The Heath Foundation (2016); Early Chilhood Care And Education In Five Asean; Thf Literature Review.


người di cư đến Thành phố Hồ Chí Minh không có bảo hiểm y tế, trong đó tỷ lệ nữ chiếm 52,6% tổng số nữ di cư và nam giới chiếm 68,5% tổng số nam di cư không có thẻ bảo hiểm y tế.

Hầu hết lao động di cư không có và không được hưởng các chế độ bảo hiểm dành cho người lao động (tai nạn lao động, thai sản, nghỉ ốm, bệnh nghề nghiệp...) tại nơi họ làm việc. Có khoảng 70% lao động di cư không được hưởng bất cứ hình thức phúc lợi xã hội nào tại nơi làm việc.Trong khi đó, những người lao động di cư từ nông thôn ra đô thị hiện nay vẫn chỉ thuộc diện hộ khẩu KT3, KT4 và KT0; với hộ khẩu đó họ vẫn bị phân biệt đối xử về vị thế xã hội và vị thế pháp lý so với nhóm lao động bản địa. Cùng với hệ thống phân loại theo hộ khẩu như trên, các loại dịch vụ công mang tính chất an sinh xã hội (như cung cấp nhà ở, điện, nước sạch, điện thoại, giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe...) vẫn đang dựa trên hệ thống phân loại theo hộ khẩu này. Điều đó tạo ra sự bất bình đẳng nghiêm trọng giữa những lao động nhập cư từ nông thôn ra đô thị so với người dân bản địa. Và đặc biệt hơn nữa là, phương thức thực hiện an sinh xã hội chính thức dựa trên cơ sở phân loại theo hộ khẩu đang tồn tại là một yếu tố quan trọng làm cho những người lao động di cư tự do từ nông thôn ra đô thị rất khó khăn (hoặc không thể) tiếp cận được với những chương trình, dự án, chế độ, chính sách an sinh xã hội chính thức của Nhà nước. Điều liên quan nhiều nhất đến người lao động nhập cư là vấn đề học cho con, đặc biệt là giáo dục nhà trẻ, mầm non, đòi hỏi người lao động phải có đầy đủ những thủ tục chứng minh để trẻ được nhập học, rào cản đó đã khiến cho nhiều trẻ phải tham gia vào những nhóm trẻ tự phát, nhà trẻ tư nhân đầy rủi ro và bất trắc .

Ứng dụng công tác xã hội trong khu công nghiệp sẽ góp phần đưa những kiến thức về pháp luật, chính sách an sinh xã hội đến với người lao động, hỗ trợ họ tìm kiếm tiếp cận được những hỗ trợ xã hội từ sự liên kết của các tổ chức xã hội . Đối với người lao động nhập cư khi họ tiếp cận được những thông tin chính thống liên quan đến an sinh xã hội giúp cho người lao động sự quyết định chọn dịch vụ xã hội liên quan đến chi phí, ổn định cuộc sống, họ rất cần sự hướng dẫn tư vấn. Công tác xã hội trong khu công nghiệp thực hiện các nhu cầu của người lao động qua các


hình thức truyền thông, tư vấn, tham vấn, tiếp cận, hỗ trợ người lao động hiểu biết thêm về những chính sách quyền lợi được tham gia, thụ hưởng, giúp cho người lao động an tâm trong sản xuất, mang lại chất lượng cho sản phẩm, chất lượng cuộc sống cho người lao động


Tiểu kết chương III: Kết quả của nghiên cứu, theo nhu cầu của công nhân công ty Winning cùng với các nhận định của chính sách về công nhân lao động nhập cư, tác giả đề xuất mô hình công tác xã hội trong khu công nghiệp trong đó kết nối hỗ trợ cung cấp dịch vụ công tá xã hội trong giáo dục mầm non mẫu giáo, đưa ra vị trí chức năng nhiệm vụ của người làm công tác xã hội trong khu công nghiệp và các lĩnh vực hoạt động công tác xã hội liên quan đến giáo dục mầm non.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN


Nhu cầu dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non cho con công nhân nghiên cứu trường hợp tại Công ty TNHH May thêu Winning, tỉnh Bình Dương - 10

Nhu cầu gửi con từ 36-72 tháng tuổi của người lao động tại Công ty may thêu Winning luôn là nhu cầu cần thiết của công nhân vì trong độ tuổi sinh sản và nuôi con. Tại công ty dịch vụ công tác xã hội gần như không có nên công nhân phải tự tìm kiếm thông tin gửi con qua sự quen biết hoặc gửi mà không biết gì về trường, điểm giữ trẻ, dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non cho con công nhân tại Công ty TNHH May thêu Winning không có, hiện trạng này thường có tại khu công nghiệp, chế xuất, công ty. xí nghiệp. Để hỗ trợ công nhân lao động cần có nhân viên công tác xã hội tại khu chế xuất, công ty, xí nghiệp để liên kết hỗ trợ công nhân người lao động tiếp cận dịch vụ công tác xã hội trong đó có dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non, từ đó phát huy được vài trò hỗ trợ kết nối người làm công tác xã hội, giúp cho công nhân tiếp cận được các dịch vụ công tác xã hội, đảm bảo được an sinh xạ hội, hỗ trợ người lao động nhập cư quan tâm sinh sống và làm việc tại nơi họ chọn đến nhập cư. . Sự thiếu vắng công tác xã hội trong khu công nghiệp làm cho người lao động thiếu thông tin và cơ hội tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội.

Mô hình công tác xã hội trong khu công nghiệp dự kiến ứng dụng tại Công Ty Winning sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người lao động nhập cư, đối với lao động là người trẻ trong độ tuổi sinh sản, thì việc hỗ trợ của công tác xã hội sẽ giúp cho người lao động chọn được dịch vụ nhà trẻ mầm non chất lượng phù hợp với hoàn cảnh sống và điều kiện kinh tế

Đề tài nghiên cứu của tác giả do giới hạn về thời gian, nhân lực và kinh phí, vì vậy đề tài dừng lại ở góc độ giải pháp. Hướng nghiên cứu mở rộng của tác giả sẽ là thực nghiệm giải pháp công tác xã hội trong khu công nghiệp, trong đó sẽ hướng đến tiếp cận dịch vụ thiết yếu y tế giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non, để có thêm nguồn minh chứng lợi ích của dịch vụ công tác xã hội trong khu công nghiệp.


B. KIẾN NGHỊ

-Thay đổi điều chỉnh bổ sung các chính sách an sinh xã hội liên quan đến tiếp cận dịch vụ xã hội công như giáo dục, y tế .

-Ban hành văn bản ưu đãi cho khu công nghiệp, công ty, xí nghiệp có tổ chức nhà trẻ, trường mầm non cho con công nhân.

-Nên có những quy định trong tuyển chọn nhân sự phục vụ cho trường mầm non mẫu giáo có chức danh nhân viên công tác xã hội .

-Mỗi công ty xí nghiệp, khu công nghiệp thành lập phòng công tác xã hội để hỗ trợ cho người lao động .

-Thu hút người được đào tạo bài bản từ ngành công tác xã hội làm việc tại khu công nghiệp, công ty, xí nghiệp;

-Mỗi khu công nghiệp, công ty, xí nghiệp đông công nhân nên có các loại hình giữ trẻ, đảm bảo chất lượng, quy tắc của ngành giáo dục;

-Tại Tỉnh Bình Dương xem xét lại hệ thống nhà trẻ, trường mầm non, nên xây dựng thêm phù hợp với dân số hiện có, tránh tình trạng khó xin, hoặc khó tiếp cận được nhà trẻ, trường mầm non chất lượng.

-Bãi bỏ quy định hộ khẩu trong hồ sơ nhập học của học sinh

-Nhà nước cần kiên quyết cấm các nhà trẻ, trường mẫu giáo không đủ tiêu chuẩn hoạt động .

-Tạo điều kiện bỗi dưỡng ký năng đạo đức của cô nuôi dạy trẻ.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt


1. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2014) ; Kinh nghiệm triển khai DVCTXH tại một số nước trên thế giới.

2. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2016); Giải quyết việc làm cho lao động nhằm đảm bảo an sinh xã hội.

3. Bộ Giáo Dục Đào Tạo & Unicef (2016); Thực trạng và cơ chế quản lý nhóm trẻ độc lập tư thục tại Việt Nam; Báo cáo khảo sát nghiên cứu tạ khu đông dân cư, khu công nghiệp và khu dân tộc thiểu số.

4. Bộ Giáo Dục Đào Tạo (2018); Chỉ thị về nhiệm vụ năm học 2018-2019 của ngành Giáo dục; Số 2919 CT-BGDĐT /ngày 10 tháng 08 năm 2018.

5. Bộ Giáo Dục Đào Tạo (2017); Ban hành kế hoạch phát triển ngành công tác xã hội trong ngành giáo dục đào tạo năm 2017-2020; Quyết định 327/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017.

6. Bộ Giáo Dục Đào Tạo (2017); Ban hành chương trình giáo dục mầm non; thông tư 01/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2017

7. Bộ Giáo dục Đào tạo (2009); Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân; Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009

8. Bùi Thị Xuân Mai (2013), Đề tài cấp bộ: Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ công tác xã hội và Nhân viên CTXH, Tổng cục dạy nghề.

9. Bùi Thị Xuân Mai (2014), Thực trạng mạng lưới dịch vụ xã hội ở Việt Nam - Những khuyến nghị giải pháp, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Thực tiễn và hội nhập trong phát triển công tác xã hội ở Việt Nam, NXB Thanh niên.

10. Bùi Thị Kim Tuyến (2014); Xây dựng tiêu chí trường mầm non chất lượng cao trong xu thế hội nhập quốc tế; Tạp Chí KHXH Việt Nam số 7 (68).


11. C. Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập: Tập 23, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, trang 267.


12. Dương Chí Thiện (2013); An sinh xã hội đối với người lao động di cư từ nông thôn ra đô thị ở Việt Nam hiện nay; Tạp Chí KHXH Việt Nam số 5 (66) trang 51-59.

13. Đặng Thị Kim Chung (2011), Đánh giá nhu cầu về DVCTXH và xây dựng kế hoạch thiết lập mô hình và hệ thống cung cấp dịch vụ từ trung ương đến cộng đồng, Viện Khoa học Lao động – Xã hội.

14. Đỗ Hồng Quân (2012), Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thụ hưởng an sinh xã hội của gia đình công nhân di dân tại khu công nghiệp Sóng Thần hiện nay; Luận văn thạc sĩ; Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM)

15. Hoàng Thiên Trang (2017); Công tác xã hội với người lao động nhập cư tại phường Phúc Xá – Quận Ba Đình- Tp. Hà Nội; Luận văn Thạc Sĩ Công Tác Xã Hội: Đại Học Lao Động Hà Nội

16. Huỳnh Văn Sơn (2012); Xây dựng tiêu chí đánh giá các nhóm lớp mầm non tư thục tại TP Hồ Chí Minh hiện nay - một đòi hỏi cấp bách; Tạp chí Khoa Học ĐH Sư Phạm số 34 năm 2012

17. Mai Thị Quế (2012); Chất lượng cuộc sống của người dân Bình Dương trong bối cảnh kinh tế hiện nay; Viện Nghiên cứu Phát triển TP. HCM tháng 12 năm 2012

18. Nguyễn Đức Lộc (2012); Vấn đề di dân và kiểm soát rủi ro của người công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương ; Tạp chí Phát triển nhân lực số 16 tháng 3 năm 2012

19. Nguyễn Tôn Thị Tường Vân (2011); Thực trạng tiếp cận dịch vụ giữ trẻ của công nhân khu chế xuất, khu công nghiệp hiện nay; Hội thảo khoa học “Chất lượng của cuộc sống người Thành Phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay” Viện Nghiên Cứu Phát Triển Tp. Hồ Chí Minh

20. Nguyễn Văn Hùng ( 2017); Báo cáo tổng quan tình hình giáo dục và chăm sóc trẻ thơ - Hà Nội, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Việt Nam Ngân hàng Phát triển Châu Á


21. Nguyễn Văn Tuấn (2016); An sinh xã hội ở Việt Nam sau 30 năm đổi mới; Tạp chí Khoa Học Xã Hội Việt Nam số 7 (104)-2016 trang 12-19.

22. Phạm Văn Hà (2016); Nhu cầu dịch vụ công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc trẻ mầm non tại các khu công nghiệp Việt Nam hiện nay; Thông tin khoa học xã hội, số 4. 2016 trang 34-40

23. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2004), Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

24. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2013); Hiến Pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam; Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2013

25. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2013); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật cư trú; Luật số 36/2013/QH13

26. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (22/11/2017) Phát triển giáo dục toàn diện cho con em công nhân lao động,

27. Thủ Tướng Chính Phủ (2010); Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020; Quyết định số 32/2010/QĐ-Ttg ngày 25/03/2010

28. Thủ Tướng Chính Phủ (2015); Phê duyệt chương trình hành động bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 2361/QĐ-Ttg ngày 22/12/2015

29. Thủ Tướng Chính Phủ (2018); Đề án phát triển giáo dục mầm non 2018-2025; Quyết định 1677/QĐ-TTg ngày 03/12/2018.

30. Tổng cục dân số và Kế hoạch hóa gia đình (2015); Di dân và vấn đề đăng ký hộ khẩu thường trú tại TP. HCM

31. Trần Kiên Trung (2013), Đánh giá nhu cầu sử dụng DVCTXH tại Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo “ Ngày CTXH Việt Nam, Hà Nội, tháng 12/2013“.

32. Trần Thị Ngọc Trâm (2014); Đổi mới quản lý cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trong quá trình hội nhập quốc tế; Đề tài nghiên cứu Cấp Bộ GDĐT

33. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2009), Công tác xã hội lý thuyết và thực hành.

34. Trần Đình Tuấn (2009), Lý thuyết và thực hành Công tác xã hội, NXB Đại học Quốc gia Hà nội


35. Trần Thu Phương (2014); Chăm sóc con công nhân trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo tại các khu công nghiệp. Thực trạng và giải pháp; Ban Nữ Công Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam thực hiện năm 2014 tại 7 tỉnh thành: Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Đồng Nai, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh

36. Trịnh Viết Then& Trần Tuấn Lộ (2017); Nguyên nhân dẫn đến bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh; Van Hien University Journal of Science Volume 5 Number 1; trang 70-80

37. UBND Tỉnh Bình Dương (2017); Báo cáo tình hình kinh tế văn hóa xã hội năm 2017

38. Unicef (2017); Phân tích tình hình trẻ em thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam năm 2017; Báo cáo phối hợp UBND Tp. Hồ Chí Minh thực hiện năm 2018.

Tiếng Anh

1. Douglas D. Heckathorn (2011), Handbook of Social Theory, Publisher London, Page 274.

2. Eman S.Ashmmed& Mazoka A.Gadallah (2016); Effectiveness of violence prevention program on aggressive behavior among preschool children; Journal of Nusing Education and Practice 2017; Vol 7 No.4

3. The Heath Foundation (2016); Early Chilhood Care and Education In Five Asean; THF Literature Review.

4. Sheila B.Kamerman (2002); Early Chilhood Care and Education and other Family Policies and Programes in South East Asia; Institute for Child and Family Policy; Columbia University NewYork USA

5. Unicef (2009); The Impact of the Economic Crisis on Women and Children in South Asia ; Unicef Rosa Publication June 2009

6. Unicef (2018); Children and Sustainable Development Goals; Asnapshot: SDGS and Children in VietNam

7. Unesco (2008); Transformin Early Chilhood Care and Education in the Insular South- East Asia and Mekong Sub-Regions; Unesco Bankok

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí