Đề Xuất Mô Hình Công Tác Xã Hội Trong Khu Công Nghiệp, Chế Xuất, Công Ty, Xí Nghiệp


ra với trẻ. Sự thiếu hụt công tác xã hội trong công ty, cũng như dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ công nhân về dịch vụ giáo dục mầm non đã tạo nên một khoảng trống cần thiết đáp ứng nhu cầu của người lao động, nếu công nhân được hỗ trợ tiếp cận những thông tin về dịch vụ giáo dục nhà trẻ, mầm non, được chia sẽ tại nơi làm việc sẽ tạo cho họ sự an tâm khi gửi con, không có trường hợp quá bận tâm về vấn đề an toàn của con sẽ đảm bảo an toàn lao động được tốt hơn, sự toàn tâm trong tham gia sản xuất, mang lại hiệu quả trong lao động. Trong báo cáo của Unicef “Vì sự phát triển toàn diện của trẻ em” năm 2017 [38] cũng đã đề cập đến dịch vụ công tác xã hội tại các khu công nghiệp trong hỗ trợ dịch vụ giáo dục nhà trẻ mầm non cho con em người lao động nhập cư, liên kết tạo sự kết nối giữa lao động sản xuất với dịch vụ xã hội trong chăm sóc trẻ con công nhân độ tuồi từ 6 tháng -72 tháng, để hỗ trợ trẻ được tiếp cận với phương pháp giáo dục nhà trẻ mầm non hiện đại, phát triển năng lực trẻ phù hợp với độ tuổi phát triển, tăng khả năng hòa nhập môi trường giáo dục, sự sẵn sàng tham gia vào lớp 1 khi trẻ đã hoàn thiện giáo dục nhà trẻ mầm non. Những thông tin trên đối với nhóm công nhân trong mẫu nghiên cứu, chỉ được tiếp cận 01 lần khi được giải thich về dịch vụ truyền thông trong công tác xã hội.

Vai trò của nhân viên công tác xã hội, dịch vụ công tác xã hội hỗ trợ dịch vụ giáo dục nhà trẻ mầm non hiện nay tại địa bàn nghiên cứu cũng như trong các khu công nghiệp đều không có, nên việc nhóm trẻ gia đình tự phát, trường mầm non kém chất lượng, trẻ bị bạo hành, là đều không tránh khỏi tại các khu công nghiệp, địa phương có nhiều công ty, xí nghiệp.


CHƯƠNG 3

ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

TRONG KHU CÔNG NGHIỆP CHẾ XUẤT, CÔNG TY XÍ NGHIỆP

Theo đề án phát triển ngành công tác xã hội từ 2011 đến 2020 của Thủ Tướng Chính phủ, trước thực trạng người lao động ngày càng gia tăng đáp ứng nhu cầu lao động sản xuất, rất cần có nhân viên công tác xã hội để kết nối hỗ trợ người lao động, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục nhà trẻ mầm non, mẫu giáo, vì phần lớn công nhân đều trong diện sinh sản, nuôi con. Thông qua khảo sát sơ bộ về tình hinh mầm non tại khu vực vừa qua chúng tôi nhận thấy rằng con công nhân sống giữa ma trận nhà trẻ tự phát, trường công không đáp ứng được nhu cầu của công nhân, công nhân phải gửi con vào trường tư, nhóm lớp độc lập tư thục và nhóm trẻ gia đình. Quá tải, các cơ sở giáo dục mầm non tư thục nuôi dạy trẻ trong môi trường đầy rủi ro. Thế nhưng, vì điều kiện kinh tế và tính chất công việc, đa phần công nhân buộc phải chọn gửi con vào những nới đó, để tiếp tục cuộc mưu sinh. Ngay cả khi địa phương hỗ trợ chỗ gửi con ở trường công, nhiều công nhân ngậm ngùi từ chối, bởi họ đâu thể bỏ công việc giữa chừng về đón con vào lúc 16h30 mỗi ngày.

Với mức lương còn thấp và thường xuyên phải tăng ca, nên đa số công nhân thường chọn các nhóm gửi trẻ tư thục vì chi phí ở đây thấp, thời gian giữ trẻ lại linh hoạt. Nếu không, chỉ còn cách gửi trẻ về gia đình nhờ người thân chăm sóc.Đa số nhà trẻ tư thục ở các KCN, cụm công nghiệp tại Thủ Dầu Một trong những căn phòng có diện tích chật hẹp, nóng bức và không có sân chơi… Tổ chức bán trú cho trẻ chưa đúng quy trình, không đảm bảo vệ sinh, không tính được định lượng khẩu phần ăn cho trẻ... ảnh hưởng đến chất lượng nuôi dạy, chưa đảm bảo an toàn cho trẻ...Nhiều báo cáo, nghiên cứu cũng chỉ ra việc trẻ em di cư chịu nhiều thiệt thòi trong thụ hưởng quyền chăm sóc và vui chơi. Người lao động di cư không có thời gian dành cho bản thân và phải làm việc ca kíp, làm thêm giờ ảnh hưởng đến việc chăm sóc và nuôi dạy con cái. Có tới 62% người được hỏi cho rằng, trẻ em di cư không tham gia các hoạt dộng địa phương tổ chức và 25% cho rằng, ít tham gia do


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

không có thông tin hay bố, mẹ bận đi làm nên không có thời gian đưa đón con tham gia, cha mẹ rất ít, hoặc không bao giờ cho con đi chơi ở nơi công cộng.

Đời sống người công nhân đã khó khăn lại càng vất vả hơn khi chất lượng dịch vụ trông giữ trẻ là một ẩn số. Nghịch lý này đang diễn ra hằng ngày tại các KCN. Nhu cầu được gửi trẻ để công nhân có thể đi làm không tương ứng với số lượng và cả chất lượng của các đơn vị giữ trẻ. Giờ làm việc tại Công ty bắt đầu lúc 7 giờ, Công nhân phải đưa con đến trường từ lúc 6 giờ, hoặc 6 giờ 30 để kịp giờ làm, nhà trẻ mầm non tại Công Ty, khu công nghiệp thì không có, nếu có cũng không đủ khả năng nhận hết số trẻ con công nhân, thông tin về cơ sở đủ chất lượng giữ trẻ thì không có, dựa vào thực trạng đó, nhiều người đã lợi dụng môi trường tiềm năng của các KCN, KCX để xây dựng những cơ sở mầm non không giấy phép, kém chất lượng, kèm theo nhóm trẻ gia đình tự phát để đáp ứng nhu cầu gửi con của công nhân. Qua nghiên cứu, mối tương quan giữ thu nhập, độ tuổi, số con P<0.005, đã dưa ra độ tuổi lao động cũng là độ tuổi của sinh con, nuôi con, nên loại hình nhóm trẻ gia đình vẫn luôn tồn tại vì phù hợp thu nhập hàng tháng của gia đình công nhân (gồm vợ và chồng) và thuận tiện cho giờ giấc làm việc, chi phí trong khả năng chi trả của công nhân.

Nhu cầu dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non cho con công nhân nghiên cứu trường hợp tại Công ty TNHH May thêu Winning, tỉnh Bình Dương - 8

3.1. Đề xuất mô hình công tác xã hội trong khu công nghiệp, chế xuất, công ty, xí nghiệp

Mô hình ứng dụng CTXH trong khu công nghiệp tạo sự kết nối công nhân với các dịch vụ xã hội hiện hữu, nhưng đối với công nhân việc tiếp cận còn khó khăn đôi lúc có sự cản trở của những quy định hiện hành .Mô hình công tác xã hội trong khu công nghiệp hiện thực hóa các chủ trương phát triển nghề công tác xã hội và chất lượng dịch vụ công tác xã hội. Tổ chức một nhóm, tổ, phòng thực hiện chức năng nhiệm vụ của công tác xã hội, đòi hỏi nhà quản lý phải chọn đúng người được đào tạo chuyên nghiệp từ ngành công tác xã hội .

Mô hình được xây dựng từ thực tiễn của nghiên cứu, dựa trên nhu cầu của người lao động điển hình qua kết nghiên cứu 215 lao động tại công ty may thêu


Winning, với nhu cầu bức thiết trong gửi con của công nhân, các trường mầm non hiện có trên địa bàn gần Công ty hầu như không đáp ứng được nhu cầu của công nhân vì người đông, cơ sở vật chất của trường lớp không đáp ứng, đã làm phần lớn công nhân có con trong độ tuổi mầm non mẫu giáo không yên tâm lao động sản xuất, khi nơi gửi con chưa biết đã đầy đủ các yêu cầu về nguồn lực chuyên môn, cơ sở vật chất cho tiếp nhận.


Sơ đồ 2. Mô hình công tác xã hội trong khu công nghiệp


Công tác xã hội trong khu CN



Hỗ trợ sản xuất đời sống CN

Liên kết dịch vụ CTXH

Hỗ trợ thực hiện các chính sách ASXH


Cung cấp dịch vụ CTXH


Công nhân, người lao động trong khu CN

Quản lý ca Chuyển ca

Can thiệp Ca

Tư vấn, tham vấn

Nguồn: Tác giả, 10/2018


Chức năng vị trí, nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội : Nhân viên công tác xã hội đặc thù đã có mã ngạch, mã chức danh, nên đối với khu công nghiệp, xí nghiệp, công ty sản xuất, nhân viên công tác xã hội có chức năng thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hội theo nhu cầu phát sinh tại nơi sản xuất có liên quan đến quyền lợi, sức khỏe, tinh thần, pháp luật, xã hội của người lao động, dựa trên cơ sở pháp luật, chính sách hiện hành của xã hội. Vị trí có thể thiết lập phòng, tổ công tác xã hội hoặc nhân viên công tác xã hội có thể là nhân viên của phòng chức năng khác nhưng vị trí việc làm là công tác xã hội, nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội xây dựng kế hoạch hoạt động của công tác xã hội trên nền tảng nhu cầu của công ty, xí nghiệp, đặc thù của sản xuất, và nhu cầu bức thiết của công nhân liên quan đời sống, lao động sản xuất. Thực hiện các chế độ chính sách an sinh xã hội theo quy định cho người lao động, liên kết trong xây dựng kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ công nhân; xây dựng và thực hiện kế hoạch để giám sát các dịch vụ công tác xã hội trong liên kết thực hiện.

Nhân viên công tác xã hội trong khu công nghiệp thực hiện dich vu ̣ công tác

xã hôi trong giáo dục mầm non: Tăng cường công tác giám sát, phát hiện và ngăn

chặn các tình huống xấu, tình huống bao

lưc

có ảnh hưởng đến hoc

sinh, cùng với

cha mẹ (công nhân) can thiệp kịp thời. Tổ chức các hình thức giáo dục cho công nhân có kỹ năng trợ giúp nâng cao kỹ năng sống của con trẻ trong học tập, vui chơi và giúp trẻ phát triển cũng như có năng lực tự giải quyết các mối quan hệ xã hội. Hỗ trợ kỹ năng cha mẹ phát hiện kịp thời các vấn đề ảnh hưởng đến trẻ, đưa ra

phương án can thiệp trị liệu kịp thời, khôi phục lại các chức năng cơ bản của trẻ bị tổn thương sau những biến cố xã hội của cá nhân, trường học, gia đình, cộng đồng.

Nhân viên công tác xã hội trong khu công nghiệp liên kết và kết nối các tổ chức, các dịch vụ bảo vệ trẻ em, cung cấp dịch vụ xã hội-giáo dục cho học sinh, trẻ em tại cộng đồng. Phối hợp chặt chẽ gia đình và cộng đồng thôn xã, khu phố trong bảo vệ học sinh, trẻ em. Kết nối với hệ thống CTXH; bảo trợ trẻ em từ cấp xã/phường đến huyện/quận, các tổ chức thuộc chính phủ, phi chính phủ.


Cùng liên kết đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường gần hoặc trong khu công nghiệp tranh thủ các nguồn tài trợ để trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ, nâng cao trình độ cho cán bộ, giáo viên và các thành viên trong hội đồng trường thông qua các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tham quan học tập trong và ngoài nước.


Phối hợp với chính quyền địa phương cần có những biện pháp kiểm tra, rà soát chặt chẽ hơn về số lượng nhà trẻ trên địa bàn khu vực. Các cơ quan chức năng đóng vai trò định hướng, hướng dẫn các cơ sở NTGĐ trong việc tuân thủ các quy định về điều kiện an toàn, cách thức chăm sóc trẻ, chuyên môn của người trông trẻ, và kiểm tra việc thực hiện những quy định này một cách thường xuyên để đảm bảo tính pháp lý và độ tin cậy của các nhóm trẻ gia đình.

Phát hiện kịp thời những ca cần tiếp cận công tác xã hội, lập kế hoạch can thiệp, lập hồ sơ quản lý ca, giám sát ca thực hiện , ghi nhận diễn tiến của ca, đóng ca, chuyển ca và tiếp nhận thự hiện các ca can thiệp từ nơi khác chuyển về như bệnh viện, trường học, trung tâm.

3.2. Giải pháp thực hiện tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương.

Sở GD-ĐT Bình Dương cho biết, năm 2018 trên toàn tỉnh có 125.253 trẻ, so với cùng kỳ năm trước tăng 15.378. Dự báo thời gian tới tăng bình quân mỗi năm khoảng 9.000 đến 12.000 trẻ, tăng rất nhanh ở các khu công nghiệp.Hiện toàn tỉnh Bình Dương có 324 trường mầm non và mẫu giáo (công lập 120 trường, tư thục 204 trường), 526 nhóm trẻ tư thục. Có 8 doanh nghiệp tổ chức hoạt động giáo dục mầm non phi lợi nhuận phục vụ con công nhân làm việc tại công ty.Do tốc độ công nghiệp phát triển nhanh, lao động đổ về Bình Dương sinh sống và làm việc kéo theo đó là số học sinh con em lao động cũng tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu gửi trẻ quá lớn, tỉnh Bình Dương chủ trương thực hiện xã hội hóa giáo dục mầm non. Đến nay, tỷ lệ trẻ ở mầm non ngoài công lập đạt 64,41%. Tỉnh Bình Dương cũng thông báo chỉ đạo các huyện, thị dành quỹ đất sử dụng mục đích công ích khoảng 15-20%


trong các khu dân cư để xây dựng trường học, trong đó có giáo dục mầm non. Đồng thời, thực hiện miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các cơ sở thực hiện xã hội hóa trên địa bàn tỉnh.Giai đoạn từ 2018-2020 tỉnh Bình Dương thực hiện chương trình hỗ trợ trang bị cơ sở vật chất cho các nhóm trẻ độc lập tư thục ở các khu công nghiệp. Cụ thể với nhóm trẻ từ 15 đến 30 trẻ được hỗ trợ 25 triệu đồng/trên cơ sở, nhóm trẻ từ 30 trẻ trở lên được hỗ trợ 35 triệu đồng/cơ sở.

Trong chương trình tiếp xúc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu Tỉnh Bình Dươngđã có những chủ trương chính sách chỉ đạo các sở ngành phối hợp cùng doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất công nghiệp sang đất giao dục xây trường mầm non trong doanh nghiệp. Đồng thời, giải quyết các vướng mắc về hồ sơ khi các doanh nghiệp ở các KCN muốn đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục mầm non phục vụ nhu cầu gửi trẻ của cán bộ và công nhân.

Tại trường Mầm non Vàng Anh, Công ty Yazaki EDS Việt Nam đã thực hiện thí điềm xây dựng trường, trả tiền lương cho giáo viên, hỗ trợ tiền học phí và tiền ăn cho các cháu. Phụ huynh làm việc trong công Yazaki có con học tại trường mầm non Vàng Anh chỉ phải đóng 200.000 đồng/tháng. Tương tự, ở trường Mầm non May Quốc Tế do Cty TNHH May Mặc NALT (xã An Điền, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương) đầu tư xây dựng từ năm 2008. Tại đây, có 13 cháu ở nhóm trẻ và 3 lớp mẫu giáo (75 cháu). Mọi chi phí hoạt động của trường để lo cho các cháu như lương thưởng của giáo viên, sữa, đồ ăn, quần áo, sách, đồ dùng, đồ chơi đều được công ty chi trả.

Qua phỏng vấn sâu Bà Phan Lê Diễm Trang – Giám đốc Cty TNHH May Mặc NALT “Công ty may có khoảng 80% công nhân nữ trong độ tuổi sinh sản. Công nhân nữ nhập cư kinh tế khó khăn, gia đình ở xa nên việc hỗ trợ chăm sóc con cháu hạn chế. Bản thân bà cũng là phụ nữ nên hiểu hiểu rõ cần chăm sóc con em như thế nào để công nhân an tâm làm việc tốt nhất có thể” Vì những lý do đó, công


ty đã xây dựng trường mầm non để nuôi dạy con em công nhân. Mỗi năm công ty chi cho các hoạt động của trường mầm non từ 1,2 tỷ đến 1,5 tỷ. Bên cạnh đó, công ty có phòng khám chăm sóc sức khỏe cho công nhân, nên các bệnh thông thường của trẻ được bác sĩ thăm khám chữa trị kịp thời. Các công nhân tại công ty này cho biết, gửi con ngay trong công ty nên rất an tâm làm việc. Không những thế mỗi tháng đỡ được 1 triệu tiền gửi trẻ. Số tiền này giúp họ trang trải thêm cho cuộc sống hoặc có thể tiết kiệm gửi về quê chăm sóc cho người thân.

Tỉnh Bình Dương cần tích cực vận động các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục mầm non như hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục hành chính; miễn, giảm tiền thuê đất và các loại thuế theo quy định; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non…Có như vậy, nhiều doanh nghiệp sẽ chủ động xây dựng các cơ sở giáo dục mầm non để giữ con cho công nhân, để họ có thể sống hạnh phúc hơn, yên tâm công tác, góp phần đêm lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp. Nếu thực hiện điều này, sẽ không còn tình trạng bạo hành trẻ em, cũng như nhà nước không phải chịu áp lực trong việc đầu tư xây dựng thêm các cơ sở giáo dục mầm non công lập tại các khu công nghiệp, khu chế xuất hiện nay.

Mô hình trường mầm non do doanh nghiệp sử dụng lao động xây dựng phục vụ con công nhân, người lao động của doanh nghiệp mình là một mô hình lý tưởng, đáp ứng nhu cầu của công nhân. Tuy nhiên, theo thống kê, mới chỉ có 6/16 tỉnh, thành phố có doanh nghiệp trong KCN đầu tư xây dựng trường mầm non phục vụ cho người lao động (23 trường do doanh nghiệp sử dụng lao động trong KCN và 5 trường do chủ đầu tư hạ tầng KCN).

Một trong những nội dung phát triển kinh tế văn hóa xã hội của UBND tỉnh Bình Dương rà soát, đánh giá mức độ đáp ứng của mạng lưới cơ sở GDMN ở khu vực KCN, KCX, có kế hoạch xây dựng trường, lớp mầm non đáp ứng nhu cầu gửi trẻ. Đối với 16 tỉnh, thành phố có nhiều KCN, KCX và tập trung trên 50.000 lao động, cần điều chỉnh, bổ sung danh mục đầu tư công theo hướng ưu tiên các dự án xây dựng cơ sở GDMN, sử dụng một phần kinh phí thu từ KCN, KCX để tái đầu tư

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí