Ngôn Ngữ Của Hai Tiểu Thuyết Viết Về Thiếu Nhi Côi Cút Giữa Cảnh Đời Và

Sự cứng cỏi, bản lĩnh của Duy còn được thể hiện rất nhiều lần trong nhiều tình huống bị áp bức, với nhiều đối tượng khác nhau trong cuốn tiểu thuyếtCôi Cút giữa cảnh đời. Đó là lần giáp mặt đầu tiên với tên Hứng - kẻ đã rắp tâm chiếm đoạt trắng trợn phần lớn diện tích căn nhà mà hai bà cháu Duy đang ở. Trước những lời lẽ dơ bẩn của kẻ đang say dở, trước hành động có tính chất dọa nạt: “Lão giơ hai ngón tay làm súng lục, miệng khạc đạn. Tôi thấy như có ngọn súng chỉ vào mặt tôi” [24, tr. 129] và Duy có phản ứng rất tự nhiên: “định giơ tay lên che”. Đó là phản ứng rất bình thường của một cậu nhỏ khi gặp phải sự tấn công của kẻ khác dẫu chỉ là dạng hăm dọa. Nếu động tác che mặt đó không phải là giả mà là thật thì người đọc cũng rất cảm thông cho cậu bé. Nhưng Ma Văn Kháng đã miêu tả cậu bé một phút chần chừ, do dự: “nghĩ thế nào lại thôi” [24, tr. 129]. Ma Văn Kháng rất am hiểu tâm lí nhân vật. Nhân vật của ông tuy còn nhỏ nhưng là nhân vật từng trải sớm, giàu lòng tự trọng nên không thể có hành động đầu hàng trước cái ác một cách dễ dàng như thế. Cái giây phút nghĩ lại của cậu là một thoáng trấn tĩnh lại để lấy lại bản lĩnh, để chứng minh cho đối phương biết là mình không phải kẻ hèn, kẻ yếu đuối, kẻ dễ bắt nạt và xúc phạm.

Sự bất khuất phục ngay từ ban đầu đó đã tạo cho cậu bé có đủ sức mạnh để chống chọi với những lời dọa nạt bỉ ổi của tên Hứng: “mày vẫn ngồi lì ở trong buồng này hở?”. Thái độ gan góc của một cậu bé quá nhỏ so với tuổi đời và sự cáo già của Hứng làm cho hắn càng tức tối thêm: “A, thằng này gan cóc tía thật” [34, tr. 129]. Duy cảm thấy mình vừa bị xúc phạm đến thể chất, vừa bị xúc phạm đến tinh thần, đặc biệt là một vùng tình cảm thiêng liêng về bố mẹ, ông bà, tổ tiên nên Duy đã phản ứng dữ dội. Duy bật thét lên để phủ nhận lời bịa đặt trắng trợn của lão Hứng. Cậu khẳng định nhân cách và vị trí cao đẹp của bố và ông nội. Và cuối cùng, trước quyết tâm gieo rắc sự đau đớn vào tâm trí non nớt của cậu bé sớm gặp nhiều bất hạnh của tên Hứng, Duy đã bật khóc. Cậu khóc không phải vì yếu đuối mà khóc vì tất cả những lời đe dọa của lão Hứng đã quá sức chịu đựng của cậu. Cậu bé khóc vì thấy mình đang phải đối mặt với một tên yêu quái tàn nhẫn, độc ác chứ không phải là con người. Và hơn hết, cậu khóc vì cậu còn quá nhỏ, không đủ sức mạnh để chống lại tên yêu quái, trác táng chỉ có cái vẻ đạo đức giả bề ngoài và lòng dạ nung

nấu luôn rặt những mưu mô gian hiểm của con người gian ác này.

Sự trưởng thành về tư tưởng và bản lĩnh ngày càng được thể hiện đậm nét hơn trong những suy ngẫm và hành động của Duy. Không còn là sự tủi thân, lủi thủi khi bị mấy đứa bạn con nhà giàu kéo bè kéo cánh áp bức như những ngày đầu đi học nữa. Khi vào độ tuổi lên mười, cậu bé đã có ý thức đầy đủ về lòng tự trọng, có đủ sức mạnh và lòng quả cảm để đấu tranh thẳng thừng với kẻ bắt nạt mình cho dù cậu đang ở tình thế đơn thương độc mã. Điều đó được khẳng định rõ nét trong lần quyết đấu với Kim Phú và bè cánh của đứa học sinh hung hãn con nhà giàu.

Sau trận quyết đấu với Kim Phú, với ý nghĩ rất đơn giản, trẻ con là “chuyện bình thường vẫn hay xảy ra và chìm vào trong nhịp sống sôi động học trò mà thôi” [24, tr. 244]. Thế nhưng, Duy không ngờ mọi chuyện không kết thúc dễ dàng như vậy. Cậu bé phải đối mặt liên tiếp với cô giáo Tuyết dạy văn và nhất là với bà mẹ ghê gớm của Kim Phú.

Khi bị cô giáo Tuyết, thiếu tinh thần trách nhiệm quy cho cái tội “ghen ghét với tài năng” mà thực ra là thói ăn cắp kiến thức của Kim Phú, Duy đau đớn vô cùng: “Tôi cúi gằm, mặt ê dại đi. Trời ơi, sao tôi bị nhục mạ đến thế này. Cô ơi, sao cô lại có thể gán cho em cái ý nghĩ đê hèn, đốn mạt như thế?” [24, tr. 245]. Duy xót xa, cay đắng khi nghĩ rằng mình đã bị cô giáo sỉ nhục, bị kết tội thiếu căn cứ. Những suy nghĩ cay cực cứ chất chồng lên khiến đầu óc của cậu mung lung, hỗn loạn.

Bằng bút pháp miêu tả đời sống nội tâm nhân vật tinh tế, Ma Văn Kháng đã đi sâu vào từng ngó ngách sâu kín nhất trong tâm hồn Duy để có thể diễn tả những diễn biến tâm lí mơ hồ và khó nói nhất của cậu bé có tính cách rất kín đáo này. Qua những va vấp, những tình huống xung đột trong cuộc sống, ta có thể thấy rằng so với những ngày đầu tiên đi học trong buồn tủi, trong oan ức và sự cô độc của Duy thì càng ngày Duy càng tỏ ra là một chàng trai có bản lĩnh và cứng rắn hơn. Vẫn đa cảm, giàu suy tư, giàu lòng tự trọng nhưng cậu đã mạnh mẽ và trưởng thành hơn rất nhiều. Cậu bé xứng đáng là người con ưu tú, sống có ích cho gia đình và xã hội.

Bên cạnh Duy, Thảm cũng là nhân vật thiếu nhi được Ma Văn Kháng dành cho những tình cảm ưu ái nhất. Thảm là cô bé chịu nhiều éo le ngay từ thuở lọt lòng nhưng không vì thế mà em tỏ ra sầu bi, mặc cảm, tự ti. Em sống cứng cáp, nhanh

nhẹn, mạnh mẽ, thanh thoát. Em không cam chịu trong bất cứ tình huống nào, em lăn xả vào cuộc đời để đòi sự công bằng. Xa mẹ từ nhỏ, sống trong tình yêu thương, chăm bẵm của bà, lại cười nói nhí nhảnh cả ngày, tưởng rằng cô bé không có khái niệm về hình ảnh của mẹ, về nỗi khát khao được gặp mẹ. Thế nhưng sự thực bên trong tâm hồn bé bỏng, thơ ngây ấy lại hoàn toàn khác. Giữa cô bé và mẹ vẫn có một sợi dây liên hệ vô hình nhưng rất thiêng liêng bất chấp mọi rào cản về thời gian, không gian.

Nỗi nhớ mẹ, khát khao cháy bỏng được gặp mẹ của Thảm được Ma Văn Kháng diễn tả rất cảm động, sâu sắc phù hợp với tâm lí của tuổi thơ. Khi nghe bà bảo: “Hôm nào bà khỏe, bà sẽ làm món chân giò giả cầy cho hai cháu ăn. Thảm có sự liên hệ tự nhiên làm cho bà và Duy đều bất ngờ và xúc động sững người: “Thế mẹ cháu có biết làm những món ấy không, bà?” [24, tr. 271]. Rồi có những hôm Duy còn nhìn thấy em Thảm lặng người đi trong đau đáu tơ tưởng về một bóng hình nào đó rất thiêng liêng mà em chưa muốn tỏ bày. Mong muốn được gặp mẹ, được cảm nhận tình yêu thương của mẹ nên có lần Thảm đã kể với anh là em mơ thấy mẹ về. Những tưởng tượng của bé Thảm “là hình ảnh của cơn mộng mị ám ảnh, là sản phẩm của tâm linh hay chính đó là sự thật, một sự thật ở ngoài sự tưởng tượng của con người” [24, tr. 272]. Câu trả lời tùy thuộc vào góc nhìn, sự lí giải của mỗi người. Nhưng chỉ biết rằng, qua những trang văn diệu kì của nghệ thuật khắc họa đời sống nội tâm nhân vật, người đọc đã thực sự bị chìm đắm trong hành trình huyền ảo đến với người mẹ vì hoàn cảnh mà phải cách biệt con. Độc giả như bị cuốn theo những cảnh tượng mà Thảm tưởng tượng, cùng cảm thông và khao khát cùng em, mong cho em sớm gặp được người mẹ yêu thương của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Lý trong tiểu thuyết Chuyện của Lýcũng có một tuổi thơ cay cực, dữ dội tương tự như Duy và Thảm. Lý ra đời từ tình yêu đau khổ của mẹ Nhu, bố Khánh. Là đứa trẻ chịu nhiều thiệt thòi, vì bố Lý chưa có đăng ký kết hôn với mẹ đã phải ra chiến trường. Lý rơi vào hoàn cảnh con không cha, không được cấp giấy khai sinh, không được xã hội công nhận làm người. Bố mẹ Lý cũng vậy, họ đều là nạn nhân của những đê hèn và thành kiến của cái xã hội. Nhưng rất may, Lý lại được ông Thòn, bà Pham mến người và thương cảm giang tay cứu mạng. Tuy nhiên, không vì thế mà

Lý lại tỏ ra sầu muộn, mặc cảm, cô đơn. Lý sống cứng cáp, gan góc và có bản lĩnh ngay từ những động tác tập lẫy, tập đi, tập nói, đối mặt với ác thú. Lý không chịu ngã gục trước mọi tình huống nào, Lý lăn xả vào cuộc sống để giành giật lấy lẽ phải và chiến thắng.

Nhân vật thiếu nhi qua hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng - 9

Lý là đứa trẻ ngoan ngoãn và thông minh tiềm ẩn. Lý biết thương mẹ, động viên mẹ vì thấy mẹ vất vả nhiều. Mặc dù, mới chỉ là đứa hài nhi nhưng trong sâu thẳm tâm hồn của Lý cũng đã hiểu được nỗi buồn, nỗi khổ của mẹ. Lý ở nhà với bà Pham, ông Thòn, Lý “không bao giờ ọ ẹ một tiếng khóc”. Lý chỉ cười để cho mẹ vui, để mẹ quên đi cái buồn cái khổ cái tủi trong cuộc đời của mình. Không ai có thể ngờ, “một đứa trẻ mới lọt lòng, một sinh linh bé nhỏ, chưa hoàn thiện thể chất một con người lại là điểm tựa, điểm đỡ nâng dựa cậy của một người mẹ đã hăm nhăm tuổi đời” [28, tr. 16].

Càng lớn, Lý càng thấu hiểu được hoàn cảnh ngặt nghèo thiếu thốn của mẹ. Lý lao động giúp đỡ mẹ và em sớm có ý thức tự lập, sớm biết hi sinh vì người khác. Chưa được sáu tuổi, Lý đã tự chăm sóc cá nhân mình. Lý biết giúp mẹ, bà Pham làm những công việc nhỏ nhặt trong gia đình. Không những thế, Lý còn là đứa trẻ ham hiểu biết, nhiều khi em hỏi mẹ những câu rất có tình, có lý: “Mẹ ơi, có phải là trước khi đi ra mặt trận, bố dặn con là con ở nhà phải chịu khó giúp đỡ mẹ, phải không, mẹ?” [28, tr.128]. Thực tình, Lý hỏi là để an ủi tinh thần mẹ, để cho mẹ vui.

Những hành động, những nỗi niềm yêu thương của Lý đối với mẹ đã được Ma Văn Kháng miêu tả rất chân thật và tinh tế. Người đọc hoàn toàn cảm phục trước tấm lòng hiếu thảo của Lý đối với mẹ. Lý chính là điểm tựa tinh thần, là điểm đỡ nâng dựa cậy của cuộc đời mẹ và làm cho mẹ thấy cuộc đời của mình thật tươi đẹp. Cuộc sống thật đáng yêu và tương lai thật sán lạn.

Sự trưởng thành về suy nghĩ và bản lĩnh của Lý ngày càng được thể hiện đậm nét hơn trong những suy ngẫm và hành động của Lý. Đó là buổi đầu tiên đến trường, Lý bị cô Viêng đối xử bất công và có ác cảm lộ liễu với mình. Nào là hồ sơ đi học “không đủ như quy định”, “Không có giấy khai sinh”. “Trường học chả lẽ lại là nơi đào tạo kẻ xã hội vô thừa nhận” [28, tr.146]. Lý không có tên trong danh sách ở lớp. Lý rất can đảm, dám hỏi thẳng cô Viêng. Mặc dù, cô Viêng có vẻ khó chịu với Lý,

cô “cau mặt” và mắt nhìn “xoi xói” vào mặt Lý nhưng Lý không hề có mặc cảm kém cỏi để câm lặng, chịu nhận thua thiệt. Lý nhờ đến bà Pham cưu mang, cuối cùng Lý được vào học nằm trong danh sách học sinh dự thính. Vì là học sinh dự thính nên Lý luôn bị cô giáo hoạnh họe, đối xử phân biệt bất công, từ việc bầu làm lớp trưởng, lớp phó đến bài tập viết của Lý. Lý cảm nhận rất rõ về sự ác cảm lộ liễu của cô. Nhưng mọi sự suy nghĩ, dằn vặt của Lý về cô giáo, về sự bất công đối với Lý đã được mẹ Nhu kịp thời giải tỏa. Đặc biệt, Lý còn là một cô bé quá can đảm, “đã hạ gục con rắn độc, giải thoát một tình thế nguy biến cho cô” [28, tr. 188]. Đây là một hành vi liều mình vì sự an toàn của cô giáo Viêng, khiến cho cô giáo không những không tâm phục mà còn xóa nhòa mọi ác cảm của cô giáo đối với Lý.

Lý là đứa trẻ không những can đảm, gan góc mà Lý còn là đứa trẻ có ý chí, nghị lực vươn lên. Lý tự học, tự đọc sách để nâng dần tầm hiểu biết của mình, mở rộng dần trường giao tiếp, tham gia trực tiếp vào công việc gia đình và ngoài xã hội. Lý có ý thức gắn bó với cội nguồn dân tộc đất nước. Lý xuất sắc trong học hành đồng thời với sự trưởng thành về nhận thức và sâu sắc hơn về tình cảm trong môi trường đấu tranh xã hội.

Bằng bút pháp miêu tả đời sống nội tâm của nhân vật, Ma Văn Kháng đã đi sâu vào miêu tả tâm trạng, tình cảm, ý nghĩ, hành động …của Lý để qua đó cho độc giả thấy được, Lý là một đứa trẻ thông minh, dũng cảm, đầy ý chí, nghị lực và nhất là rất tình nghĩa thủy chung. Lý còn là cái mầm sống hồn nhiên mạnh mẽ lạc quan, bất khả chiến bại trong cuộc đầy gian nan bất trắc này. Lý xứng đáng với danh hiệu “CON NGƯỜI” viết hoa.

Qua việc tìm hiểu nghệ thuật khắc họa đời sống nội tâm nhân vật, ta thấy Ma Văn Kháng là nhà văn giống như nhà văn Thạch Lam đã từng nói: Ông biết “đi sâu khai thác cái của quý vô hạn là tâm hồn con người”. Nghĩa là, Ma Văn Kháng biết khám phá những bí ẩn của thế giới bên trong con người, bởi chỉ ở đây mới cho ta thấy nhà văn - qua công cụ ngôn ngữ đặc thù - đã nhìn sâu sắc vào cái phần không dễ thấy của con người, đồng thời cũng cho ta thấy bản lĩnh độc lập và tâm hồn thanh cao của người viết. Đặc biệt là cái thực tài của nhà văn, nguồn gốc ở chính tâm hồn nhà văn, một nghệ sĩ có một tâm hồn phong phú, những tình cảm dồi dào.

Nhưng bên cạnh hai biện pháp nghệ thuật chủ yếu là nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật, nghệ thuật khắc họa đời sống nội tâm nhân vật. Khi miêu tả nhân vật, Ma Văn Kháng còn sử dụng kết hợp một số các yếu tố nghệ thuật khác như ngôn ngữ đặc trưng của nhân vật qua những đoạn đối thoại trực tiếp hoặc những đoạn đối thoại nội tâm. Nhưng một biện pháp nghệ thuật nữa cũng góp phần quan trọng vào việc miêu tả nhân vật - đó là nghệ thuật kể chuyện.

Ở trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời được dắt dẫn theo lời tự sự của “tôi”. Việc Ma Văn Kháng trần thuật bằng ngôi kể thứ nhất với mục đích là người kể sẽ trực tiếp kể ra những điều mình nghe, mình thấy, mình trải qua, trực tiếp nói ra được ý nghĩ, tình cảm của mình. Đây là ngôi kể hay được sử dụng trong tác phẩm tự sự. Còn ở trong tiểu thuyết Chuyện của Lý, Ma Văn Kháng lại sử dụng ngôi kể thứ ba. Người kể gọi tên nhân vật bằng chính tên của chúng (Lý), rồi tự giấu mình đi như là không có mặt (nhưng thực ra vẫn có mặt khắp nơi trong toàn truyện). Cách kể này mang tính chất khách quan, người kể có thể kể tất cả những gì có ở trên đời, kể cả những bí mật trong tâm hồn kẻ khác, những thế giới xa lạ, chưa có dấu chân con người. Đây là ngôi kể tự do nhất hay được sử dụng.

Nhân vật kể chuyện trong hai cuốn tiểu thuyết là nhân vật thiếu nhi với cái nhìn về cuộc đời vừa trong trẻo, vừa nhạy cảm và nhiều lúc lại rất sâu lắng phù hợp với lứa tuổi. Để tạo nên những điểm nhấn sâu lắng trong tiểu thuyết, tác giả còn chú ý miêu tả những đoạn độc thoại nội tâm, những đoạn trữ tình ngoại đề giàu cảm xúc. Đặc biệt là trong tác phẩm Côi cút giữa cảnh đời, nhân vật kể chuyện là Lã Văn Duy

- một thiếu niên ở tuổi mười lăm nhưng lắm lúc nhân vật này tự giấu mình đi để câu chuyện phát triển theo chiều hướng khách quan. Cách kể rất sáng tạo này giúp cho tác giả có thể dễ dàng trong việc thay đổi không gian, sự kiện của câu chuyện. Hơn nữa nó cũng giúp cho tác giả thuận lợi trong việc chuyển tải nội dung tư tưởng và những suy tư, thông điệp về cuộc sống.

Với việc sử dụng tổng hòa các biện pháp nghệ thuật, Ma Văn Kháng đã thật sự thành công khi miêu tả nhân vật, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả nhân vật thiếu nhi. Có thể khẳng định: “Ma Văn Kháng là nhà văn đã thực hiện một bước tiến trong nghệ thuật tự sự văn xuôi tiếng việt. Ông đã tạo dựng phong cách riêng của một cây

bút hiện thực - cảm thương, từng trải, tinh tế mà gan ruột, đằm thắm. Văn chương ông sống động, truyền đạt xác thực nhân cách và bản sắc dân tộc đa dạng trong cái nhìn, nếp cảm, lối nghĩ, vừa cá biệt, vừa tiêu biểu cho chân dung của nhiều hạng người Việt Nam từ miền ngược đến miền xuôi [56, tr. 461].

CHƯƠNG 3

ĐẶC SẮC TRONG NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU QUA HAI TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ THIẾU NHI CÔI CÚT GIỮA CẢNH ĐỜI

CHUYỆN CỦA LÝ CỦA MA VĂN KHÁNG

3.1. Ngôn ngữ của hai tiểu thuyết viết về thiếu nhi Côi cút giữa cảnh đời

Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng

3.1.1. Khái niệm về ngôn ngữ nghệ thuật

“Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học, vì vậy văn học được gọi là loại hình tượng nghệ thuật ngôn từ” [13, tr. 215]. “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” (Gorki). Bằng ngôn ngữ, nhà văn dẫn dắt người đọc vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Qua ngôn ngữ, người đọc nhận ra và phân biệt được nhà văn này với nhà văn khác, phong cách này với phong cách khác. Thực tế cho thấy, nhà văn có thể đặt ra trong tác phẩm của mình những vấn đề quan trọng, cốt lõi của đời sống, nhưng nếu ngôn ngữ trong toàn bộ tác phẩm không tạo được cho độc giả sự xúc động, sự cuốn hút thì tác phẩm cũng dễ đi vào quên lãng. Trái lại, có những tác phẩm nội dung có thể không có gì quá đặc sắc mà cứ làm cho độc giả say mê thì đó chính là do yếu tố ngôn ngữ tạo thành. Nói theo cách nói của Ma Văn Kháng: “Văn chương, chỉ với những con chữ đơn giản mà đạt tới hiệu quả chân lý không một phương tiện nào so sánh được, thế đó, chính là cái thiêng liêng, bí ẩn nọ mà người đọc hút hồn. Và đó là căn nguyên của sự tồn tại thứ nghệ thuật ngôn ngữ siêu đẳng này. Là niềm phúc lộc, là ân thưởng cho những nhọc nhằn khốn khổ của cái nghề lạ lùng này” [29, tr.201].

Để có một thứ ngôn ngữ riêng làm nên phong cách của tác giả, với Ma Văn Kháng đó là một công việc rất kì thú và cũng rất quan trọng trong việc để lại dấu ấn của mình trong trái tim độc giả. Chính nhà văn đã từng bộc bạch: Đọc một trang sách, nghe một người nói chuyện, sức hấp dẫn với mình ngay lúc đó chưa hẳn đã là nội dung đâu, mà trước hết, có khi lại là ngôn ngữ. Thấy có cách diễn đạt, kiểu câu, từ ngữ lạ, hay, chính xác, nghĩa là đi tới tận cùng của ý tứ, là mình ghi chép, găm vào trí nhớ liền… Ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng một hệ thống ngôn ngữ mang đậm dấu ấn phong cách cá nhân, Ma Văn Kháng đã cố gắng tạo lập cho

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2023