Bối Cảnh Và Một Số Yêu Cầu Đặt Ra Đối Với Hoạt Động Bảo Vệ Và Phát Huy Giá Trị Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Hiện Nay

113

gia nghiên cứu về di sản và khi cần thiết có thể tổ chức các buổi trình diễn, biểu diễn, phục dựng nghi lễ.

Thứ hai, trình độ của cán bộ địa phương được giao công tác kiểm kê lập hồ sơ khoa học cho di sản văn hóa phi vật thể còn hạn chế, thiếu năng lực chuyên môn và nghiệp vụ nên cần có thêm chính sách bồi dưỡng, hoặc thực hiện các chương trình kiểm kê có sự tham gia của người có chuyên môn, năng lực và hiểu biết sâu.

Thứ ba, thực trạng việc lưu trữ hồ sơ khoa học chưa hiệu quả; nhiều trường hợp hồ sơ bị thất lạc, do có cần có thêm hỗ trợ tài chính và nguồn lực con người khác để tăng cường khả năng lưu trữ tư liệu.

Thứ tư, đối với những vi phạm về quản lý, sử dụng các di sản văn hóa phi vật thể như các tín ngưỡng, lễ hội.. để tổ chức dịch vụ thu lợi nhuận trái phép, cũng cần quy định rò về các hoạt động mang tính mê tín dị đoan để thực thi pháp luật thực sự có hiệu quả.

Thứ năm, các hoạt động tác nghiệp, nghiệp vụ trong bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể cần có hướng dẫn cụ thể, rò ràng và thực hiện thường xuyên đối với các hoạt động nghiên cứu, khảo sát, sưu tầm các loại hình văn hóa phi vật thể.

114

CHƯƠNG 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ Ở VIỆT NAM

4.1. Bối cảnh và một số yêu cầu đặt ra đối với hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể hiện nay

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

4.1.1. Bối cảnh ảnh hưởng đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Toàn cầu hóa ảnh hưởng lan tỏa lẫn nhau giữa các nền văn hóa của các quốc gia trên thế giới. Giá trị văn hóa truyền thống mà cụ thể là các hình thức di sản văn hóa phi vật thể bị lãng quên trong đời sống hiện tại hoặc chỉ được lưu truyền trong các lễ hội, các sự kiện văn hóa của cộng đồng địa phương đã biến đổi và không còn nguyên giá trị ban đầu trong đời sống của cộng đồng như trước kia. Song song với đó, sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong những năm qua cho thấy đời sống kinh tế ngày càng được nâng cao thì nhu cầu trải nghiệm, thưởng thức, thực hành các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể ở người dân có xu hướng tăng lên.

Pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam - 16

Trong ngành du lịch, dự báo nhu cầu khách du lịch trên thế giới và Việt Nam cho thấy các nhu cầu về trải nghiệm giá trị văn hóa dân tộc độc đáo, đa dạng của khách du lịch tăng lên. Nổi lên là xu hướng muốn trải nghiệm các giá trị mới được thiết lập trên cơ sở của giá trị văn hóa truyền thống do tính khác biệt, đặc sắc, nguyên bản của nó hay du lịch chữa bệnh. Xu hướng du lịch này của khách quốc tế và trong nước là cơ hội tốt cho Việt Nam thúc đẩy các hoạt động khai thác du lịch văn hóa thông qua việc cho du khách thưởng thức, tham gia cùng cộng đồng trong sinh hoạt văn hóa. Điều này vừa giúp phát triển du lịch tạo nguồn thu vừa kích thích cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể một cách bền vững.

Xu hướng thương mại hóa nếu không kiểm soát có thể làm biến đổi sâu sắc giá trị di sản văn hóa phi vật thể nguyên gốc. Hiện tượng này xảy ra với rất nhiều di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam. Một số trường hợp, do hạn chế về nhận thức của các cấp xảy ra hiện tượng “nâng cấp di sản văn hóa phi vật thể cho xứng tầm”, hay “hoành tráng hóa”, “sân khấu hóa” di sản. Điều này do địa phương nhận thức không đúng hoặc chưa đúng hoặc do cách dùng cụm từ di sản văn hóa của thế giới đã khiến cho các bên hiểu nhầm rằng di sản văn hóa phi vật thể mang tầm cỡ quốc tế, thế giới nên phát triển to hơn, rộng hơn mà không hiểu được bản chất là sự đa dạng văn hóa, sự tôn trọng văn hóa của cộng đồng và di sản văn hóa phi vật thể thuộc về cộng đồng nên sự phát triển, biến đổi phải do chính cộng đồng đang nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể thực hiện. Ngoài ra, quá trình bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần đa dạng hóa, nhưng nếu tập trung quá mức khai

115

thác giá trị di sản văn hóa phi vật thể vì mục tiêu kinh tế sẽ biến dạng di sản văn hóa phi vật thể. Sự khác biệt so với sự sáng tạo trong phát triển di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng sở hữu ở đây là nếu như cộng đồng phát triển sáng tạo trên nền tảng gia tăng giá trị tinh thần thì những biến đổi do thương mại hóa hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu của chủ thể kinh doanh có nhu cầu thu lợi từ di sản văn hóa phi vật thể chứ không xuất phát từ chính cộng đồng đang gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể.

Nhu cầu và xu hướng của cá nhân đang gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể mong muốn được Nhà nước ghi danh và bảo hộ, được xã hội công nhận là một xu hướng tất yếu đang tăng lên. Điều này không chỉ là sự ghi nhận của xã hội đối với đóng góp của họ trong gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể mà việc ghi nhận cùng với danh hiệu nhất định cũng là cơ hội để các cá nhân, cộng đồng này có thể khai thác giá trị bản thân đem lại giá trị kinh tế, giúp cho họ sống được với nghề.

4.1.2. Một số yêu cầu đặt ra đối với hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể hiện nay

Để đáp ứng với sự chuyển biến nhanh chóng, mạnh mẽ của vai trò, vị trí của di sản văn hóa phi vật thể trong đời sống của cộng đồng và trong phát triển kinh tế, các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể hiện nay cần phải chống lại các xu hướng tiêu cực, biến dạng đang diễn ra trong đời sống xã hội, đó là việc mài mòn các giá trị văn hóa tinh thần.

Nâng cao nhận thức của các bên liên quan về vai trò của giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong đời sống xã hội cũng như sự cần thiết phải bảo tồn và phát huy những giá trị này là hết sức quan trọng. Nhận thức là bước đầu tiên quan trọng để ngay từ các cá nhân có hành động phù hợp cho việc bảo vệ và gìn giữ những giá trị văn hóa còn lại trong cộng đồng mình. Quan trọng hơn, nhận thức của các nhà quản lý về bảo vệ giá trị của di sản văn hóa phi vật thể đối với đời sống xã hội và phát huy phù hợp với điều kiện kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành quy định pháp luật kịp thời điều chỉnh phù hợp quan hệ xã hội trong lĩnh vực di sản văn hóa.

Nhanh chóng có hành động thiết thực để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể trước nguy cơ bị mai một. Nhiều giá trị văn hóa tinh thần bị phai mờ dần trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhất là trong thời kỳ cách mạng công nghệ thông tin dẫn đến mối quan hệ và tương tác xã hội có nhiều biến đổi. Do đó, việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cùng cần tính đến việc ứng dụng nhiều hơn nữa công nghệ thông tin và các nền tảng kết nối không dây.

Thực hiện các biện pháp phát triển có sự cân bằng với các hoạt động bảo tồn. Thực tế hiện nay hoạt động khai thác tài nguyên văn hóa cho phát triển du lịch đang ngày càng trở nên mạnh mẽ. Đầu tư khai thác mà không chú ý tới bảo tồn vô hình làm biến dạng văn hóa, thương mại hóa quá mức khiến giá trị di sản phi vật thể trở

116

nên nhạt nhòa, không còn giữ nguyên được giá trị vốn có của nó, thậm chí trở nên xa lạ chính trong trong cộng đồng sản sinh ra di sản. Do đó, khai thác, tái tạo giá trị di sản văn hóa phi vật thể là cần thiết nhưng luôn phải tính đến sự cân bằng với việc bảo tồn các giá trị di sản này cho đời sau.

4.2. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Để có thể xác định nhiệm vụ thực hiện các giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam nhất là trong việc hoàn hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này cần quán triệt các quan điểm sau:

Thứ nhất, quán triệt quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với việc giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam

Để hoàn thiện hệ thống pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể cần tuân thủ quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện qua Nghị quyết Trung ương Đảng về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Quan điểm của Đảng là nhất quán trong việc phát triển văn hóa đi đôi với phát triển bền vững đất nước từ các kỳ Đại hội Đại biểu toàn quốc và Nghị quyết Trung ương Đảng các khóa. Tại Hội nghị Trung ương 5, Khoá VIII năm 1998, Nghị quyết đã nhấn mạnh rò vai trò của di sản văn hóa và đặt vấn đề bảo tồn, kế thừa, phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Cho đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX năm 2001, làm rò hơn những hình thức của di sản văn hóa phi vật thể cần bảo tồn và phát huy. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã xác định rò “việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa hiệu quả chưa cao, nguy cơ mai một chưa được ngăn chặn”. Nghị quyết cũng xác định nhiệm vụ tiếp theo cần phải: gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch; giữ gìn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số; phát triển các giá trị văn hóa tích cực trong tôn giáo, tín ngưỡng... Như vậy, quan điểm của Đảng trong giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là nhất quán. Do đó, đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể cần quán triệt, nhất quán đi theo những định hướng của Đảng về phát triển văn hóa nói chung và gìn giữ, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nói riêng.

Thứ hai, đảm bảo sự phù hợp với Công ước của UNESCO về di sản văn hóa phi vật thể

Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên nguyên tắc phù hợp, tuân theo Công ước năm 2003. Những nội dung phát hiện chưa phù hợp, còn vênh so với những nội dung của Công ước cần được sửa chữa, bổ sung phù hợp với tinh thần của UNESCO trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Một số điểm cần lưu ý thực hiện theo đúng Công ước 2003 của UNESCO mà Việt Nam

117

đã kí kết tham gia gồm: i) Di sản văn hóa phi vật thể là sở hữu của cộng đồng và việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể đã được ghi danh dựa trên sự tự nguyện của cộng đồng; ii) Một trong những mục đích đầu tiên Công ước là “nâng cao nhận thức ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế về tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể và việc đảm bảo sự tôn trọng lẫn nhau” do đó việc ghi danh, lập Danh mục đại điện của di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại không nhằm tôn vinh hay vinh danh di sản văn hóa phi vật thể. Các từ ngữ được sử dụng trong các văn bản luật cần phản ánh chính xác các nội dung của Công ước năm 2003.

Thứ ba, đảm bảo tính kế thừa trong giữ gìn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể phải đảm bảo tính kế thừa các văn bản pháp luật đã có. Đối với những điểm mạnh cần giữ vững và tiếp tục phát huy. Kế thừa những văn bản quy phạm pháp luật rò ràng, khoa học đã điều chỉnh được mối quan hệ hiện tại về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Bên cạnh đó, dựa trên cơ sở của việc thi hành luật và các văn bản hướng dẫn để nắm được những ưu điểm cũng như các điểm hạn chế, chồng chéo. Từ đó, rút kinh nghiệm nhằm sửa chữa những quy định chưa phù hợp với thực tiễn, những điểm bất cập chưa đồng bộ, loại bỏ những quy định lạc hậu, kế thừa và bổ sung những nội dung phù hợp, tiến bộ, có tính khả thi và tính khoa học.

Thứ tư, hoàn thiện pháp luật di sản văn hóa phi vật thể theo hướng có tầm nhìn đổi mới, tiến bộ, hiệu quả.

Di sản văn hóa phi vật thể là một trong hai nội hàm quan trọng của di sản văn hóa. Do đó, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và Luật Di sản văn hóa nói riêng. Thực tiễn từ khi có Luật Di sản văn hóa đến nay và qua một lần sửa đổi, bổ sung, Luật Di sản văn hóa đã giải quyết được thực hiện pháp luật về di sản văn hóa vật thể và cơ quan giải quyết nội dung liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể. Luật Di sản văn hóa đã thể hiện được vai trò của nó trong điều chỉnh quan hệ, quy tắc ứng xử. Việc bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện phải thực hiện cẩn trọng đảm bảo cho văn bản pháp luật thể hiện được sự đồng bộ, thống nhất, tương thích với Công ước quốc tế năm 2003 và không mâu thuẫn, chồng chéo với các văn bản pháp luật khác. Đổi mới theo hướng tiến bộ, không cồng kềnh nhưng có thể thực thi hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của cuộc cách mạng công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ.

Thứ năm, đảm bảo mục tiêu gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Hoàn thiện pháp luật là đảm bảo cho việc gìn giữ, phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của các cộng đồng. Đó là mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất. Tuy nhiên, việc tạo ra một khung pháp lý đầy đủ, hiệu quả điều chỉnh quy tắc liên

118

quan đến di sản văn hóa phi vật thể tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch mới có thể phát huy hiệu quả những giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam. Thực tiễn cho thấy, việc vực dậy, duy trì, phát triển các loại hình di sản văn hóa phi vật thể của các cộng đồng cũng làm di sản văn hóa phi vật thể tồn tại và thực sự sống trong cộng đồng có giá trị to lớn trong đời sống tinh thần của cộng đồng, dân tộc. Bên cạnh đó, các sinh hoạt văn hóa được tổ chức thường xuyên lại trở thành tiềm năng cho phát triển dịch vụ, du lịch mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng và xã hội.

Thứ sáu, nâng cao trách nhiệm của các chủ thể trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Việc thực thi hệ thống pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể có hiệu quả phụ thuộc nhiều vào sự tham gia của các bên liên quan gồm các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, nhà nghiên cứu và cộng đồng sở hữu di sản văn hóa phi vật thể. Trong đó, các cơ quan nhà nước cần thực hiện đúng, đủ vai trò, trách nhiệm, quyền hạn đối với việc quản lý di sản văn hóa phi vật thể cũng như thực hiện nghiêm vai trò giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Đối với các doanh nghiệp phải chủ động, sáng tạo khai thác giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong phát triển kinh tế, nhất là cung cấp dịch vụ. Kết hợp hài hòa giữa phát triển du lịch với văn hóa cộng đồng vừa giúp cộng đồng địa phương duy trì di sản văn hóa phi vật thể và đem lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương. Các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu, phát hiện các giá trị còn lưu truyền trong dân gian, và nghiên cứu đặc điểm xã hội, mối quan hệ gắn kết và sự phát triển của di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng. Quan trọng nhất là cá nhân và cộng đồng là chủ sở hữu di sản văn hóa phi vật thể tự nguyện, chủ động tham gia vào việc giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Tùy theo mỗi loại hình di sản văn hóa phi vật thể mà các cá nhân và cộng đồng này có những hành động cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, các cá nhân là Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú có trách nhiệm lớn hơn nữa trong việc truyền dạy, gìn giữ các di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng của mình. Rò ràng, để bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể, mang lại đời sống tinh thần phong phú và tạo thêm giá trị về kinh tế để di sản văn hóa phi vật thể tồn tại và phát triển bền vững cần có sự chung tay của tất cả các bên liên quan. Sự thiếu hụt trách nhiệm của bất kỳ một bên nào dẫn đến những khoảng trống nhất định có ảnh hưởng đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể theo thời gian.

4.3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ di sản văn hóa phi vật thể là nội dung quan trọng cần được thực hiện trước tiên khi muốn

119

hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Điều này giúp phát hiện những ưu điểm cũng như điểm hạn chế trong hệ thống luật pháp. Từ đó quyết định những nội dung cần được giữ nguyên, các nội dung cần hướng dẫn thêm, các nội dung cần có sự chỉnh sửa, bổ sung, hay các nội dung cần loại bỏ cho phù hợp với điều kiện mới.

Trên cơ sở của các văn bản pháp luật đã được quy định, tập trung vào các văn bản luật và dưới luật đã có gồm: Luật Di sản văn hóa năm 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009, các Nghị định, Chỉ thị. Một số nội dung đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật thể hiện sự chồng chéo, không thống nhất, và thiếu trong điều chỉnh hành vi nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Phần này trình bày cụ thể các nội dung cần sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện pháp luật bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

4.3.1. Đảm bảo tính toàn diện, thống nhất các thuật ngữ, khái niệm, tiêu chí đánh giá trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về di sản văn hóa phi vật thể

- Xây dựng văn bản pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể phù hợp với Công ước năm 2003

Công ước năm 2003 quy định chỉ có di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh trong Danh mục Đại diện của di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, hoàn toàn không có khái niệm về “di sản văn hóa thế giới” đối với di sản văn hóa phi vật thể. Di sản văn hóa thế giới được đề cập đến trong Công ước năm 1972 dùng để chỉ các di sản văn hóa vật thể. Trong khi đó cụm từ “thế giới” “nhân loại” là hoàn toàn khác nhau nên việc sử dụng thay thế lẫn nhau của hai từ này khiến cho ý nghĩa bị thay đổi. Cụm từ “nhân loại” ở đây theo Công ước năm 2003 ý muốn nói lên những giá trị di sản văn hóa phi vật thể do con người sáng tạo ra do đó không thể thay thế bằng từ “thế giới” hàm ý là nơi cư ngụ của con người chứ không phải hàm ý thuộc về con người. Do đó trong các văn bản quy phạm pháp luật cần thể hiện đúng khái niệm, cách hiểu. Việc thay đổi từ ngữ rất dễ dẫn đến hiểu lầm, hiểu sai những nội dung và giá trị mà Công ước năm 2003 đang cố gắng thực hiện đó là việc tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng sự đa dạng giữa các nền văn hóa, giữa các dân tộc. Do đó, để khắc phục những vấn đề kể trên cần có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Cụ thể như sau:

Thay thế toàn bộ cụm từ “di sản thế giới” khi diễn dạt về di sản văn hóa phi vật thể thành “di sản trong Danh mục Đại diện di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”. Hoặc ít nhất phải dùng cụm “di sản đại diện của nhân loại”. Khi nói về di sản văn hóa phi vật thể đã được ghi danh ở tầm quốc tế cần phải thể hiện rò cả hai điểm: Thuộc danh mục đại diện, danh mục khẩn cấp, hay danh mục thực hành tốt

120

của “nhân loại” hoặc dùng cụm từ chung thuộc “Danh mục di sản văn hóa phi vật thể của Công ước”.

Một số văn bản đang sử dụng nhầm lẫn các cụm từ này bao gồm: Điều 19, Luật Di sản văn hóa; Quyết định số 4063/QĐ-BVHTTDL ngày 18/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch về việc tổ chức “Ngày hội di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO vinh danh”; Điểm e, Khoản 1, Điều 2 của Quyết định số 1569/QĐ-TTg ngày 19/08/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Di sản văn hóa; Quyết định số 1243/QĐ-TTg ngày 22/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và tổ chức, hoạt động của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia.

Cụ thể, tại Điều 19, Luật Di sản văn hóa quy định: “Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định về việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam là Di sản văn hóa thế giới”. Trong đoạn trên dùng cụm từ “Di sản văn hóa thế giới” mặc dù để riêng cụm từ này là không sai nhưng nếu đặt trong bối cảnh của Điều 19 đang nói về việc ghi danh của di sản văn hóa phi vật thể thì cụm từ này là không phù hợp, dễ gây hiểu lầm. Do đó, cần thay cụm từ “di sản văn hóa thể giới” trong đoạn này thành “di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”. Ở các văn bản pháp luật khác đã nêu đều có sự nhầm lẫn khi sử dụng cụm từ “thế giới” thay vì cụm từ “nhân loại”. Tương tự như vậy, khái niệm di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, di sản văn hóa phi vật thể tỉnh được hiểu gắn với sự phân cấp của di sản văn hóa. Cách hiểu phân cấp đối với di sản văn hóa phi vật thể thể hiện sự không tôn trọng giá trị văn hóa của các cộng đồng. Mặc dù trong thực tế các văn bản pháp luật không sử dụng cụm từ “di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia” nhưng cụm từ “Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” được người nghe ngầm hiểu là “di sản văn hóa phi vật thể cấp/của quốc gia” trong khi cụm từ quốc gia ở đây nên chỉ được hiểu là phạm vi không gian của di sản văn hóa phi vật thể. Do đó để tránh việc hiểu lầm này nên chuyển thành cụm từ “Danh mục quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể”. Đối với cấp tỉnh nên chỉ để cụm từ “Danh mục di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh”.

Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm những loại hình đặc trưng phản ánh giá trị của cộng đồng và thuộc sở hữu cộng đồng. Một trong những điều để xác định di sản văn hóa phi vật thể là di sản đó được cộng đồng sáng tạo ra nó công nhận. Như vậy, theo khái niệm mà UNESCO đưa ra về di sản văn hóa phi vật thể thì cộng đồng đặc biệt là cộng đồng bản địa đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra, bảo tồn, duy trì và tái tạo di sản văn hóa phi vật thể128. Điều này thể hiện sự tôn trọng giá trị lẫn nhau của các dân tộc, nhóm người, cộng đồng. Theo ngữ nghĩa, “công nhận” là sự thừa nhận trước mọi người một điều gì đó là phù hợp với sự thật, với lẽ


128 UNESCO (2003), Convention for the Safeguarding of the Intangible Cultural Heritage, Paris, p.2.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022