Những Nét Khác Biệt Giữa Nhân Vật Trong Tiểu Thuyết Việt Lam Tiểu Sử Và Nguyên Nhân Của Sự Khác Biệt


phẩm được xây dựng trên nền của những sự kiện lịch sử như tiểu thuyết lịch sử. Theo tác giả Nguyễn Phương Chi: “Tiểu thuyết lịch sử tuyệt đối không cho phép nhà văn xây dựng lịch sử trên những mẫu của bản thân hiện nay mà phải trên những mẫu của bản thân lịch sử, cốt truyện phải phù hợp với xu thế lịch sử, nhân vật phải mang đặc điểm của thời đại sinh ra nó, và ngôn ngữ đặc biệt là ngôn ngữ đối thoại cũng phải có tính lịch sử” [11,113].

Chính bởi phải xây dựng trên những mẫu của bản thân lịch sử cho nên một trong những vấn đề mà các tiểu thuyết gia lịch sử quan tâm đó là phản ánh hiện thực lịch sử. Nhà văn Lê Hoan là một người có tâm huyết với lịch sử dân tộc, lại là người có trình độ học vấn cao. Ông thường xuyên có điều kiện đi đây đi đó để khảo sát các tư liệu lịch sử và đặc biệt có sở thích lưu lại những điều mắt thấy tai nghe. Khi quyết định đưa các nhân vật lịch sử đã được sử sách lưu truyền, đã được nhiều người biết đến như Lê Lợi, Hồ Quý Ly, Nguyễn Trãi,... để gia công nhào nặn trở thành hình tượng văn học, Lê Hoan đã rất thận trọng bám sát vào hiện thực lịch sử để làm sống lại những nhân vật lịch sử vừa sinh động vừa có tác dụng khơi gợi sự hiếu kỳ ở người nghe, người đọc. Do vậy, trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sửchúng ta không phủ nhận có những điểm tương đồng với sự thật lịch sử. Đây cũng chính là cơ sở để tạo nên tính tương đồng cơ bản giữa nhân vật trong Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan với các nhân vật có thật trong lịch sử.

Tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam là một hệ thống những tác phẩm văn học có đề tài liên quan đến lịch sử đến các nhân vật và sự kiện lịch sử đã xảy ra. Tác phẩm Việt Lam tiểu sử là cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối kết cấu chương hồi. Các nhân vật được Lê Hoan tập trung xây dựng là những nhân vật lịch sử đã rất quen thuộc với đông đảo quần chúng nhân dân. Khi đã có ý định làm sống lại các nhân vật lịch sử có thật thì điều đầu tiên khiến tác giả phải chú ý đó là việc bảo lưu danh tính, nguồn gốc xuất thân, vai


trò và vị trí của nhân vật, kể cả thời đại và môi trường mà nhân vật đang sống. Nhờ có những yếu tố cơ bản được bảo lưu để làm nòng cốt giúp cho tác giả tự tin hơn khi xây dựng nhân vật. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng ở những mức độ nhất định giữa nhân vật trong Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan và các nhân vật có trong sử sách.

2.3.2. Những nét khác biệt giữa nhân vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử và nguyên nhân của sự khác biệt

2.3.2.1. Những nét khác biệt

Tác phẩm văn học là sản phẩm tinh thần của người nghệ sĩ mà nhân vật chính là tâm huyết là ý đồ họ gửi gắm trong đó. Tuy nhiên, nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật mang tính ước lệ, cho nên chúng ta không thể đồng nhất giữa những nhân vật văn học với những con người có thật trong đời sống. Ngay cả khi nhân vật được lấy nguyên mẫu từ một con người hoàn toàn có thật. Tiểu thuyết lịch sử viết theo lối kết cấu chương hồi thường dựa vào lịch sử, lấy lịch sử làm điểm tựa thế nhưng nó lại có những điểm riêng biệt của một tác phẩm nghệ thuật. Nghĩa là, nó tái hiện lịch sử bằng trí tưởng tượng, bằng quyền hư cấu và sáng tạo của mình. Nhân vật lịch sử và nhân vật văn học tuy giống nhau mà vẫn khác, tuy một mà hai. Nhà văn vẫn trung thành với tên tuổi, với một bản lý lịch đầy đủ, chính xác và cả thời đại, môi trường mà nhân vật sống nhưng những chi tiết cụ thể về diện mạo, tính cách, ngôn ngữ, hành động tâm tư tình cảm, thái độ với những gì diễn ra xung quanh nhân vật đã khác đi nhiều, thể hiện một sự quan sát khác, cái nhìn khác về nhân vật. Cũng chính vì thế nhân vật lịch sử trong tác phẩm văn học trở nên sống động hơn, đầy đủ hơn.

Tác phẩm Việt Lam tiểu sử là cuốn tiểu thuyết viết về một thời kỳ lịch sử đầy biến động của dân tộc 30 năm đầu thế kỷ XV. Hạt nhân của tác phẩm này là lịch sử. tuy dựa vào lịch sử nhưng khi sáng tác chủ yếu là tác giả sáng tạo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.


hư cấu theo trí tưởng tượng của mình. Cũng chính từ việc hư cấu mà các nhân vật trong Việt Lam tiểu sử có nhiều điểm khác biệt với các nhân vật trong lịch sử. Cùng một sự kiện diễn ra trong cuộc đời của nhân vật nhưng được ghi lại trong Việt Lam tiểu sử nó không hoàn toàn đơn thuần là những sự kiện lịch sử như ở các cuốn lịch sử đã ghi chép. Các sự kiện này đã được nhìn nhận ở những góc độ không hoàn toàn giống nhau nhờ có yếu tố hư cấu. Đọc Việt Lam tiểu sử và các cuốn sử ghi chép cùng một giai đoạn lịch sử, chúng ta sẽ nhận thấy điều này. Nếu như trong các sách chính sử các sự kiện được ghi chép một cách đầy đủ, chi tiết, nhân vật chỉ có ý nghĩa là chủ thể của các sự kiện và được ghi chép lại bằng những nét rất cơ bản chung chung thì trong Việt Lam tiểu sử tác giả đã lựa chọn các sự kiện, các chi tiết đó để tái hiện nhân vật một cách cụ thể sinh động theo cái nhìn và quan điểm của một nhà văn. Không giống với các nhà sử học ghi chép về một người nào đó đòi hỏi cao ở tính chân xác không được phép thêm bớt trong khi đó tác giả Việt Lam tiểu sử lại đem đến cho bạn đọc một hình ảnh về con người rất sinh động. Nhân vật của nhà văn Lê Hoan là những người đang sống có suy nghĩ, có tính cách, và hành động ngôn ngữ, giống như con người trong cuộc sống hiện thực. Ở đây, người viết chỉ dừng lại so sánh một vài sự kiện chính được ghi chép trong chính sử được Lê Hoan lựa chọn và ghi lại trong Việt Lam tiểu sử.

Nghệ thuật thể hiện nhận vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan - 9

Nói về sự kiện Trần Thiên Bình về nước trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư, các tác giả có ghi lại một cách rất khách quan: “Bính Tuất (1406) (Hán Thương Khai Đại thứ 4 Minh Vĩnh Lạc thứ 4). Mùa hạ, tháng 4, nước Minh sai Chinh nam tướng quân, Hữu quân đô đốc đồng tri là Hàn Quan, Tham tướng đô đốc đồng tri là Hoàng Trung đem 10 vạn quân ở Quảng Tây sang xâm lược, mượn tiếng đưa ngụy Trần vương là Thiêm Bình về nước” [33,681]. Trong Việt Lam tiểu sử, Lê Hoan cũng lựa chọn chi tiết này nhưng có gắn thêm yếu tố hư cấu để gửi gắm những dụng ý của mình. Đó có thể xem


như là những lời dự báo đầy ẩn ý. Lời dự báo ấy bắt đầu từ khi Trần Thiên Bình được Hoàng Trung hộ tống về đến nước Nam, đêm đầu tiên sau khi được trăm họ chào đón vái lạy, Thiên Bình trở vào đi nằm nhưng suốt đêm trằn trọc không sao ngủ được “vừa chợp mắt, bỗng thấy mặt trời hồng ở phía Bắc mọc lên, di chuyển xuống phía Nam rồi rơi tõm xuống nước, ánh sáng chói chang, ai thấy cũng phải sợ” [26,39]. Giấc chiêm bao ngắn ngủi ấy vô tình lại chính là lời dự báo cho kết cục bi đát của Trần Thiên Bình. Số phận của Trần Thiên Bình cũng giống như “mặt trời hồng” vừa mọc đã kịp di chuyển rồi “rơi tõm xuống nước”. Quả đúng như giấc mộng, Trần Thiên Bình bị rơi vào trận địa mai phục của Hồ Hán Thương “vừa đi đến đầu cầu, kinh hồn mất vía bị Dân Hiến đâm cho một nhát rơi xuống nước chết” [26,40].

Cùng nói về sự ra đời của người anh hùng Lê Lợi trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư, các tác giả chép: “Vua họ Lê, huý là Lợi, người hương Lam Sơn, huyện Lương Giang trấn Thanh Hóa... trước kia, tổ ba đời của vua huý là Hối, từng một hôm đi chơi Lam Sơn, thấy đàn chim bay quanh dưới núi, giống như hình trạng nhiều người tụ họp, bèn nói: “Chỗ này tất là đất tốt”, mới dời nhà đến ở đấy. Được ba năm thì thành sản nghiệp. Từ đấy, đời đời làm hùng trưởng một phương. Hối sinh ra Đinh nối được nghiệp nhà, có bộ chúng đến hơn nghìn người, lấy vợ là Nguyễn thị (huý là Quách), sinh được hai con trai, con trưởng là Tòng, con thứ là Khoáng. Khoáng lấy vợ người Chủ Sơn (Chủ Sơn là Thuỷ Chú) là Trịnh thị (huý là Thương), đến năm Ất Sửu, tháng 8, ngày mùng 6, sinh ra vua ở hương Chủ Sơn, huyện Lôi Dương. Vua sinh ra, thiên tư tuấn tú khác thường, thần sắc đẹp mạnh, mắt sáng, mồm rộng, mũi cao, vai có nốt ruồi, tiếng to như tiếng chuông, đi như rồng, bước như hổ, kẻ thức giả biết là người phi thường” [34,7-8].

Rõ ràng khi giới thiệu về sự xuất hiện của Lê Lợi, các nhà sử học chỉ ghi lại rất chính xác và khách quan, có chăng chỉ là so sánh ví von hình dáng thần


sắc của vua để tô đậm sự khác thường cho nhân vật lịch sử. Khác với các nhà sử học, trong Việt Lam tiểu sử, Lê Hoan đã khai thác chi tiết này rồi hư cấu để gửi gắm dụng ý của mình. Sự xuất hiện của Lê Lợi ngay từ lúc mới ra đời đã có phần rất kỳ lạ “Lê Lợi lúc sinh, nhà có đoá mây hồng che phủ suốt ba ngày liền không tan. Ông tính tình cởi mở ít nói có kiến thức Ngũ kinh, Chư sử chỉ xem qua là nhớ” [26,32]. Có lẽ nắm bắt được trong mỗi tâm hồn người Việt, hình tượng Lê Lợi đã được coi là một vĩ nhân một vị thánh nên Lê Hoan đã huyền thoại hoá cuộc đời của nhân vật bằng yếu tố hư cấu từ sự ra đời cho đến khả năng thiên bẩm. Dấu hiệu ấy không chỉ tạo nên sự hư thực xung quanh nhân vật mà còn là điềm báo quý nhân rằng sau này Lê Lợi sẽ hoàn thành đại nghiệp một cách vinh quang, lừng lẫy như áng mây hồng lan tỏa và người sẽ là một ông vua sáng suốt chăm lo cho muôn dân.

Xuất phát từ dụng ý viết tác phẩm Việt Lam tiểu sử để làm phương tiện giải thích, thanh minh với đồng hữu, với dân tộc, cho nên những sự kiện gắn liền với nhân vật đã được tác giả Lê Hoan hư cấu, sắp xếp theo ý muốn chủ quan của mình. Trong Đại Việt sử ký toàn thư, không hề có chi tiết Lê Lợi hợp tác với nhà Minh đánh nhà Hồ và cũng không hề có chi tiết Lê Lợi đi tìm hậu duệ của nhà Trần là Trần Giản Định để phò tá. Xung quanh sự kiện Lê Lợi dấy binh ở Lam Sơn, các tác giả Đại Việt sử ký toàn thư có ghi lại một cách khách quan “trước đây người Châu Hóa là bọn Đặng Tất và Nguyễn Suý cùng nhau lập con cháu nhà Trần là Trần Ngỗi, Trần Khoáng làm vua nhưng vua thấy họ đều hèn nhát, lại say đắm tửu sắc, biết là không nên việc, mới ẩn náu ở rừng núi, để lòng nghiên cứu thảo lược, tìm mời những người mưu trí, chiêu tập những dân lưu li hăng hái dấy nghĩa binh, chỉ muốn dẹp loạn lớn. Từng bảo người rằng: “Ta sở dĩ cất quân đánh giặc không phải là có lòng tham phú quý, chỉ muốn cho người ngàn năm sau biết ta không chịu làm tôi giặc tàn ngược thôi” [34,8].


Cũng nói về quá trình dấy binh của Lê Lợi nhưng sự kiện này trong Việt Lam tiểu sử đã được nhìn nhận ở những góc độ khác nhau do có thêm yếu tố hư cấu. Nhà văn đã hư cấu ra rằng, do tướng ít quân mỏng, nước nhỏ dân nghèo, thời cơ chưa đến nên Lê Lợi đã “hợp tác” với Trương Phụ để đánh nhà Hồ, khi quân Minh bình định được An Nam bắt được họ Hồ thì chúng lại bộc lộ dã tâm xâm lược nước Nam. Trước việc làm bất nghĩa của quân Minh, Lê Lợi tìm cách trả lại ấn sắc phong thưởng của triều Minh rồi đến Châu Tri Hóa tìm Giản Định là con cháu vua Trần tôn lên làm vua để phò tá, cuối cùng không được Giản Định Đế dung nạp Lê Lợi đã tự đứng lên dựng cờ khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn gian khổ để đem lại độc lập cho dân tộc.

Đọc Việt Lam tiểu sử, ta thấy rằng bên cạnh việc bảo lưu tên tuổi, vai trò, vị trí,... tác giả đã chú ý tới những yếu tố mà các nhà sử học thường ít khi bàn tới. Đó là quan tâm tới nhân vật không chỉ ở phương diện là các nhân vật có vai trò nhất định trong diễn trình lịch sử mà còn là những số phận chịu sự tác động nhất định của những hoàn cảnh cụ thể như bao con người bình thường khác.Ví dụ:

Trong Đại Việt sử ký toàn thư, nhân vật Lê Lợi được các tác giả nhắc tới là một vị tướng tài kiệt suất, một ông vua mưu lược. Mặc dù trong quá trình khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi có nhiều lúc thất bại nhưng sự thất bại ấy chỉ được các nhà sử học ghi chép là những chi tiết nhỏ ở mức độ khái quát. Vấn đề được các sử gia chú ý tái hiện là những mốc son lịch sử và những chiến công lừng lẫy của Lê Lợi. Khác với các nhà sử học, tác giả Lê Hoan đã chủ tâm lựa chọn từ những chi tiết nhỏ để xây dựng thành các sự kiện lớn gắn liền với cuộc đời nhân vật. Bằng con mắt “đời tư”, nhà văn đã tái hiện một Lê Lợi không chỉ tài giỏi mưu lược mà đôi lúc còn có cả những tính toán sai lệch dẫn đến sự thất bại khôn lường. Ví như ở hồi 47, sau khi nhận được tin của Đoàn Mãng báo về quân Bắc đang ồ ạt kéo quân vào Thanh Hóa khí thế rất mạnh,


Lê Lợi thân chinh dẫn 5000 quân ra trận, do không lường trước được thế mạnh của giặc, Lê Lợi bị bao vây: “Lúc này Thái Tổ còn hơn 300 quân, vùng vẫy thế nào cũng không thoát ra được. Hậu bộ Phạm Đán gương cung bắn chết mấy chục người, cứu thoát Thái Tổ ra... Thái Tổ sau khi được Phạm Đán cứu thoát, liền cướp đường cùng Đoàn Mãng và Lê Lai chạy tháo thân” [26,312]. Khi qua suối, Lê Lai ở lại dứt cầu dây để an toàn mặt hậu do trở tay không kịp bị Trần Trung giết, nghe được tin Thái Tổ liền “khóc oà lên rồi ngã vật xuống đất ngất lịm... Nói chưa dứt lời, Trần Trung đã xua chó ngao chạy lại. Mãng bất đắc dĩ phải xốc nách Thái Tổ nằm sát xuống rồi lấy thân mình che lên trên” [26,314].

Hay ở hồi 55 sau khi nhận được thư chiêu hàng của Thái Tổ, Lý An tức tối sai người đưa thư trả lời Thái Tổ hết sức xớc xược. Do quá bực tức, Lê Lợi nóng vội cho quân tấn công Giao Chỉ: “Thái Tổ tiến quân đến bên ngoài thành Giao Chỉ, truyền lệnh hạ trại... Bỗng thấy một hồi còi đồng vang lên của quân Nam trận địa còn dở nên thua chạy... Thái Tổ bị địch bao vây chặt lớp trong lớp ngoài.

Vua than rằng:

- Chỉ vì ta coi thường địch nên mới đến nông nỗi này! Nói đoạn, rút bảo kiếm chỉ thẳng về phía quân Bắc. Những quân Nam theo vua đều tử trận. Cùng lúc ấy Thiếu Ngại và Công Soạn đều bị thương nặng, đang dẫn quân chạy tới kêu rằng:

- Chúa thượng hãy khoan đã, bọn thần xin liều mình cứu chúa. Hai người cố mở một con đường máu xông vào đưa Thái Tổ ra ngoài” [26,351].

Những minh chứng này cho thấy tác giả Lê Hoan khi xây dựng nhân vật văn học đã nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau. Lê Lợi là một vị tướng chỉ huy, việc thắng lợi hay thất bại là điều thường gặp trong chiến trận. Miêu tả chi tiết và chân thực những thất bại này, tác giả không nhằm chỉ ra những


điểm yếu của nhân vật mà nhằm tô đậm thêm ý chí quật khởi chống xâm lăng của người anh hùng Lê Lợi. Trong quá trình khởi nghĩa, Lê Lợi và nghĩa quân đã từng vào sinh ra tử, chiến đấu chốn xa trường phải đối mặt với những gian nan thử thách kể cả là những thất bại, có trận thắng lớn có trận thua to. Nhưng với ý chí quyết tâm không quản ngại khó khăn gian khổ, Lê Lợi đã lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn vượt qua mọi thử thách để làm nên những thắng lợi huy hoàng cho dân tộc Việt Nam.

2.3.2.2. Nguyên nhân của sự khác biệt

Sở dĩ có sự khác biệt giữa nhân vật trong Việt Lam tiểu sử với những nhân vật được ghi chép trong sử sách là do đối tượng quan tâm của sử học và văn chương có sự khác nhau. Nếu các tác phẩm sử học quan tâm tới các sự kiện và nhân vật theo tiến trình của nó thì văn học lại chú ý các nhân vật. Nguyên tắc cao nhất của chính sử là trung thành với “sử thực” (sự thật của lịch sử). Còn tiểu thuyết lịch sử lại coi trọng sự sáng tạo hư cấu, sử chỉ dừng lại ở chuyện đời thường nhưng tiểu thuyết lại có thể vươn tới những bến bờ xa lạ những miền bí ẩn mà con người ít hoặc chưa biết đến theo óc lãng mạn và trí tưởng tượng của con người. Với thể loại tiểu thuyết, hư cấu nghệ thuật được xem là một đặc trưng của thể loại, và là một thao tác nghệ thuật không thể thiếu trong tư duy sáng tạo của thể loại này. Hư cấu cho phép tác phẩm tái hiện những thời đại lịch sử phát triển trong câu chuyện hư cấu không hiện thực như sử học và nhân vật hoàn toàn không bị lệ thuộc bởi nguyên mẫu ngoài đời như những tác phẩm thuộc thể ký. Nhiệm vụ của tác giả tiểu thuyết lịch sử là phải chứng minh sự tồn tại của hoàn cảnh và các nhân vật lịch sử bằng công cụ nghệ thuật và làm sống lại lịch sử bằng quyền hư cấu, bằng khả năng sáng tạo nghệ thuật của mình. Nói đến tiểu thuyết là nói đến tưởng tượng, đến hư cấu nghệ thuật và nói đến tiểu thuyết lịch sử là nói đến tài “tưởng tượng lịch sử” của nhà văn. Vấn đề đặt ra với nhà tiểu thuyết lịch sử là

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 02/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí