Các Kiểu Nhân Vật Trong Tiểu Thuyết Ma Văn Kháng

mà những giá trị xã hội bị lộn sòng. Khiêm (Ngược dòng nước lũ) rơi vào bi kịch tưởng chừng không lối thoát: đồng nghiệp phản bội, vợ lừa dối phản trắc, bạn bè quay lưng. Thiêm (Gặp gỡ ở La Pan Tẩn) bị vu oan là kẻ phản bội tiếp tay cho biệt kích, thổ phỉ, buộc rời khỏi La Pan Tẩn, về xuôi làm bảo vệ đánh trống trường. Bé Duy (Côi cút giữa cảnh đời) bị đặt vào thảm kịch mẹ bỏ lại cho bà nội già nua nuôi nấng, bị cướp nhà, lang bạt kỳ hồ. Ông Thuần và người vợ - cô giáo Trang (Chó Bi, đời lưu lạc) bị đẩy vào cảnh ngộ tan nhà nát cửa, chồng bị đi tù, vợ gục chết trước sự hiểm ác của lòng người. Nhâm (Bóng đêm), Điền (Bến bờ) bị rơi vào những cái bẫy của những kẻ thủ ác và những kẻ mạo danh… Ở trong những hoàn cảnh bi thảm ấy, họ có những cơn đau đớn chấn động cả tinh thần lẫn thể xác, buộc phải lựa chọn giữa nhân cách và mất tất cả. Hầu hết các nhân vật đều ở trong hoàn cảnh ít nhất có hai bi kịch đan cài - bi kịch cá nhân và bi kịch xã hội. Để giữ được nhân cách trong sáng, cao thượng, họ buộc phải chấp nhận sự cô đơn ngay trong hoàn cảnh mà họ đang sống. Tuy nhiên, đặt con người trong hoàn cảnh mang tính bi kịch ấy, Ma Văn Kháng đã hướng tới một triết lý sống rất lạc quan về con người "con người là một sinh linh không dễ buồn nản, càng gặp cảnh bi phẫn nó càng phát" [78, tr. 317].

Nếu hoàn cảnh thử thách cho nhân cách con người tỏa sáng, thì cũng chính hoàn cảnh khiến cho con người trở thành tha hóa dị dạng về nhân cách đạo đức, xơ cứng vì giáo điều, niềm tin mù quáng duy ý chí. Tính chất méo mó nhân cách bộc lộ ngay trong hành vi ứng xử, ngôn ngữ và sinh hoạt thường nhật: cách ăn uống, cách nói năng, đi lại, quan hệ phóng dục bừa bãi, thói trác trụy, thói vu khống… Đó là kẻ như Hảo, Hưng, Thuật, Thưởng (Mưa mùa hạ); Lại, Cẩm, Dương, Thuật (Đám cưới không có giấy giá thú). Phô, Liệu, Quanh, Tý Hợi (Ngược dòng nước lũ); Khoái (Bóng đêm); Hói (Bến bờ)... Những chân dung méo mó nhân cách qua cái nhìn trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng cho ta thấy sự biến dạng của con người trước đồng tiền, dục vọng, quyền lực. Đó vừa là kết quả của hoàn cảnh vừa là kết quả của sự dẫn dụ bản năng, hai

yếu tố trên chi phối khiến cho con người trở nên sục sôi, tàn nhẫn, ác độc với đồng loại, với người thân, hành xử vô đạo đức.

Hoàn cảnh cũng khiến cho con người trở nên thụ động, nhàm chán và tẻ nhạt nếu con người không còn ý chí và khát vọng. Đông (Mùa lá rụng trong vườn) là một trung tá quân đội, con người anh lấp lánh hào quang trong trí nghĩ của người thân, trở về với cuộc sống thường nhật, anh trở thành một người đàn ông lù đù, suốt ngày tổ tôm, đánh chắn, áo may ô quần đùi… Con người ấy có gì đó thật nhạt tẻ khi đối lập với anh là người vợ sắc sảo, khôn ngoan, đanh đá và con người ấy dường như lạc lõng trong cuộc sống đời thường bởi thói vô lo, vô nghĩ, xem mọi sự trên đời "có gì phức tạp lắm đâu" [91, tr. 37]. So sánh với nhân vật ông Thuấn trong Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp thì nhân vật này lại không rơi vào bi kịch mâu thuẫn với hoàn cảnh. Ông Thuấn không chấp nhận hoàn cảnh và cuối cùng chết trong cô đơn. Còn Đông, anh ta chấp nhận cuộc sống và buông xuôi theo nó, không quan tâm đến mọi sự. Những con người như Đông không phải là hiếm hoi trong đời thường, quan niệm con người nhạt tẻ, thụ động, nhàm chán, Ma Văn Kháng dường như muốn lên tiếng cảnh báo về một lối sống gần như rũ bỏ trách nhiệm, buông xuôi mọi sự. Nhưng sâu xa hơn, theo chúng tôi, cách miêu tả con người ấy đã thể hiện tư duy nghệ thuật về con người đa dạng. Kiếm tìm giá trị phổ quát mang tính nhân bản về con người, Ma Văn Kháng đã có bước tiến dài từ thiêng liêng hóa con người đến giải thiêng con người, trả nó về đúng vị trí của nó, bỏ qua những vị trí nó buộc phải sắm vai. Tuy nhiên, sự giải thiêng này không giống như Nguyễn Huy Thiệp, khi lựa chọn nhân vật lịch sử, hay những nhân vật tướng tá, Ma Văn Kháng chỉ hướng đến những con người bình thường nhất, trong đám đông vô số, những con người ấy đã sống một cuộc đời không trùng khít với mình. Do vậy họ vừa đáng giận vừa đáng thương.

Con người tâm linh

Đời sống tâm linh của con người là vô cùng phức tạp . Văn hoc luôn

tìm mọi cách để chiếm lĩnh thế giới tâm linh của con người nhằm thâm nhập

và phát hiện ý thức , vô thứ c, tiềm thứ c. Văn hoc

nhân

thứ c và diên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

t ả thế giới

tâm linh và con người tâm linh không theo yêu cầu của khoa hoc

Phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng - 8

tự nhiên , nó

quan tâm đến những sứ c maṇ h bí ẩn siêu thưc

, những ngâu

nhiên khó giải

thích, nó nhằm mục đích khám phá thế giới bên trong của con người, phát hiện

những năng lưc

nhân tính phù hơp

́i chân, thiêṇ , mỹ, nó phủ nhận lối tư duy

lí tính nhìn con người phiến diện m ột chiều. Nhìn nhận con người ở phương diện tâm linh, Ma Văn Kháng mở rộng biên độ khám phá con người ở những sức mạnh không thể giải thích, không thể định nghĩa, rất phức tạp và bí ẩn.

Từ quan sát tổng thể, chúng tôi nhận thấy, khám phá con người ở bình diện tâm linh, Ma Văn Kháng đã sử dụng mô típ kỳ ảo làm phương tiện và hình thức nghệ thuật để tái tạo hiện thực tâm linh, từ đó đi khai thác chiều sâu tâm hồn con người ở những phần không thể biết nếu chỉ quan sát từ phía bên ngoài. Việc sử dụng những mô típ kỳ ảo đã giúp cho con người trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng nhìn từ bình diện tâm linh mang đậm những nét riêng, thể hiện cá tính sáng tạo cá nhân.

Các mô típ kỳ ảo được sử dụng trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng có những dạng cụ thể sau: (1) Giấc mơ, chiêm mộng, báo mộng (Gặp gỡ ở La Pan Tẩn, Bóng đêm, Côi cút giữa cảnh đời, Bến bờ); (2) Những cuộc cúng trình ma, gọi hồn (Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Trăng non, Bóng đêm, Bến bờ);

(3) Những lời nguyền rủa, phù chú, bói toán (Ngược dòng nước lũ, Côi cút giữa cảnh đời, Chó Bi, đời lưu lạc, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn); (4) Những bóng ma (Gặp gỡ ở La Pan Tẩn và Bến bờ); (5) Sự thông linh, thấu cảm giữa người sống với người chết (Gặp gỡ ở La Pan Tẩn, Côi cút giữa cảnh đời, Bóng đêm).

Việc xác lập các mô típ dựa trên cơ sở các dấu hiệu lặp lại về hình thức bằng các hình ảnh, chi tiết, câu, đoạn văn lặp lại hai lần trở lên. Các mô típ thường có một ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh. Chẳng hạn, mô típ giấc mơ thường được Ma Văn Kháng sử dụng như một cách để trở lại với thời gian đã mất hay tạo mối liên lạc giữa các nhân vật. Có thể thấy điều này trong Gặp gỡ ở La Pan Tẩn, Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ. Mô típ cái bóng trắng xuất hiện trong Gặp gỡ ở La Pan Tẩn khi Thiêm vác chiếc vành xe, cái bóng trắng

trong Bến bờ khi Lập rơi vào một cơn trầm uất, khủng hoảng nặng nề, hai mô típ này xuất hiện, vừa có ý nghĩa như sự phân thân của nhân vật, vừa có ý nghĩa như một sự đối thoại với thế giới tâm linh qua hình ảnh một bóng ma để nhận ra những chân giá trị của con người trong một chiều không gian khác của hiện thực đời sống. Các mô típ mang đặc trưng cho thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Ma Văn Kháng, nó góp phần phản ánh cách thể hiện con người trong hiện thực tâm linh. Đó cũng là một cách chiếm lĩnh hiện thực đậm chất cá nhân của Ma Văn Kháng. Không đậm đặc màu sắc kỳ ảo, chỉ điểm xuyết khi cần có một sự trợ giúp từ lực lượng siêu tự nhiên, từ thế giới vô hình, vô ảnh, sử dụng mô típ kỳ ảo để giải thích tự nhiên, chỉ ra những khía cạnh phức tạp, tế vi nhất của con người. Với một tinh thần hoài nghi, để đi tìm hiểu thế giới tâm linh của con người qua trực giác, linh giác, cảm giác, Ma Văn Kháng hướng tới khẳng định một chân lý đời sống: chính bản năng hướng thiện của con người đã tạo ra một thế giới huyền ảo, thần tiên, ma quỷ và cùng với nó là niềm tin tôn giáo vào những

thế lưc siêu nhiên giúp con người linh cảm trước những thay đổi trong số phận.

Nhìn con người ở khía cạnh tâm linh với niềm tin vào thế giới siêu tự nhiên, tin

vào sự trơ ̣ giúp từ lưc

lươn

g này đối với cuộc sống con người, nghiên cứu những

năng lưc

và hành đôn

g đôi khi không thể giải thích, Ma Văn Kháng đã thể hiện

một quan niệm tiến bộ về đời sống tinh thần bí ẩn, phong phú của con người mà trước đó vẫn bị xem là sự mông muội, mê tín dị đoan. Yếu tố thông linh giữa con người với các lực lượng siêu tự nhiên: trời đất, ma quỷ, thánh thần, người chết với người sống là một trong những điều bí ẩn khó giải thích thuộc con người. Nhìn nhận khả năng thông linh bí ẩn của con người giữa cõi âm và coi

dương, khả năng thấu cảm người khác bằng linh giác và trực giác là môt

trong

những biểu hiên của con người tâm linh. Chính điều này đã khiến cho Ma Văn

Kháng có một sáng tạo độc đáo trong kỹ thuật trần thuật khi đưa vào cốt truyện những cuộc đối thoại giữa người sống và người chết. Chẳng hạn, cuộc đối thoại giữa Thiêm với người lái xe đã chết nhập hồn trong vành xe về cuộc đời của chính ông ta. Hay cuộc gọi hồn Thuyên trong Bóng đêm, người đã chết nhập

vong vào một thân xác khác để nói chuyện với người còn sống, kể về cái chết của mình, qua đó, gián tiếp thông báo tội ác và kẻ thủ ác. Cuộc đối thoại giữa Lập và "cái bóng trắng" - linh hồn người tù thoát xác lang thang trong đêm tối ở trại giam về tội ác, về con người cho thấy cuộc đấu tranh trong chính bản thân nhân vật, chế ngự, kiềm tỏa cái ác, vươn tới sự hoàn thiện nhân cách.

Khám phá con người ở phương diện tâm linh Ma Văn Kháng đã phát

hiên

ra nhiều bình diên

của con người ở bên ngoài pham

trù lí ti.́nThừ quan niêm

con người tâm linh ấy, hiên

thưc

không còn là duy nhất của lý trí và ý chí, hiên

thưc

không đươc

nhìn thấy không thể biết hê,́tnó nằm ngoài khả năng nhận thức

của con người. Thừ a nhân

con người tâm linh không có nghia

là mê tín di ̣đoan,

măc

dù giữa chúng là sơi

chỉ rất mỏng manh , chính niềm tin vào thế giới tâm

linh đã giúp cho con người trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng luôn hướng thiêṇ . Ông Thuần (Chó Bi, đời lưu lạc) khi đã quay lưng laị với thế giới con người ở trạng thái cô đơn nhất, chính linh giác và sự thấu cảm đã má ch bảo ông về sai lầm của mình khi nghi ki ̣người vơ ̣, Nhâm (Bóng đêm), Điền (Bến bờ) khi đối

măṭ với bóng đêm, tôi

ác, cái chết, dường như có môt

lưc

lươn

g siêu nhiên nào

giúp họ vượt qua những vực thẳm đen tối của định mệnh , bắt những kẻ thủ ác

đền tội. Nếu không có môt sự thấu cảm giữa âm và dương, giữa cõi sống và cõi

chết thì họ làm sao vượt qua được nhữngngâu nhiên đầy bất trắc của số phâṇ .

Từ bình diện tâm linh, mở rộng biên độ khám phá con người với những năng lực siêu nhiên, những gì chưa thể biết là một trong những điểm độc đáo trong quan niệm nghệ thuật về con người của tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Chính quan niệm này đã đem lại sự phong phú trong nhân cách con người tiểu thuyết, góp phần thể hiện một con người đa dạng, giàu năng lực nhân tính để đối lập với con người duy ý chí, tôn sùng lý tính. Đồng thời, quan niệm này cũng ảnh hưởng sâu sắc đến kỹ thuật trần thuật, cho phép nhà văn đưa những yếu tố ảo như giấc mơ, nhập hồn, báo mộng vào cốt truyện, qua đó, bộc lộ trí tưởng tượng mãnh liệt, nguồn cảm xúc phong phú, ngôn ngữ và giọng điệu biến hóa, hoàn thiện hơn nguồn mỹ cảm về con người.

TIỂU KẾT

Nhận diện quan niệm nghệ thuật về văn chương và con người của Ma Văn Kháng qua tiểu thuyết, chúng tôi nhận thấy quan niệm về văn chương đi từ mô tả, phản ánh hiện thực đến nghiền ngẫm, phân tích hiện thực trên cơ sở những nguyên tắc nhất quán nhưng luôn được bổ sung những giá trị mới. Quan niệm văn chương không mang tính chất lý luận khô cứng mà trái lại, được xây dựng từ những trải nghiệm trên đường sáng tạo nghệ thuật và học hỏi kinh nghiệm của người đi trước nên giàu sức thuyết phục, có giá trị thời sự và lâu bền.

Mở rộng bình diện khám phá con người ở tất cả những tính chất phong phú, phức tạp nhất, Ma Văn Kháng cho thấy đằng sau cái nhìn đa diện về con người chính là thái độ khách quan, nghiêm túc và tinh thần nhân bản trân trọng giá trị đích thực của con người. Từ con người xã hội đến con người thế sự đời tư, Ma Văn Kháng đã có một hành trình vận động trong nhận thức và

tư duy nghệ thuật. Lý giải cho sự vận động đó, trong Dấu hiêu

của dân chủ

̉i mở , Ma Văn Kháng cho rằng có những yếu tố khách quan từ sự vận động

của văn học: "văn hoc

có yêu cầu nôi

taị của nó - nó cần hoàn thiên

mình khi

có cơ hôị" [64]. Cơ hôi cho những đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con

người của văn hoc

Viêṭ Nam nói chung và cho Ma Văn Kháng nói riêng chính

là công cuôc

đổi m ới và dân chủ hóa đã đươc

Đ ảng Cộng sản Việt Nam khởi

xướng năm 1986. Chuyển mình từ cảm hứ ng sử thi sang thế sự đời tư , văn học Viêṭ Nam đã mở rộng các bình diện khám phá con người ở đời sống cá nhân với tất cả sự phức tạp của nó. Có thể nói, sự vận động ấy còn được quyết định bởi chủ thể nhà văn, không chấp nhận sự lặp lại, tĩnh tại trong tư duy nghệ thuật. Quan niệm về con người của Ma Văn Kháng đi từ xã hội đến thế sự đời

tư, từ con người anh hùng đến con người bi kịch, từ con người ý thức đến con người tâm linh, từ con người chính trị đến con người đạo đức. Chính sự vận động ấy là biểu hiện của một quan niệm nghệ thuật về con người, vừa thống nhất vừa bổ sung những giá trị mới. Quan niệm này sẽ chi phối đến thế giới nhân vật và giọng điệu trong các tiểu thuyết Ma Văn Kháng.

Chương 3

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG


Nhân vật là một khái niệm dùng để chỉ con người biểu hiện trong tác phẩm, còn được gọi bằng một cái tên khác là hình tượng nhân vật. Tiếng Anh gọi nhân vật là character, tiếng Nga gọi nhân vật là persona, bắt nguồn từ một từ tiếng Pháp personnage có gốc La tinh là persona, nghĩa ban đầu của nó là cái mặt nạ để cho người diễn viên sử dụng trong diễn xuất. Về sau, thuật ngữ này dùng để chỉ con người được miêu tả trong tác phẩm văn học. Những nhân vật văn học được dụng công miêu tả trở nên bất tử trong lòng bạn đọc bao giờ cũng là những khám phá nghệ thuật vô cùng độc đáo. Trong sáng tạo văn học, không thể có con đường nào khác để tiếp cận chân lý nghệ thuật và chân lý cuộc đời ngoài nhân vật.

Nhân vật là một yếu tố thuộc nội dung tác phẩm nghệ thuật nhưng nghệ thuật xây dựng nhân vật có sức hấp dẫn và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc lại là một vấn đề thuộc về hình thức tác phẩm và là một yếu tố thể hiện rõ nhất phong cách nghệ thuật nhà văn. Trong chương này, chúng tôi hướng tới làm rõ tính khái quát của kiểu nhân vật loại hình và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng.

3.1. CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, tiểu thuyết của Ma Văn Kháng có một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng, phức tạp. Ở phần tổng quan, qua khảo sát các tài liệu nghiên cứu, nhận thấy nhân vật tiểu thuyết Ma Văn Kháng thường được nhận diện, tiếp cận và phân tích theo các góc độ vị trí và tính cách để xác định kiểu nhân vật, một số ít căn cứ vào thể loại. Những nghiên cứu đó đã có giá trị trong việc gợi mở cho đề tài. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng ứng với quan niệm nghệ thuật được xây dựng trên một khung thẩm mỹ cốt lõi nhất quán, trong các không gian và thời gian khác nhau, vận động và bổ sung những

giá trị mới. Chúng tôi kế thừa những nghiên cứu đã có, căn cứ vào các nhân vật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng, từ góc nhìn thể loại, kết hợp với màu sắc thẩm mỹ của nhân vật, với tính chất hệ thống và khái quát, xác định những kiểu nhân vật cơ bản sau đây.

3.1.1. Nhân vật anh hùng

Đây là một kiểu nhân vật xuyên suốt các tiểu thuyết sử thi của Ma Văn Kháng, căn cứ để xác định kiểu nhân vật này dựa trên cơ sở đặc điểm tính cách, sức hấp dẫn của vẻ đẹp mang tính lý tưởng mà nhà văn gửi gắm.

Vì sao có sự nhận dạng kiểu nhân vật này? Trước hết, đó chính là sự kết hợp hài hòa giữa cái bi và cái hùng trong các nhân vật ở tiểu thuyết sử thi của Ma Văn Kháng. Tính chất bi thể hiện ở chính trong cuộc đấu tranh mà nhân vật lựa chọn. Đó là "cuộc đấu tranh không ngang sức giữa cái thiện với cái ác, cái mới với cái cũ, cái tiến bộ với cái phản động... cái bi thường đi với nỗi đau và cái chết" [37, tr. 37]. Với bản chất là phát hiện những bản chất tốt đẹp, ca ngợi và bất tử hóa con người, cái bi đi cùng cái hùng "của một lí tưởng thẩm mỹ cao, thông qua hình tượng người anh hùng... hiện thân của xu thế tiến bộ xã hội, sự kiên cường về đạo đức, sự lớn lao về tinh thần" [37, tr. 44]. Do đặc trưng loại hình, kiểu nhân vật lý tưởng trong mỗi tiểu thuyết Ma Văn Kháng có sự khác nhau về phương diện lịch sử. Mỗi thời kỳ đã in bóng hình vào các nhân vật, đánh dấu bước trưởng thành trong tư duy nghệ thuật, cá tính sáng tạo, thể hiện những phẩm chất thẩm mỹ vừa mang tính thời đại vừa có những nét đặc sắc riêng.

Tiểu thuyết sử thi của văn học Việt Nam 1945 - 1975 đã khắc họa những nhân vật anh hùng tiêu biểu cho lý tưởng thẩm mỹ thời đại cách mạng vô sản. Các nhân vật trong tiểu thuyết sử thi thường là những nguyên mẫu có trong đời thực, bước vào trang tiểu thuyết, họ trở thành nhân vật văn học có sức truyền dẫn mạnh mẽ về lý tưởng cách mạng và hành động anh hùng. Đó là nhân vật anh hùng Núp trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, Nguyễn Văn Trỗi trong Sống như anh của Trần Đình Vân, chị Út Tịch trong Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, chị Sứ trong Hòn Đất của Anh Đức, má Bảy trong

Xem tất cả 173 trang.

Ngày đăng: 18/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí