Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH
2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng
2.1.1. Khái quát về giáo dục mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Những năm qua sự nghiệp giáo dục của thành phố Hạ Long đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm và coi trọng, chất lượng giáo dục ngày càng được củng cố và nâng cao. Quy mô trường, lớp ổn định, chất lượng giáo dục ngày một cao hơn. Các cấp học được đầu tư ngày càng đầy đủ về cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Đội ngũ cán bộ quản lý cơ bản đã đáp ứng được với yêu cầu, đội ngũ giáo viên đã từng bước được chuẩn hoá. Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh.
Thành phố Hạ Long có 31 trường MN (trong đó có 21 trường công lập; 10 trường ngoài công lập); mạng lưới các trường MN được phân bố hợp lý trên địa bàn đảm bảo cho nhân dân đưa con em tới trường thuận tiện, an toàn và đáp ứng được nhu cầu giáo dục của bậc học.
Diễn biến sĩ số 3 năm qua như sau:
Bảng 2.1: Quy mô mạng lưới trường, lớp, trẻ bậc học mầm non
Số trường | Số lớp | Số HS | Bình quân h/s lớp 5 - 6 tuổi | Bình quân h/s lớp 4 -5 tuổi | Bình quân h/s lớp 3 - 4 tuổi | Bình quân hs nhà trẻ 24-36 tháng | |
2014-2015 | 28 | 537 | 14426 | 28 | 25 | 25 | 24 |
2015-2016 | 28 | 616 | 15769 | 28 | 27 | 27 | 18 |
2016-2017 | 29 | 673 | 15854 | 27 | 27 | 22 | 17 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hình Thức Và Quy Trình Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Trẻ
- Con Đường Phát Triển Kĩ Năng Tổ Chức Hđtn Cho Giáo Viên Các Trường Mầm Non
- Chỉ Đạo Thực Hiện Phát Triển Kỹ Năng Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Giáo Viên
- Đánh Giá Về Các Hoạt Động Trải Nghiệm Đã Tổ Chức Cho Trẻ
- Đánh Giá Chung Về Trình Độ Đạt Được Nhóm Kỹ Năng Tổ Chức Hđtn
- Thực Trạng Tổ Chức Phát Triển Kỹ Năng Cho Giáo Viên
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long)
Chất lượng giáo dục là yếu tố quan trọng bậc nhất, là yếu tố làm nên thành công hay thất bại của một nhà trường. Vì vậy trong những năm qua bằng sự nỗ lực của CB, GV, CNV các nhà trường đã từng bước đổi mới, cải thiện công tác giáo dục, chăm sóc trẻ.
Trên cơ sở các chỉ tiêu chung của ngành giáo dục Quảng Ninh thì GDMN Hạ Long đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu cơ bản và ổn định về mạng lưới trường, lớp và huy động trẻ ra lớp, số trẻ tăng, hệ thống giáo dục ngoài công lập cũng được phát triển ổn định.
- Về chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non: Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao so với những năm trước, các trường mầm non đã có nhiều biện pháp tích cực để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Hàng năm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm từ 1% thể nhẹ cân và thấp còi. Các hoạt động học tập, vui chơi được tổ chức quy mô, sôi nổi, góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển thể chất cho trẻ. Toàn thành phố có 31 trường với 168 nhóm, lớp độc lập thực hiện theo chương trình GDMN sau sửa đổi bổ sung. Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc các hoạt động dạy trẻ theo hướng tích hợp các nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ, xây dựng môi trường sư phạm an toàn, thân thiện, kích thích trẻ tích cực hoạt động. Chất lượng giáo dục cũng đạt được những kết quả khả quan, nhìn chung trẻ khoẻ mạnh, phát triển hài hoà, cân đối, có nề nếp trong các hoạt động, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, trên 95% trẻ đạt theo yêu cầu quy định.
- Về cơ sở vật chất: Ngành giáo dục cùng với chính quyền địa phương đã tham mưu với thành phố tiếp tục đầu tư xây dựng mới các trường mầm non, cải tạo các khu trường, lớp theo yêu cầu quy định. Hàng năm thành phố đều có sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các nhà trường, trang bị mua sắm trang thiết bị chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ theo hướng đồng bộ và hiện đại. Ngoài ra thành phố còn rất quan tâm đầu tư xây dựng trường mầm non đạt
chuẩn Quốc gia (Tính đến hết năm 2017 thì toàn thành phố có 17 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trong đó có 3 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2) ưu tiên dành quỹ đất cho GDMN. Nhìn chung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các nhà trường ngày càng được quan tâm thích đáng. Cùng với sự đầu tư bằng nguồn ngân sách và nguồn đóng góp được huy động từ chủ trương xã hội hoá giáo dục, bộ mặt các trường được đổi mới khang trang, thiết bị đồ dùng phục vụ giảng dạy ngày càng phong phú, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Về xây dựng đội ngũ giáo viên: Hàng năm Phòng giáo dục đều chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành. Phòng GD&ĐT còn cử cán bộ, giáo viên các trường điểm tham dự đầy đủ các buổi tập huấn, kiến tập, bồi dưỡng chuyên môn do Sở GD&ĐT và Trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục Quảng Ninh tổ chức.
- Bên cạnh những mặt mạnh đã nêu trên, giáo dục Mầm non thành phố Hạ Long trong những năm qua vẫn còn một số hạn chế, đó là:
Việc đổi mới phương pháp dạy học ở một số trường và một số giáo viên còn chậm, ít cải tiến sáng tạo. Nhiều giáo viên chưa tiếp cận được với phương pháp dạy học theo hướng đổi mới. Giáo viên trẻ chưa mạnh dạn thể hiện khả năng tiếp cận cái mới trong giảng dạy, còn thiếu sự mạnh dạn, sáng tạo. Trong dạy học, nhiều giáo viên còn chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Trình độ của giáo viên có sự phân hoá rõ ràng giữa các trường trong vùng thuận lợi và vùng không thuận lợi của thành phố. Tại các lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, hình thức bồi dưỡng còn nặng về lý thuyết và thiếu thực hành nên chất lượng chưa cao.
Đồ dùng trang thiết bị dạy học chưa đồng bộ, còn thiếu thốn nhiều. Hiệu trưởng chưa chú ý đến các trang thiết bị các đồ dùng dạy học mang tính hiện đại. Giáo viên không có thói quen rèn luyện kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học.
Điều kiện kinh tế - xã hội ở các địa phương trong thành phố phát triển không đồng đều nên sự đầu tư, quan tâm đến GDMN đôi nơi chưa được quan tâm đúng mức.
Mặt trái của cơ chế thị trường đã có tác động và ảnh hưởng không nhỏ tới GV trong nhà trường.
Nhận thức của phụ huynh trẻ không đồng đều, nhiều người chưa thực sự hiểu về GDMN nên có những yêu cầu, đòi hỏi giáo viên chăm sóc - giáo dục trẻ không phù hợp tạo áp lực cho giáo viên.
* Nhận xét chung về thực trạng GDMN thành phố Hạ Long
+ Mặt tích cực:
Trong thực tế, đội ngũ CBQL và GVMN trong TP Hạ Long đã phấn đấu vươn lên, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, vừa tự học để nâng cao khả năng tổ chức các hoạt động GD cho trẻ trong và ngoài nhà trường theo hướng đổi mới GD hiện nay; vừa tham gia các lớp tập huấn của trường, phòng GD - ĐT, sở GD - ĐT tổ chức. Bên cạnh đó, GV đã không ngừng nghiên cứu sáng tạo để làm đồ dùng, đồ chơi vừa có chất lượng vừa tiết kiệm kinh phí.
CBQL ngành GD ở Hạ Long đã quan tâm tạo điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang bị trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho các trường MN, thường xuyên tạo điều kiện đưa đội ngũ CBQL và GV ở các trường MN đi đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, năng lực chuyên môn.
+ Mặt hạn chế:
Chế độ lương của GV còn thấp so với công sức lao động và thời gian làm việc tại trường.
Trình độ chuyên môn của một số GV và CBQL vẫn còn chưa đáp ứng tốt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ; tổ chức các hoạt động GD trong trường MN chưa đảm bảo đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay (nhất là việc tổ chức hoạt động ngoài trường cho trẻ). BGH quản lý việc tổ chức các hoạt động GD cho trẻ của GV theo yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay còn yếu.
Cơ sở vật chất chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tuy có cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu đổi mới công tác chăm sóc GDMN. GV sử dụng trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi vào các hoạt động GD chưa đạt hiệu quả cao.
+ Nguyên nhân:
Quản lý các cấp chưa quan tâm đến các chế độ chính sách của GVMN. Trình độ chuyên môn của CBQL và GV ở các trường MN trong TP Hạ
Long vẫn còn thấp; nhiều GV mới đạt trình độ chuẩn về đào tạo (trung cấp sư phạm), trình độ đại học đa số ở hệ vừa làm vừa học, nhiều CBQL chỉ qua lớp bồi dưỡng chứng chỉ quản lý ngắn hạn.
Mức đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường MN chủ yếu từ ngân sách nhà nước nên giới hạn trong việc đầu tư đồng đều cho các trường trong TP Hạ Long.
2.1.2. Mục tiêu, nội dung, quy mô và phương pháp khảo sát
2.1.2.1. Mục tiêu và nội dung khảo sát
Đánh giá thực trạng nhận thức về phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho GV mầm non;
Đánh giá thực trạng phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho GV mầm non và những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng.
2.1.2.2. Quy mô khảo sát
Đề tài khảo sát trên khách thể là 10 đồng chí hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và 75 giáo viên của 5 trường mầm non thành phố Hạ Long.
2.1.2.3. Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn, tham khảo ý kiến chuyên viên cán bộ quản lý phòng giáo dục đào tạo thành phố Hạ Long, phỏng vấn cán bộ quản lý giáo viên làm sáng tỏ biện pháp phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên của hiệu trưởng các trường mầm non thành phố Hạ Long.
- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ hoạt động: Nghiên cứu các quyết định quản lý, các tài liệu văn bản, các kế hoạch hoạt động, báo cáo tổng kết công tác phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên của hiệu trưởng các trường mầm non thành phố Hạ Long.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp quan trọng nhất về nghiên cứu thực trạng phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên của hiệu trưởng các trường mầm non thành phố Hạ Long.
Phiếu điều tra có nội dung sau đây:
Bước 1: khảo sát trên một nhóm mẫu trên một số cán bộ quản lý, giáo viên với mục đích tăng cường chính xác hóa phiếu điều tra. Xin ý kiến chuyên gia về mẫu phiếu điều tra và hoàn thiện bảng hỏi.
Bước 2: Xây dựng chính thức mẫu phiếu điều tra khảo sát thực trạng các biện pháp phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên của hiệu trưởng các trường mầm non thành phố Hạ Long.
Trên cơ sở kết quả của phiếu điều tra, xử lý phiếu điều tra, định hướng tổng hợp kết quả nghiên cứu.
2.2. Thực trạng nhận thức về phát triển kĩ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên mầm non
2.2.1. Nhận thức của giáo viên về kĩ năng tổ chức HĐTN trong các nhóm kỹ năng
Nhận thức đúng đắn của GV về kĩ năng tổ chức HĐTN, phát triển kĩ năng tổ chức HĐTN là cơ sở quan trọng, là yếu tố cơ bản, là điều kiện tiên quyết, cần thiết để xây dựng và tổ chức HĐTN cho trẻ và định hướng hình thành và phát triển kĩ năng tổ chức HĐTN cho GV. Với câu hỏi 1 (Phụ lục 1,2) qua khảo sát và xử lý kết quả đạt được như sau:
+ Có 39/85 (đạt 45.9%) ý kiến nhận thức đúng khái niệm kỹ năng tổ chức HĐTN của GV ở trường mầm non; có 36/85 (đạt 42.4%) ý kiến nhận thức đúng khái niệm phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho GV MN. Số ý kiến chưa có nhận thức chính xác về các khái niệm trên chiếm tỷ lệ cao.
Với câu hỏi 2 (Phụ lục 1,2) kết quả nhận được là: Có 40/75 (đạt 53.3%) ý kiến của GV và 7/10 (đạt 70%) ý kiến của CBQLGD nhận thức đúng các mục tiêu của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển trẻ mầm non; có
35/75 (đạt 46.7%) ý kiến GV và 3/10 (đạt 30%) ý kiến của CBQLGD nhận thức chưa đầy đủ về nội dung này. Do vậy trong thời gian tới các trường mầm non thành phố Hạ Long cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền để CBGV các nhà trường hiểu rõ hơn về mục tiêu của các hoạt động trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non.
