Các Giải Pháp Đối Với Hoạt Động Thực Hiện Quy Định Pháp Luật Về Bảo Vệ Và Phát Huy Giá Trị Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể

129

coi trọng. Không xác định được cộng đồng nào sẽ có quyền tác giả, và như vậy, quyền sở hữu đã bị vi phạm.

Lâu nay, mỗi khi nói đến vấn đề chủ thể sáng tạo, dù là vật thể hay phi vật thể, đều nghe câu nói quen thuộc: đó là sáng tác của nhân dân lao động, của cộng đồng dân cư. Không ai có ý kiến ngược lại với ý kiến này, nhưng vấn đề là phải xem lại nội hàm của thuật ngữ “nhân dân”. Ý kiến của V.Guxep, nhà nghiên cứu văn học dân gian nổi tiếng của Liên Xô (cũ) đáng để chúng ta suy nghĩ “Nhân dân là một cộng đồng những tập đoàn xã hội và giai cấp của dân tộc được hình thành theo lịch sử, tạo thành cơ sở của mỗi xã hội. Cấu trúc xã hội của nhân dân trong những giai đoạn khác nhau của lịch sử xã hội loài người tuyệt nhiên không phải là bất biến, trái lại nó biến đổi từ thời đại này sang thời đại khác ngay trong phạm vi một hình thái kinh tế - xã hội. Điều này quyết định nội dung và hình thức cụ thể của văn hóa dân gian mỗi thời đại”131. Lịch sử Việt Nam mấy ngàn năm cũng cho thấy, nội hàm của khái niệm nhân dân có sự thay đổi theo thời gian, chứ không phải là bất biến. Chẳng hạn, thời quân chủ từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, nhân dân sẽ bao hàm giai cấp nông dân, tầng lớp thợ thủ công, nhà nho v.v…, nhưng trong thời Pháp thuộc, nhân dân lại không chỉ có các giai tầng này, mà còn bao hàm một lực lượng khá đông đảo gồm tầng lớp thị dân và địa chủ, tư sản dân tộc có lòng yêu nước. Như vậy, từ góc độ chủ thể sáng tạo di sản văn hóa phi vật thể phải ý thức hơn nữa về quá trình sáng tạo, lưu truyền những di sản văn hóa phi vật thể. Bộ phận quan trọng nhất của di sản văn hóa phi vật thể là những sáng tác folklore (văn học dân gian). Quá trình cộng đồng hóa những sáng tạo của cá thể là quá trình rất đặc trưng của sáng tác folklore. Khởi nguyên, cội nguồn của sự sáng tạo văn hóa dân gian, văn hóa phi vật thể là của những cá thể. Những cá thể ấy, có thể là người nông dân chân lấm tay bùn, thợ thủ công, nhà nho thời phong kiến ở Việt Nam, nhưng cũng có thể là một nhà sư, thầy thuốc, thầy mo, thầy bói, già làng… mà lâu nay ta vẫn quen gọi là nghệ nhân. Vậy, vấn đề là khó/không thể xác định được tác giả của di sản văn hóa phi vật thể để bảo hộ quyền tác giả, khi quan niệm vẫn phải là nhân dân, cộng đồng dân cư. Theo quan điểm chúng tôi, khi làm rò hơn về khái niệm di sản văn hóa phi vật thể trong luật Di sản văn hóa- như đã đề xuất kiến nghị ở trên- thì đối với các nghệ nhân - họ vừa là người sáng tạo, lưu truyền, lưu giữ, trao truyền các di sản văn hóa phi vật thể từ thế hệ này qua thế hệ khác - cần công nhận quyền tác giả và bảo hộ đối với các tác phẩm mà họ đang nắm giữ.

4.4. Các giải pháp đối với hoạt động thực hiện quy định pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là cơ sở cho việc thực thi công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, pháp luật có thực sự hiệu quả hay


131 V.Guxep (1999), Mỹ học Folklore, Bản tiếng Việt của Hoàng Ngọc Hiến, Nxb Đà Nẵng, tr.32.

130

không phụ thuộc nhiều vào quá trình hiện thực hóa các văn bản pháp lý trong đời sống thực tiễn.

Tổ chức bộ máy quản lý di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn thực hiện nhiệm vụ bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể một cách hiệu quả. Tăng cường năng lực của các cán bộ trực tiếp thực hiện các công tác nghiệp vụ chuyên môn nhất là các cán bộ quản lý cấp cơ sở.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Để các di sản văn hóa phi vật thể có thể sống bền vững cùng sự phát triển của kinh tế, các hoạt động nên tập trung vào việc thúc đẩy, khuyến khích các hành vi thực hành các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của cá nhân và cộng đồng. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào khai thác tổ chức các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Tăng cường các dự án, chương trình tổ chức hoạt động hỗ trợ cộng đồng, nghệ nhân trong gìn giữ giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Nhiệm vụ quan trọng là tạo ra sự liên kết, kết hợp để tạo ra lợi ích kinh tế từ các giá trị văn hóa. Phát triển hợp lý, khai thác hiệu quả để đưa các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể vào hoạt động dịch vụ du lịch. Đem lại giá trị cho các chủ thể tham gia hoạt động này.

Pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam - 18

Tăng cường hiệu quả của công tác thanh tra, xử lý vi phạm để đảm bảo sự phát triển của di sản văn hóa phi vật thể theo đúng giá trị nhân văn. Khắc phục hạn chế của việc khai thác giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong phát triển du lịch khiến cho di sản văn hóa phi vật thể rời xa cộng đồng, biển đổi quá nhiều ra khỏi giá trị văn hóa của di sản văn hóa phi vật thể. Ví dụ, các hoạt động tổ chức lễ hội cần gắn liền với cộng đồng, không vì nhận Giấy chứng nhận ghi danh trong Danh mục mà “hành chính hóa”, “thủ tục hóa” các hoạt động vốn thuộc về cộng đồng và được tổ chức bởi cộng đồng.

Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là một nội dung quan trọng của việc đảm bảo vai trò của pháp luật trong công tác quản lý mà cơ quan chức năng phải thực hiện. Việc này nhằm đảm bảo pháp luật điều chỉnh có hiệu quả các mối quan hệ trong xã hội về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Để việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành luật về di sản văn hóa được kịp thời, nghiêm minh, xử lý đúng người và đúng tội thì quy định pháp luật cần rò ràng, rò nghĩa, tránh một từ có nhiều nghĩa hiểu theo cách nào cũng được. Hiện tại trong các văn bản quy phạm pháp luật còn một số điểm vướng mắc gây khó khăn cho việc xác định hành vi vi phạm để có thể xử phạt nghiêm minh.

4.4.1. Tăng cường hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể

131

- Thực hiện sự thống nhất hệ thống tổ chức quản lý về di sản văn hóa phi vật thể ở Trung ương và địa phương

Cho đến hiện nay, hệ thống tổ chức quản lý về di sản văn hóa, ở cả Trung ương và địa phương, vẫn chưa có sự thống nhất. Ở Trung ương, tình hình này thể hiện rò nhất trong việc tổ chức quản lý di sản văn hóa phi vật thể: trong khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý và hướng dẫn toàn bộ các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể (và đó là sự phân công trách nhiệm hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật về di sản văn hóa), thì Bộ Công Thương lại được giao nhiệm vụ tổ chức/tham mưu việc xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và Nghệ nhân ưu tú trong khu vực nghề thủ công truyền thống - một trong 07 thành tố hợp thành di sản văn hóa phi vật thể nói chung.

Ở cấp địa phương, hệ thống bộ máy tổ chức quản lý di sản văn hóa cũng chưa có sự thống nhất và hợp lý, nhất là hệ thống tổ chức quản lý di sản văn hóa phi vật thể. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng quản lý, tổ chức các hoạt động bảo vệ và phát huy di sản văn hóa trong thời gian qua còn thiếu sự tập trung, thống nhất, kém hiệu quả.

Vì thế, tình trạng này rất cần sớm được khắc phục theo hướng: ở Trung ương, Chính phủ cần giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì và trực tiếp tổ chức toàn bộ các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, các bộ, ngành khác (chỉ) có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giải quyết một số công việc cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình; cùng đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Bộ Nội vụ cần phối hợp chặt chẽ để sớm ban hành theo thẩm quyền hoặc nghiên cứu, đề xuất Chính phủ quyết định hệ thống tổ chức bộ máy quản lý di sản văn hóa ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Củng cố, hoàn thiện quy hoạch bộ máy cán bộ quản lý di sản văn hoá trên phạm vi cả nước

Trong khi chưa được bổ sung các quy định về tổ chức bộ máy quản lý di sản văn hóa vào Luật Di sản văn hóa, các cơ quan liên quan có thẩm quyền của Chính phủ về tổ chức cán bộ cần tiến hành lập quy hoạch bộ máy cán bộ quản lý di sản văn hóa phi vật thể trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật hiện có; quan điểm xây dựng quy hoạch phải hợp lý, đáp ứng yêu cầu sự phát triển của ngành trong ngắn hạn và dài hạn. Quy hoạch bộ máy quản lý di sản văn hóa phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của các loại hình di sản văn hóa phi vật thể ở các quy mô, phạm vi ảnh hưởng và tình trạng quản lý hiện nay. Bộ máy quản lý di sản văn hóa bảo đảm các quan hệ ngang - dọc, bao gồm cả hệ thống quản lý nhà nước và hệ thống quản lý sự nghiệp, có cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ bảo đảm thực hiện tốt công tác quản lý di sản văn hoá. Đặc biệt lưu ý bộ máy quản lý những di sản văn hóa phi vật thể có giá trị lớn, phân bố rộng, di sản đã được ghi vào các danh mục di sản thế giới. Có cơ

132

chế quản lý hợp lý đối với các di sản văn hóa phi vật thể ở cơ sở có phạm vi ảnh hưởng trong quy mô xã, thôn.

- Thực hiện phân cấp quản lý di sản văn hóa phi vật thể phù hợp

Việc phân cấp quản lý di sản văn hóa và di sản văn hóa phi vật thể đã được một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai từ nhiều năm qua. Tuy nhiên việc phân cấp cũng rất khác nhau. Một số địa phương như Thành phố Hà Nội, phân cấp đến cấp huyện; một số địa phương như Bắc Ninh phân cấp đến xã,...

Phân cấp quản lý di sản văn hóa là điều nên làm, tuy nhiên, vì cấp huyện, xã không có lực lượng chuyên môn chuyên sâu về các công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa và/ hoặc bao lâu này chúng ta bỏ ngỏ không chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa cấp huyện, xã, không có chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp, đồng thời tâm lý quan niệm quản lý văn hóa không cần chuyên môn, trong khi bác sĩ, luật sư… và một số ngành nghề phải là người có chuyên môn mới có thể hành nghề được. Do vậy, chúng ta bị thiếu, hụt, tạo khoảng trống trong nhân lực văn hóa tại cấp cơ sở, nhất là cấp xã.

Nên khi phân cấp cho cấp huyện, xã quản lý di sản, không nên khoán trắng hoặc phân cấp toàn diện, chỉ nên giao cho các cấp này một số nhiệm vụ cụ thể như: việc tổ chức bảo vệ di sản văn hóa, giới thiệu về giá trị di sản văn hóa, còn các công tác chuyên môn nghiệp vụ như nghiên cứu bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể phải có sự tham gia, phê duyệt của các cấp có thẩm quyền theo Luật Di sản văn hóa và phải có sự hỗ trợ về chuyên môn và sự chỉ đạo của các đơn vị cấp trên có liên quan. Cần thiết lập hệ thống thông tin liên lạc giữa các ban quản lý di tích cấp huyện, xã và các đơn vị ở tỉnh và Cục Di sản văn hóa để xử lý các công tác chuyên môn nảy sinh trong quá trình bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tránh để xảy ra việc trình diễn sai lệch di sản văn hóa phi vật thể,... Từ thực tế nêu trên, cần cụ thể hóa việc phân cấp tổ chức thực hiện công tác quản lý di sản văn hóa theo hướng như sau :

* Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Chỉ đạo chuyên môn, hướng dẫn các Ban quản lý di tích và người trông coi cơ sở thờ tự thuộc địa bàn quản lý ở địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai hướng dẫn này;

- Phối hợp với cơ quan giáo dục và cơ quan truyền thông ở địa phương trong việc tuyên truyền, quảng bá và giáo dục về nếp sống văn minh khi tham gia lễ hội và tín ngưỡng;

- Tổ chức tập huấn hoặc phổ biến những kinh nghiệm tốt cho các đơn vị ở địa phương học tập;

- Phối hợp với Ban quản lý di tích và các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng và cộng đồng địa phương trong việc tổ chức tọa đàm, vận động, xây dựng ý thức tự chủ và quy chế tự quản thực hiện nếp sống văn minh của họ khi tham gia lễ hội, tín

133

ngưỡng;

- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện, có chế độ khen thưởng, động viên những đơn vị thực hiện tốt; phê bình, nhắc nhở những đơn vị không nghiêm túc thực hiện.

* Ủy ban nhân dân quận, huyện, phường, xã nơi có di sản và cơ sở thờ tự:

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ban quản lý di sản trong việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện;

- Tổ chức các cuộc tọa đàm, lồng ghép trong các buổi tuyên truyền, văn nghệ để trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức về di sản di sản văn hóa phi vật thể; tiếp tục đẩy mạnh vai trò kết nối giữa Nhà nước và cộng đồng trong việc giáo dục và truyền dạy văn hóa di sản văn hóa phi vật thể.

- Chủ động phát hiện việc truyền bá, phổ biến, trình diễn sai lệch nội dung và giá trị Di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia hoặc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

* Ban quản lý di tich và người trông coi cơ sở thờ tự:

- Chủ động xây dựng Kế hoạch thực hiện với sự tham gia của thủ nhang và cộng đồng địa phương;

- Cử cán bộ tham gia tập huấn khi có tổ chức;

- Xây dựng Quy chế thực hiện nếp sống văn minh khi tham gia hoạt động lễ hội, tín ngưỡng để treo tại di tích và phổ biến bằng các phương tiện truyền thông vào thời gian và không gian thích hợp;

- Phối hợp với Phòng Di sản văn hóa/ Phòng Nghiệp vụ văn hóa của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Bảo tàng tỉnh và đại diện cộng đồng địa phương để xây dựng nội dung và bộ công cụ quảng bá, giới thiệu lễ hội và các di sản văn hóa phi vật thể liên quan khác phù hợp với các đối tượng là công chúng hay học sinh các cấp để phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá, giáo dục nếp sống văn minh tại di tích và khi tham gia hoạt động lễ hội, tín ngưỡng;

- Các thành viên Ban quản lý di tích và các thủ nhang, trụ trì, người trông coi di tích phối hợp với các cấp chính quyền và các tổ chức xã hội ở địa phương thảo luận với cộng đồng xung quanh khu di tích để xây dựng ý thức tự quản; chủ động và thường xuyên tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về giá trị của di tích, lễ hội và nếp sống văn minh tại di tích, khi tham gia hoạt động lễ hội và tín ngưỡng cho các đệ tử và khách thập phương để vận động họ nghiêm túc thực hiện;

- Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện hằng năm và gửi báo cáo về cơ quan quản lý trực tiếp (Ủy ban nhân dân tỉnh đối với các di tích trực thuộc tỉnh. Trong trường hợp này, cần gửi thêm cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

* Xây dựng mô hình về quản lý di sản văn hóa phi vật thể

134

Tuy nhiên, việc quản lý di sản văn hóa phi vật thể ở nước ta đến nay vẫn còn là lĩnh vực hoạt động khá mới mẻ. Trên thực tế, công tác này liên quan đến một loại hình đối tượng quản lý rất dễ dàng biến động so với di tích và bảo tàng. Muốn hiểu biết để quản lý đối tượng này phải có một lượng vốn kiến thức phong phú và phải có kinh nghiệm thực tiễn. Vì vậy để quản lý tốt loại hình di sản văn hóa phi vật thể cần đưa ra những mô hình quản lý thích hợp, trước hết là ở cấp tỉnh và huyện. Nên đề ra những tiêu chuẩn cứng về số lượng, trình độ chuyên môn của cán bộ và các phương tiện làm việc đủ để hỗ trợ cho việc lưu trữ, truyền dạy, phổ biến di sản văn hóa phi vật thể trong khu vực phụ trách; kịp thời đề xuất với cấp có thẩm quyền giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn nhằm bảo vệ tốt di sản văn hóa phi vật thể, tránh để mai một, sai lệch.

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể.

- Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể cần quan tâm thực hiện đồng bộ các nội dung sau:

+ Phát hiện và biểu dương, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể.

+ Phát hiện và xử lý kịp thời, thích đáng (xử phạt hành chính, truy tố trước pháp luật…) các tổ chức, cá nhân lợi dụng trục lợi gây thiệt hại về thể chất, vật chất vi phạm pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể.

+ Coi trọng việc lựa chọn làm điểm/làm mẫu - với cả trường hợp biểu dương, khen thưởng (đối với các tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ) và xử lý vi phạm (đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ).

4.4.2. Nâng cao trách nhiệm của nhân dân, cộng đồng dân cư trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Di sản văn hóa trong mọi tầng lớp nhân dân

Quần chúng nhân dân chính là chủ thể sáng tạo, gìn giữ và trao truyền kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Luật Di sản văn hóa ra đời đã tạo cơ sở và là điều kiện thuận lợi để họ được thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Vì vậy, các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa cần được kịp thời, bằng nhiều phương thức/hình thức khác nhau, phổ biến sâu rộng, nhất là trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài ngành, để nhanh chóng chuyển tải những quy định của pháp luật về di sản văn hóa đến với đông đảo nhân dân, với

135

mục tiêu ngày càng nâng cao nhận thức và thu hút được sự tham gia tích cực của toàn xã hội, đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ có hiệu quả của dư luận xã hội đối với sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Cùng đó, cũng rất cần tổ chức hướng dẫn các địa phương, đơn vị tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; một số cuộc thi tìm hiểu pháp luật về di sản văn hóa cần được phát trên sóng truyền hình, truyền thanh nhằm tuyên truyền sâu rộng nội dung của Luật; tăng cường xuất bản các ấn phẩm về di sản văn hóa phi vật thể để gửi về các địa phương, chuyển tới các bảo tàng, ban quản lý di tích để thực hành đúng di sản đã được vinh danh.

- Tăng cường xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Từ thực trạng công tác xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong thời gian qua, có thể nhận thấy một số giải pháp chính nhằm tăng cường hiệu quả xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, trước mắt cũng như lâu dài, cần được xác định và triển khai kịp thời.

Một là, huy động, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Trước thực trạng nhiều di sản văn hóa phi vật thể luôn có nguy cơ thất truyền, hoạt động của các bảo tàng còn kém hiệu quả, trong khi đó, khả năng kinh phí của Nhà nước đầu tư cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể còn hạn chế, thì việc tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp này có ý nghĩa như một giải pháp mở đường, để từ đó, có thể triển khai các dự án bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể không đơn thuần nhằm mục đích huy động sự đóng góp tiền của của nhân dân, mà chính yếu nhằm vào việc huy động mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội trực tiếp tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, vừa trực tiếp được hưởng thụ thành quả của những hoạt động đó. Với nhận thức ấy, xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, trước hết cần hướng tới đối tượng quan trọng nhất là nhân dân ở các địa phương. Các ngôi đình, đền, chùa... vốn là công trình tôn giáo, tín ngưỡng của các làng, do nhân dân các làng xây dựng và giữ gìn. Những tấm bia ghi việc trùng tu, tôn tạo di tích, những tấm bia hậu (ở di tích nào cũng có) và những dòng chữ Hán được khắc trực tiếp trên các cấu kiện của di tích... đã ghi nhận rò ràng sự đóng góp vật chất, tiền của, công sức của nhân dân trong làng và thiện nam tín nữ gần xa cho việc xây dựng, tu tạo các di tích. Các kỹ thuật, bí quyết nghề thủ công truyền thống, những sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân gian đặc sắc... vốn là hoạt động sản xuất, sinh hoạt văn hóa tinh thần của dân làng, do dân làng sáng tạo và lưu truyền qua các thế hệ. Vì thế, các hình thức đóng góp và các cách tôn vinh, ghi công đóng góp đó của người xưa rất cần được kế

136

thừa. Chúng ta cần hết sức coi trọng việc khai thác nguồn lực này, đồng thời, ngành di sản văn hóa các cấp, nhất là hệ thống bảo tàng, ban quản lý di tích các tỉnh, thành phố, cần tăng cường sự hướng dẫn về phương pháp và giám sát trong quá trình nhân dân bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể, để bảo đảm sự đóng góp trí tuệ và tiền của quý báu đó của nhân dân, sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho sự nghiệp này, đồng thời thoả mãn nguyện vọng chính đáng của nhân dân là được thụ hưởng thành quả do chính sự đóng góp của mình mang lại.

Đồng thời với việc huy động sự đóng góp tiền của, công sức của nhân dân sở tại, Nhà nước cũng cần có những cơ chế, chính sách phù hợp để tăng cường nguồn thu để đầu tư cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Đặc biệt, cần thực hiện tốt việc động viên, khen thưởng, tôn vinh kịp thời đối với tất cả các tổ chức, cá nhân đã nhiệt tình đóng góp trí tuệ, kinh phí cho sự nghiệp này. Cùng với các hình thức động viên, khen thưởng như tặng Bằng khen, giấy khen, cấp giấy chứng nhận, khắc bia ghi công, sáng tạo những vật lưu niệm để trao tặng..., cần chú trọng việc biểu dương/nêu gương các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp này trên các phương tiện thông tin đại chúng để vừa động viên, khích lệ, quảng bá vinh dự của các tổ chức, cá nhân đó, vừa tạo sự thu hút các lực lượng xã hội tham gia đóng góp cho sự nghiệp này.

Việc thành lập Hội Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể cần được xem xét là một biện pháp cơ bản để tập hợp quần chúng, quy tụ các nguồn lực cho bảo vệ, tu bổ di tích. Quần chúng được tập hợp và hoạt động dưới sự định hướng và hướng dẫn về chuyên môn của cơ quan chức năng chắc chắn sẽ tạo nên một động lực mới, một sức mạnh tổng hợp cho sự nghiệp bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên cả nước.

Hai là, xây dựng các chương trình giáo dục về xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Trong đời sống hiện đại hiện nay, các phương tiện truyền thông đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Để giáo dục, tuyên truyền, quảng bá và xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, cần có sự phối hợp tốt hơn nữa với các cơ quan truyền thông đại chúng để xây dựng và triển khai hiệu quả các chương trình giáo dục về xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể.

Về nội dung giáo dục, trước hết cần tập trung vào giáo dục pháp luật về di sản văn hóa. Căn cứ vào đối tượng mà lựa chọn nội dung thích hợp. Ví dụ, khi phổ biến, giáo dục về Luật Di sản văn hóa cho các đối tượng là cán bộ cơ sở thì phải nhấn mạnh vào nội dung thế nào là di sản văn hóa, những quy định thuộc về trách nhiệm của người dân, của cán bộ cơ sở, ai có thẩm quyền giải quyết đề nghị của cơ sở, đầu mối cần liên hệ để được tư vấn, hướng dẫn…Việc giáo dục pháp luật về di sản văn hóa phải làm thường xuyên hàng năm, bằng nhiều hình thức thích hợp. Cùng với

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022