Nghệ Thuật Khắc Họa Đời Sống Nội Tâm Nhân Vật

nhẹn thì ngược lại bà của hai em ngày càng già đi, gầy hơn, chậm chạp hơn. Đó là một điều đương nhiên, bởi bà đã phải trải qua bao tháng ngày của cuộc sống gian khổ. Bà đã hi sinh vì chồng, vì con, đã phải chống chọi với biết bao điều ngang trái, bất công trong cuộc sống để che chở và nuôi dạy hai cháu nhỏ côi cút tội nghiệp. Khi Duy lên năm tuổi, lúc đấy bà nội đã ngoài sáu mươi, tuy gầy gò nhưng cốt cách của bà còn dẻo dai, tinh anh và nhanh nhẹn lắm: "Mặt bà tròn trịa, mảnh dẻ như phiến lá sen. Tóc bà cuộn trong một mảnh khăn nhung thành một vành khăn nhỏ, đặt nghiêng nghiêng trên mái đầu năng chải hiện rõ một đường ngôi thẳng tắp chia đều mái tóc sang hai bên. Mặc dù chân tay bà bé nhỏ, gần như chỉ là một làn da ánh mật bọc các lóng xương, bà vẫn thoăn thoắt trong các công việc và dáng đi đứng vẫn rất hoạt bát, tự nhiên, mạnh mẽ. Bà đi đi lại lại nhanh nhẹn, hai ống quần có lúc bên thấp bên cao chạm nhau loạt xoạt, nói lên thói quen tất tả, muốn dứt dóng chóng vánh mọi việc của bà, hàm răng nhuộm đen đều tăm tắp luôn luôn sáng lên một ánh cười ấm áp, hóm hỉnh, tỏa ra một niềm tin" [24, tr.11 - 12]. Vậy mà sau đó vài năm, khi bao tai biến ập đến với gia đình, khi bà phải gánh trên vai bao gánh nặng của mọi thành viên trong gia đình thì sự già nua, khắc khổ đã in hằn đậm nét trên mái đầu, dáng đi của bà. Lúc này "bà đã sáu mươi tám tuổi rồi. Đã gầy bà càng gầy. Tóc bà đã bạc hết và ngày nào còn một dải rậm dày, mỗi khi gội bồ kết xong bà quay vun vút như một đuôi ngựa múa, nay đã rụng, chỉ còn một lọn tóc nhỏ, ngắn ngủn. Chân tay bà chỉ còn là những lóng xương khô khỏng. Cắp rổ rau ngải từ khu đồi hoang về, bà phải nghỉ chân dọc đường, chứ không đi được một mạch như trước nữa" [24, tr. 179].

Khắc họa sâu sắc những thay đổi trên dáng hình của bà, Ma Văn Kháng muốn làm nổi bật đức tính tần tảo, chịu thương chịu khó, suốt đời hi sinh vì sự an lành, bình yên cho những người thân trong gia đình, dòng dõi. Cuộc sống luôn là hành trình bất tận của nghĩa cử cao cả "Cho" và "Nhận". Bà đã "Cho" các cháu sức khỏe, kinh nghiệm sống, niềm tin và tình yêu thương bao bọc để các cháu "Nhận" được sức mạnh nội lực thiêng liêng, sự lớn khôn và trưởng thành. Ngày hôm nay yên ấm và hạnh phúc của các cháu được đắp đổi bằng tuổi già, sức yếu và những tháng ngày vật lộn với gian khổ, bất công không mệt mỏi của bà.

Nếu như nhân vật chính trong tác phẩm Côi cút giữa cảnh đờilà Duy và Thảm

thì ở trong tác phẩm Chuyện của Lý, nhân vật chính lại là bé Lý. Lý là đứa trẻ được tác giả theo dõi, miêu tả từ lúc là một ấu nhi, một sinh thể sống đơn thuần, tới khi hình thành trọn vẹn nhân cách một con người. Lý ra đời trong hoàn cảnh không được sự thừa nhận của xã hội. Nhưng may mắn cho đời em, Lý lại được sống trong sự săn sóc, cưu mang của ông Thòn, bà Pham. Nhất là bà Pham, bà đã yêu Lý bằng tình yêu của một người mẹ thật sự. Nên mở đầu tác phẩm, tác giả miêu tả Lý trong sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc của bà: “Lý đã dậy rồi đấy, hả cháu? Ôi chao, bà thương. Bà thương em, em ngoan, em không khóc nhè” [28, tr. 5].

Lý xuất hiện như một biểu tượng của sự sống nhỏ nhoi. Lý nằm “trong cái nôi mây đan vành quết dầu nâu óng, giữa những chăn tã, cái trắng tinh, cái xanh chàm là khuôn mặt tròn trịa trắng hồng của cái Lý mới hai tháng tuổi. Cái Lý vừa tỉnh giấc. Nó đưa hai tay lên dụi mắt, rồi ngáp một cái rõ to, đoạn ngọ ngậy hai bàn chân mũm mĩm, miệng kêu hẹ hẹ” [28, tr. 6]. Cái động tác “đưa hai tay lên dụi mắt, rồi ngáp một cái rõ to”, cùng với “cái cười hít vào khiến ngực nó căng phồng lên” [28, tr. 8] đã đủ nhận thấy Lý sẽ là một đứa trẻ sáng dạ, lớn phổng. Và khi cười, Lý “còn lo le cái đầu lưỡi hồng hồng”, trông em thật đáng yêu.

Lý là đứa trẻ sớm am hiểu, khi bà Pham kể chuyện, Lý đã hiểu được mỗi lời nói của bà, chia sẻ với nỗi buồn, niềm vui hiện lên trên khóe mắt của bà. “Cặp lông mày lơ thơ của nó cũng nhíu lại khi giọng bà chợt buồn, chợt lo. Đôi mắt nó cũng bừng lên tia sáng khi nó nhận ra tiếng bà long lanh như tiếng chim hót”. Sau khi bà kể xong câu chuyện, bà nhìn thấy môi Lý “thấp thoáng một ánh cười, như chia vui với cái kết thúc mỹ mãn của câu chuyện”. Điều đó, khiến cho bà Pham phải nghẹn ngào và thốt lên: “Ôi cái Lý, cô cháu yêu của bà. Đời cháu sẽ không buồn không khổ như mẹ cháu đâu, Lý à!” [28, tr. 15]. Đúng như lời bà Pham nhận định, cuộc đời của Lý sẽ được sung sướng hơn mẹ. Lý được mẹ ấp ủ. Lý biết mình đang sống “trong vòng tay ôm ấp của mẹ. Lý như “là đứa trẻ duy nhất trên đời này biết tận hưởng niềm phúc lộc thần tiên của đời người là được bú mẹ: Chà! Lý nún. Lý mút. Lý ngoạm. Lý nhay. Lý nghiến. Nhoai cổ ra Lý nuốt”…Lý tu ừng ực. Môi Lý, Lưỡi Lý nhóp nha nhóp nhép. Lý bú chòm chọp như lợn con bú lợn mẹ ” [28, tr. 56 - 57]. Với

những động tác bú sữa mẹ của Lý, ta sẽ đoán được Lý là đứa trẻ dễ nuôi và lớn bồng. Lý không có dấu hiệu bệnh tật gì. Lý “chắc nịch như cái cối đá. Chân tay vừa dài rộng vừa chũn chĩn. Cổ tay, cổ chân, nơi nào cũng có ngấn sâu như thắt chỉ. Cả năm liền không một lần hu hi vang mình sốt mẩy, chẳng biết gì đến sài đẹn, cảm cúm…” [28, tr. 87]. Lý là đứa trẻ sẽ biến đổi, khôn lớn theo từng ngày. “Gương mặt giờ nó đã định hình. Nó có hai con mắt vừa to vừa dài giống mẹ. Đôi môi nó có nụ cười hoa rất sang cũng là của mẹ. Đôi tai cũng vậy, luân quách dầy đều, thùy châu đầy đặn. Riêng cái gò mũi dọc dừa cao sang thì chỉ mẹ nó biết là của bố Khánh nó”. Và chắc chắn, Lý lớn lên sẽ có một “khuôn mặt trắng hồng như cánh hoa sen nở [28, tr. 81].

Mặc dù khó khăn trong đời sống nhưng Lý đã được mọi người chăm sóc chu đáo nên tâm trạng của Lý luôn phấn chấn, vui vẻ. Điều này được thể hiện rất rõ qua khuôn mặt và cách ăn mặc của Lý trong những ngày đầu tiên đến trường. Lý “lau mặt, chải đầu, rồi gắn một cái nơ hồng bên mái tóc trái cắt ngắn”. Sau đó, Lý “mặc bộ áo quần mới bà Pham may thêu cho” [28, tr. 139 -140]. Trong khi đó, “con gái Dao có đứa còn đội khăn đỏ, có mấy bông len màu hoa dâm bụt thả hai bên tai” [28, tr.139 - 141]. Rõ ràng, so với con gái Dao, cách ăn mặc của Lý đẹp đẽ và sành điệu hơn.

Nhưng đối lập với cách ăn mặc đẹp đẽ của Lý là cách ăn mặc quê mùa của Bảo. Bảo “mặc áo kiểu người Giáy, ngắn cũn cỡn, màu xám cài khuy vải” với “con mắt lờ ngờ” và “cái mặt vẫn buồn rười rượi” [28, tr. 142, 175]. Còn Yến lại có “khuôn mặt nhỏ nhắn trắng xanh có hai con mắt vành mi rõ như nét vẽ” và “cái đầu có hai bím tóc ngắn ngủn” nhưng cái mặt thì “nhợt nhạt”, “sợ sệt” [28, tr. 170, 175]. Chỉ có Đào Lê Anh là ra dáng con nhà giàu nên mặt nó hay vênh vang: “dáng to phộp mặc quần trắng, xách cái cặp da, cậu chàng có lẽ là con cán bộ huyện nên vênh vang đi vào lớp” [28, tr. 144].

Với việc đặc tả những yếu tố bề ngoài như cách ăn mặc, ánh mắt, dáng hình, cử chỉ… của Lý cũng như của bạn bè Lý. Người đọc sẽ nhận thấy ở các em “mỗi người mỗi tính nết một hoàn cảnh” [28, tr. 178] như: Bảo thì hiền lành, chăm chỉ nhưng lại có hoàn cảnh khó khăn, thiếu sự chăm sóc, vì bố mẹ Bảo mất đã lâu. Nhà Bảo chỉ có

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

hai anh em sống nương tựa vào nhau. Nên tâm trạng buồn tủi, cô đơn được hiện lên rất rõ qua khuôn mặt và ánh mắt của Bảo; Yến hiện lên lại là đứa trẻ hay ốm đau quặt quẹo, thể trạng xanh xao yếu ớt, cơ thể phát triển chậm, sống nhút nhát, dễ bị tổn thương nhưng lại có lòng tự trọng cao. Yến cũng có hoàn cảnh khó khăn, vì mẹ Yến mất sớm, bố là bộ đội biên phòng phục viên, lương thì ba cọc ba đồng; Còn Lý cũng có hoàn cảnh tương tự như Bảo,Yến nhưng “Lý lại được cái lý cái tình người nâng niu thừa nhận”. Hơn nữa, Lý còn là đứa trẻ có ý chí, can đảm, dám vượt lên chính mình. Riêng chỉ có Đào Lê Anh vì hoàn cảnh gia đình khá giả nên đã nảy sinh ra tính kiêu ngạo, khoe khoang tự đắc…Như vậy, chúng ta thấy, đa số các em có hoàn cảnh tương tự nhau nhưng mỗi người lại mỗi dáng vẻ, mỗi tính nết khác nhau. Đúng như các cụ ngày xưa đã đúc kết: “Cha mẹ sinh con, giời sinh tính”. Nên muốn giáo dục tốt được các em, chúng ta không chỉ nhìn vào hình thức bề ngoài để mà đánh giá các em. Chúng ta phải tiếp xúc với các em, đi sâu vào nội tâm của các em để hiểu được tính cách của từng em để mà giáo dục có hiệu quả.

Bên cạnh nhân vật trẻ em, hai tiểu thuyết viết về thiếu nhiCôi cút giữa cảnh đời Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng còn có một loạt các nhân vật người lớn với hai loại người, hoàn toàn đối lập nhau. Loại tốt là loại có tài, có đức như ông bà nội Duy, bố Duy, chú Dũng, cô Đại Bàng, cô giáo Hoa …(Côi cút giữa cảnh đời) và mẹ Nhu, bố Khánh, bố dượng Dương, ông Thòn, bà Pham… (Chuyện của Lý). Còn loại xấu là loại bất tài, vô đạo như lão Luông, lão Hứng, cô giáo Thìn, bà mẹ Kim Phú…(Côi cút giữa cảnh đời) và Văn Quyền, Văn Lợi, cô giáo Viêng… (Chuyện của Lý). Hai loại người này hiện lên với những đường nét ngoại hình riêng biệt thể hiện những cá tính tiêu biểu của từng người. Và những tính cách đặc trưng của mỗi nhân vật người lớn này nó chi phối không nhỏ tới mối quan hệ của họ với các nhân vật thiếu nhi. Đặc biệt loại người xấu, Ma Văn Kháng miêu tả thành công hơn.

Nhân vật thiếu nhi qua hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng - 8

Miêu tả chân dung loại người xấu, Ma Văn Kháng làm theo nguyên lí: xấu tâm thì xấu tướng, ác tâm thì ác tướng. Mỗi dáng nét cụ thể như là biểu tượng cho một cái xấu nào đó ở bên trong. Chẳng hạn đây là chân dung ông Luông - chủ tịch phường Ngọc Sinh, nơi bà cháu Duy cư trú: “ông Luông rất oách và ác. Ông đội mũ lông thỏ, mặc cái áo măng - tô san mùa thu. Mặt ông choăn choắt, da ông sắt seo và

mũi ông tóp nhọn, cứng như sắt. Hai con mắt ti hí như mắt láo liên liên hồi” [24, tr. 51]. Còn cái mặt của lão Hứng - trưởng phòng hành chính, nơi mẹ Duy làm việc, nhác trông đã thấy hiện lên gần như tất cả các tính xấu của Hứng: “Cái mặt là mặt ngựa. Hai lỗ mũi ngửa huếch. Mắt to mắt nhỏ. Tai bẹp. Miệng rộng bàm bạp như miệng cá trê. Răng trên xỉa ra bốn chiếc. Răng nanh lại bịt vàng. Thái dương có cái sẹo to bằng đồng bạc. Đỉnh đầu hói nhẵn như quả nhót. Cái mặt ấy lúc trợn trừng trợn trạc… [24, tr. 120 - 121]. Nói chung, tất cả những nét biểu hiện bề ngoài của các dạng người trên đều tượng trưng cho loại người to, đầu nhỏ là tướng người võ biền, “đầu óc ngu si, tứ chi phát triển”; hai con mắt ti hí như mắt lươn hoặc mắt to mắt nhỏ là mắt của người gian giảo và độc ác; sẹo ở thái dương là những di tích của một quá khứ bất hảo, bất nhân… Việc miêu tả ngoại hình nhân vật của Ma Văn Kháng nó như là một biểu hiện gắn liền với tính cách, bản chất của nhân vật. Ngay ở vẻ bề ngoài cũng đã đủ tố cáo bản chất độc ác, lừa đảo đầy dã tâm của những loại người này. Trên thực tế, chắc chắn không thiếu gì kẻ dạ thú nhưng mặt người và những kẻ “giẻ cùi tốt mã”. Nhưng điều mà Ma Văn Kháng muốn miêu tả ở đây là để tìm ra nét xấu ở bọn người xấu, người ác qua tướng mạo và từ đó phóng đại, cường điệu lên cho mọi người cùng quan sát. Ông tìm cách thể hiện sao cho đập mạnh vào giác quan và cảm giác người đọc, gây cảm giác ngay lập tức với loại người này như: Bí thư Văn Quyền với “cái gương mặt bừ bự, hàm râu đen sì, hai con mắt ốc nhồi, tiếng cười khề khề, thô lỗ” hay “Mặt hổ. Mũi khoằm. Quai hàm bành bạnh” [28, tr. 28, 100]. Nhìn vào dáng vẻ bề ngoài của Văn Quyền, chúng ta sẽ biết được ông là kẻ đội lốt người mang tâm địa quỷ, chuyên đi lừa đảo dối trá, lợi dụng cơ chế tổ chức, lạm dụng quyền hành tác oai tác quái, gây nhiều điều oan khổ đau đớn cho người dân vô tội.

Thủ pháp so sánh kết hợp với ngoa dụ và những từ láy giàu sức gợi tả đã tạo nên những chân dung đầy dị dạng. Sự méo mó hình hài phản ánh sự méo mó nhân cách. Không thể tìm thiện căn ở loại người này. Ma Văn Kháng muốn khơi dậy lòng căm ghét cái ác một cách toàn diện, cả bề sâu lẫn bề mặt để cho mỗi nhân vật trẻ em, đặc biệt là nhân vật chính ở trong hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời Chuyện của Lý càng có điều kiện bộc lộ được những suy nghĩ, những tâm tư, những tình cảm

riêng của mình về cuộc sống và con người. Đồng thời để cho các em biết làm theo cái thiện, tránh xa cái xấu, cái ác.

Cách miêu tả chân dung nhân vật của Ma Văn Kháng giống văn học cổ điển và văn học dân gian về mặt nguyên tắc nhưng ông đã đưa vào đó cái xương xẩu, gồ ghề của tiểu thuyết hiện đại, cho nên đã tạo ra những chân dung sống động, khiến ta đọc một lần là khó quên đối với loại nhân vật này.

Nhưng đối với Ma Văn Kháng, ngoại hình không phải là cứu cánh của việc miêu tả nhân vật. Qua ngoại hình nhân vật, nhà văn thường gửi gắm những suy nghĩ, những chiêm nghiệm, những ý tưởng của mình về con người và cuộc đời. Nên việc miêu tả ngoại hình thường hướng tới việc thể hiện nội tâm, tính cách của nhân vật.

2.2.2.2. Nghệ thuật khắc họa đời sống nội tâm nhân vật

Nội tâm của nhân vật là thế giới bên trong bao gồm cảm giác, cảm xúc, tâm trạng, tình cảm, tâm lí, ý nghĩ…của con người. Khắc họa đời sống nội tâm nhân vật trong hai cuốn tiểu thuyết viết về thiếu nhi Côi cút giữa cảnh đời Chuyện của Lý, Ma Văn Kháng đã viết rất thành công về vấn đề này. Ông mạnh dạn cho nhân vật tiếp xúc với tất cả các phương diện của cuộc sống, những cảnh ngộ, những nỗi niềm, những số phận của con người. Sau đó, ông đứng vào vị trí của đứa trẻ, tự làm cho mình trẻ lại, tìm lại những cảm giác, những tâm trạng của trí não trẻ thơ trong những cảnh huống cụ thể. Bởi vậy, khi đọc đến những đoạn phân tích diễn biến tâm lí nhân vật, người đọc không có cảm giác bị áp đặt, bị khiên cưỡng mà chỉ thấy một cảm xúc duy nhất đó là sự tự nhiên và chân thật trong diễn biến tâm lí nhân vật. Mỗi bạn đọc cảm thấy rất tâm đắc và có sự đồng cảm kì diệu khi tìm thấy được ít nhiều những cảm giác của chính bản thân ở những tình huống tương tự trong cuộc sống.

Ở trong tác phẩm Côi cút giữa cảnh đời, Ma Văn Kháng đã dành rất nhiều công sức và tâm huyết miêu tả diễn biến tâm lí của cậu bé Duy - cậu bé đa sầu đa cảm, sớm gặp những bất hạnh, sớm được chứng kiến, sớm biết suy nghĩ trước những trắc trở éo le, trước những bất công trong cuộc sống thường nhật. Diễn biến tâm lí, những uẩn khúc trong đời sống nội tâm của cậu được miêu tả ở những hoàn cảnh, những tình huống khác nhau. Với sự cảm thông, thấu hiểu tâm lí trẻ thơ, Ma Văn Kháng đã viết nên những trang văn hết sức cảm động, chất chứa biết bao thông điệp

đầy ý nghĩa trong cuộc sống mà cậu bé Duy nói riêng và trẻ thơ nói chung gửi đến cho người lớn qua những suy nghĩ, những trải nghiệm, những đớn đau mà mỗi em nhỏ đều có thể vấp phải.

Mới năm tuổi đầu, cái tuổi rất cần sự hiện diện cùng với những âu yếm, chăm bẵm của mẹ thì mẹ đã rời Duy theo một người đàn ông lái xe. Cậu bé vốn giàu tình cảm, rất quấn quýt mẹ nên bây giờ cảm thấy hụt hẫng, chênh vênh trong những giây phút đầu tiên xa mẹ. Trước hết là cảm giác “trống lạnh bên mình đêm đêm”. Bởi mọi khi cậu được hưởng sự ấm áp trong hơi ấm tình thương của một bên là bà, một bên là mẹ còn bây giờ chỉ còn có bà. Quay về phía mẹ thấy chống chếnh vì thiếu hụt. Hướng về “phía bà, có hơi bà, nhưng bà gầy teo, bà không tỏa đủ hơi ấm ủ cho cậu bé” [24, tr. 24]. Nhớ mẹ đến nỗi Duy nhìn về phía nào cũng thấy bóng hình của mẹ bởi vì nhìn thấy bất cứ cái gì cậu cũng thấy kỷ niệm về mẹ ngập tràn: “Cái nón lá mới, chiếc chìa khóa xe đạp, cái túi lưới đem đi làm để mẹ mua thức ăn mỗi buổi chiều tan tầm, cái rá mới hôm nào mẹ mua về lấy dây đồng cạp thêm, cái gương hình quả tim, đôi guốc cao gót, con mèo nhị thể đen trắng tên là Mí hôm nào mẹ mới mua về nhà” [24, tr. 28]. Nỗi nhớ chất ngất, vời vợi, hình bóng mẹ thân thương đến mức Duy cảm tưởng rằng: “Hơi hướng của mẹ tôi thấm nhiễm trong mỗi linh hồn sự vật, mẹ tôi vẫn còn ở đây với tôi” [24, tr. 28]. Nhìn thấy con mèo Mí đang ngồi lặng nhìn ra sân, Duy cũng có cảm giác là nó cũng đang buồn diệu vợi vì thiếu vắng bóng hình của mẹ.

Nhớ mẹ và mong sự trở về của mẹ nên Duy có cảm giác chẳng bao lâu nữa nỗi nhớ của cậu sẽ được đền bù bởi vì như lời bà nói mẹ sẽ quay trở lại với cậu. Nghĩ đến đây, Duy cảm động khôn cùng khi trong tâm hồn non nớt của cậu nghĩ đến cảnh tượng ấm áp: “Quay về là thế nào cũng ôm chầm lấy tôi, hôn lấy hôn để vào hai má tôi, vừa hôn vừa chằm bặp, rối rít: Ôi con giai của mẹ, có nhớ mẹ không? Mẹ nhớ con quá!”. Cái cảnh đó vừa hiện ra trong niềm bâng khuâng khó tả thì cậu đã lại băn khoăn tự hỏi: “Cái cảnh ấy rồi sẽ trở lại chứ?” [24, tr. 28]. Nỗi băn khoăn thơ dại của đứa con lần đầu xa mẹ này là xuất phát điểm cho hành động rất tội nghiệp tiếp theo của cậu bé: “phong phanh áo mỏng chân đất, tiến lại dưới cái khung ảnh gia đình treo ở bức tường đối diện với giường ngủ. Tôi bắc ghế, leo lên để nhìn cho rõ. Dưới

khung ảnh là những tờ giấy báo công, giấy khen của bố tôi. Trong khung kính, số ảnh đã chẳng còn nguyên vẹn. Có ba khoảng trống. Tôi nhớ lắm: tấm ảnh to nhất là hình nửa người mẹ tôi lúc trẻ. Tấm đặt ngang chụp bốn người dàn hàng: bố tôi, tôi, mẹ tôi và bà. Tấm nhỏ nhất là hình tôi khi mới biết lẫy... ” [24, tr. 29].

Những hành động, những nỗi niềm, ước mong của Duy được Ma Văn Kháng lột tả rất chân thật và tinh tế. Người đọc hoàn toàn bị thuyết phục và cảm động trước những trang văn giàu cảm xúc về tâm trạng chông chênh, mong nhớ da diết của một cậu bé bất hạnh phải rời xa hơi ấm của mẹ vào độ tuổi đang cần mẹ nhất.

Muốn nhân vật tự bộc lộ những phần sâu kín nhất trong tâm hồn thì tác giả đặt nhân vật vào những tình huống có vấn đề, những mâu thuẫn, xung đột quyết liệt nhất. Ở trong hai cuốn tiểu thuyết viết về thiếu nhi Côi cút giữa cảnh đời Chuyện của Lý, Ma Văn Kháng luôn đặt các nhân vật trẻ em vào những tình huống rất nhảy cảm và từ đó để tính cách, diễn biến nội tâm của mỗi em được bộc lộ một cách sâu sắc nhất.

Mặc dầu, bé Duy sớm rơi vào hoàn cảnh không may, hay đa cảm đa sầu nên ngày đầu tiên đến trường học, Duy vẫn coi là một ngày hội. Nhưng niềm vui háo hức đó lại trở thành một kỷ niệm đáng buồn, thành một vết xước khó phai mờ trong trái tim bé bỏng của Duy. Cậu bé bị cô Thìn đối xử bất công, bị khinh rẻ, bị chế nhạo, bị sỉ nhục trước mặt mọi người. Những cảm xúc mong manh, những nỗi niềm buồn tủi cô đơn u uẩn trong lòng không dám thổ lộ cùng ai của Duy lần đầu đến trường cũng được Ma Văn Kháng lột tả đậm nét. Đầu tiên là cảm giác “đỏ lừ mặt, xấu hổ một cách vô duyên cớ” vì cảm thấy mình bị sỉ nhục [24, tr. 59]. Khi cô Thìn cố ý giễu cợt với vẻ đầy cay độc về hai cái tên họ nghe lạ tai của bố mẹ Duy. Tiếp đó là tâm trạng “lạc lõng vì nghèo, vì là lính mới. Vì cái gì cũng chưa biết, vì lớ ngớ” [24, tr. 61]. Khi Duy nhìn thấy các bạn ở trong lớp hầu hết ai cũng ăn mặc rất đẹp, nhiều đồ chơi và đều có đôi, có nhóm nói chuyện líu lô với nhau. Còn mình thì lủi thủi không biết chơi với ai. Tiếp đến là cảm giác tủi thân, tức giận và uất ức vô cùng trước những lời lẽ xúc phạm không thương tiếc của cô Thìn: “Ông thuộc loại ngớ ngẩn hở? Thế ngộ nhỡ ông tè dầm ra thì ông cởi truồng à? Đã không biết xấu hổ, lại còn định ăn vả ai!” [24, tr. 62].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2023