2.2.2. Nhận thức về hệ thống kĩ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm GV
Nhận thức về hệ thống kĩ năng tổ chức HĐTN cho trẻ có ý nghĩa định hướng hình thành và phát triển kĩ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên. Sử dụng câu hỏi 3 (Phụ lục 1,2). Với 23 kỹ năng trọng tâm được đưa ra khảo sát chúng tôi định hướng cho GV sắp xếp vào 04 nhóm, bao gồm nhóm kỹ năng thiết kế hoạt động, nhóm kỹ năng tổ chức thực hiện hoạt động, nhóm kỹ năng kiểm tra, đánh giá và nhóm kỹ năng bổ trợ. Tổng hợp số liệu thu được cho thấy nhận thức về các kỹ năng thuộc các nhóm kỹ năng tổ chức HĐTN của GV như sau: 100% ý kiến của GV và CBQLGD được hỏi cho rằng đây là những kỹ năng cần hình thành, phát triển cho GV để giúp họ tổ chức hiệu quả HĐTN ở trường MN. Trong đó, các ý kiến sắp xếp được hợp lý các kỹ năng vào từng nhóm chiếm tỷ lệ 62/85 (đạt 72.9%); có 27.1% ý kiến còn lại chưa sắp xếp đúng các kỹ năng theo nhóm, trong đó có 5/85 (5.9%) ý kiến sắp xếp nhầm từ 3-5 kỹ năng; có 12/85 (14.1%) ý kiến sắp xếp từ 6-8 kỹ năng vào các nhóm không phù hợp.
2.2.3. Nhận thức về ý nghĩa, vai trò của kĩ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong việc đảm bảo thực hiện hiệu quả hoạt động :
Nhận thức đúng ý nghĩa và vai trò của kỹ năng tổ chức HĐTN trong thực hiện hiệu quả hoạt động có tác dụng giúp cho người GV ý thức được cần học tập, rèn luyện để hình thành kỹ năng này, phục vụ yêu cầu lao động sư phạm. Chúng tôi thiết kế và sử dụng câu hỏi 4 (Phụ lục 1,2) qua khảo sát và xử lý số liệu, kết quả thể hiện ở bảng 2.2:
Bảng 2.2. Nhận thức của GV, CBQL giáo dục về vai trò, ý nghĩa của kỹ năng tổ chức trong thực hiện HĐTN cho trẻ ở trường MN.
Đánh giá của GV (75 người) | Đánh giá của CBQL (10 người) | Chung (85 người) | |||||||||
Quan trọng | Không quan trọng | Quan trọng | Không quan trọng | Quan trọng | Không quan trọng | ||||||
Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % |
53 | 70.6 | 21 | 28.4 | 8 | 80 | 2 | 20 | 68 | 80 | 17 | 20 |
Số liệu ở bảng 2.1 cho biết những thông tin sau:
- Có 53/75 GV (70.6%) và 8/10 CBQL giáo dục (80%) đánh giá kỹ năng tổ chức HĐTN có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng, cần thiết, quyết định chất lượng tổ chức HĐTN cho trẻ của GV ở trường MN;
- Có 80% ý kiến CBQL, GV đánh giá sự phát triển kĩ năng tổ chức HĐTN có vai trò và ý nghĩa quan trọng giúp người GV tổ chức tốt HĐTN ở trường MN; Tuy nhiên vẫn còn 20% ý kiến CBQL, GV được hỏi còn lại nhận thức chưa đầy đủ về các vấn đề trên.
2.3. Thực trạng các hoạt động trải nghiệm đã được tổ chức cho trẻ của giáo viên ở trường mầm non
Để đánh giá về thực trạng kỹ năng tổ chức HĐTN của GV, chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp quan sát và phỏng vấn về các hoạt động đã được tổ chức trong chương trình HĐTN ở trường MN. Bằng phương pháp điều tra viết, sử dụng câu hỏi 5 (Phụ lục 1,2), chúng tôi đã gợi ý 22 HĐTN có tiềm năng tổ chức được cho trẻ ở nhiều phương pháp và hình thức tổ chức với 3 mức độ và nêu phương án mở để trưng cầu ý kiến các khách thể khảo sát. Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng sau: