Lịch Sử Dựng Nước Và Giữ Nước


Ở khía cạnh cơ sở xã hội, sự ảnh hưởng của các yếu tố tộc người, ngôn ngữ đến văn hóa và VHCT là rất đáng kể. Việc không có tộc người chủ thể, không có chênh lệch về trình độ phát triển, đa dạng về phong tục tập quán, lối sống và tín ngưỡng nhưng không có xung đột, hơn nữa còn hội tụ được những tinh hoa từ các tộc người trong quá trình hình thành quốc gia - dân tộc. Điều này hình thành và củng cố truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái và bình đẳng - bình đẳng tộc người, bình đẳng nam nữ, v.v... của người Lào trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Kết cấu xã hội, đời sống xã hội ổn định cũng ảnh hưởng đến kết cấu chính trị, đời sống chính trị với cả nghĩa tích cực và hạn chế của nó, tạo ra những kết cấu chính trị, đời sống chính trị ổn định và theo đó là những yếu tố bảo thủ, trì trệ. Sự liên kết của các cộng đồng dân cư và giữa các cộng đồng dân cư tương đối hài hoà, ít tồn tại kiểu văn hóa làng, co cụm và tự quản cao như ở nhiều nước Châu Á khác.

Văn hóa nói chung và VHCT truyền thống của người Lào nói riêng, là sự kết hợp giữa tính hiền hòa của cư dân lúa nước với tính phóng khoáng như cư dân cao nguyên, từ đây hình thành nên những nét văn hóa mang tính chan hòa của người Lào truyền thống. Cho đến nay, xã hội Lào cơ bản vẫn mang những đặc tính truyền thống, gắn liền với những yếu tố huyết thống, bộ tộc, bộ lạc. Xã hội công dân hay xã hội dân sự mới bắt đầu hình thành và còn chưa phát triển, điều này cản trở không nhỏ đến việc hình thành và phát triển những yếu tố cơ bản của VHCT Lào - văn hóa dân chủ, văn hóa công dân, văn hóa pháp luật, hay nói cách khác, những đặc điểm tộc người, cơ cấu và tổ chức xã hội, nhất là các cơ sở về tính cách con người, lối sống cộng đồng của các bộ tộc Lào đã hình thành nên các giá trị truyền thống VHCT Lào đặc sắc cho đến tận ngày nay.

2.2.2. Cơ sở kinh tế và chính trị

2.2.2.1. Về cơ sở kinh tế

CHDCND Lào là một trong những nước nghèo và chậm phát triển nhất thế giới. Nền kinh tế Lào là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, kinh tế tự nhiên


và nửa tự nhiên là phổ biến. Trước ngày giải phóng, nhân dân Lào đã phải sống dưới ách thống trị của bọn phong kiến Xiêm, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong những thế kỷ các thực dân đô hộ, họ không quan tâm đến việc phát triển kinh tế, mà chỉ khai thác những cơ sở kinh tế nhằm phục vụ ý đồ xâm lược của chúng, bắt nhân dân Lào phải nộp nhiều thứ thuế nặng nề. Giao thông vận tải ở Lào rất kém phát triển. "Năm 1942, toàn bộ chiều dài của màng lưới đường sá ở Lào là 3.514 km. Tuy độ dài của đường sá có tăng, song sự liên lạc giữa các địa phương trong nước Lào vẫn rất khó khăn, vì chất lượng đường sá quá kém, hầu hết chỉ đi lại được trong mùa khô" [44, tr.248].

Trước đây, Lào có nhiều điều kiện thuận lợi để trồng trọt và chăn nuôi, nhưng do chính sách "ăn xổi" của thực dân Pháp đã làm cho chúng không thể phát triển được ngay cả những cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao, khi đòi phải đầu tư vốn. Trong công nghiệp xuất khẩu thì cả phê chiếm hàng đầu, nhân dân Lào có nhiều điều kiện sản xuất cà phê, nhưng do bị thực dân Pháp chiếm độc quyền và nguồn lợi to lớn này. Chúng chỉ chú trọng thu được nhiều lợi nhuận, không đầu tư nhiều vốn và công nghệ kỹ thuật, do đó sản lượng cà phê ở Lào tương đối thấp. Ngoài cà phê, các loại cây công nghiệp khác như cao su, thuốc lá, trẩu, chè, cây ký sinh, các loại cây có sợi, v.v... đã không được kinh doanh trên một phạm vi đáng kể. Trong kinh tế nông nghiệp, thực dân Pháp chỉ chú trọng chăn nuôi, năm 1939, riêng đàn gia súc có sừng có đến

550.000 con. Bởi vì điều kiện phát triển ngành này không đòi hỏi quá cao và phức tạp và nhân dân Lào đã có tập quán chăn nuôi gia súc từ lâu đời. Nhưng, do nhà cầm quyền thiếu hướng dẫn, thiếu những biện pháp bảo vệ, cải tiến giống nên gia súc bị chết nhiều.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Ngành kinh tế hàng đầu của Lào mà tư bản Pháp đã thâm nhập là ngành lâm nghiệp. Rừng là nguồn lợi thiên nhiên to lớn, chiếm 63% diện tích cả nước, giá trị lớn nhất là những khu rừng gỗ tếch, gỗ trắc, rừng này cung cấp gỗ


Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - Aloun Bounmixay - 8

quý và cánh kiến. Do chính sách thực dân, việc khai thác những nguồn lợi về rừng chỉ được tiến hành ở những khu vực dễ đi lại, vì thiếu đường giao thông và phương tiện chuyên chở. Do việc khai thác không có kế hoạch và bữa bãi, cho nên nhiều giống quý bị cạn dần. Lào có nhiều khoáng sản như thiếc, đồng, vàng, than đá, kẽm, chì, bô xít, Angtimoan Tungten, v.v... có lẽ cả dầu hoả nữa. Nhưng thực dân Pháp chưa có một cuộc thăm do nào cơ bản và chịu bỏ vốn nhiều vào việc khai thác, vì cho rằng không có lợi nhanh và nhiều. Họ chỉ chú ý khai thác mỏ thiếc Phôn Tịu và Bò Nèng Khăm Muộn với hàm lượng cao (50%). Ngành công nghiệp chế biến cũng vắng mặt ở Lào, mặc dù Lào có nhiều nguyên liệu quý. Một vải cơ sở có ít nhiều tính chất nửa công nghiệp và thủ công nghiệp như: một số xưởng cưa, nhà máy xay xát, v.v... Một vài cơ sở điện nước chỉ được xây dựng ở trung tâm hành chính, đô thị, nhằm phục vụ bọn thống trị.

Đặc điểm kinh tế nêu trên đã hình thành nền VHCT Lào về những giá trị VHCT Lào nói riêng - văn hoá lúa nước, khai thác rừng, tinh thần lao động cần cù, lối sống sản xuất nhỏ, v.v... Sau ngày giải phóng (2/12/1975), Đảng NDCM Lào đã tiến hành cải tạo XHCN, xây dựng quan hệ sản xuất mới với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Chính phủ Lào đã thực hiện kế hoạch khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế.

Công cuộc đổi mới do Đảng NDCM Lào khởi xướng, bắt đầu từ Đại hội IV của Đảng (1986). Đường lối đổi mới là tiến hành chuyển đổi cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế mới - cơ chế thị trường vận hành theo qui luật kinh tế, hạch toán kinh doanh. Đại hội lần thứ VI, VII, VIII của Đảng NDCM Lào đều nhấn mạnh rằng, "nền kinh tế Lào là nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều cách sở hữu và nhiều hình thức tổ chức kinh tế cùng tồn tại lâu dài, v.v... để chuyển kinh tế hàng hoá tự nhiên sang kinh tế hàng hoá phải có đẩy đủ chính sách khuyến khích từng bộ phận kinh tế, trong đó coi gia đình là điểm


xuất phát, làm cho gia đình trở thành mẫu sản xuất, chế biến hàng hóa và dịch vụ phát triển rộng rãi" [100, tr.31]. Đại hội lần thứ IX của Đảng NDCM Lào (2011) chỉ rõ: "Tiếp tục kiên trì phát triển kinh tế làm trung tâm để đầy mạnh mở rộng lực lượng sản xuất, chuyển kinh tế tự nhiên trở thành kinh tế hàng hóa, xây dựng và ngày càng hoàn thiện hơn kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" [101, tr.18].

Tư duy kinh tế mới nêu trên chính là sự thể hiện một tư duy VHCT mới của Đảng NDCM Lào, nó đi vào đời sống kinh tế - xã hội, làm cho VHCT có bước phát triển mới

Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới mà trước hết là thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội do các Đại hội IV,V,VI,VII,VIII và IX của Đảng NDCM Lào đề ra, kinh tế của Lào đã có sự phát triển đáng kể, góp phần làm cho bộ mặt của đất nước và đời sống của nhân dân các bộ tộc có phần thay đổi, cơ sở hạ tầng và các tiềm lực kinh tế của đất nước đã được khai thác, động viên được đội ngũ trí thức cống hiến tài năng nhằm góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế, các nhà doanh nghiệp giỏi trên từng lĩnh vực đã xuất hiện. Đây là tiền đề và điều kiện quan trọng cho sự chuyển đổi nhận thức, tư duy kinh tế, song cũng là nền tảng cho sự hình thành những nét VHCT mới ở cán bộ, đảng viên, các nhà doanh nghiệp.

Có thể nói, nền sản xuất nông nghiệp của nhân dân các tộc người Lào từ thời xa xưa đến nay vẫn là yếu tố cơ bản quy định sự hình thành, phát triển của văn hóa nói chung, VHCT ở Lào nói riêng. Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, mạnh mún, tự cung tự cấp ảnh hưởng có ý quyết định đến văn hóa và VHCT truyền thống của người Lào. Sự đơn giản trong chế độ sở hữu ruộng do diện tích tự nhiên và canh tác bình quân đầu người cao; sự phụ thuộc vào thiên nhiên, sống dựa vào các sản vật sẵn có trong tự nhiên rất lớn; mức thu nhập bình quân đầu người thấp, các nhu cầu tiêu dùng đơn giản. Chính điều kiện và đặc điểm kinh tế như vậy đã quy định những đức tính không tham lam và


không ích kỷ làm giàu cho riêng mình, hướng theo lối sống vừa đủ với triết lý biết đầy đủ là sung sướng (tri túc túc nhi lạc lạc); và những tư duy mới tạo ra sự phát triển mới trong kinh tế của sự nghiệp đổi mới cũng đã hình thành nhiều nết VHCT mới phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế - xã hội hiện nay.

2.2.2.2. Cơ sở chính trị

Từ trong lịch sử, sự phân hoá và mâu thuẫn trong xã hội Lào không lớn, đã tạo điều kiện cho sự liên kết và đoàn kết dân tộc. Đời sống chính trị nói chung, nhà nước nói riêng ở Lào cơ bản ở trong trạng thái ổn định dựa trên những chuẩn mực, giá trị và niềm tin chung của các tộc người sống trên lãnh thổ Lào. Người Lào từ trong truyền thống luôn khao khát và tôn trọng độc lập và chủ quyền cho quốc gia dân tộc mình. Thống nhất quốc gia và đoàn kết dân tộc luôn luôn là xu hướng chủ đạo trong tình cảm và ý thức của nhân dân các tộc người ở Lào. Sự chia cắt đất nước, sự song tồn của nhiều loại chính quyền đều là hậu quả của các chính sách xâm lược và thôn tính của các thế lực ngoại bang đối với đất nước và nhân dân Lào. Trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước ở Lào từ trong lịch sử có sự tiếp biến các giá trị từ bên ngoài cho phù hợp với điều kiện của Lào. Các thể chế chính trị ở Lào là sự tồn tại hàng thế kỷ của các chế độ phong kiến quân chủ, chế độ thực dân nửa phong kiến - hậu quả của các cuộc xâm lược từ ngoại bang hàng thập kỷ, và ngày nay là chế độ dân chủ nhân dân - thành quả của các cuộc kháng chiến lâu dài và gian khổ của nhân dân các tộc người Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào. Những đặc điểm chính trị nêu trên đã hình thành nên những đặc điểm đầu tiên của nền VHCT Lào.

Trước khi giải phóng năm 1975, xã hội Lào là một xã hội thực dân nửa phong kiến và đã từng trải qua các thời kỷ đô hộ của phong kiến Xiêm, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Vì vậy, trình độ phân hoá giai cấp chưa cao, chưa sâu sắc. Nhân dân Lào bị chịu ảnh hưởng sâu đậm của những tư tưởng, tập tục


phong kiến, tập tục của những người mất quyền, xa lạ với thiết chế dân chủ và quyền cơ bản của con người. Nước Lào còn trải qua hàng chục năm chiến tranh tàn phá nên đã để lại những tổn thất về người và vật chất rất nặng nề. Hàng vạn gia đình liệt sĩ, hàng vạn thương binh các loại cùng với hàng vạn người già cô đơn và trẻ mồ côi, v.v... Những đặc điểm trên một mặt hạn chế đời sống dân chủ, song cũng chính ở đó tiềm ẩn những khát vọng độc lập, tự do, dân chủ của nhân dân, làm cơ sở cho sự hình thành những giá trị truyền thống của dân tộc Lào.

Dưới chế độ mới, nhất là từ khi có đường lối đổi mới của Đảng (năm 1986 đến nay), cơ cấu xã hội và tương quan lực lượng giai cấp đã và đang có những biến đổi: Giai cấp phong kiến và tầng lớp tư sản quan liêu quân phiệt đã bị lật đổ, giai cấp công nhân và nhân dân lao động đang tăng dần về số lượng và chất lượng ngày càng nâng cao. Tuy nhiên số lượng công nhân còn quá ít, trình độ tay nghề còn thấp; giai cấp nông dân đông, nhưng trình độ văn hóa và chính trị thấp, đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cũng như việc nhận thức và vận dụng đường lối, quan điểm, nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.

Để giải quyết được vấn đề xã hội này đòi hỏi nền kinh tế phải có nhịp độ tăng trưởng cao. Mặt khác, đại bộ phận cán bộ đảng viên của Đảng NDCM Lào chủ yếu xuất thân từ nông dân đã qua rèn luyện và thử thách trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, tiếp thu lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, đã giác ngộ lập trường giai cấp công nhân trở thành người cách mạng. Phát triển xã hội ngày nay bao gồm sự tăng trưởng kinh tế, sự hoàn thiện thể chế chính trị, nâng cao văn hóa, văn minh, quá trình hiện đại hoá đất nước nhưng phải hướng theo những giá trị nhân văn, nghĩa là xây d ựng một xã hội giàu mạnh, độc lập dân tộc nhưng phải công bằng trong đời sống xã hội và phải thực sự văn minh. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng cho sự hình thành những giá trị VHCT Lào từ trong lịch sử và trong thời đại mới.


Sau thắng lợi hoàn toàn của sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước năm 1975, Đảng NDCM Lào chủ trương xây dựng chế độ dân chủ nhân dân. Chấm dứt chế độ quân chủ lỗi thời, thành lập chế độ mới - chế độ dân chủ nhân dân, chuẩn bị tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nhà nước kiểu mới của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân được thiết lập. Đảng NDCM Lào đã lựa chọn hình thức tổ chức quyền lực nhà nước theo chế độ Cộng hoà Dân chủ Nhân dân. Về cơ bản đó là một chính thể được tổ chức theo mô hình cộng hoà nghị viện tập quyền. Với hình thức tổ chức quyền lực nhà nước gắn với chủ thể là nhân dân, chủ quyền thuộc về nhân dân. Quyền lực này không phân chia mà tập trung thống nhất vào Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất do nhân dân trực tiếp bầu ra. Các cơ quan khác của Nhà nước như Chính phủ và cơ quan tư pháp đều do quốc hội trao quyền và chịu sự giám sát của Quốc hội.

Để đáp ứng yêu cầu bức xúc mà xã hội đặt ra trong quá trình xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội mới, Đại hội IV của Đảng NDCM Lào (1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện và có nguyên tắc nhằm tạo động lực phát triển lực lượng sản xuất và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Từ đó bắt đầu kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng nước Lào Hoà bình - Độc lập - Dân chủ - Thống nhất - Thịnh vượng. Đảng NDCM Lào đã từng bước đổi mới tư duy lý luận về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện mới. Đảng NDCM Lào xác định: "Trước đây chúng ta xác định giai đoạn mới của cách mạng Lào là thời kỳ quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xa hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, nay trên cơ sở tư duy mới, giai đoạn mới của cách mạng là phải tiếp tục củng cố, phát triển và hoàn thiện nền dân chủ nhân dân để từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã h ội" [96, tr.321].

Đến Đại hội Đảng V của Đảng NDCM Lào (1991) những quan điểm về đổi mới càng được thực hiện có hiểu quả. Những tư tưởng, quan điểm lý luận đó được khẳng định rằng: "Hiện nay nhiệm vụ của cách mạng Lào là tiếp tục


xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, từng bước xây dựng tiền đề cần thiết để tiến lên chủ nghĩa xã hội" [97, tr.323].

Nghị quyết các Đại hội VI, VII, VIII và IX của Đảng NDCM Lào luôn khẳng định và đề ra những chủ trương lớn, để ra những nhiệm vụ đối nội và đối ngoại, nhằm tiếp tục thực hiện đường lối cơ bản, xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tạo cơ sở và vị thế vững chắc tiến vào thế kỷ XXI. Đảng đã từng bước hoàn thiện đường lối tổ chức của Đảng phù hợp với đường lối chính trị, nhằm xây dựng Đảng NDCM Lào ngày càng vững mạnh, thực sự trở thành hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị của chế độ dân chủ nhân dân. Nội dung chủ yếu của cách mạng Lào trong giai đoạn này là tiếp tục xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân.

Ở khía cạnh cơ sở chính trị, sự ảnh hưởng của các yếu tố chính trị đến văn hóa nói chung và VHCT nói riêng là rất trực tiếp. Yêu nước, đoàn kết, tự tôn dân tộc từ lâu đã trở thành truyền thống của VHCT của người Lào. Tuy nhiên, sự mới mẻ của chế độ, nhà nước và pháp luật trong chế độ dân chủ nhân dân nên nhiều nội dung và biểu hiện của văn hóa nói chung và CHCT mới còn đang hình thành. Sự thống nhất và đoàn kết dân tộc là xu thế chủ đạo, sự phân hoá và mâu thuẫn xã hội không lớn có nhu cầu và xu hướng hình thành và củng cố nhà nước quốc gia thống nhất, đời sống chính trị - xã hội ổn định. Tuy nhiên, những điều kiện và động lực cho cạnh tranh và phát triển trong chính trị lại không lớn.

2.2.3. Lịch sử dựng nước và giữ nước

Trải qua hàng chục vạn năm, những con người cổ sinh sống trên lãnh thổ Lào đã từng bước vừa cải tạo mình, vừa cải tạo và chinh phục thiên nhiên để sinh tồn và phát triển. Họ đã đ ề lại đến nay những di tích văn hóa vật chất chứng minh trên lãnh thổ Lào đã từng diễn ra một quá trình phát triển liên tục từ thời đại đồ đá cũ qua thời đại đồ đá mới đến thời đại đồng thau và thời đại sắt. Trong những di tích văn hóa đó, những di tích văn hóa thuộc thời đại đồng thau,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022