Nghệ Thuật Miêu Tả Nhân Vật Thiếu Nhi Trong Hai Tiểu Thuyết Côi Cút Giữa Cảnh Đời Và Chuyện Của Lý Của Ma Văn Kháng

toan tính tầm thường, nhỏ nhen ích kỷ. Với Ma Văn Kháng cuộc sống hôm nay không hề đơn giản, nó chứa đựng bao nhiêu bất cập, phức tạp và bất trắc ngay từ những việc nhỏ nhặt xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Cái nhìn sắc sảo đã hướng Ma Văn Kháng vào từng ngõ ngách của đời sống hiện thực để soi rọi, phân tích lẽ đời, thói đời với tất cả các cung bậc của tình cảm và các mối quan hệ ở mọi góc cạnh, mọi phương diện, nhất là thế giới nội tâm trong mỗi con người. Khác với cái nhìn sử thi về con người, con người lúc này không chỉ đơn thuần có nghĩa vụ công dân đối với đất nước mà còn có nghĩa vụ đối với gia đình, với mọi người và với chính bản thân mình. Ma Văn Kháng nhìn thấu con người trong cuộc sống hôm nay nhiều khi cái xấu, cái tốt, cái thiện, cái ác đan xen vào nhau khó tách bạch, thậm chí cái xấu, cái ác còn ẩn náu sau cái thiện, cái tốt để phá hoại cái tốt, cái thiện. Trong thực tế có cái ác thuộc về bản chất, có cái ác, cái xấu lại được sinh ra từ sự tác động của môi trường, hoàn cảnh… hoàn cảnh nhiều khi chi phối và tạo ra bi kịch cho con người. Thế giới con người trong cái nhìn ở trong hai tiểu thuyết viết về thiếu nhiCôi cút giữa cảnh đờiChuyện của Lýcủa Ma Văn Kháng, nó có đông đủ các giai tầng trong xã hội và vì thế kiểu nhân vật cũng vô cùng phong phú, đa dạng và phức tạp. Với cái nhìn đầy trách nhiệm của mình, trước hết Ma Văn Kháng đã thấy rõ con người trước mọi bão táp vẫn giữ được giá trị đạo đức, văn hoá truyền thống, đó là những con người trí thức chân chính, những con người lao động chân chính. Cái nhìn tinh vi sắc sảo, nhà văn cũng đã phát hiện không ít những con người bị tác động của cơ chế thị trường đánh mất đi nhân cách làm người của mình.

Xuất phát từ cái nhìn nhân đạo, mong tìm kiếm những điều tốt đẹp cho sự phát triển nhân cách con người, Ma Văn Kháng đã đặt con người trong mối quan hệ nhiều chiều, nhiều bình diện đó là con người của đời sống riêng tư, của xã hội, của tự nhiên. Cái nhìn đó thể hiện một tư duy rất mềm dẻo, linh hoạt của Ma Văn Kháng. Ông đã thể hiện một tư duy nghệ thuật về con người của riêng mình. Đọc hai tiểu thuyết viết về thiếu nhi Côi cút giữa cảnh đời Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng, có một điều dễ nhận thấy là, ông nghiêng hẳn về những giá trị tinh thần cội nguồn của truyền thống dân tộc mà phân loại đánh giá con người. Có thể nói, ngay từ đầu sự nghiệp văn chương, Ma Văn Kháng đã ý thức được sứ mệnh ngòi bút của

mình viết là để khẳng định, bảo vệ giá trị chân chính của con người. Không ngừng tìm tòi, đổi mới ngòi bút của mình nhưng tất cả sự đổi mới ấy đều được dựa trên những giá trị nhân văn chân chính.

CHƯƠNG 2

NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ NHÂN VẬT THIẾU NHI TRONG HAI TIỂU THUYẾT CÔI CÚT GIỮA CẢNH ĐỜI CHUYỆN CỦA LÝ CỦA

MA VĂN KHÁNG

2.1. Khái niệm về nhân vật thiếu nhi trong văn học

Nếu dựa vào thành phần xã hội thì ta có các nhân vật như nông dân, công nhân, trí thức, phụ nữ, thanh niên, trẻ em…trong các nhân vật đó, ta thấy trẻ em cũng là một thành viên của xã hội. Cho nên, nhân vật thiếu nhi là khái niệm chỉ “trẻ em thuộc các lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng” [48, tr.1133]. Đây là lứa tuổi đang sống trong sự quan tâm dìu dắt, nâng niu của gia đình và xã hội. Lứa tuổi này có nhiều tên gọi, nhiều quan niệm và đặc điểm tâm - sinh lí khác nhau. Do đó, dù ở thời đại nào, gia đình và xã hội cũng đều quan tâm đến phương pháp dạy dỗ trẻ, đều thiết lập môi trường sống lành mạnh để cho các em có điều kiện phát triển toàn diện về thể chất cũng như về tâm hồn.

