Kinh doanh du lịch di sản văn hóa ở Việt Nam - 12

ở ngoài các đảo xa thuộc các vùng biển đẹp như Ninh Thuận, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Quốc hay Côn Đảo…

(v) Xây dựng hệ thống các dịch vụ như lưu trú – nhà hàng – cửa hiệu mua sắm

– khu giải trí nhằm phục vụ các nhu cầu cần thiết và các giá trị gia tăng khác cho khách du lịch.

(vi) Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quy trình truyền thông, quảng bá và quản lý hệ thống kinh doanh du lịch di sản văn hóa.

4.2.2. Giải pháp dành cho các chủ thể kinh doanh du lịch di sản văn hóa nói chung

Doanh nghiệp kinh doanh du lịch để thực hiện được việc kinh doanh của mình, cần đảm bảo đầy đủ và sẵn sàng các yếu tố sau: Nắm bắt và hiểu rõ nhu cầu của du khách về việc tham gia DLDSVH nhằm mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Đảm bảo các phương tiện giao thông vận chuyển để du khách có thể đến các điểm có các hoạt động kinh doanh DLDSVH của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải hệ thống lại tổng các sản phẩm và dịch vụ mình có thể cung cấp để cung cấp được những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có thêm các kênh thông tin tư liệu về điểm di sản văn hóa để cung ứng thêm cho khách hàng tại các điểm di sản văn hóa. Ngoài ra, việc khách du lịch được đảm bảo nhu cầu về ẩm thực, lưu trú, vận chuyển, giải trí hay mua sắm vẫn chưa đủ, doanh nghiệp tìm các cách thức kiến tạo thêm các giá trị gia tăng cho du khách như: đẳng cấp khi được phục vụ (ví dụ áp dụng mô hình phục vụ kiểu cung đình xưa để du khách có thể được trải nghiệm cảm giác của một vị vua quan…), hay nâng cao vai trò của du khách lên trong việc góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên bằng cách thông báo cho khách du lịch của mình nhà hàng/ quán chỉ dùng cốc giấy, ống hút bằng giấy… nhằm giảm thiểu rác thải nhựa góp phần vào việc bảo vệ môi trường và tự nhiên…

Có một vấn đề thực tế, khi doanh nghiệp đã phát triển được các sản phẩm và dịch vụ của mình thường hay chủ quan hơn và lơi là việc kiểm soát chất lượng các hoạt động kinh doanh DLDSVH của mình. Điều này thực sự sẽ nguy hại nếu một khi không có sự kiểm soát, dây chuyền hoạt động này sẽ bị gây lỗi ở một công đoạn/ mắt xích nào đó như sản phẩm, dịch vụ giảm đi chất lượng, nhân viên gian dối biển thủ tiền bạc hay sản phẩm của doanh nghiệp… Bởi vậy, doanh nghiệp cần

phải hình thành hệ thống kiểm soát chất lượng trong các hoạt động kinh doanh DLDHVH của mình, đảm bảo duy trì chất lượng và số lượng và sức cạnh tranh cho các sản phẩm – dịch vụ DLDSVH qua đó nâng cao hơn uy tín, vị thế và thương hiệu của doanh nghiệp cũng như của sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Bên cạnh việc phát triển kinh doanh thì việc phát triển kinh doanh một cách bền vững với các chính sách bảo vệ môi trường sống, môi trường tự nhiên, sinh thái, cảnh quan của khu di sản hay các hoạt động nhằm giảm thiểu các biến đổi khí hậu không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm vinh hạnh của các doanh nghiệp. Bởi vậy doanh nghiệp cần gia tăng các hoạt động và chính sách bảo vệ môi trường nhiều hơn.

Ngoài việc đảm bảo phát triển các sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp được trôi chảy, tăng trưởng, các doanh nghiệp nên tăng cường việc ứng dụng các nghiên cứu khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế. Doanh nghiệp cần tăng cường, hợp tác với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên thế giới để học hỏi mô hình kinh doanh trong ngành công nghiệp du lịch nói chung, đặc biệt là DLDSVH nói riêng. Ví dụ, hợp tác và học hỏi các mô hình hoạt động của các bảo tàng lớn như Vasa, Thụy Điển, Mary Rose, Anh … để có cách thức giới thiệu, thu hút du khách quốc tế vào Việt Nam; tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học và trải nghiệm thực tế đối với quốc tế để gia tăng nhu cầu của cộng đồng; hợp tác với các doanh nghiệp lữ hành trên khắp thế giới để có được nguồn vào khách du lịch ổn định, chất lượng, tạo nên một thể thống nhất đầu vào – đầu ra (Thế giới – Việt Nam). Ví dụ, các nhà kinh doanh du lịch như Vietravel, Hanoi Red Tour … nên kết hợp với các công ty du lịch Zicasso, Italia Tours (Ý); Trek, Cox&Kings, Gray&Co., Butterfield and Robinson… để tạo nên sự liên kết toàn cầu và thỏa mãn nhu cầu của du khách trên khắp thế giới. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải đẩy mạnh các hợp tác với các đối tác bên trong và ngoài nước để phát triển truyền thông, quảng bá về DLDSVH; liên kết chặt chẽ với các cơ quan báo chí, truyền thông, công chúng; các tổ chức/các chuyên gia hoạt động về văn hóa – du lịch/ các nhà khoa học nghiên cứu về DSVH; liên kết với các tổ chức cung ứng hệ thống giao thông để đảm bảo sẵn sàng và đầy đủ phương tiện cho du khách; liên kết với các tổ chức cung ứng chuỗi các dịch vụ thỏa mãn nhu cầu tối thiểu của khách hàng như ăn uống, ngủ nghỉ, café, intenet, giải

trí…; hợp tác và kết hợp với các bên liên quan nhằm học hỏi, hiểu biết về các giá trị của di sản văn hóa, tính lịch sử, văn hóa - xã hội của di sản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

4.3. Các giải pháp thúc đẩy kinh doanh du lịch di sản văn hóa đối với phố cổ Hội An

Để thúc đẩy kinh doanh du lịch di sản văn hóa ở Hội An, cần phải có một chiến lược phát triển đồng bộ, phối kết hợp các yếu tố với nhau theo một hệ thống hoàn chỉnh, không có sự chênh lệch hay khoảng cách xa giữa các yếu tố. Không thể chỉ chú trọng vào việc bảo tồn, bảo vệ thật tốt các điểm di sản mà lơ là về chất lượng các dịch vụ như ẩm thực, lưu trú... hay truyền thông quảng bá rất tốt về du lịch di sản mà giao thông vận tải lại khó khăn, cơ sở hạ tầng giao thông lại kém. Các yếu tố cần được triển khai đồng bộ, chặt chẽ, hoàn chỉnh, cụ thể:

Kinh doanh du lịch di sản văn hóa ở Việt Nam - 12

4.3.1. Giải pháp đối với các cơ quan quản lý của thành phố Hội An

Thúc đẩy Cầu du lịch di sản văn hóa Hội An

Nâng cao nhận thức của cộng đồng về di sản phố cổ Hội An, các giá trị của di sản thuộc địa phương, xa hơn là cấp quốc gia hay của thế giới. Sử dụng các phương pháp truyền thông để làm gia tăng niềm tự hào về di sản, qua đó, sẽ nâng cao ý thức tự bảo tồn, bảo vệ di sản trong chính cộng đồng địa phương ở Hội An và cả quốc gia Việt Nam. Tạo điều kiện tốt hơn nữa cho du khách quốc tế dễ dàng đi du lịch di sản phố cổ Hội An như miễn thị thực hay phát triển các dịch vụ cấp thị thực dễ dàng ngay tại địa phương/ vùng của du khách mà không cần phải di chuyển xa hay các thủ tục phức tạp hay việc dễ dàng tiếp cận thông tin về di sản văn hóa Việt Nam nói chung, ở Hội An nói riêng bằng cách thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các chương trình về Thông tin quảng bá ngay tại Hội An cũng như trên trường quốc tế nhằm gia tăng lượng khách du lịch hàng năm như một xu hướng tất yếu của sự phát triển chung của xã hội).

Bảo tồn, phát huy điểm di sản văn hóa Hội An

Việc bảo tồn, bảo vệ di sản không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước mà nó là trách nhiệm của toàn xã hội. Do đó, các chính sách hay luật về bảo tồn, bảo vệ di sản cấp quốc gia, cấp địa phương cần phải rõ ràng, cụ thể, có chế tài xử phạt nghiêm minh nếu vi phạm. Cần nâng cao ý thức của người dân địa phương hay cộng đồng bản địa về việc tự bảo vệ, bảo tồn di sản của quốc gia nói

chung, của địa phương Hội An nói riêng. Qua đó, các di sản văn hóa tự bản thân nó đã là một nguồn tài nguyên vô giá, đi suốt theo chiều dài lịch sử và giá trị của nó càng gia tăng theo thời gian.

Bên cạnh đó, đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên về di sản ở Hội An cần phải được nâng cao trình độ, chuẩn hóa về chuyên môn đặc biệt là ngoại ngữ. Chính bộ phận hướng dẫn viên, thuyết minh viên là mắt xích quan trọng để kết nối du khách với di sản Hội An và làm gia tăng nhiều hơn sự cảm nhận của du khách về giá trị của các di sản.

Cải thiện dịch vụ vận chuyển

Cần phải có quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, đầy đủ. Cần phải xây dựng và mở rộng nhiều hơn các đường bay quốc tế, khai thác và phát triển các đường bay thẳng nhằm đón du khách quốc tế đến Hội An mà không phải quá cảnh sang các nước khác. Xây dựng hệ thống phương tiện giao thông công cộng thuận lợi và nối kết các điểm di sản khác đến với di sản Hội An, tạo sự tiện dụng trong di chuyển cho du khách. Ngoài ra, cần xây dựng chương trình phát triển Giao thông an toàn, đưa ra chế tài và xử phạt nghiêm minh hơn nữa các trường hợp vi phạm an toàn giao thông.

Nâng cao về truyền thông quảng bá

Xây dựng các chiến lược truyền thông cấp thành phố Hội An, cấp tỉnh Quảng Nam, cũng như kết hợp với các địa phương khác để thúc đẩy các chương trình về truyền thông quảng bá ở cấp quốc gia ra thế giới; kiến tạo các chiến lược thúc đẩy, quảng bá về du lịch di sản văn hóa Hội An, tăng cường kết nối các điểm di sản với nhau, kết nối các tổ chức trong hệ thống du lịch di sản với nhau như phía quản lý di sản cùng với các công ty du lịch hay các tổ chức kinh doanh về vận tải, hệ thống các dịch vụ nhà hàng, khách sạn… Đẩy mạnh các hoạt động maketing và phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm truyền thông về di sản.Cần tạo ra một bản đồ di sản của Việt Nam trong đó Hội An làm trung tâm nhằm thắt chặt và tương hỗ lẫn nhau giữa các di sản. Ví dụ, khi đến du lịch di sản Văn Miếu Quốc Tử Giám, ở đây sẽ có các thông tin về các di sản khác trong bản đồ di sản Việt Nam như Thành Nhà Hồ, Phố cổ Hội An hay Thánh địa Mỹ Sơn, và ngược lại đến Hội An du khách có thể biết

thông tin về các di sản ở Hà Nội như Làng cổ Đường Lâm hay khu du lịch Bản Lác, Mai Châu.

Cải thiện, nâng cao hệ thống các dịch vụ ở Hội An

Hội An cần có các chương trình hợp tác và kết nối chặt chẽ các dịch vụ ở các điểm di sản khác ngoài vùng với nhau và tạo những tiêu chuẩn nhất định về các dịch vụ và phát triển thành một hệ thống chuyên nghiệp đồng thời nâng cao chuỗi dịch vụ ngay tại địa phương. Hệ thống dịch vụ giữa di sản Hội An cần phải được liên kết và tương hỗ với hệ thống dịch vụ ở các di sản khác. Ngoài ra, cần hoàn thiện các quy định về quản lý dịch vụ du lịch, ngăn ngừa và loại bỏ tình trạng tổ chức tour du lịch bất hợp pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động phục vụ du khách của các tổ chức tour. Một vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh du lịch của Hội An chính là vấn đề chèo kéo, mồi chài, tăng giá đối với khách du lịch khi sử dụng dịch vụ và việc phân biệt khách trong và ngoài nước, khách Âu, Mỹ và khách Á. Điều này làm giảm đi hình ảnh tốt đẹp của truyền thống thân thiện, hiếu khách của người Việt Nam nói chung, Hội An nói riêng. Do vậy, Hội An cần có các chương trình tập huấn, phổ biến, tuyên truyền tới người dân Hội An về ý thức văn hóa, lòng tự tôn của vùng đất Hội An, đồng thời có những chế tài hợp lý để ngăn ngừa và loại bỏ các vấn nạn nêu trên.

Giải quyết mạnh mẽ vấn đề an toàn, an ninh trật tự

Hội An cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động đảm bảo về an toàn giao thông. Cần xây dựng và phổ biến hệ thống giao thông công cộng một cách đồng bộ và xuyên suốt. Thực hiện các giải pháp giảm thiểu các phương tiện giao thông cá nhân đặc biệt là xe máy. Cần tạo ra các hiệu ứng và thói quen để cộng đồng sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Tuyên truyền về trách nhiệm và lòng tự tôn của mỗi một cá nhân khi điều khiển phương tiện giao thông. Cần có sự đồng bộ và tạo dựng nét đẹp cho hệ thống giao thông vận tải quốc gia. Bên cạnh đó, tăng cường công tác quản lý chất lượng dịch vụ và an ninh du lịch, loại bỏ tình trạng trộm cắp, cò mồi,... tại các điểm tham quan du lịch ở Hội An.

Nâng cao về ý thức bảo vệ môi trường

Một vấn đề bất cập ở Hội An vẫn được nhiều các khách du lịch nhắc đến là ở Hội An vẫn còn có quá nhiều các chai lọ nhựa khắp đường phố. Có những rác thải

nhựa thậm chí cả rác thải sinh hoạt để bừa bãi ở một số các điểm trên đường phố Hội An. Thành phố Hội An cần phải có chiến lược truyền thông để bảo vệ môi trường di sản của địa phương đồng thời cần có những những chính sách khen thưởng, tuyên dương đối với những người hoạt động để bảo vệ môi trường đồng thời thiết lập các chế tài xử phạt những tổ chức, cá nhân trực tiếp/ gián tiếp gây nguy hại đến môi trường. Biện pháp khoanh vùng và giao quyền/ nghĩa vụ quản lý/ bảo vệ môi trường cho từng cá nhân/ tổ chức cũng là một cách trực tiếp để bảo vệ môi trường hiệu quả.

4.3.2. Giải pháp dành cho các chủ thể kinh doanh

Các chủ thể kinh doanh tham gia vào các loại hình dịch vụ khác nhau, do đó nội dung và cách thức cũng khác nhau. Tuy nhiên có một số các nguyên tắc chung mà các chủ thể kinh doanh cần phải tuân thủ:

Dịch vụ lưu trú

Kết quả khảo sát cho thấy, dịch vụ lưu trú tại Hội An ở mức tốt về cả chất lượng lẫn số lượng. Tuy nhiên, các tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú cần phải cải thiện tốt hơn nữa không chỉ về chất lượng, số lượng mà còn về nội dung và hình thức kinh doanh dịch vụ, tránh sự chủ quan và thỏa mãn về các kết quả, bởi xu thế và nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của cộng đồng khách du lịch.

Dịch vụ ẩm thực

Dịch vụ ẩm thực tại điểm di sản là tốt. Mặc dầu vậy, các tổ chức kinh doanh dịch vụ ẩm thực cần phải cải thiện tốt hơn nữa về dịch vụ ẩm thực đặc biệt là vấn đề về an toàn thực phẩm nhằm mục đích cung cấp dịch vụ ẩm thực một cách tốt nhất, làm thỏa mãn tối đa nhất đối với cộng đồng khách du lịch tại di sản.

Các đơn vị kinh doanh về ẩm thực cần làm phong phú các món ăn, thậm chí là những đơn vị kiến tạo nên các lễ hội về ẩm thực, về các món ăn truyền thống hay sáng tạo ra các món ăn độc đáo nhằm kết nối ẩm thực Á-Âu hay Hội An với các vùng miền khác.

Tổ chức đổi mới sáng tạo các chương trình “Trải nghiệm ẩm thực”, “Cùng trở thành đầu bếp” hay “Đầu bếp Hội An” … nhằm cung cấp cho khách du lịch những trải nghiệm để trở thành đầu bếp đối với ẩm thực của Hội An hay của các vùng/ miền/ địa phương lân cận. Cung cấp các khóa đào tạo ẩm thực ngắn ngày cho khách

du lịch về một số món ăn, thức uống đặc trưng của Hội An nhằm thu hút, kích thích sự tò mò, mong muốn được trải nghiệm nhiều hơn của khách du lịch.

Dịch vụ giải trí

Kết quả khảo cho thấy, dịch vụ giải trí tại các điểm vẫn còn chưa phong phú, đa dạng, còn có nhiều hạn chế về mặt chất lượng và nội dung. Do đó, các tổ chức kinh doanh dịch vụ giải trí cần phải cải thiện tốt hơn nữa về các nội dung giải trí đang có, thay đổi, sáng tạo, nâng cấp và bổ sung thêm nhiều các nội dung, hoạt động giải trí nhằm cung ứng tốt hơn chuỗi các dịch vụ ở khu di sản.

Các tổ chức kinh doanh dịch vụ giải trí cần kết hợp với các cơ quan quản lý tạo thêm nhiều các chương trình lễ hội sự kiện như: lễ hội hoa, lễ hội món ăn truyền thống, lễ hội hát Bài Chòi, lễ hội chèo thuyền, lễ hội trái cây… nhằm thu hút và phục vụ tốt hơn nữa cho khách du lịch. Đặt tiêu chí: bất cứ khách du lịch nào đến Hội An, đến vào bất kỳ ngày nào cũng đều ở trong mùa lễ hội.

Dịch vụ vận chuyển

Kết quả thống kê cho thấy vấn đề về an toàn trong giao thông, vận tải, chỉ có 53.2% khách du lịch cho rằng an toàn và chỉ có 66% khách du lịch hài lòng về dịch vụ vận chuyển ở Hội An.

Giao thông vận tải ở di sản Hội An được khách du lịch đánh giá vẫn còn có rất nhiều các hạn chế, Hội An cần phải tiếp tục phổ biến các chính sách, kế hoạch tiếp tục thay đổi, cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông vận tải tới các thì đơn vị kinh doanh về vận tải nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn cho khách du lịch. Cần đầu tư hệ thống vận tải với chất lượng tốt, phù hợp với môi trường xanh của di sản. Ví dụ, hạn chế các loại xe gắn máy tự chế, các loại xe máy quá cũ không đảm bảo an toàn, hay phát triển mạnh hơn hệ thống các xe bus điện… chắc chắn sẽ đổi mới về hệ thống Giao thông ở Hội An là lớn, do đó, sẽ hoàn toàn đáp ứng được các nhu cầu của khách du lịch đến Hội An trong tương lai gần.

Nâng cao về ý thức bảo vệ môi trường

Các chủ thể kinh doanh chính là đối tượng trực tiếp có thể bảo vệ môi trường được tốt nhất. Do vậy, các chủ thể tham gia vào các dịch vụ kinh doanh trước hết cần có ý thức bảo vệ/ tham gia vào việc bảo vệ môi trường ngay tại khu vực của mình nói riêng, cả khu vực di sản Hội An nói chung. Các chủ thể có thể góp phần

đặt những thùng rác mini ngay gần khu vực kinh doanh của mình. Điều này sẽ khiến khách du lịch có thể nhìn thấy được ý thức lớn lao trong việc bảo vệ môi trường, sẽ khiến cho khách du lịch cũng không thể nằm ngoài ý thức đó. Và Hội An sẽ không bao giờ nhìn thấy rác nằm ngoài thùng rác (trích lời của một khách du lịch châu Âu).

4.4. Hạn chế của luận án và gợi ý cho các nghiên cứu trong tương lai

Luận án về cơ bản đã giải quyết được các nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu ban đầu. Tuy nhiên, luận án vẫn còn có một số hạn chế như sau:

Phần tổng quan nghiên cứu của luận án còn ít ỏi về các nghiên cứu, các tài liệu tham khảo trong nước đồng thời các nghiên cứu về KDDLDSVH của nước ngoài cũng chưa được phong phú, đa dạng. Luận án có hàm lượng cơ sở lý thuyết bàn về KDDLDSVH còn hạn chế. Luận án đang sử dụng lý thuyết của Gunn với mô hình FTS (1988, 2002) để lí giải các vấn đề về kinh doanh DLDSVH. Tuy nhiên, luận án vẫn chưa đưa ra cụ thể một mô hình KDDLDSVH như một mô hình kinh doanh điển hình (như mô hình CANVAS của Osterwalder). Hay luận án chỉ mới dừng lại ở mô hình đánh giá sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng các dịch vụ du lịch di sản văn hóa mà chưa đưa ra được mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động KDDLDSVH (hay hoạt động kinh doanh du lịch tại các điểm di sản văn hóa ở Việt Nam).

Bên cạnh đó, một số các kinh nghiệm của thế giới vẫn còn cách xa với thực trạng hoạt động kinh doanh DLDSVH ở Việt Nam hiện nay. Do vậy, việc ứng dụng các kinh nghiệm quốc tế đối với Việt Nam vẫn còn mang tính chất lý thuyết. Điều này rất cụ thể trong việc áp dụng hình thức kinh doanh bảo tàng di sản văn hóa dưới nước đối với Việt Nam. Đây là hình thức kinh doanh đã vô cùng thành công đối với bảo tàng tàu đắm VASA của Thụy Điển. Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay vẫn chưa hình thành nên một bảo tàng tàu đắm (vẫn chỉ trong kế hoạch và mang tính chất ý tưởng). Do vậy, việc ứng dụng kinh nghiệm của thế giới cho Việt Nam vẫn còn rất xa vời, thiếu cơ sở thực tế. Ngoài ra, luận án còn thiếu những phân tích định tính để làm rõ hơn thực trạng kinh doanh DLDSVH nói chung ở Việt Nam. Việc nghiên cứu phân tích định lượng trong luận án này chỉ mới áp dụng cho việc phân tích các kết quả đánh giá sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng các dịch vụ, nếu được

áp dụng phân tích định lượng cho “mô hình kinh doanh du lịch di sản văn hóa” sẽ cho thấy rõ hơn sự phù hợp của mô hình KDDLDSVH này.

Ngoài ra, luận án chưa nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn về các hoạt động và kết quả kinh doanh (như lợi nhuận và doanh thu, vấn đề quản trị chiến lược, quản trị marketing, quản trị nguồn nhân lực, văn hóa doanh nghiệp hay vấn đề đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp…) của các doanh nghiệp/ tổ chức đang kinh doanh tại các điểm di sản văn hóa, đặc biệt ở điểm di sản Phố cổ Hội An. Luận án chỉ mới tổng quát đặc điểm một số các điểm di sản ở Việt Nam mà chưa thể nghiên cứu và phân tích sâu hơn, cụ thể hơn về tiềm năng và thực trạng kinh doanh du lịch tại các điểm di sản văn hóa như Văn Miếu Quốc Tử Giám, Di tích Cố đô Huế, Thành nhà Hồ, Hoàng Thành Thăng Long, Thánh địa Mỹ Sơn hay rất nhiều các di sản cấp quốc gia, cấp tỉnh/ địa phương khác.

Phần giải pháp, luận án chỉ mới đưa ra được các giải pháp chung cho các điểm di sản ở Việt Nam và giải pháp riêng cho Hội An. Tuy nhiên, vẫn chưa có giải pháp trong việc ứng dụng với các hoạt động kinh doanh cụ thể hơn hay việc xây dựng một giải pháp về ứng dụng công nghệ, cụ thể như xây dựng một bảo tàng di sản văn hóa dưới nước bằng không gian 3D, hay triển khai một mô hình kinh doanh du lịch di sản văn hóa tại chỗ với không gian bảo tàng trực tuyến (ứng dụng công nghệ thực tế ảo).

Các hạn chế này của luận án cũng chính là một trong những gợi mở và hướng đi tiếp theo cho các nghiên cứu trong tương lai. Quản trị kinh doanh trong kinh doanh du lịch di sản văn hóa có thể tiếp cận nhiều hơn nữa ở các góc độ, như góc độ về quản trị chiến lược, quản trị nguồn nhân lực, quản trị thương hiệu hay quản trị về năng lực cạnh tranh, đổi mới sáng tạo… KDDLDSVH là một ngành kinh doanh hướng tới sự phát triển kinh tế bền vững. Do vậy, luận án này sẽ là nghiên cứu tiên phong và làm nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo về vấn đề kinh doanh du lịch DSVH ở Việt Nam. Tác giả kính mong các thầy cô, các chuyên gia, các nhà khoa học giúp đỡ, góp ý, tư vấn và chỉ bảo để tác giả có thể hoàn thiện tốt hơn đề tài nghiên cứu này khi có cơ hội trong tương lai.

Tiểu kết chương 4

Với bối cảnh và xu hướng đi du lịch hướng tới các di sản văn hóa trên thế giới hiện nay, Việt Nam có nhiều các cơ hội để khai thác và phát triển kinh doanh du lịch di sản văn hóa mặc dầu vẫn còn rất nhiều các thách thức. Tuy nhiên, với các giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh doanh như nâng cao nhận thức của xã hội về di sản văn hóa, du lịch di sản văn hóa đối với cộng đồng trong nước cũng như việc quảng bá, truyền thông sâu rộng về di sản văn hóa, du lịch di sản văn hóa của Việt Nam đối với cộng đồng người dân trên thế giới; hay các giải pháp thúc đẩy và phát triển kinh doanh du lịch gắn liền với các di sản văn hóa của các chủ thể kinh doanh như đẩy mạnh phát triển về chất lượng và số lượng chuỗi cung ứng các dịch vụ như ẩm thực, giải trí, lưu trú, vận chuyển; hay các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Chính phủ dành cho cộng đồng khách du lịch và các chủ thể kinh doanh du lịch… Chắc chắn rằng, trong tương lai, Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia có sự phát triển mạnh mẽ về du lịch di sản văn hóa không chỉ trong khu vực mà còn vươn xa trên toàn cầu.

KẾT LUẬN

Kinh doanh du lịch di sản văn hóa là lĩnh vực kinh doanh có từ lâu đời, hấp dẫn và cuốn hút không chỉ đối với cá nhân những nhà kinh doanh, những nhà cung cấp dịch vụ hay các chuyên gia trong ngành du lịch mà nó còn là một trong những chiến lược và mục tiêu lâu dài nhằm phát triển nền kinh tế và xã hội bền vững của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Di sản văn hóa là nguồn tài nguyên vô giá và đầy tiềm năng khai thác phát triển kinh tế cũng đã được các chuyên gia, các nhà nghiên cứu khoa học trên giới chú tâm nghiên cứu từ rất lâu đời. DSVH có vai trò quan trọng trong các nghiên cứu khoa học Lịch sử học, Dân tộc học, Nhân học… nói chung. Bên cạnh đó, việc gìn giữ và bảo tồn DSVH không chỉ có giá trị trong việc nghiên cứu, phát triển khoa học lịch sử mà nó còn có giá trị rất to lớn trong việc phát triển nền kinh tế bền vững. Việc khai thác các DSVH để phát triển kinh doanh du lịch là điều cấp bách mà Việt Nam cần phải nắm bắt kịp thời theo xu hướng của thế giới.

Kinh nghiệm thực tiễn của các nước trên thế giới về các mô hình hoạt động KDDLDSVH, về truyền thông quảng bá và các vấn đề về quản lý kinh doanh du lịch di sản văn hóa phân tích ở trên đã cho thấy sự ưu tiên hàng đầu lĩnh vực kinh doanh này đối với sự phát triển vùng/ quốc gia của các quốc gia trên thế giới; đồng thời là những kinh nghiệm sâu rộng và quý giá sẽ là tài liệu tham khảo trên cả phương diện lý thuyết lẫn thực tế đối với quốc gia Việt Nam. Các kinh nghiệm điển hình của một số quốc gia trên thế giới là bằng chứng sát thực cho thấy Việt Nam có khả năng nắm bắt, học hỏi và áp dụng vào việc phát triển KDDLDSVH và có thể gặt hái được thành công hơn nữa, vượt xa cả một số các quốc gia trên thế giới do nền tảng nguồn tài nguyên di sản văn hóa của Việt Nam là vô cùng phong phú và đa chủng loại. Nếu biết lựa chọn và ứng dụng các mô hình thực tế của các nước trên thế giới, chắc chắn một ngày không xa, Việt Nam sẽ là một cường quốc phát triển về DLDSVH không chỉ trong khu vực Đông Nam Á, mà còn sâu rộng ra toàn châu Á và toàn cầu nói chung.

Dựa trên các nghiên cứu lý thuyết và kinh nghiệm thực tế quý giá của thế giới về DLDSVH và KDDLDSVH mà tác giả đã may mắn tiếp cận được trong thời gian vừa qua, tác giả nhận thấy rõ quốc gia Việt Nam có tiềm năng vô cùng to lớn trong

việc phát triển KDDLDSVH mặc dầu còn có rất nhiều các hạn chế và thách thức bên cạnh. Tác giả mạnh dạn đưa ra đề tài nghiên cứu này trong luận án của mình nhằm góp phần làm rõ hơn tiềm năng về KDDLDSVH ở Việt Nam đồng thời đánh giá được thực trạng kinh doanh hiện tại của ngành du lịch gắn liền với DSVH ở Việt Nam hiện nay. Qua đó, chúng ta có thể nhìn thấy toàn cảnh về KDDLDSVH của quốc gia để có thể đưa ra các giải pháp, chính sách thúc đẩy phát triển hơn nữa ngành DLDSVH của đất nước. Tác giả càng mong muốn, Việt Nam sẽ có nhiều hơn các hoạt động KDDLDSVH mạnh mẽ, quy mô, bài bản và sâu rộng trong thời gian sắp tới. Và hi vọng Việt Nam sẽ được nhắc đến với các chỉ số phát triển kinh tế ngành DLDSVH ngày càng cao trên bản đồ kinh tế du lịch thế giới.

Mặc dầu tác giả đã nỗ lực và cố gắng hết mức của mình trong việc nghiên cứu nhưng luận án này được thực hiện trong một thời gian không nhiều, và với nhiều các điều kiện nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, cũng như kinh nghiệm nghiên cứu ít ỏi của tác giả, sẽ không thể nào thực hiện được một cách đầy đủ và hoàn thiện đề tài này. Tác giả kính mong các thầy cô, các chuyên gia, các nhà khoa học giúp đỡ, góp ý và chỉ bảo để tác giả có thể hoàn thiện tốt hơn đề tài nghiên cứu này khi có cơ hội trong tương lai.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Lê Thị Thanh Huyền (2016), Ứng dụng mô hình FTS phân tích thực trạng du lịch di sản văn hóa ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 12(49)/2016, trang 54-60.

2. Lê Thị Thanh Huyền (2019), Đánh giá tiềm năng du lịch di sản văn hóa ở Việt Nam, Tạp chí Dân tộc và Thời đại, số 209/2019, trang 47-60.

3. Lê Thị Thanh Huyền (2020), Vietnam – India tourism cooperation: an evaluation of status and potential, In R. G. Jayachandra, & N. X. Trung (eds), India

– Vietnam Enhacing Partnership. Nhà xuất bản Narendra, Delhi, Ấn Độ.

4. Lê Thị Thanh Huyền (2020), Assessement of cultural heritage tourism potential in Vietnam, Tạp chí Business and Management Horizons, 2020, Vol.8, No.1, 44-69.

5. Lê Thị Thanh Huyền (2021), Mô hình kinh doanh du lịch di sản văn hóa: tiếp cận khái niệm và đề xuất mô hình, Tạp chí Dân tộc và Thời đại, số 218/2021, trang 45-55.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Christopher Holloway, Claire Humphreys, Rob Davidson. (2009). The business of tourism. London: Pearson Education Limited.

2. Stephen J. Skripak, Ron Poff . (2016). Fundamentals of Business. Blacksburg, Virginia: Virginia Tech Libraries.

3. Abdulla Al Mamun, Soumen Mitra. (2012). A Methodology for Assessing Tourism Potential: Case Study Murshidabad District, West Bengal, India. International Journal of Scientific and Research Publications, Vol.2 (9), 1-8.

4. Acropolis Museum. (2018, 6 20). Acropolis Museum - A highlights report (June 2017 - May 2018) . Retrieved 8 29, 2019, from https://issuu.com/theacropolismuseum/docs/_cropolis_report_web_en

5. Al-Azzam, A. F. (2015). The Impact of Service Quality Dimensions on Customer Satisfaction: A Field Study of Arab Bank in Irbid City, Jordan. European Journal of Business and Management , 45-53.

6. Anh, K. (2017, 6 29). tapchicongsan.org.vn. Retrieved 22 4, 2019, from http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=45620& print=true

7. Ashworth G. & Goodall B. (1990). Marketing Tourism Places. London: Routledge.

8. ATM. (2019). Arabian Travel Market is the global meeting place for the travel trade. Retrieved from https://arabiantravelmarket.wtm.com/

9. Australia Government. (2004). Knowledge Intensive Service Activities in the Tourism Industry in Australia. Retrieved 2019, from https://www.oecd.org/: https://www.oecd.org/sti/inno/34609098.pdf

10. Australian Heritage Commission. (2001). Successful tourism at heritage places: a guide to tourism operators, heritage managers and communities. Canberra: Australian Heritage Commission and CRC for Sustainable Tourism.

11. B. King, A. Pizam, A. Milman. (1993). Social impacts of tourism: Host perceptions. Annals of Tourism Research, Vol.20 (4) , 650-665.

12. Báo Quảng Nam. (2018, 12). Gần 5 triệu lượt khách đến Hội An năm 2018. Retrieved 12 2019, from http://baoquangnam.vn/: http://baoquangnam.vn/chinh-tri/gan-5-trieu-luot-khach-den-hoi-an-nam-

2018-4348.html

13. Báo Thanh Hóa. (2021, 11 20). Khai thác và phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch. Retrieved from https://baothanhhoa.vn/: https://baothanhhoa.vn/van-hoa-giai-tri/khai-thac-va-phat-huy-gia-tri-di-san- gan-voi-phat-trien-du-lich/148320.htm

14. BC Campus. (2014). Introduction to tourism and hospitality in BC. Retrieved from https://opentextbc.ca/: https://opentextbc.ca/introtourism/chapter/chapter- 7-travel-services/

15. BCcampus Open Education. (2014). Chapter 7. Travel Services. Retrieved 12 2019, from https://opentextbc.ca/: https://opentextbc.ca/introtourism/chapter/chapter-7-travel-services/

16. Beyrouty K. E., Tessler A. (2013). The EconomicImpact of the UK Heritage Tourism Economy. Oxford, UK: Oxford Economics.

17. Bharat L. Gadakh, Ravindra G. Jaybhaye, Pravin M. Nalawade. (June 2015). An Assessment of Tourism Potential: A Case Study of Nashik City, Maharashtra. International Journal of Research in Geography (IJRG) , Vol.1, Iss.1, 8-12.

18. Bộ Giao thông vận tải. (2013, 5 24). Retrieved 8 2016, from http://mt.gov.vn/vn/tin-tuc/20001/bao-cao-dieu-chinh-chien-luoc-phat-trien- gtvt-den-nam-2020--tam-nhin-den-nam-2030.aspx

19. Bob McKercher, Hilary Du Cros. (2002). Cultural Tourism: The Partnership Between Tourism and Cultural Heritage Management. New York and London: Routledge, Taylor&Francis.

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 15/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí