Thực ra bề ngoài đấy chỉ là những trò chơi trẻ con không đáng phải lưu tâm lắm. Nhưng nhìn nhận một cách sâu xa, mỗi đứa trẻ sẽ là một người lớn trong tương lai, nếu thói quen tạo nên hành động, hành động hình thành tính cách thì chính những thói quen, những hành động không tốt của trẻ ngày nhỏ sẽ tạo nên những người lớn không tốt trong tương lai. Những thói hư tật xấu của Kim Phú, Văn Giang manh nha từ nhỏ có thể chính là khởi đầu cho những hành động tội ác, làm hại người khác sau này.
Ngoài Kim Phú và Văn Giang, hai chị em Vàng Anh và Vành Khuyên cũng là đứa trẻ bộc lộ tính cách ích kỷ, ghê gớm và độc ác không thể chấp nhận được ở lứa tuổi lẽ ra chúng còn rất trong sáng, ngây thơ, hồn nhiên.
Sống trong cuộc sống sung sướng, đầy đủ thậm chí dư thừa cái ăn cái mặc nhưng hình như chúng không bằng lòng với những gì mình có. Hai chị em luôn luôn cãi nhau, tranh giành từng thứ đồ bố gửi từ nước ngoài về. Mẹ chúng là nơi chúng tha hồ trút những cái giận dữ, tức tối và tha hồ hạch sách. Chúng quen lối sống hưởng thụ nên không ngày nào là không hạch sách tiền mẹ đòi mua sắm, ăn uống, tiêu xài. Cậy việc được bố chiều chuộng, càng ngày chúng càng láo xược và coi mẹ không ra gì.
Mặc dù tranh giành, tức tối với nhau nhưng khi làm trò quái ác để hại người khác thì hai chị em Vàng Anh và Vành Khuyên tỏ ra đặc biệt thích thú và phối hợp với nhau rất ăn ý. Chúng thường xuyên móc máy, cạnh khóe nỗi đau của gia đình Duy. Chúng không những vô cảm trước nỗi đau của con người mà còn độc ác và vô liêm sỉ đến mức biết em Thảm thèm sữa nên chúng cứ mỗi sáng mỗi đứa một cốc sữa đầy quấy thìa leng keng, rồi leo lẻo ở ngoài sân trêu ngươi.
Có thể nói, hai chị em Vàng Anh đã đánh mất tuổi thơ trong sáng, hồn nhiên của mình cho đồng tiền, của cải, cho những mưu mẹo quái ác của bọn người xấu. Và hơn nữa, chúng đã sớm trở thành những kẻ vô học, những đứa con gái đầu đường xó chợ, chúng đã đánh mất sự trong trắng của tuổi mới lớn. Vàng Anh bỏ học để ăn chơi đàn đúm khi chưa quá tuổi mười năm. Đặc biệt, Vàng Anh còn sớm mắc vào đường tình ái vụng trộm hư hỏng bởi sự dâm đãng của tên Hứng và cũng chính bởi thói ăn chơi của một đứa con gái hư thân. Nó chưa kịp làm trẻ con một ngày nào đã
sớm phải trở thành người lớn khi tuổi đời còn quá non dại.
Thế giới của lứa tuổi thiếu nhi đúng như sự cảm nhận của Duy, đó là: “một tập thể nhỏ gồm những cá thể tí hon ở cái tuổi thơ dại của loài người, cái tổ chức tạp sắc trông vui mắt như nhìn vào kính vạn hoa, nhưng cũng đủ mọi chuyện phồn tạp, rắc rối. Cũng có những chuyện nao lòng người. Có bè cánh, chia rẽ, nói xấu nhau. Có cậy quyền, ỷ thế. Có xum xoe, nịnh bợ. Có áp chế, bắt nạt kẻ yếu... Có oan ức và nỗi niềm thầm lén. Tất nhiên là mới manh nha và dưới hình thức ngây thơ” [24, 269]. Nhìn vào thế giới đa sắc này, chúng ta mới cảm nhận được hết sự phức tạp, bộn bề của cuộc sống, đồng thời cũng hiểu hơn tâm lí, nỗi lòng của con trẻ - lứa tuổi dễ yêu dễ ghét, dễ học hỏi được tính tốt nhưng cũng rất dễ nhiễm phải những tính xấu của người lớn xung quanh.
Như vậy, khi tìm hiểu về đời sống thiếu nhi trong gia đình qua hai tiểu thuyếtCôi cút giữa cảnh đờivà Chuyện của Lý, ta thấy loại đối tượng thiếu nhi sống ở trong các gia đình nghèo khổ như Duy, Thảm, Lý... lại là những đứa trẻ có ý thức trong học tập và lao động, biết giúp đỡ gia đình, biết chia sẻ, quan tâm, chăm sóc khi những người thân trong gia đình gặp chuyện buồn hay ốm đau. Điều này là do các em được sống trong một gia đình gắn với một truyền thống tốt đẹp, một nếp sống lành mạnh đã tạo cơ sở để bồi dưỡng và hình thành nhân cách cao đẹp ngay từ nhỏ cho các em như chú Dũng, bà của Duy, Thảm (Côi cút giữa cảnh đời) và mẹ Nhu, bố Khánh, bố dượng Dương của Lý (Chuyện của Lý)... Cho nên, gia đình chính là nơi mỗi người lớn lên, trưởng thành và gia đình cũng chính là môi trường gần nhất có ảnh hưởng đến nhân cách của các em. Sự tiếp nối văn hóa qua các thế hệ trong gia đình tạo nên nếp sống lành mạnh. Đó vừa là nền tảng, vừa là hành trang để mỗi con người bước vào đời với tâm thế vững vàng. Ngược lại, nếu gia đình không có nề nếp, gia phong sẽ tạo ra những hậu quả xấu trong việc giáo dục con cái. Trong xã hội vẫn có những gia đình đời sống vật chất quá khó khăn hoặc là giàu có, dư thừa như gia đình Văn Giang, Kim Phú, Vàng Anh và Vành Khuyên... Các thành viên trong gia đình chỉ lo toan kiếm sống, mà quên đi trách nhiệm, sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục con cái. Nếu một đứa trẻ thiếu thốn tình cảm, đạo đức và thiếu cả tinh thần trách nhiệm sẽ không biết quan tâm tới người khác, không thể hợp tác chân
thành với người khác, cũng không thể hòa nhập được với xã hội trong tương lai. Nhưng lỗi của các em này, phần lớn là do bố mẹ yêu thương, chiều chuộng, không hiểu được khái niệm chân thực của cuộc sống. Một đứa trẻ như vậy thường chỉ “coi tiền” là trên hết và “coi mình” là trung tâm, thiếu tinh thần trách nhiệm với xã hội. Nếu độc giả đã được đọc tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời, thì sẽ cảm thấy xiết bao đau lòng khi những kiện hàng từ nước ngoài bố gửi về đã làm cho gia đình cô Đại Bàng tan nát, hai đứa con gái cô (Vàng Anh và Vành Khuyên) tranh cướp tài sản nhau, thậm chí xỉ vả cả mẹ đẻ ra mình. Và ở lớp mẫu giáo kia có em Kim Phú con một vị tướng tá nào đó đã bắt nạt bạn bè phải nộp tiền để được phong cấp bậc.
Sau những tình tiết đó, ta nhận ra tấm lòng đau đớn và lời nhắn gửi của tác giả đối với chúng ta, đặc biệt là các gia đình khá giả, giàu có: “Giáo dục quản lý tiền bạc trong gia đình là con đường quan trọng để trẻ trở thành một người tiêu dùng thông minh”, trong đó vai trò của bố mẹ là vô cùng quan trọng. Bố mẹ phải biết bồi dưỡng khả năng tự lập cho trẻ mới là dành cho chúng tình yêu chân chính nhất, còn nuông chiều trẻ chỉ khiến chúng phải chịu khổ về sau. Cho nên, gia đình thực sự là tế bào xã hội. Muốn xã hội phát triển, văn minh thì mỗi gia đình phải luôn giữ gìn nề nếp. Cha mẹ yêu thương, dạy dỗ con cái và con cái hiếu thảo, vâng lời cha mẹ. Gìn giữ phát huy truyền thống là trách nhiệm của mỗi người.
Có thể bạn quan tâm!
- Nhân vật thiếu nhi qua hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng - 1
- Nhân vật thiếu nhi qua hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng - 2
- Đề Tài Về Đời Sống Thiếu Nhi Trong Nền Văn Xuôi Việt Nam Hiện Đại
- Hệ Thống Nhân Vật Trong Hai Tiểu Thuyết Viết Về Thiếu Nhi Côi Cút Giữa Cảnh Đời Và Chuyện Của Lý Của Ma Văn Kháng
- Đặc Sắc Bức Tranh Đời Sống Xã Hội Trong Hai Tiểu Thuyết Viết Về Thiếu Nhi
- Nghệ Thuật Miêu Tả Nhân Vật Thiếu Nhi Trong Hai Tiểu Thuyết Côi Cút Giữa Cảnh Đời Và Chuyện Của Lý Của Ma Văn Kháng
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
1.1.2.2. Đời sống thiếu nhi trong học đường nhà trường
Học đường là trường học lớn, học sinh như anh em phải thương yêu nhau, và muốn giáo dục được các em có tình thương yêu chân thành, thì trong nhà trường, thầy và trò phải có quan hệ thiện cảm với nhau. Nhưng ở đây chúng ta lại thấy có sự đối lập với các em thiếu nhi ở trong hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng.
Duy là “đứa trẻ sớm rơi vào cảnh không may, hay đa cảm đa sầu, ngày đi học đối với tôi vẫn là một ngày hội” [24, tr. 57]. Thế nhưng, trước thái độ cư xử của cô giáo Thìn khiến cho cậu thật sự như đang ở trên trời cao của mộng tưởng bỗng rơi xuống địa ngục. Cô hỏi cậu bằng những câu hỏi cục cằn đến khó hiểu. Cô làm cho Duy càng ngày càng cảm thấy tự ti về con người và khả năng của mình. Cô đã vô tình tạo ra bức tường vô hình ngăn cản các em học sinh trong lớp với Duy, làm cho
Duy luôn có cảm giác cô đơn và cả sự sợ hãi khi phải đến lớp, phải đối mặt với cô giáo và các bạn - những người luôn có khoảng cách vời vợi với cậu.
Sau này khi gặp lại cô Thìn - cô giáo dạy bé Thảm, cô đã khác rất nhiều so với ngày xưa. Cô đã đi học thêm, trở thành cô giáo chính thức dạy thay cô Hoa. Cô đã cởi mở, vui vẻ hơn xưa rất nhiều. Cô đã có lời phân trần với Duy về những hành động không đẹp ngày xưa của mình. Thế nhưng, chỉ qua thái độ và lời nói vô tình, không có vẻ gì là ác ý của cô với bé Thảm, Duy lúc này đã có những suy nghĩ sâu sắc hơn xưa rất nhiều, tự nhiên cảm thấy “buồn rũ rượi”. Duy biết cô không thô lỗ, bất công và xấu tính như ngày xưa cậu nghĩ nhưng cô lại là sản phẩm của thói áp đặt và có lúc rất vô tâm của người lớn với trẻ con.
Trường hợp của cô giáo Thìn có lẽ cũng không phải là trường hợp hãn hữu trong cuộc sống đã làm cho tâm hồn trẻ thơ tổn thương nghiêm trọng. Xây dựng nhận vật này, Ma Văn Kháng muốn gửi tới các thầy cô và những người làm công việc trong môi trường giáo dục bản thông điệp về trách nhiệm, tình thương yêu chân thành và sự khéo léo đối xử sư phạm của mỗi người đối với thế hệ thiếu nhi.
Không chỉ riêng cô Thìn, mà cô Tuyết và mẹ Kim Phú cũng là những người đã tạo nên những vết hằn của nỗi buồn xót xa và sự uất ức tràn ngập trong trái tim Duy trong những ngày ở trường học. Mặc dù là cô giáo dạy Văn nhưng cô Tuyết là tiêu biểu của kiểu người vô tâm, phù thịnh, tư tưởng áp đặt nặng nề. Có thể cô non yếu về cách cảm thụ Văn, có thể cô thích áp đặt tư tưởng của cô cho trí tưởng tượng và suy nghĩ của học sinh, có thể cô chưa hiểu hết tình cảm và tâm tư của đứa học sinh nhỏ trong bài văn nên cô đã cho vào bài văn của cậu bé một lời phê rất vô tâm đến mức gần như có phần xúc phạm đến một khoảng trời tình cảm tinh tế của cậu bé. Cái nhìn của Duy về cô Tuyết còn trở nên u ám và thất vọng hơn khi suốt trong thời gian chứng kiến sự lăng nhục của mẹ Kim Phú với Duy mà cô không hề có một hành động tối thiểu nào để bảo vệ cho đứa học sinh khốn khổ ra khỏi đòn trả thù hung bạo.
Nhân vật chính của cuộc hành hạ tinh thần và nhân phẩm mà Duy phải chịu đựng ngay ở trường học trước mặt cô giáo chủ nhiệm là mẹ Kim Phú. Bà là sản phẩm tiêu biểu của tính kênh kiệu, thói lên mặt không coi ai ra gì của những kẻ lắm
tiền nhiều của không biết đến tính người. Bà bênh con chằm chặp, coi con mình như là cục vàng cục bạc còn con người khác chỉ là mớ rau nắm cỏ không cần phải tôn trọng, phải để ý. Bà hành động như một kẻ vô học đích thực vì thế mà bà không những không dọa nạt, không trấn áp được Duy mà trái lại bà chỉ làm cậu bé thấy khinh rẻ và căm phẫn tư cách đạo đức tồi tàn của một người lúc nào cũng tự cho mình là giới thượng lưu.
Nếu cô Thìn, cô Tuyết, bà mẹ Kim Phú là những người đối xử bất công, độc ác với các em, làm tổn thương thậm chí gây nên sự phẫn uất trong tâm hồn các em thì cô giáo Hoa và một số nhân vật khác nữa lại là người rất yêu thương, hiểu được tâm lí các em và đối xử công bằng với các em.
Cô Hoa đã đưa Duy thoát ra khỏi quãng ngày buồn tủi, u ám trong những ngày học với cô Thìn. Cô đã đưa Duy đến với khoảng trời cao đẹp, xanh tươi. Với Duy, cô Hoa chính là “một cô tiên đã đưa tôi từ ngục tù giam hãm trở lại với tuổi ấu thơ học trò” [24, tr. 70]. Cô đã giúp Duy lấy lại niềm tin ở trường học, ở thầy cô, ở sự công bằng cần thiết để em có động lực học tốt không chỉ trong năm học cô dạy mà ở những năm học sau này nữa. Tâm hồn cao đẹp, giàu tình thương yêu của cô Hoa như những dòng suối trong lành làm dịu mát tâm hồn vốn đã bị nhiều tổn thương của cậu học trò bất hạnh này.
Bên cạnh Duy và Thảm, Lý trong tiểu thuyết Chuyện của Lý cũng bị đối xử bất công, làm tổn thương và gây nên phẫn uất trong tâm hồn em. Người đầu tiên không phải là quá ác ý và thô lỗ từ bản chất mà một phần là do sự xui khiến của người khác nhưng cũng đã làm cho tâm hồn trẻ thơ của Lý tổn thương nghiêm trọng là cô giáo Viêng. Buổi đầu tiên đến trường với cô bé phấn chấn, tự tin lại rơi vào hoàn cảnh khổ ải. Lý sốt sắng, hồi hộp, chờ đợi cô Viêng đọc đến tên danh sách của mình vào lớp nhưng cuối cùng lại thất bại. Lý manh nha hiểu được hoàn cảnh của mình đang rơi vào một tình thế rất bất lợi, một số phận không may. Lý mạnh dạn hỏi thẳng cô nhưng Lý cảm thấy bất ngờ với thái độ hống hách của cô. Cô hỏi Lý bằng những câu cục cằn, thô lỗ: “Mày tên gì? ở đâu?....Biết rồi! Không đủ tiêu chuẩn vào học. Rõ chưa?”. Sau đó, Lý được bà Pham cưu mang, vì “nể lời bà nên cô Viêng chiếu cố cho Lý vào danh sách dự thính của lớp” [28, tr. 145].
Việc đối xử bất công và sự ác cảm của cô Viêng với Lý càng ngày càng lộ liễu hơn. Cô thường xuyên hoạnh họe, bắt bẻ, dằn hắt Lý. Nhưng mọi nghĩ suy, buồn vui của Lý đều được Lý tâm sự với mẹ. Bởi vì, mẹ Lý cũng từng là giáo viên, mẹ hiểu rất rõ về nghiệp vụ sư phạm. Bốn năm liền, mẹ Lý đều đoạt giáo viên dạy giỏi và luôn được học trò yêu quý. Cho nên, mọi suy nghĩ, thắc mắc của Lý đều được mẹ Nhu uốn nắn, dạy bảo thấu tình đạt lý. Thấm nhuần những câu nói mẹ dặn, Lý biết dàn hòa với bạn, nhất là bạn Yến luôn được cô Viêng bênh vực, gây mất đoàn kết với Lý.
Sau một thời gian sống đoàn kết, giúp đỡ, động viên nhau cùng phấn đấu học tập, cuối cùng, lớp học của cô Viêng chủ nhiệm có Bảo, Lý, Yến đều đang học lớp Ba, nhưng do học xuất sắc nên được Phòng Giáo dục cho đặc cách thi với các bạn lớp Bốn toàn huyện. Giờ đây, Bảo, Lý, Yến ai cũng vui và họ đã trở thành bộ ba thân thiết với nhau trong suốt quãng thời gian học tập và kể cả sau này.
Đến đây, Lý đã hoàn toàn nhập vai một thành viên của cái tập thể học trò cùng lứa, Lý đã san bằng được sự khác biệt về số phận. Bằng năng lực của chính mình, Lý đã tự khẳng định được mình. Đặc biệt là hành vi liều mình của Lý đã giết con rắn độc vì sự an toàn cho cô. Hành động hi sinh vì người khác của Lý đã làm cho cô Viêng không những nảy sinh thiện cảm, mà cô còn cảm thấy ân hận và nhận ra là người có lỗi với Lý.
Như vậy, qua việc tìm hiểu về đề tài đời sống thiếu nhi trong học đường nhà trường, chúng ta nhận thấy, phải chăng Ma Văn Kháng muốn cho rằng: Đối với các lãnh đạo trong trường học, cần phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong giáo dục học sinh; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, sự phân biệt đối xử không công bằng với học sinh, để hình thành và phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ cho các em ngay từ nhỏ. Đối với giáo viên, sống làm sao để được cả tập thể học sinh yêu quý. Muốn vậy, cần hết lòng chăm lo xây dựng tập thể học sinh, quan tâm, giúp đỡ các em vượt qua những khó khăn thử thách, khắc phục những khuyết điểm trong học tập, trong cuộc sống.
1.1.2.3. Đời sống thiếu nhi trong các mối quan hệ xã hội khác
Quan hệ xã hội có nguồn gốc từ lao động sản xuất của cộng đồng người. Cho nên nói đến quan hệ xã hội, trước hết phải kể đến quan hệ giữa người với người trong sản xuất. Càng về sau, lao động và giao tiếp càng mở rộng. Đây là cơ sở để hình thành các mối quan hệ xã hội khác như quan hệ chính trị, quan hệ giai cấp, quan hệ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, quan hệ giữa các cá nhân… Nhưng ở trong hai tiểu thuyết viết về thiếu nhi Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng, đời sống thiếu nhi hiện lên rõ nhất là trong mối quan hệ với lãnh đạo địa phương, đây là mối quan hệ quyết định ý nghĩa sống còn đối với số phận trẻ thơ. Bởi vì, những người lãnh đạo là những người phải luôn quan tâm sát sao đến dân, ý thức vì dân và phục vụ dân, đặc biệt là những trẻ thơ nghèo khổ, bơ vơ, không nơi nương tựa… Qua hai tiểu thuyết nói trên, Ma Văn Kháng nhìn rõ chân dung của những nhà cầm quyền một thời, họ không vì dân mà họ còn lợi dụng chức quyền để bóc lột và chèn ép người dân vô tội. Mục đích duy nhất của những nhà cầm quyền trong Côi cút giữa cảnh đời là làm sao vơ vét được càng nhiều tiền của cho bản thân mình càng tốt cho dù phải dùng thủ đoạn gì chăng nữa. Không những thế, ở trong các sáng tác của mình, đặc biệt là tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý, Ma Văn Kháng có lẽ là nhà văn đầu tiên viết về những cảm xúc hả hê, sung sướng, khoái hoạt nhất về lòng ái dục của con người. Theo ông, con người là sản phẩm của tự nhiên luôn biết hướng đến và theo đuổi những trạng thái sung sướng, vui vẻ và cố gắng tránh xa, vượt lên mọi đau khổ, nhọc nhằn của cuộc sống. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực vẫn bị coi là “vùng cấm kỵ” nhưng Ma Văn Kháng đã mạnh dạn và thành công khi đưa vấn đề này vào trong sáng tác của mình với một tần số lớn ở trong tiểu thuyết Chuyện của Lý. Ông thể hiện chúng một cách tự nhiên không lộ liễu, sống sượng mà phản ánh một cách chân thực những trạng thái, cảnh huống khác nhau của tâm lý thực, xuất phát từ đáy sâu bản thể, từ nhu cầu tự nhiên của con người. Ma Văn Kháng là nhà văn hiểu và ý thức sâu sắc, triệt để, toàn diện vấn đề này. Ông đã phát hiện trong bản năng đời sống tình dục của con người thể hiện rõ hai mặt của cuộc sống. Đối với những con người có văn hóa, tình dục như một vẻ đẹp thể hiện mặt văn hoá, đạo đức xã hội.
Nhưng bên cạnh đó, Ma Văn Kháng còn khám phá, phát hiện mặt bi hài của
cuộc sống, sự thô tục tham lam, nhếch nhác, dâm ô của những kẻ vô đạo đức, thiếu văn hoá xoay quanh vấn đề dục vọng cá nhân của con người. Tiêu biểu nhất là Bí thư Văn Quyền trong tiểu thuyết Chuyện của Lý, một tên vô lại súc sinh gian xảo, ham mê tửu sắc, trù dập người hiền, gây bao tội ác cho mẹ con Lý và những người dân vô tội. Kẻ có “nửa tá nhân tình ở khắp nơi” mà lai lịch của gia đình ông cũng không kém: “Văn Quyền là con cả trong một gia đình có hai anh em bố là tướng cướp, mẹ là chủ nhà chứa. Khám nhà, lôi ra từ trong két sắt của y cùng một xập ảnh đàn bà lõa thể…” [28, tr. 241]. Kẻ đội lốt mặt quỷ trong cơn phóng dục đã coi thường bé Lý khi đang có mặt trong căn buồng cùng mẹ Lý. Ông làm Bí thư nhưng thực chất chỉ là một tên côn đồ dâm đãng để cho bé Lý phải cầm gậy cầm dao xua đuổi.
Tuy nhiên, đề cập đến vấn đề này nhà văn không ngợi ca hay khích lệ mà muốn nhìn nhận nó như bản chất thực đang tồn tại trong cõi đời này, qua đó người đọc nhìn nhận thấy mặt tự nhiên của con người và nhu cầu cần được thoả mãn của cuộc sống đời thường. Đó là những quan niệm đúng, biểu hiện tốt đẹp, lành mạnh mà Ma Văn Kháng đã đi sâu khám phá, thể hiện đời sống bản năng này của con người. Chính cái nhìn đa chiều, sâu sắc, về mọi phương diện của con người khiến vấn đề tình dục được quan tâm đúng đắn, tự nhiên. Nó không hề gây cảm giác phản thẩm mỹ, phản giáo dục mà còn thấm đẫm tính nhân văn trong cái nhìn mang chiều sâu nhân bản về con người của nhà văn. Phát hiện đời sống tình dục ở nhiều cung bậc, Ma Văn Kháng tỏ thái độ phê phán kịch liệt với những hiện tượng dâm ô, đồi bại đối với trẻ em và trước mặt trẻ em, lứa tuổi thường bắt chước nhiều cái dở, cái xấu của người lớn. Nhiều lần bắt chước cái dở, sẽ hình thành nếp xấu, khó sửa chữa. Sự bắt chước thiếu chọn lọc của trẻ em càng dễ xảy ra trong bối cảnh xã hội hiện nay có nhiều thứ mới lạ do du nhập. Vì thế, rất cần có sự chung tay góp sức của toàn xã hội để giáo dục các em.
Ma Văn Kháng là nhà văn dám phơi bày mặt trái của tình dục, ông nghiêm khắc lên án những kẻ chà đạp lên đạo lý truyền thống. Đối với những con người như lão Hứng, Bí thư Văn Quyền, dục vọng là khoái thú bất tận, dục vọng đã biến chúng trở thành những con quỷ dâm đãng đội lốt người. Tình dục vốn thiên về yếu tố bản