chế lãng phí thời gian, công sức, nhanh chóng đạt được mục tiêu của việc kiểm tra. Kết quả kiểm tra của các nội dung được xử lý chính xác, tin cậy giúp Ban giám hiệu có căn cứ để quy hoạch phát triển đội ngũ.
3.3.4.2. Nội dung của biện pháp
- Hiệu trưởng kiểm tra việc ban kiểm tra triển khai thực hiện các hoạt động kiểm tra theo kế hoạch của nhà trường, bao gồm thời gian, nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức kiểm tra.
- Hiệu trưởng kiểm tra việc xử lý, phân tích và báo cáo kết quả kiểm tra đến đối tượng kiểm tra, Hiệu trưởng và Hội đồng Sư phạm.
- Hiệu trưởng kiểm tra việc xử lý hậu kiểm tra bao gồm lưu trữ hồ sơ, nhận xét đánh giá kết quả kiểm tra và sử dụng kết quả kiểm tra vào công tác phát triển đội ngũ nhà trường.
- Ngoài ra, Hiệu trưởng còn cần tự kiểm tra, đánh giá lề lối làm việc, phong cách tổ chức và quản lý của chính mình, tự đánh giá khách quan phẩm chất, năng lực và uy tín của mình để tự điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực của người cán bộ quản lý trường học.
3.3.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp
- Hiệu trưởng lập kế hoạch kiểm tra đối với từng hoạt động kiểm tra cụ thể và triểm khai kế hoạch đến các thành viên ban kiểm tra.
- Hiệu trưởng xây dựng các tiêu chí đánh giá thành viên ban kiểm tra đối với từng hoath động kiểm tra cụ thể và công bố cho các thành viên ban kiểm tra.
- Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giám sát hoạt động của ban kiểm tra theo cách trực tiếp hoặc thông qua các biên bản kiểm tra hoặc thông qua các đối tượng kiểm tra để đưa ra những hướng dẫn, điều chỉnh kịp thời nhằm giúp công tác kiểm tra đạt hiệu quả tốt hơn.
- Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả kiểm tra của ban kiểm tra để đưa ra những phân tích đánh và và những chỉ đạo điều chỉnh, khắc phục các hạn chế, thiếu sót cũng như có những khen thưởng, động viên kịp thời.
- Hàng tháng tổ chức đánh giá, điều chỉnh, bổ sung đầy đủ các kế hoạch trong tuần, trong tháng và xử lý kết quả, báo cáo đánh giá toàn diện và đúc rút kinh nghiệm trong công tác KTNB cho tuần tới, tháng tới.
3.3.5. Biện pháp 5: Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa Hiệu trưởng với các lực lượng
3.3.5.1. Mục đích của biện pháp
Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa Hiệu trưởng với các lực lượng khác trong nhà trường nhằm huy động tất cả các các thành viên trong nhà trường cùng tham gia hỗ trợ cho Hiệu trưởng trong công tác quản lý hoạt động KTNB, đồng thời phát huy được tối đa sức mạnh tập thể trong hoạt động KTNB.
Khi có được sự phối hợp chặc chẽ, có tính chuyên nghiệp giữa Hiệu trưởng và các bộ phận khác trong nhà trường thì công tác quản lý hoạt động KTNB sẽ được thực hiện thuận lợi và đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý cũng như chất lượng giáo dục của nhà trường.
3.3.5.2. Nội dung của biện pháp
- Hiệu trưởng lập kế hoạch công tác phối hợp giữa Hiệu trưởng với các bộ phận/tổ chức trong nhà trường trong quản lý hoạt động KTNB.
- Hiệu trưởng tiến hành việc phối hợp với các bộ phận/tổ chức khác trong nhà trường trong công tác quản lý HĐ KTNB, bao gồm:
+ Phối hợp với khối, tổ chuyên môn: Tổ chuyên môn cử người có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có kinh nghiệm tham gia vào ban kiểm tra. Ngoài ra, tổ trưởng chuyên môn hỗ trợ Hiệu trưởng xây dựng chương trình nhà trường, xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn, kế hoạch dự giờ, thao giảng, kế hoạch kiểm tra đánh giá GV và kiểm tra kết quả học tập của HS.
+ Phối hợp với Công đoàn cơ sở: Hiệu trưởng kết hợp Công Đoàn xây dựng thang điểm thi đua cho GV và HS. Công Đoàn nắm vững tình hình đăng kí thi đua của GV vào đầu năm học để có tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc đánh giá xếp loại thi đua của GV. Ngoài ra, Công Đoàn tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của GV, NV trong trường để cùng với Hiệu trưởng kịp thời có những sự động viên, giúp đỡ khi
GV gặp khó khăn trong công việc và cuộc sống để giúp GV có thể phát huy hết năng lực chuyên môn, hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao chất lượng chuyên môn.
+ Phối hợp với Đoàn Thanh niên: Hiệu trưởng phối hợp với Đoàn Thanh niên xây dựng thang điểm thi đua HS và nội quy nhà trường vào đầu năm học. Đoàn trường hỗ trợ Hiệu trưởng trong việc tổ chức kiểm tra nề nếp, nội quy của HS cũng như trong việc tổ chức các đợt thi đua/các hoạt động văn hóa văn nghệ.
+ Phối hợp với Thanh tra nhân dân trường học: Thanh tra nhân dân hỗ trợ cho đắc lực cho Hiệu trưởng trong mọi công tác kiểm tra. Thanh tra nhân dân giám sát việc thực hiện kế hoạch kiểm tra của nhà trường, công tác thi đua khen thưởng, chi thu trong và ngoài ngân sách,… để có những kết luận, đề xuất chính xác là cơ sở để Hiệu trưởng giải quyết các vấn đề trong quản lý hoạt động KTNB.
+ Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ HS: Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ HS trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện hạnh kiểm của HS và trong các công tác quản lý hoạt động kiểm tra việc sử dụng các nguồn thu do phụ huynh đóng góp, các quỹ khuyến học khuyến tài.
3.3.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp
- Hiệu trưởng tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các thành viên trong các tổ chức/bộ phận trong nhà trường về vai trò của họ đối với hoạt động KTNB để các bộ phận tích cực, tự giác tham gia cùng với Hiệu trưởng trong quản lý các hoạt dộng kiểm tra.
- Hiệu trưởng lập kế hoạch phối phợp với các bộ phận trong từng hoạt động kiểm tra cụ thể để có sự phân công công việc rõ ràng.
- Hiệu trưởng thường xuyên trao đổi, đưa ra các chỉ đạo kịp thời, đồng thời tiếp thu các ý kiến, các đề xuất từ các bộ phận để nâng cao hiệu quả công tác quản lý HĐ KTNB.
3.3.6. Biện pháp 6: Tạo lập môi trường thuận lợi để thực hiện công tác KTNB
3.3.6.1. Mục đích của biện pháp
Hiệu trưởng tạo lập môi trường thuận lợi để các thành viên ban kiểm tra tiến hành các hoạt động KTNB một cách thuận lợi và hiệu quả nhất. Kế hoạch kiểm tra
cụ thể, chi tiết giúp thành viên ban kiểm tra hiểu rõ phần việc cần thực hiện và cách thức, thời gian hoàn thành phần việc đó. Các phương tiện hỗ trợ công việc kiểm tra đánh giá đầy đủ, hiện đại giúp việc kiểm tra tiến hành dễ dàng, nhanh chóng và chính xác. Ngoài ra, việc xây dựng các tiêu chí đánh giá ban kiểm tra sẽ giúp các thành viên có các mức chuẩn để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.
3.3.6.2. Nội dung của biện pháp
Hiệu trưởng xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động KTNB của ban kiểm tra đối với từng hoạt động kiểm tra cụ thể của nhà trường. Tiêu chí đánh giá phải rõ ràng, phù hợp và được phổ biến đến các thành viên ban kiểm tra. Đồng thời Hiệu trưởng thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ KTNB cho các thành viên ban kiểm tra.
Nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra, đặc biệt là các phần mềm tiên tiến phân tích kết quả kiểm tra đánh giá.
Vào đầu năm học, Hiệu trưởng lập kế hoạch hoạt động KTNB đồng thời với kế hoạch năm học. Để đạt hiệu quả hoạt động kiểm tra, Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch theo từng nội dung kiểm tra, trong đó quy định rõ nội dung, phương pháp, cách thức kiểm tra và phân công cụ thể thành viên ban kiểm tra và đối tượng kiểm tra. Kế hoạch càng chi tiết cụ thể thì công tác chỉ đạo thực hiện, kiểm tra giám sát của Hiệu trưởng càng dễ dàng và hiệu quả.
3.3.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp
- Hiệu trưởng nghiên cứu các văn bản chỉ đạo/hướng dẫn hoạt động KTNB và căn cứ tình hình thực tế của nhà trường để lập kế hoạch hoạt động KTNB vào đầu năm học.
- Hiệu trưởng dựa trên ý kiến tham mưu của các bộ phận/tổ chức trong trường để thành lập ban kiểm tra. Tổ chức tại trường hoặc cử các thành viên đi tham gia các lớp tập huấn/bồi dưỡng về nghiệp vụ KTNB, đặc biệt là các lớp bồi dưỡng về đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá.
- Hiệu trưởng cân đối ngân sách hợp lý để trang bị các trang thiết bị hiện đại, các phần mềm tiên tiến phục vụ cho hoạt động kiểm tra và xử lý, phân tích kết quả kiểm tra.
3.3.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp nêu trên đều đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả của công tác quản lý hoạt động KTNB. Chúng tác động lên nhau, hỗ trợ lẫn nhau giúp công tác quản lý HĐ KTNB công tác quản lý được thực hiện thuận lợi, dễ dàng hơn.Do đó, trong quá trình quản lý, Hiệu trưởng cần nhận ra được mối quan hệ biện chứng giữa các biện pháp để có sự lựa chọn kết hợp chúng với nhau một cách hợp lý nhằm phát huy tối đa hiệu quả của các biện pháp.
Biện pháp Nâng cao nhận thức và xây dựng thái độ tích cực về KTNB trường học cho đội ngũ CBQL, GV, NV là nền tảng, là cơ sở quyết định hiệu quả của các biện pháp còn lại. Chỉ khi có nhận thức đúng, có thái độ tích cực đối với hoạt động KTNB thì tất cả các thành viên trong nhà trường mới tự giác, tích cực tham gia thực hiện các biện pháp khác để nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm tra.
Biện pháp Hoàn chỉnh kế hoạch KTNB chịu sự chi phối của biện pháp nâng cao nhận thức. Thật vậy, nhận thức đúng và đầy đủ về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động KTĐG sẽ giúp Hiệu trưởng có sự chuẩn bị chu đáo cho công tác lập kế hoạch KTNB vào đầu mỗi năm học. Kế hoạch cụ thể, chi tiết, xá định định rõ mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp, đối tượng kiểm tra, thời gian kiểm tra và thành phần ban kiểm tra,.. sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức triển khai các hoạt động kiểm tra. Đồng thời kế hoạch rõ ràng cũng giúp Hiệu trưởng dễ dàng huy động các lực lượng khác trong nhà trường cùng tham gia HĐ KTNB.
Biện pháp Triển khai hoạt động KTNB, chịu sự chi phối của hai biện pháp trên. Chỉ khi nhận thức được tầm quan trọng của HĐ KTNB thì Hiệu trưởng mới có sự chuẩn bị chu đáo, đầu tư đầy đủ về nhân lực, vật lực, tạo điều kiện hỗ trợ cho việc thực hiện các hoạt động kiểm tra. Ngoài ra, kế hoạch rõ ràng, cụ thể sẽ giúp hoạt động kiểm tra được triển khai thực hiện thuận lợi, dễ dàng và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh
đó, sự phối hợp giữa các lực lượng trong nhà trường cũng tác động tích cực đối với việc tổ chức thực hiện kiểm tra.
Biện pháp Đánh giá hoạt động KTNB, chịu sự chi phối của 3 biện pháp trên. Đội ngũ có nhận thức đầy đủ về HĐ KTNB, Hiệu trưởng có kế hoạch chi tiết, khả thi triển khai thực hiện đúng, đủ theo kế hoạch thì khâu hậu kiểm được tiến hành thuận lợi. Ngược lại, khâu kiểm tra đánh giá HĐ KTNB sẽ giúp hiệu trưởng hoàn thiện kế hoạch KTNB và thực hiện tốt hơn cho hoạt động tiếp theo.
Biện pháp Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa Hiệu trưởng với các lực lượng chịu sự chi phối của việc nhận thức tầm quan trọng của hoạt động KTNB cũng như việc lập kế hoạch KTNB. Khi các biện pháp trên được thực hiện tốt thì công tác phối hợp càng được đẩy mạnh và càng có hiệu quả.
Tương tự, biện pháp Tạo lập môi trường thuận lợi để thực hiện công tác KTNB cũng chịu sự chi phối của biên pháp nâng cao nhận thức về hoạt động KTNB. Chỉ khi Hiệu trưởng nhận thức được vai trò của hoạt động KTNB đối với chất lượng giáo dục của nhà trường thì mới có sự đầu tư đúng mức, sự hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện hoạt động này. Lập kế hoạch cụ thể rõ ràng cũng là một trong những điều kiện quan trọng để việc thực hiện các hoạt động kiểm tra được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng.
Tóm lại, các biện pháp đều có mối quan hệ với nhau, chúng tác động lên nhau, hỗ trợ lẫn nhau nhằm giúp công tác quản lý hoạt động KTNB nhà trường đạt kết quả tốt hơn. Hiệu trưởng cần có sự nhận thức đúng về vai trò, chức năng của từng biện pháp để có sự vận dụng và kết hợp hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động KTNB.
3.4. Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
3.4.1. Phương thức tiến hành
Để khảo nghiệm lại tính khả thi của các nhóm biện pháp quản lý, tác giả dùng phiếu hỏi để lấy ý kiến các cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên các trường đã được đề xuất. Số phiếu phát ra: 290, số phiếu thu về: 290 phiếu, số phiếu hợp lệ: 282 phiếu.
Bên cạnh việc sử dụng bảng hỏi để khảo sát lấy số liệu, tác giả tiến hành trao đổi với 06 CBQL (Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng) của 06 trường THPT quận Bình Thạnh, TP.HCM. Bộ câu hỏi phỏng vấn nhằm tìm hiểu thêm về tính cần thiết và tính khả thi mà người nghiên cứu đề ra. Tác giả mã hóa đối tượng phỏng vấn theo thứ tự CBQL 1, CBQL 2, CBQL 3, CBQL 4, CBQL 5, CBQL 6.
Cách thức xử lý số liệu
Kết quả khảo sát được xử lý trên phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) và phần mềm Microsoft Excel.
- Công thức tính khoảng trung bình
Khoảng cách trung bình = (3 – 1): 3 = 0.6 (câu 3 lựa chọn)
- Khoảng trung bình (câu 3 lựa chọn – mức độ phân vân) Rất cần thiết/Rất khả thi: trên 2.2
Cần thiết/Khả thi: từ 1.61 đến 2.2 Không cần thiết/Không khả thi: từ 1.0 đến 1.6
3.4.2. Đánh giá chung về tính cần thiết, khả thi của 6 biện pháp
Kết quả khảo sát CBQL và GV các trường về tính cần thiết và tính khả thi của 5 biện pháp quản lý HĐ KTNB thể hiện qua điểm trung bình chung về mức độ cần thiết và về mức độ khả thi của từng biện pháp được tổng kết ở bảng sau:
Bảng 3.1. Nhận thức của CBQL và GV về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý
Điểm trung bình chung | ||||
Mức độ cần thiết | Mức độ khả thi | |||
CBQL | GV/NV | CBQL | GV/NV | |
1. Nâng cao nhận thức và xây dựng thái độ tích cực về KTNB trường học cho đội ngũ CBQL, GV, NV | 2,73 | 2,68 | 2,33 | 2,27 |
2. Hoàn chỉnh kế hoạch kiểm tra nội bộ | 2,71 | 2,63 | 2,37 | 2,18 |
3. Triển khai hoạt động kiểm tra nội bộ | 2,55 | 2,57 | 2,51 | 2,41 |
4. Đánh giá hoạt động kiểm tra nội bộ | 2,64 | 2,58 | 2,55 | 2,50 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Kiểm Tra Công Tác Csvc, Kế Toán
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Kiểm Tra Nội Bộ Ở Các Trường Thpt Quận Bình Thạnh, Tp.hcm
- Định Hướng Chỉ Đạo Của Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Thành Phố Hồ Chí
- Đánh Giá Cụ Thể Về Tính Cần Thiết, Khả Thi Của 6 Biện Pháp
- Mức Độ Cần Thiết Của Biện Pháp Triển Khai Hđ Ktnb Trường Học
- Mức Độ Cần Thiết Của Biện Pháp Tạo Lập Môi Trường Thuận Lợi Để Thực Hiện Công Tác Ktnb Trường Học
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
Điểm trung bình chung | ||||
Mức độ cần thiết | Mức độ khả thi | |||
CBQL | GV/NV | CBQL | GV/NV | |
5. Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa Hiệu trưởng với các lực lượng | 2,62 | 2,67 | 2,52 | 2,57 |
6. Tạo lập môi trường thuận lợi để thực hiện công tác KTNB | 2,60 | 2,62 | 2,41 | 2,31 |
Từ kết quả trên có thể thấy được cả CBQL và GV của các trường đều đánh giá rất cao tính cấp thiết và tính khả thi của cả 6 biện pháp quản lý hoạt động KTNB. Cả 6/6 biện pháp đều được CBQL và GV đánh giá ở mức độ rất cần thiết với điểm trung bình chung khá cao, từ 2,55/3 trở lên. Tương tự đối với tính khả khi, cả 6/6 biện pháp đều được CBQL đánh giá ở mức rất khả thi với điểm trung bình chung của mỗi biện pháp đạt từ 2,33 trở lên. Về phía GV, chỉ có biện pháp Hoàn chỉnh kế hoạch KTNB được GV đánh giá ở mức khả thi với điểm trung bình chung 2,18, các biện pháp còn lại đều đạt mức rất khả thi với điểm trung bình chung từ 2.27 trở lên. Điều này chứng tỏ CBQL và GV ở các trường đã nhận thức được tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý nêu trên đối với hiệu quả của công tác quản lý hoạt động KTNB.
Mức độ cần thiết của biện pháp Nâng cao nhận thức và xây dựng thái độ tích cực về KTNB trường học cho đội ngũ CBQL, GV, NV được cả CBQL và GV đánh giá cao nhất trong 6 biện pháp được đề cập. Tuy nhiên, mức độ khả thi của biện pháp này lại được đánh giá khá thấp, xếp thấp nhất trong 6 biện pháp theo đánh giá của CBQL và xếp thấp thứ hai theo đánh giá của GV. Điều này lần nữa khẳng định nhận xét ở phần khảo sát thực trạng rằng CBQL các trường chưa nhận thức đúng và đầy đủ về tầm quan trọng của HĐ KTNB.
Biện pháp Hoàn chỉnh kế hoạch KTNB có mức độ cần thiết xếp thứ 2/6 theo đánh giá của CBQL và thứ 3/6 theo đánh giá của GV. Trong khi đó, mức độ khả thi chỉ xếp thứ 5/6 theo đánh giá của CBQL và thứ 6/6 theo đánh giá của GV. Kết quả cho thấy CBQL và GV đã nhận thức được ý nghĩa và tính cấp thiết của việc lập kế