Nhân vật thiếu nhi là lứa tuổi kéo dài từ thuở nằm nôi đến khi gần bước sang tuổi trưởng thành. Đây là lứa tuổi có những biểu hiện tâm lý rất nhạy cảm, là thời kỳ hình thành các em nhiều sở thích, tình cảm và suy nghĩ. Tác phẩm văn học vì thế mà có sự tác động mạnh mẽ vào lứa tuổi này.

2.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật thiếu nhi trong hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

2.2.1. Khái niệm về miêu tả

Theo các nhà nghiên cứu: “Miêu tả là biện pháp cơ bản nhằm tái hiện con người, sự vật, sự kiện, đồ vật…một cách cụ thể cảm tính nhằm mục đích khêu gợi trí tưởng tượng, tình cảm và làm cho người đọc rung động” [46, tr. 75].

Nhân vật thiếu nhi qua hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng - 7

Mục đích của miêu tả là khơi gợi trí tưởng tượng và tình cảm, làm cho người ta cảm động. Bởi vì, không có một văn bản nào chỉ nhằm mục đích đơn thuần “tả để mà tả” mà thường là “tả để ngụ tình” để gửi gắm những suy nghĩ, cảm xúc và đánh giá của con người. Cho nên, nếu nhắc đến con người được miêu tả là chúng ta nhắc đến nhân vật văn học được miêu tả bằng phương tiện nghệ thuật. Trong tác phẩm văn học, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết, các phương thức thể hiện nhân vật hết sức

đa dạng, từ việc dùng chi tiết để miêu tả chân dung, ngoại hình, hành động, tâm trạng, thể hiện những quá trình nội tâm. Nhân vật còn được thể hiện qua mâu thuẫn, xung đột, sự kiện. Các mâu thuẫn, xung đột bao giờ cũng có tác dụng làm nhân vật bộc lộ cái phần bản chất sâu kín nhất của nó. Nhưng nhân vật thường bộc lộ mình nhiều nhất qua việc làm, hành động, ý nghĩ.

2.2.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật thiếu nhi trong hai tiểu thuyết

Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện nghệ thuật. Các phương thức thể hiện nhân vật hết sức đa dạng. Văn học đa dạng đến đâu, các phương thức, phương tiện thể hiện nhân vật đa dạng đến đó. Ở trong hai cuốn tiểu thuyết viết về nhân vật thiếu nhi của Ma Văn Kháng là Côi cút giữa cảnh đời Chuyện của Lý, tác giả đã sử dụng rất linh hoạt các phương thức, phương tiện nghệ thuật để miêu tả nhân vật. Đó là: Nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật; Nghệ thuật khắc họa đời sống nội tâm của nhân vật và nghệ thuật kể chuyện. Việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật sẽ giúp nhà văn dễ thành công trong việc miêu tả nhân vật. Nhân vật, vì thế trở nên sống động và gần gũi hơn với đời sống, tạo nên sự hấp dẫn cho người đọc.

2.2.2.1. Nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật

Sức sống của một nhân vật văn học không chỉ ở cá tính độc đáo mà còn ở chân dung đầy ấn tượng, khiến cho người đọc mỗi khi nhớ đến là có thể hình dung ra diện mạo, hình hài của nó.

Ma Văn Kháng là nhà văn có cách miêu tả chân dung nhân vật rất độc đáo. Ông thường dùng lối đặc tả thật ngắn gọn (thường chỉ vài dòng hoặc vài từ) mà như thâu tóm hết hồn cốt, thần thái nhân vật, như lộn trái con người họ ra, vạch mặt chỉ tên họ là loại người nào. Cổ nhân có câu: Họa hổ họa bì nan họa cốt / Tri nhân, tri diện, bất tri tâm (Vẽ hổ chỉ vẽ được da, khó vẽ được xương / Biết người, chỉ biết mặt, không thể biết lòng). Chính vì cái khó đó mà nhà văn Ma Văn Kháng luôn phải tìm cách lột tả bên trong thông qua hình thức bên ngoài, phải làm sao trông mặt mà bắt hình dong và giúp cho bạn đọc cùng quan sát và cảm nhận được nhân vật.

Trong hai cuốn tiểu thuyết viết về thiếu nhi Côi cút giữa cảnh đời Chuyện của Lý, Ma Văn Kháng đã rất lưu ý đến việc miêu tả chân dung nhân vật để lột tả được

hoàn cảnh, sự chênh lệch giàu nghèo, những tình cảm đáng yêu, đáng ghét, sự khinh thị, sự ẩn giấu của những yếu tố tính cách trong những đường nét bề ngoài của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật trẻ em.

Duy là một cậu bé lớn lên trong hoàn cảnh rất tội nghiệp. Bố đi bộ đội bao năm không có tin tức gì. Mẹ ở nhà chờ đợi mỏi mòn trong sự bán tín bán nghi về sự còn mất của bố và một phần là do sự tấn công táo bạo của người đàn ông lắm tiền nên đã bỏ bà và Duy đi theo người đàn ông đó. Duy sống trong tình thương và sự bao bọc của bà. Đời sống của hai bà cháu trông cậy hết vào đồng lương hưu ít ỏi của bà, với ít tiền giử tiết kiệm và tiền bán mấy luống rau. Sự khó khăn trong đời sống, tâm trạng mặc cảm, cô đơn của Duy thể hiện rất rõ qua khuôn mặt và cách ăn mặc của cậu bé trong những ngày đầu tiên đến trường: “Một cái áo len cổ lọ nâu bạc. Ngực áo, một chiếc khăn tay trắng xỉn gài kim băng để lau mũi. Một cái quần xanh loang lổ. Một đôi dép cao su đen sì. Một khuôn mặt buồn buồn, lầm lì” [24, tr. 63].

Hoàn cảnh nghèo khổ và sự lạc lõng, tủi thân của Duy càng được thể hiện một cách sâu sắc hơn khi tác giả đặt cậu trong mối quan hệ, so sánh với các bạn bè ở lớp cũng như ở khu tập thể.

Đối lập với bộ quần áo quê mùa, lỗi mốt của Duy là cách ăn mặc rất đẹp đẽ, rất mốt của các bạn con nhà giàu có trong lớp. Văn Giang được mẹ chở tới lớp học bằng chiếc xe Mi - ni Nhật mới tinh với cách ăn mặc đi đứng, chào hỏi tỏ vẻ rất kiểu cách, ra dáng là con nhà giàu có điều kiện, hiểu biết và sành điệu hơn các bạn: “Quần bò. Dép da màu da cam. Bít tất trắng. Áo cổ bẻ lính thủy. Mũ cũng mũ lính thủy. Nó dậm chân đánh bép và phắp một cái đưa tay lên vành mũ: Dờ - đrát - xtơ - vui - i - chê cô giáo!” [24, tr. 59]. Còn Kim Phú thì được bố đèo đến trường học bằng xe máy Pơ - giô với dáng hình loắt choắt nhưng điệu bộ có vẻ ra oai, tỏ ra mình là đàn anh: “Choắt người, đen sạm, mắt trắng dã, nhưng nó vẻ đàn anh lắm. Tay cầm khẩu côn, lưng đeo kiếm, tất nhiên là bằng nhựa cả …nó cắm cúi bước, mũi đánh hơi khìn khịt, rồi ngẩng lên vẫy thằng Văn Giang lại, lên giọng chỉ huy: Hứ, quân ta không có ai canh gác ở đây, hả đồng chí đại úy Văn Giang!” [24, tr. 61]. Không chỉ có Văn Giang và Kim Phú, dưới góc nhìn của Duy, ở trong lớp mình có “nhiều đứa mặt mũi xinh xắn, hồng hào, ăn mặc rất đẹp. Áo quần thì toàn len, dạ, mút, lông thú.

Chẳng đứa nào đi dép cao su đen” và nhà các bạn đều có điều kiện, khi đi học còn mang theo cả đồ chơi nữa. “Trừ tôi, còn đứa nào cũng có đồ chơi mang theo. Ô - tô - gỗ. Ô - tô - nhựa. Búp bê. Súng tự động. Cần cẩu. Gấu Mi - sa. Xoàng cũng là bộ đồ xếp hình nhiều màu [24, tr. 61]. Mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng ngay từ buổi đầu tiên đến lớp, Duy đã nhận ra được sự thiệt thòi về điều kiện vật chất của mình so với các bạn cùng trang lứa.

Sự cách biệt về điều kiện sống không chỉ được thể hiện qua cách ăn mặc của Duy với các bạn trong lớp mà còn được khẳng định rõ hơn qua vẻ bề ngoài của Duy và các em nhỏ ở khu tập thể, đặc biệt là hai đứa con nhà cô Đại Bàng. Vàng Anh và Vành Khuyên tuy còn nhỏ nhưng tỏ ra rất chau chuốt, điệu đà và giàu có: “Con Vàng Anh mặc váy vàng, còn Vành Khuyên mặc váy xanh. Tóc hai đứa đều cắt ngắn. Mũi cao giống mẹ. Mắt to, sáng” [24, tr. 49]. “Hai chị em nó, mỗi đứa có dấn vốn riêng. Tay mỗi đứa đeo hai ba cái nhẫn mặt ngọc” [24, tr. 145]. Rõ ràng, những đường nét biểu hiện bên ngoài đã chứng tỏ hai chị em Vàng Anh là những đứa con trong gia đình khá giả, có điều kiện, có sự chăm sóc chu đáo.

Như vậy, qua những nét đặc tả về ngoại hình, cách ăn mặc, đi đứng của Duy với các bạn trong lớp và trong khu tập thể, người đọc đã nhận ra được sự khác biệt quá lớn về điều kiện sống giữa Duy và bạn bè. Đồng thời, độc giả cũng phần nào hiểu được thái độ tự ti, mặc cảm, chơ vơ của Duy giữa một tập thể đông vui nhưng có một khoảng cách xa vời vợi với cậu bé. Từ đây, mỗi bạn đọc sẽ hồi hộp chờ đợi sự trưởng thành và phát triển nhân cách của Duy vốn là một cậu bé rất đa sầu đa cảm này giữa một môi trường sống mà cậu ý thức được rõ về mình, về hoàn cảnh gia đình mình và về mọi người.

Đúng như nhà tâm lý học Nguyễn Thị Ánh Tuyết nhận định khi tìm hiểu tâm lý trẻ em là: “Có lẽ trên thế gian này có bao nhiêu người thì có bấy nhiêu cá tính. Trẻ em cũng vậy, mỗi em bé là một con người riêng biệt. Mỗi em bé sẽ lớn lên thành người theo một con người riêng và sống một cuộc đời riêng của mình với những đặc điểm mà chỉ riêng mình mới có” [49, tr. 69]. Cái riêng biệt đầu tiên thể hiện nguyên sơ ở những biểu hiện bên ngoài qua nét mặt, dáng hình, lời nói, cử chỉ, cách ăn mặc, trang sức... Những yếu tố bên ngoài là xuất phát điểm để đánh giá cái bên trong của

mỗi con người. Chẳng hạn, qua lời chào cô Thìn có vẻ rất sang trọng bằng tiếng Nga của Văn Giang thì ta có thể đánh giá được đây là một đứa trẻ có tính cách khoe mẽ, mồm miệng đỡ chân tay. Hoặc qua dáng hình, cách đi đứng và những cử chỉ bên ngoài của Kim Phú đã lột tả tính cách hùng hổ, ưa bạo lực, thích được xưng hùng xưng bá ngay từ nhỏ của cậu bé này. Tính cách này được hình thành do môi trường sống, do cách giáo dục và sẽ ngày càng được khẳng định đậm nét qua các mối quan hệ trong suốt quá trình sống, học tập và làm việc sau này.

Trong tiểu thuyết viết về thiếu nhi Côi cút giữa cảnh đời, tác giả đặc tả những nét dáng bề ngoài không chỉ có mục đích là lột tả một phần tính cách, hoàn cảnh gia đình mà Ma Văn Kháng còn muốn khắc họa thế giới nội tâm, sức sống tiềm tàng bên trong của mỗi đứa trẻ. Điều này được thể hiện rất rõ đối với trường hợp bé Thảm.

Thảm là con mẹ Quỳnh, sinh ra trong hoàn cảnh xã hội còn mang nặng thành kiến với người mẹ có con ngoài giá thú. Thảm là em bé đã phải gánh chịu nỗi bất hạnh ngay từ thuở lọt lòng. Xa mẹ, bố lại là người đàn ông phản bội không có trách nhiệm với giọt máu của mình, sự sống của em hoàn toàn phụ thuộc vào bàn tay màu nhiệm và tình yêu thương cao cả của bà. Ba năm đầu của cuộc sống là những ngày hờn khóc thảm thiết và đau ốm liên miên của Thảm. Mọi chứng bệnh đều lợi dụng vào cái thân hình bé bỏng, yếu ớt do thiếu nguồn sữa mẹ để hành hạ như muốn quyết tâm hạ gục em. Em trở nên nhỏ nhoi và vô cùng yếu ớt trước sự tấn công liên tiếp của bệnh tật. “Trông em nằm thiêm thiếp, mắt lờ ngờ, môi he hé khô nẻ, tái nhợt” [24, tr.156]. Sau trận sốt xuất huyết, em chỉ còn là những lóng xương bọc lớp da sạm. “Em nằm xẹp như một giải khoai héo. Đôi môi ho hó, bợt bạt, không buồn động đậy. Em thở khò khè. Trên vầng trán nhỏ của em, gân xanh nổi chằng chẵng. Tim em đập rất khẽ. Có lúc tôi đặt tay lên tưởng tim nó đã ngừng” [24, tr.159]. Sự sống trong em rất mỏng manh, có thể nói là ngàn cân treo sợi tóc với những dấu hiệu bất thường của em: “Hai mắt em đang mơ mơ bỗng mở to. Một ánh nhìn già dặn, ái ngại và tiếc nuối thế nào vừa đọng trên mặt tôi. Rồi sau khi lắng cái nhìn đó trong một giây đồng hồ, em khép từ từ mi mắt lại” [24, tr.161]. Nhận thấy ánh nhìn ám ảnh đó, Duy hoảng hốt cảm giác như đó là “một bông hoa đang cụp cánh lụi tàn”.

Nhất là sờ vào tay em, Duy càng kinh hãi hơn khi thấy “tay em lạnh toát”.

Đã có những tháng ngày bà và anh Duy phải dùng hết mọi sức lực, mọi trí tuệ, mọi phương thức để giành giật sự sống cho em. Đã có những tháng ngày bản thân em Thảm phải đấu tranh không mệt mỏi với sự hành hạ quái ác của bệnh tật. Và đã có những tháng ngày Duy phải sống trong cảm giác hoảng sợ, u ám khi nhìn thấy hình hài nhỏ nhoi của em có lúc như đang lịm dần đi trong cơn sốt mê man. Thế nhưng, cuối cùng sự sống của Thảm cũng đã chiến thắng. Em đã sống nhờ cái nội lực tiềm tàng, nhờ cái nghị lực chống trả phi thường của bản thân.

Chúng ta thấy, Thảm không những không bị gục ngã trước bệnh tật mà còn có một sức mạnh hồi sinh quật khởi. Sự sống được hồi sinh bắt đầu từ một buổi sớm trong mát, tiết thu mới lập, cuộc sống của em như sang trang mới, với tiếng reo lanh lảnh như tiếng nhạc của bà khi nhìn thấy hình ảnh rực rỡ như thiên thần: “Em vừa dậy. Em ngáp một hơi, đưa nắm tay xinh xinh dụi mắt, rồi ngơ ngác nhìn ra khung cửa tràn một màu xanh dịu dàng” [24, tr.169]. Cái động tác “đưa nắm tay xinh xinh dụi mắt” đã đánh dấu thời kì lớn nhanh nhìn thấy từng ngày của Thảm. Nhìn dáng hình em bây giờ không ai có thể ngờ rằng em đã từng có những tháng ngày còm nhom như con mèo ốm, thở chẳng ra hơi, suốt ngày nằm ập trên vai bà, ruồi đậu mép không buồn đuổi. Nhưng giờ Thảm đã khác, Thảm đã bước vào tuổi thứ ba của cuộc đời. Càng lớn Thảm càng trắng hồng, mũm mĩm: “Nó mập mạp, nhưng chắc lẳn và không lùn. Chân Tay nó cân đối, những ngón tay búp măng rất xinh. Tóc nó cắt ngắn, đen tuyền, dày, như cái mũ len khuôn lấy gương mặt tròn căng có đôi mắt đen lay láy và cái mũi dọc dừa rất cao sang. Răng nó đều, trắng tinh như đường, trong khi bọn trẻ con cùng tuổi đều sún cả" [24, tr. 180 - 181].

Khắc họa sự biến chuyển trong dáng vẻ bề ngoài của bé Thảm, Ma Văn Kháng đã khẳng định được sức sống mạnh mẽ, một cá tính quật cường trong con người cô bé vốn chịu rất nhiều những điều éo le trong cuộc sống này. Sự hồi sinh phấp phới trong mỗi đường nét dáng hình Thảm sau những trận ốm đau liên miên, phải chăng là một thông điệp hùng hồn để chứng minh cho đời hiểu rằng: "sự sống của kẻ bị vùi dập là bất diệt chăng?" [24, tr.169].

Nếu như hai đứa cháu cả nội và ngoại ngày càng khôn lớn, phồng phao, nhanh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2023