Nhân Vật Tư Tưởng Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Khải Sau 1980


Thời gian của ngườilà sự đấu tranh trong tư tưởng của con người để lựa chọn sự hòa hợp thông nhất cho mục đích chung thiêng liêng và cao cả. Cha Vĩnh là một cha sứ đã từng tốt nghiệp với luận án “Mối qua hệ giữa Nước Trời và cuộc sống trần thế” thuộc giáo phật Paris theo dòng Sulpice. Khi trở về nước cha Vĩnh phải đối diện với hiện thực đất nước trong chiến tranh. Những vấn đề mâu thuẫn giữa tôn giáo và nhân dân, cuộc sống, dân tộc giằng xé tư tưởng. Mang trong mình tư tưởng của giáo hội, chảy trong mình dòng máu của dân tộc Cha Vĩnh đã lựa chọn con đường đấu tranh cống hiến cho sự hòa hợp của tôn giáo và dân tộc. Chiến tuyến của Cha Vĩnh là chiến tuyến tư tưởng đấu tranh vừa bảo vệ giá trị đích thực của tôn giáo và giải phóng dân tộc “Tôi cũng là linh mục nhận phép bát- têm hai lần, như trong câu chuyện nào đó anh viết. Lần thứ nhất tại nhà thờ để được làm con dân của chúa. Lần thứ hai trong rừng cao su để được làm đứa con của dân tộc, của nhân loại” [66]. Cha Vĩnh cả cuộc đời đã “nguyện hiến dâng những gì thuộc về tôi cho hội thánh rồi” và cao hơn vẫn là sự hiến dâng cho dân tộc. Mang trong mình một niềm tin ở Chúa một niềm tin dâng hiến “Thích dâng hiến, thích hi sinh cho đồng loại, say đắm trong viễn cảnh một dân tộc hòa đồng, một nhân loại hòa đồng, con người chỉ có một lo lắng duy nhất xứng đáng với nó là vươn tới sự tận Thiện, tận Mĩ” [66]. Cha Vĩnh đã thấy được những âm mưu chính trị mượn cớ tôn giáo làm bàn đạp cho quyền lực. Cha đã anh dũng đấu tranh bảo vệ giá trị đích thực của tôn giáo. Cha Vĩnh đã chặn đứng âm mưu của Ngô Đình Cẩn và linh mục Thuận, ngăn chặn linh mục Thuận từ Nha Trang vào nhận trọng trách tại tổng giáo phật Sài Gòn liền sau ngày miền Nam được giải phóng. Sự thất bại của bọn phản động kéo dài theo câu nói của Ngô Dình Cẩn “Thế là hết thật rồi, Thuận ơi”. Cha Vĩnh và bạn bè ông đã phá tan âm mưu chính trị trong dòng họ Ngô, phá vỡ chế độ gia đình trị cường quyền và thần quyền.

Chiến tranh kết thúc, hòa bình lặp lại Cha Vĩnh vẫn thực hiện ý nguyện dâng hiến cho con người, cho chế độ mới. Cha Vĩnh vẫn thường xuyên chăm


lo cho giáo hội, cho giáo sứ các nơi, cổ vũ tinh thần xây dựng CNXH. Bởi đó là sự lựa chọn đúng hướng trong con đường đi của mình. Với Cha Vĩnh tôn giáo dân tộc đã vượt lên tất cả mọi thứ tôn giáo của con người “Một trang sử mới mở ra về một hòa hợp tự nguyện tích cực giữa giáo hội Việt Nam và nhà nước cách mạng”, tôn giáo XHCN đã trở thành thứ tôn giáo cao đẹp nhất trong Cha Vĩnh, Ba Huệ, Quân, ông Hia Riềng… đó là thời gian quý giá nhất.

2.3.4. CÁ NHÂN VÀ DÂN TỘC

Trong Một cõi nhân gian bé tí, Nguyễn Khải đề cập đến vấn đề con người trong sự lựa chọn lí tưởng, con đường chính trị của bản thân trong đời sống chính trị của dân tộc. Mọ Vũ là nhân vật điển hình cho chủ đề chính của nhà văn. Mọ Vũ thời trẻ đã hăng say tìm kiếm lí tưởng cho mình. Xuất phát từ lòng yêu nước và mong muốn giải phóng dân tộc, Mọ Vũ đã ra nhập Quốc dân đảng. Sự lựa chọn con đường chính trị của bản thân đã đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời. Quốc dân đảng tan dã Mọ Vũ phải trốn chạy sang Trung Quốc. Trở về hoạt động trong chế độ Ngụy Sài Gòn và giữ chức vụ quan trọng của Quốc dân đảng. Đất nước thống nhất Mọ Vũ bị bắt giam, bị quản chế. Khi về già (90 tuổi) được đưa về quản chế tại quê nhà. Cả cuộc đời của Mọ Vũ là một cuộc trốn chạy , trốn chạy ngay trên đất nước mình “Vậy mà nơi nào là quen, chẳng một nơi nào hết. Một đời lưu lạc khắp nơi, chẳng nơi nào là thực sự gắn bó, nơi nào cũng là nhờ là tạm. Sống ngay trên đất nước mình mà vẫn nghĩ là sống nhờ” [66] Đến khi về già được đưa về quê hương nơi chôn nhau cắt rốn mà vẫn lạ lẫm cô độc. Cô độc trước quê hương, lạ lẫm với mọi người, con cháu khó hiểu. Nhưng đưa cháu chưa một lần gặp mặt , và đều bị liên lụy vì lí lịch của ông ngoại. Khi trở lại quê hương sống với cô con gái 70 tuổi trong sự phản đối gay gắt của đứa cháu ngoại. Mọ Vũ bị cấm đoán trong quan hệ với mọi người, bị sự giám sát của của chính quyền xã… Cuộc sống của Mọ Vũ là sự cô độc sống cũng khổ mà chết thì không được “Ở nhà


với con cháu cũng khổ, chúng nó không nhờ được danh, cũng không kiếm được lợi, chỉ có hầu thôi là rất khổ. Tôi cũng biết vậy mà chẳng biết thoát ra bằng cách nào. Các ông xã ghép tôi vào tội khiêu khích. Có nhiều người muốn sống rất khó, mà có nhiều người muốn chết cũng không dễ” [66]. Số phận bất hạnh của Mọ Vũ là sự lựa chọn con đường chính trị sai lầm trong quá khứ. Cái bi kịch của Mọ Vũ đã là cái án treo lên trên đầu con cháu của ông. Chính bản thân ông cũng phải chạy trốn và trả giá bằng cuộc đời. Một cõi nhân gian bé tí là vấn đề sự lựa chọn con đường chính trị của bản thân với chính trị của dân tộc. Phải biết đặt cái cá nhân trong sự thông nhất với dân tộc. Sự lựa chọn chính trị của bản thân phía thống nhất trong lợi ích chung của chính trị dân tộc, nếu không con người sẽ phải trả giá. Mỗi con người có quyền lựa chọn con đường chính trị của mình và khi đó phải sáng suốt nhận ra con đường chính trị đúng đắn đó là điều Nguyễn Khải muốn nói trong tiểu thuyết này.

Thượng đế thì cườichủ đề chính là vấn đề lựa chọn của mỗi con người cho con đường sống của mình. Đây là tiểu thuyết tự thuật, nhân vật là hình bóng của tác giả. Nhà văn lấy chính mình làm đối tượng phân tích, thể hiện, với cái nhìn “từ bên ngoài” để thể hiện khách quan ngẫm nghĩ. Nhân vật hắn tiêu biểu cho kiểu người đó. Cuộc đời đầy bất hạnh và ám ảnh của tuổi thơ phiêu bạt, nếu hắn không gặp được Đảng rồi sẽ không biết ra sao “nếu may mắn thì sẽ không trở thành kẻ phạm tội”. Đảng đã cho hắn niềm tin, lí tưởng và cứu vớt cuộc đời hắn để hắn trở thành một chiến sĩ cách mạng, một nhà văn nổi tiếng. Khi hắn đã lựa chọn con đường các mạng của mình là sự cống hiến tất cả cho lí tưởng đó. Hắn đã vào chiến trường trong bom đạn để viết Chiến sĩ, Đường trên mây, Ra đảo gây được tiếng vang trong đời sống nhân dân. Hắn sẵn sàng đi vào những nơi gai góc, về với vùng công giáo để viết nên Xung đột nổi tiếng cổ vũ những con người anh dũng trong công cuộc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.


xây dựng chế độ mới, đánh tan những âm mưu của thế lực thù địch. Hòa bình và thống nhất đất nước trong sự phát triển đang cần nhũng con người mới, hắn sẵn sàng đi vào thực tế để viết Chủ tịch huyện. Có thể thấy đó là sự cống hiến không mệt mỏi của hắn cho lí tưởng và con đường chính trị mà mình đã lựa chọn. Nói như Nguyễn Khải đó là “trả nợ” cho cuộc đời.

Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải trong tiểu thuyết sau 1980 qua ba tiểu thuyết: Thời gian của người, Một cõi nhân gian bé tí, Thượng đế thì cười - 8

2.4. NHÂN VẬT TƯ TƯỞNG TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN KHẢI SAU 1980

2.4.1 NHÂN VẬT TƯ TƯỞNG VÀ VỊ TRÍ CỦA NÓ TRONG SÁNG TÁC NGUYỄN KHẢI

Nhân vật tư tưởng “loại nhân vật tập trung thể hiện một tư tưởng, một ý thức tồn tại trong đời sống tinh thần của xã hội” [67]. Loại nhân vật này cũng có thể có tính cách, số phận, nhưng tính cách số phận với tất cả sự sinh động, đa dạng không phải là trọng tâm khắc họa của nhà văn điều chính yếu là làm nổi bật đời sống tư tưởng, sự vận động tư tưởng con người trong cái đa dạng phức tạp của đời sống. Nhà văn lấy con người làm đối tượng trọng tâm nhưng hướng vào miêu tả tư tưởng và diễn biến tư tưởng sự phức tạp trong đời sống tinh thần của con người. Những vấn đề tư tưởng, đạo đức nhân sinh nhân vật mang trong mình cũng là những khái quát về cuộc sống cộng đồng của một thời đại mà tác giả có ý thức gửi gắm vào nhân vật. Tiểu biểu cho loại nhân vật tư tưởng điển hình trong văn học thế giới phải nói đến những nhân vật của Đôtxtôiepki. Ở những vấn đề tư tưởng nổi bật điển hình bao trùm tác phẩm, nhà văn trở thành nhà tư tưởng trực tiếp đề xuất những vấn đề tư tưởng qua hệ thống nhân vật trong tác phẩm của mình. Nhưng nhân vật điển hình không vì thế mà trở thành cái loa phát thanh cho tác giả. Không phải cái khung trần trụi cho những triết lí khô khan, và càng “không giản đơn là những bản dập họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả” [67]. Nhân vật tư tưởng chủ yếu được trình bày, soi sáng trong đời sống tư tưởng, sự vận động của con người trong cái đa dạng phức tạp của cuộc sống.


Nhân vật Nguyễn Khải phần lớn đều được xây dựng theo kiểu nhân vật tư tưởng, nhân vật loại hình kết hợp chặt chẽ với yếu tố tính cách cá nhân. Mỗi nhân vật Nguyễn Khải thường chú ý khám phá, khai thác đưa ra một vấn đề nào đó và lí giải cắt nghĩa sự xuất hiện, tồn tại của nó trong xã hội. Nhân vật tư tưởng của nguyễn Khải thường đại diện cho một quan niệm, một tư tưởng. Nhà văn quan tâm đến miêu tả hành trình tư tưởng với những diễn biến phức tạp, đa dạng và những uẩn khúc của nó. Nhân vật dù ở nhiều tầng lớp, lứa tuổi nhưng đều có sự từng trải nhất định. Nhân vạt tự phân tích, triết lí những vấn đề của đời sống bằng kinh nghiệm của mình qua những thăng trầm của đời sống. Hay nói theo Nguyễn Đăng Mạnh thì “nhân vật của Nguyễn Khải giàu suy tư, thích triết lí, giỏ biện luận”. Đây cũng là đặc điểm nổi bật của nhân vật tư tưởng.

Xem nhân vật của nguyễn Khải là nhân vật tư tưởng chúng tôi muốn xác định hai phương diện sau đây:

Một là: Đây là loại nhân vật được miêu tả, soi sáng chủ yếu ở đời sống tư tưởng, tinh thần con người ở sự vận động và các quá trình tư tưởng của nhân vật. Con người hiện ra như một sinh thể tư duy hơn là trong những quan hệ giao tiếp thông thường với cuộc đời. Chẳng hạn trong thơ của Xuân Diệu con người luôn là sự khao khát giao cảm với thiên nhiên và cuộc đời. Những khao khát đến cháy bỏng, da diết mãnh liệt muốn hòa mình vào cuộc sống, muốn “cắn vào xuân hồng”, muốn “hút mật cuộc đời”, muốn say đắm trong tình yêu. Đấy chủ yếu là con người tình cảm, con người tâm trạng. Trong một số nhân vật của Vũ Trọng Phụng có con người bản năng, như bà Phó Đoan chẳng hạn. Trong một chừng mực nào đó các nhân vật của Nam Cao như Thị Nở, Chí Phèo cũng như vậy. Với Nguyễn Khải, ông thích thú và theo dõi các quá trình, các xung đột trong tư tưởng con người, trong xã hội và điều đó dẫn đến loại nhân vật tư tưởng.


Hai là: Qua nhân vật tư tưởng Nguyễn Khải nhằm nêu lên những vấn đề tư tưởng của đời sống (tư tưởng chính trị, tư tưởng đạo đức, hoặc các vấn đề triết học nhân sinh). Chính điều này đã dẫn đến tình trạng kiểu nhân vật Nguyễn Khải thường không được hoàn chỉnh, không được phát triển đầy đủ có khi bị nhà văn “bỏ rơi” khi đã hết vai trò với vấn đề của tác phẩm. Nhân vật của Nguyễn Khải không phải là không có nét tính cách, thậm chí nhà văn khá tinh nhạy , sắc sảo trong việc phát hiện, nắm bắt tính cách của nhân vật ngay trong lần xuất hiện đầu tiên. Nhưng cái quan trọng, cái đích cuối cùng của Nguyễn Khải không phải là xây dựng các tính cách. Ông cũng không nghiêng xuống những số phận đơn lẻ nhằm thương xót, cảm thông, an ủi, mà là thông qua những số phận, những cuộc đời nhân vật cụ thể để rút ra những triết lí nhân sinh hay nêu lên những vấn đề đời sống và những kết luận tư tưởng.

Ở chặng đường sáng tác trước 1980 nổi bật là kiểu nhân vật tư tưởng với những tư tưởng chính trị, đạo đức, cách mạng dưới ánh sáng đường lối cách mạng của Đảng. Trong Xung đột, nhân vật được phân tuyến thể hiện sự đối đầu quyết liệt giữa chính quyền cách mạng non trẻ với các thế lực tôn giáo phản động đi ngược lại quyền lợi của dân tộc, của nhân dân. Bộ ba nhân vật cán bộ xã: Môn, Nhàn, Thụy là ba nhân vật tư tưởng. Nhàn luôn giằng xé với cuộc đấu tranh nội tâm “tôi không bỏ đạo được, mà tôi cũng không bỏ hoạt động được… tôi theo Chúa, tôi theo chính phủ, tôi theo cả hai mà không được sao” [37]. Nỗi khổ tâm của Nhàn cho thấy rõ làm một người tốt thật khó khi, vừa là con chiên ngoan đạo, vừa là cán bộ trung thành tuyệt đối với lí tưởng cách mạng. Cuộc đấu tranh chính trị một mất một còn lúc bấy giờ vấn đề tư tưởng rất quan trọng. Thụy là một trí thức công giáo thông suốt đạo lí, tự nguyện đi theo cách mạng, lí tưởng cách mạng đã nâng anh cao hơn hoàn cảnh mà anh đã sống. Môi trường chiến đấu đã biến cải Thụy từ một tu sĩ với biết bao thành kiến lỗi thời để trở thành một cán bộ của Đảng, vì dân vì nước,


sẵn sàng hi sinh cả bản thân mình không một chút so đo tính toán đã làm nảy sinh trong anh những phẩm chất cao quý mà nhà thờ không thể cho anh được. Vậy mà chỉ vì không giữ vững lập trường, anh đã làm mật đi cái mục đích cao đẹp nhất của đời mình để trở lại nguyên hình trước khi anh đến với cách mạng. Anh đã thay đổi cả tư tưởng lẫn hình hài. Khác với Thụy, Nhàn, Môn kiên định lập trường từ đầu đến cuối. Anh đến với cách mạng không hề dễ dàng. Phải mất nửa năm trời Thụy kiên trì vận động, thuyết phục Môn mới giác ngộ và đi theo cách mạng. Kể từ đó Môn sống, chết vì cách mạng. Trong cải cách, do đội cải cách mắc mưu địch, Môn bị bắt oan, nhà của bị tịch biên, vợ hóa điên, con ốm! Nhưng sau sửa sai, Môn lại hăm hở ra gánh vác công việc của xã mặc vợ phản đối quyết liệt. Đến Chủ tịch huyện vấn đề đặt ra là phẩm chất cách mạng, năng lực chỉ đạo sản xuất của cán bộ nông thôn trong tình hình mới. Đó là mối qua tâm lo lắng thường trực của Hiệp với cương vị chủ tịch huyện. Để có được cái kết luận tư tưởng mỗi con người cần phải vượt qua được chính mình mới mong đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống trong điều kiện vừa sản xuất vừa chiến đấu. Trong đầu Hiệp thường diễn ra những cuộc tranh luận gay gắt giữa mình với mình, tự mình kết luận những việc làm của mình, luôn tự vấn giữa đúng và sai: thái độ thiếu kiên quyết của mình đối với chủ tịch xã Đàm là đúng hay sai? Việc mình ủng hộ khuyến khích những cách làm táo bạo của chủ tịch xã An là đúng hay sai? Rồi ông “Khắc khoải phác họa một kế hoạch sửa chữa sai lầm” mặc dù chính ông “vẫn chưa nhận ra mình có sai lầm gì, mà chỉ có nhiều ấn tượng chắc chắn đã mắc nhiều sai lầm” [37]. Tập trung khắc họa quá trình nhận thức từ chưa đúng đến đúng trong sự vận động nội tại của nhân vật thông qua hoạt động thực tiễn là cách làm quen của Nguyễn Khải.

Các sáng tác từ 1980 trở đi, do cuộc sống xã hội đã một phần tạo điều kiện cho ý thức cá nhân phát triển. Sự nghiền ngẫm, kiếm tìm chân lí được cổ vũ bởi những trải nghiệm và niềm tin mang tính cá nhân, nhà văn đã phát hiện


ra những tầng lớp tư tưởng khác nhau đan xen tồn tại trong ý thức hệ xã hội. Đó là sự phức tạp trong ý thức của con người. Đó là sự đan xen trong những tư tưởng bảo thủ, trì trệ, táo bạo, đổi mới và tiến bộ xã hội. Thế nhưng tư tưởng cách mạng vẫn được Nguyễn Khải quan tâm bàn bạc nhiều nhất.

Trong Cha và con và… Cha Thư là nhân vật thể hiện những tư tưởng tiến bộ của người trí thức công giáo giám sống theo cách của mình: “Tôi phải nhìn chăm chú tất cả, phải tìm hiểu tất cả. Sự có mặt của chúng tôi là có ích hay vô ích? có cho nên hay chỉ tước đoạt đi! Là một thằng công dân hay trước sau vẫn là thằng phản động? Rồi thì tôi cũng tìm được câu trả lời ấy với rất nhiều vấp váp có lúc cảm thấy bế tắc. Cuối cùng sau khi biết được nguồn gốc xuất thân của mình, biết được chị ruột của mình còn sống đã giúp ông có được sự hiểu biết sâu sắc về nhân dân và giáo hữu xứ Nhất”.

Thời gian của người là sự thống nhất, nhất quán trong tư tưởng của các nhân vật. Sự nhất quán trong tư tưởng cách mạng của Quân, Ba Huệ, Cha Vĩnh, ông Hai Riềng là lí tưởng cách mạng mà họ đã lựa chọn và cả cuộc đời nguyện cống hiến cho tư tưởng cách mạng đó. Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, họ phải đối mặt giữa sống và chết lí tưởng cách mạng của họ được tôi luyện, hòa bình lập lại họ hiến dâng lí tưởng cho nhân dân đất nước bằng những việc làm cổ vũ chủ trương của nhà nước, tìm tòi những hướng đi đúng trong cách làm ăn của thời kì đổi mới. Ba Huệ, một chiến sĩ cách mạng gan da anh dũng sẵn sàng hi sinh cho cách mạng cho dân tộc. Trong kháng chiến, ba Huệ đã thấm nhuần tư tưởng cách mạng mà chị đã lựa chọn. Hòa bình lập lại, tham gia chính quyền cách mạng, là một lãnh đạo của huyện, Ba Huệ luôn suy nghĩ lo lắng, chăm lo cho đời sống nhân dân, chị giữ vững lập trường tư tưởng mà cả cuộc đời nguyện dâng hiến. Ông Hai Riềng cũng vậy, cả cuộc đời gắn bó với cây cao su, cả cuộc đời ông say nó. Những năm Pháp thuộc làm cu li cho đồn điền cao su Dầu Tiếng, lòng yêu cây đã dần thấm vào

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí