Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai - 10

KẾT LUẬN

Tác giả đã thực hiện việc nghiên cứu vấn đề về lý luận và đánh giá thực tiễn áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, trên cơ sở đó làm rò những hạn chế, vướng mắc để đưa ra những yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng hình phạt tù có thời hạn.

Sau những lần xem xét, tác giả có những suy nghĩ sau:

1. Hình phạt tù có thời hạn là biện pháp nghiêm khắc của nhà nước áp dụng đối với người phạm tội. Hình phạt tù có thời hạn không chỉ là biện pháp cưỡng chế, răn đe và còn có tính giáo dục.

2. Việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn thể hiện ở việc trên cơ sở hồ sơ vụ án và kết quả tranh tụng tại Tòa, xác định các tình tiết của vụ án, nhận thức đầy đủ quy định của Bộ luật hình sự, Hội đồng xét xử lựa chọn mức hình phạt tù có thời hạn để áp dụng đối với người bị kết tội và ra phán quyết trong bản án kết tội về hình phạt đó.

3. Thực tiễn áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã đạt được những kết quả tốt, vụ án được đưa ra xét xử đạt tỷ lệ cao, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không kết án oan người vô tội. Từ những vấn đề khác nhau như một số vướng mắc của bộ luật hình sự, văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật còn những hạn chế nhất định.... nên việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn vẫn còn bất cập, hạn chế: Đó là những bất cập trong vấn đề xác định các tình tiết, chứng cứ của vụ án; áp dụng hình phạt khung hình phạt thiếu tính chính xác (như quá nặng hay quá nhẹ; cho hưởng án treo không đúng…); tính chất mức độ hành vi phạm tội, nhân thân của bị cáo bị đánh giá thiếu tính chính xác, dẫn đến quyết định áp dụng khung hình phạt cho hưởng án treo không đúng; Áp dụng hình phạt tù có thời hạn thiếu tính khách quan, công bằng.

4. Từ những thực tiễn đã có và xem xét các thực tiễn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, thành phố Biên Hoà thời gian gần đây đã có nhiều kết quả đáng kể. Từ những

thực tiễn đó ta cũng thấy được nhiều bất cập hạn chế cũng như những vướng mắt trong hệ thống pháp luật hiện nay nhất là đối với hình phạt tù có thời hạn. Để làm những vướng mắt và hạn chế chở nên hiệu quả, chúng ta cần thay đổi về vai trò của hình phạt tù, thay đổi về chính sách hình sự, tính nhân đạo của chính sách hình sự và hoàn thiện các quy định về hình phạt tù có thời hạn, và các tù có thời hạn nên xây dựng riêng. Đối với người thực hiện pháp luật, cần có những hướng dẫn bổ xung, hướng dẫn cụ thể để có thể áp dụng hình phạt tù một cách hợp lí và đúng đắng nhất.

Chính sách hình sự hướng thiện phải được nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn, phòng ngừa, mục đích hình phạt và vai trò hình phạt tù phải được xác định là trọng tâm. Dựa trên cơ sở thay đổi về mặt nhận thức, các quy định của Bộ luật hình sự sẽ ngày càng được hoàn thiện để đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu của cải cách tư pháp, đồng thời đảm bảo quyền con người theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Trong quá trình nghiên cứu luận văn có được sự hướng dẫn tận tình. Tuy nhiên, do khả năng và thời gian nghiên cứu có hạn nên Luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Từ bài luận văn, tác giả xin cám ơn các đọc giả đã xem xét và góp ý, từ đó tác giả có thể hoàn thiện bài viết hơn. Xin chân thành cám ơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai - 10

1. Phạm Văn Beo (2012), Luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Nghịquyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới,Hà Nội.

2. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

3. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

4. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2000), Nghị quyết số 01/2000/NQ- HĐTP ngày 04/08/2000, hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần chung của Bộ luật hình sự năm 1999.

5. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2003), Nghị quyết số 02/2003/NQ- HĐTP ngày 17/4/2003, hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự năm 1999.

6. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2004), Nghị quyết số 04/2004/NQ- HĐTP ngày 05/11/2004, hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần xét xử sơ thẩm của Bộ luật tố tụng hình sự năm2003.

7. Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao (2015), Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP về quy trình công bố, lựa chọn và áp dụng án lệ.

8. Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao (2017), Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19 tháng 07 năm 2017 Ban hành một số biểu mẫu trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Bộ luật tố tụng hình sự;

9. Nguyễn Văn Hiện (2002), Nâng cao chất lượng soạn thảo bản án hình

sự một số yêu cầu cấp bách, Tạp chí dân chủ pháp luật, số 04/2002.

10. Hoàng Văn Huyền (2016), “Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang”, Luận văn thạc sĩ.

11. Phạm Hồng Hải (2004), Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

12. Đinh Tấn Long (2017): “Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam”, Luận văn thạc sĩ.

13. Dương Tuyết Miên (2007), Định tội danh và quyết định hình phạt, Nxb Lao động- xã hội, Hà Nội.

14. Vò Hồng Nam (2014), “Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét xử thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ.

15. Cao Thị Oanh, Lê Văn Cảm, Trần Văn Độ, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, NXB Hà Nội, Giáo dục Việt Nam 2013.

16. Quốc Hội (2013), Hiến pháp nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Hà Nội.

17. Quốc Hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.

18. Quốc hội (2014); Luật tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13 ngày 24/11/2014, Hà Nội.

19. Quốc Hội (2015), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.

20. Quốc Hội (2009), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Hà Nội.

21. Quốc Hội (2015), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Hà Nội.

22. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, phần các tội phạm, các tội xâm phạm sở hữu, 2003, Nxb Tp Hồ Chí Minh.

23. Đinh Văn Quế (2000), Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. TAND thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (2017), Bản án hình sự sơ thẩm số 12/2017/HSST ngày 23/01/2017.

25. TAND thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (2018), Bản án hình sự sơ

thẩm số 47/2018/HSST ngày 12/08/2018.

26. TAND thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (2018), Bản án hình sự sơ thẩm số 46/2018/HSST ngày 07/08/2018.

27. TAND thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (2017), Bản án hình sự sơ thẩm số 41/2017/HSST ngày 08/11/2017.

28. TAND thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (2017), Bản án hình sự sơ thẩm số 08/2017/HSST ngày 28-03-2017.

29. TAND thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (2016 - 2020), Báo cáo công tác năm.

30. TAND tối cao (2017), Văn bản số 155/TANDTC - PC ngày 28 tháng 07 năm 2017 về việc áp dụng thống nhất thể thức và kĩ thuật trình bày các văn bản tố tụng trong đó có bản án.

31. Nguyễn Đức Tuấn (Chủ biên), Hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.

32. Chu Thị Thu Trang (2009), “Hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án Việt Nam”, Luận án tiến sĩ.

33. Ủy ban thường vụ quốc hội (2012), Pháp lệnh Số: 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 07 năm 2012 của Ủy ban thương vụ quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì người có công với cách mạng.

34. Vò Khánh Vinh (2014), Luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm, Nxb Khoa học xã hội.

35. Vò Khánh Vinh (2014), Luật hình sự Việt Nam phần chung, Nxb khoa học xã hội.

36. Vò Khánh Vinh (2013), Lý luận chung về Định tội danh, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.

37. Vò Khánh Vinh (2011), Quyền con người, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí