn có giao thông đường thuỷ thuận lợi. Nhưng phải đến đầu thế kỷ XIV quốc gia Lào Lạn Xạng ra đời, Phạ Ngừm vua Vương quốc Lào Lạn Xạng đã biến đạo Phật thành một quốc giáo và coi đây là một trong những yếu tố quan trọng để củng cố sự thống nhất quốc gia về mặt tinh thần. Từ đó Phật giáo đã trở thành giá trị tinh thần nói chung, giá trị chính trị nói riêng của nhân dân các bộ tộc Lào từ các triều đại phong kiến cho đến ngày nay (CHDCND Lào). Phật giáo giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân Lào do đó nó cũng có vai trò quan trọng trong VHCT Lào. Chỉ tính đến năm 1975, theo số liệu thống kê của Ban Nghi lễ ở Lào có tới 2.139 ngôi chùa lớn, nhỏ, trong đó có những ngôi chùa nổi tiếng như: Vắt Si Xa Kệt, Vát Phạ Kẹo, Vát Ông Tự, Vát Si Mương, Vát May, Vát Xiêng Thoong, v.v... chúng là các giá trị văn hóa truyền thống và luân luân là phần đích thân trong hệ thống giá tri VHCT truyền thống Lào.
Đạo Phật tiểu thừa, từ khi truyền bá vào Lào, đã có ảnh hưởng sâu đậm trong các tầng lớp nhân dân, trước hết là qua các Phật tử. Các Phật tử Lào cố noi theo Đức Phật, với "Tứ diệu đế" (4 chân lý quý giá). Đế thứ nhất nói rằng cuộc đời là khổ, lão, bệnh và tử. Đế thứ hai là cái khổ nói trên sinh ra do "Tan ha" dục vọng và luyến tiếc những việc trần thế. Đế thứ ba là dứt "Tan ha" thì sẽ cắt đứt được đâu khổ và chấm dứt được vòng luân hồi. Đế thứ tư là muốn giải thoát được bản thân mình thì phải theo Bát chánh đạo. Đạo Phật đến Lào theo nhiều giai đoạn và đạo Phật hiện nay ở Lào thuộc ngành Tiểu Thừa (Theravađa). Đạo Phật tiểu Thừa chủ trương dựa vào uy tín của các nhà chùa và mục đích là duy trì các giáo huấn của đức Phật, được truyền qua bộ Kinh Tripikata (Tam tạng) bằng tiếng Pali. Cũng như các nư ớc Phật giáo khác, ngôi chùa có một vị trí rất quan trọng trong đời sống của cộng đồng bản làng. Chùa là trường học, là bệnh viện, là nơi tu thân tích cực, là nơi hội hè đinh đám và là nơi bảo tồn và phát triển văn hóa của cộng đồng. Bởi thế chùa là trung tâm cố kết của cộng đồng. Chính các giá trị Phật giáo đã là nền tảng quan trọng cho sự hình thành và phát triển các giá trị hòa bình, hòa hợp của VHCT truyền thống Lào.