Độ Tuổi Công Nhân Có Con Từ 36 Đển 72 Tháng Tuổi


Qua kết quả khảo sát 215 mẫu là công nhân có con trong độ tuổi 36-72 tháng tuổi, gồm 46 công nhân nam và 169 công nhân nữ, nam chiếm tỷ lệ 21,4%, nữ 78,6%. Qua mẫu nghiên cứu được thực hiện ngẫu nhiên cho thấy tỷ lệ nữ quan tâm về chủ đề này cao gấp 3 lần so với nam (78.6% so với 21.4%), với đặc điểm của ngành nghề may thêu đa phần là nữ, nên được chú ý nhiều trong việc chăm sóc con, đặc thù sáng sớm trẻ phải tới nhóm trẻ gia đình trước 6 giờ 30 sáng, đến chiều hoặc tối mới được về nhà, suốt khoảng thời gian xa con là khoảng thời gian mẹ luôn lo lắng về chất lượng giữ trẻ của nhóm trẻ gia đình “ xa con hơn 10 giờ trong ngày, chúng tôi rất lo lắng không biết con mình co được chăm sóc tốt không? Có bị bạo hành không? “ (nữ công nhân 22 tuổi), thêm vào đó phụ thuộc vào vai trò giới trong gia đình của người nữ công nhân, chăm sóc con và sử dụng các dịch vụ về giáo dục mầm non thường được giao trọn cho mẹ của trẻ.

Biểu đồ 2. Độ tuổi công nhân có con từ 36 đển 72 tháng tuổi


Nguồn Tác giả 10 2018 Về tuổi có con từ 36 72 tháng cao nhất từ 25 35 1

Nguồn: Tác giả, 10/2018


Về tuổi có con từ 36-72 tháng cao nhất từ 25-<35 chiếm đến 61,39% , thể hiện tuổi vàng trong lao động, khung tuổi thanh niên và cũng là độ tuổi phù hợp cho sinh sản. Với những lao động đang làm việc có độ tuổi >45 chiếm 0.94%, nhiều doanh


nghiệp đã và đang có nhu cầu sa thải lao động. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này thường họ phải tham gia lao động với cường độ lao động cao và phải tăng ca thường xuyên, làm thêm giờ, điều kiện lao động không tốt, cùng với thời gian và tuổi tác, sức khỏe ngày càng giảm sút, độ nhanh nhạy kém đi, rất khó để tăng năng suất lao động. Trong khi đó, chi phí cho các lao động này cao hơn so với lao động trẻ như chi phí về tiền lương, bảo hiểm xã hội. Nên doanh nghiệp muốn sa thải những lao động này để có điều kiện tiếp nhận những lao động trẻ, có chi phí lương và bảo hiểm thấp hơn, có thể tăng làm ca nhiều hơn. Vì những lý do trên nên đa phần công nhân sẽ chọn có con trong độ tuổi này để bảo đảm các điều kiện về sức khỏe, cũng như được hưởng các chính sách về tiền lương và thai sản theo quy định.


Bảng 1. Độ tuổi và số con hiện có



Độ Tuổi Số con

Tần số

(%)

p

Tuổi >18<25

45

42

(20,93)

(19,53)

0,004

Có 01 con


Có 02 con

03

( 1,40)


Tuổi >25<35

132

(61,39)

0,037

Có 01 con

125

(58,13)


Có 02 con

Có 03 con

Có 04 con

03

02

02

(1,40)

(0,93)

(0,93)


Tuổi >35<45

36

(16,74)

0,024

Có 01 con

Có 02 con

Có 03 con

Có 04 con

34

02

00

00

(15,81)

( 0,93 )


Tuổi >45

02

(1,86)

0,001

Có 01 con

02

(1,86)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.


Nguồn: Tác giả, 10/2018


Độ tuổi có liên quan đến số con, tuồi >18 < 25 có từ một con chiếm 19,53%, có hai con chiếm 1,40%, trong khi đó độ tuổi >25<35 có một con chiếm 58,13%, hai con chiếm 1,40%, ba con chiếm 0,93%, bốn con chiếm 0,93% ; độ tuổi >35<45 có một con chiếm 15,81% , hai con chiếm 0,93% , độ tuổi >45 có một con chiếm 1,86%. Mối liên quan giữa độ tuổi và số con P<0,005, cho thấy tuổi càng lớn thì số con trong độ tuổi từ 36-72 tháng càng ít, chỉ tập trung vào độ tuổi đang sung sức lao động có thu nhập cả vợ và chồng, nên số con thứ ba và thứ tư không có trong độ tuổi >45 và >35<45.


Bảng 2: Thời gian sinh sống tại Tỉnh Bình Dương của công nhân




Khoảng thời gian sinh sống tại Tỉnh Bình Dương


Số lượng


Tỷ lệ (%)

6 tháng - 1 năm

17

7.9

1 - 3 năm

54

25.1

3 - 5 năm

44

20.5

Trên 5 năm

100

46.5

Tổng cộng

215

100.0


Nguồn: Tác giả, 10/2018 Qua kết quả trên, tác giả nhận thấy công nhân đang làm việc tại công ty TNHH may thêu Winning, Tỉnh Bình Dương có thời gian sinh sống và làm việc tại tỉnh Bình Dương rất lâu dài. Trong đó, số công nhân có thời gian sống và làm việc tại đây trên 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (hơn 46.5%), nhóm công nhân có thời gian sống tại Tỉnh Bình Dương từ 1-3 năm cao thứ 2 (chiếm 25.1%) và nhóm sống từ 3-5 năm cao thứ 3 (chiếm 20.5). Cho thấy, những công nhân đang làm việc tại công ty


TNHH may thêu Winning, Tỉnh Bình Dương có thời gian sinh sống và am hiểu về các dịch vụ tại tỉnh Bình Dương nói chung và khu vực công ty TNHH may thêu Winning, Tỉnh Bình Dương nói riêng. Do đó, những chia sẻ của nhóm công nhân này cho thấy được nhu cầu cũng như thực trạng về các dịch vụ công tác giáo dục mầm non cho con công nhân tại khu vực nghiên cứu, đồng thời, những đánh giá và đề xuất của họ sẽ thực tế với thực trạng dịch vụ mầm non mẫu giáo tại khu vực họ sinh sống làm việc cho tác giả trong nghiên cứu này. Bên cạnh đó thời gian sinh sống liên quan đến quy định tạm trú có thời hạn trên 2 năm liên tục, được cấp hộ khẩu thường trú, với điều kiện phải có nhà, tuy nhiên trong mẫu khảo sát toàn bộ công nhân còn đang ở trọ, nhà thuê, chưa có điều kiện để mua nhà dù trong số đó có người sống trên 5 năm đủ điều kiện để làm hộ khẩu thường trú, đây là một trong những trở ngại trong việc cho trẻ 36-72 tháng tuổi tiếp cận với dịch vụ nhà trẻ mầm non của nhà nước, nên hầu như công nhân chọn nhà trẻ tư nhân hoặc nhóm trẻ gia đình.


Bảng 3: Trình độ học vấn của công nhân




Trình độ học vấn


Số lượng


Tỷ lệ (%)


Tiểu học


14


6.51


THCS


105


48.84


THPT


80


37.21

Khác

16

7.44


Tổng cộng


215


100.0


Nguồn: Tác giả, 10/2018


Về trình độ học vấn có 48,84% tổng số công nhân có trình độ trung học cơ sở, 37.21% có trình độ trung học phổ thông và 6.51% có trình độ tiểu học. Công nhân có trình độ khác chỉ chỉ chiếm 7,44%. Đa phần công nhân đều có học vấn thấp ít có cơ hội thăng tiến trong công việc vì vậy ảnh hưởng ít nhiều đến thu nhập.


Bảng 4: Thu nhập và số con



Thu nhập Số con

Tần số

(%)

p

<3.000.000đ

7

3

(3.26)

(1.40)

0,001

Có 01 con

Có 02 con

Có 03 con

Có 04 con

0

2

2

( 00)

(0.93)

(0.93)


>3 <5tr

12

(5.58)

0,018

Có 01 con

12

(5.58)


Có 02 con

Có 03 con

Có 04 con

0

0

0



>5 tr<10tr

105

(48.84)

0,039

Có 01 con

Có 02 con

Có 03 con

Có 04 con

98

6

1

0


( 45.58)

( 0.47 )


>10tr

91

(42.33)

0,032

Có 01 con

Có 02 con

88

3

(40.93)

( 1.40)



Nguồn: Tác giả, 10/2018


Qua khảo sát 215 công nhân, thu nhập có mối quan hệ với số con hiện có P<0.005, tổng thu nhập cao, số có con cao hơn thu nhập thấp, điển hình từ > 5.000.000đ đến dưới < 10.000.000đ, có 105 công nhân chiếm 48.84% trong đó 01 con chiếm 45.58%, >10.000.000đ chiếm 42.33%, có 01 con chiếm đến 40.93% trong khi đó thu nhập < 3.000.000đ chiếm 3.36%, có 01 con chiếm 1.4%. Mức thu nhập hàng


tháng có liên quan đến việc chọn lựa trường mầm non, mẫu giáo cho trẻ.chi phí cho việc giữ trẻ phải được tính toán kỹ lưỡng. Phần lớn công nhân muốn được gửi con ở trường mầm non công lập vì giá cả hợp lý và độ an toàn cao. Tuy nhiên vì chi phí và những trở ngại trong thủ tục như hộ khẩu, thuận tiện cho giờ tan ca, đưa rước con nên họ đành chấp nhận những rủi ro khi gửi con vào trường tư, nhóm trẻ gia đình.


2 3 2 Thực trạng sử dụng dịch vụ giáo dục mầm non cho con của công nhân 2

2.3.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ giáo dục mầm non cho con của công nhân Biểu đồ 3. Dịch vụ công tác xã hội hỗ trợ công nhân tại Công Ty


Nguồn: Tác giả, 10/2018


Kết quả khảo sát 215 công nhân về công tác xã hội trong công ty, có 15 công nhân có dịch vụ công tác xã hội chiếm 7% còn lại 200 công nhân cho là không chiếm 93% trên tổng số khảo sát. Trong 15 công nhân có sự ngộ nhận giữa công đoàn và công tác xã hội, cho rằng hỗ trợ thai sản, thăm viếng khi có tai nạn lao động là nhiệm vụ của công tác xã hội. nghiên cứu của tác giả Trần Thu Phương về công tác xã, dịch vụ công tác xã hội tại khu công nghiệp, công ty sản xuất cũng đưa ra sự nhầm lẫn giữa công tác xã hội và công đoàn .]35]


Bảng 5. Mức độ tiếp cận trường mẫu giáo từ thông tin, đến các quy định thủ tục nhập học



Nội dung

Số lượng

Tỷ lệ %

-Tìm kiếm thông tin

215

100

Không có thông tin

22

10.23

Người thân, đồng nghiệp

115

53.49

Quen biết giáo viên mầm non

16

7.44

Thông báo nhà trường

37

17.21

Phương tiện truyền thông

5

2.33

Tình cờ biết được trường có nhận trẻ

20

9.30

-Chọn dịch vụ gửi con

215

100

Công lập

77

35.81

Tư thục

119

55.35

Nhóm trẻ gia đình

18

8.37

Người quen

1

0.47

-Quy định thủ tục nhập học

215

100

Rất khó khăn

3

1.4

Khó khăn

30

14

Bình thường

90

41.9

Dễ dàng

86

40

Rất dễ dàng

6

2.8


Nguồn: Tác giả, 10/2018

Không có dịch vụ công tác xã hội tại công ty, việc tìn kiếm thông tin gửi con hầu như công nhân chỉ thông qua quen biết bạn đồng nghiệp trong công ty chiếm đến 53.49%, 22% không có thông tin gì về nơi sắp gửi con chiêm 10.23%, tình cờ biết được thông tin nhận trẻ 9.30%. Các quy định thủ tục nhập học đối với trường mầm non tư thục dễ dàng nên có đến 55.35% công nhân gửi con, 8.37% gửi con


theo nhóm trẻ gia đình nên có đến 41.9% quy định nhập học bình thường, 40% cho là dễ dàng. Số liệu khảo sát trên cho thấy công nhân biết được điểm gửi con tại trường, nơi giữ trẻ, đều thông qua giao tiếp xã hội nên việc gửi nhầm con vào những trường, điểm giữ trẻ không có chất lượng, trẻ không được chăm sóc tốt là điều không tránh khỏi. Qua những thông tin bạo hành trẻ em tại các nhà trẻ tư thục, nhóm trẻ gia đình được truyền tải trên phương tiện truyền thông đại chúng, là nỗi lo sợ của công nhân mỗi ngày làm việc tại Công ty “ Gửi con nhưng không an tâm, cứ sợ con mình bị đánh, con mình bị nhồi nhét thức ăn, có lúc kim đâm vào tay mới tỉnh “ ( Nữ công nhân 28 tuổi)

Bảng 6. Chi phí dành cho giáo dục mầm non con công nhân




Tỷ lệ chi


‘Số lượng


Tỷ lệ %


20%


159


73.95


20 - 30%


25


11.63


30 - 40%


4


1.86


40 - 50%


1


0.47


Khác


26


12.09


Tổng cộng


215


100.0


Nguồn: Tác giả, 10/2018

Chi phí cho dịch vụ nhà trẻ mâm non có đến 73.95% chiếm 20% trên thu nhập của công nhân, 11,63% chiếm 30%, 12,09% cho rằng chi nhiều hơn như tiền cho thêm cô giáo, bảo mẫu đề trẻ được chăm sóc tốt, mặc dù số tiền đó đã chiếm mất một phần chi thiết yếu trong cuộc sống .

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí