trùng lớp lớp những con người mạnh mẽ, có thể có tật này tật nọ nhưng luôn luôn bất khuất, kiên trung. Từ đó, các em sẽ có ý thức phải sống làm sao để không hổ danh với thế hệ đi trước.
Ngoài bà nội của Duy ra, còn có cô giáo Hoa, cô Quyên…và một số nhân vật người lớn khác cũng là những người rất yêu thương và hiểu tâm lí trẻ thơ.
Cô Quyên chính là người đầu tiên hiểu được tâm trạng lì xì, rầu rĩ và có phần chán nản, mặc cảm của Duy sau ngày đầu đi học về. Cô cùng bà nội động viên Duy, biết Duy không thích cô giáo Thìn, cô đã giải tỏa tâm lí kịp thời cho em, cô sang nhà thêu con gấu vào chiếc khăn mặt và khăn tay cho Duy theo đúng yêu cầu của cô giáo Thìn. Cô Quyên là con người có tấm lòng nhân hậu, cô luôn thấu hiểu được nỗi buồn của Duy, cô thường xuyên cùng bà nội Duy động viên, an ủi Duy vượt qua những cách xử sự ngang trái bất công của các cô giáo ở trường học. Cô luôn giải tỏa kịp thời tâm lí cho em.
Rồi đến khi cô Quỳnh mang Thảm về để bà nuôi giúp, cô Quyên cũng chính là người chia sẻ, giúp đỡ, trông nom Thảm giúp bà nhiều nhất. Cô hiểu được sự trớ trêu trong số phận của đứa trẻ khi mới lọt lòng đã phải xa mẹ, không cha. Cô lặn lội nhờ vả để xin giấy khai sinh cho Thảm vì cô biết nếu không có giấy khai sinh thì Thảm không được xã hội công nhận làm người và Thảm sẽ không được hưởng bất kì một quyền lợi nào của một đứa hài nhi, của một con người xứng đáng được nhận. Việc không thực hiện được nhưng do quá thương Thảm và bà cháu Duy đang trong tình cảnh khốn khó nên cô đã viết thư hoãn lại chuyến vào Nam thăm chồng ít ngày để đỡ đần ba bà cháu. Cô thương Thảm như con đẻ của mình. Cô bế ẵm nâng niu Thảm trong suốt những ngày Thảm đau ốm. Cô may vá, lọc ra những quần áo sơ sinh của con cô cho Thảm. Trước khi vào Nam, dù rất khó khăn, phải chạy vạy để có tiền đi thăm chồng nhưng cô vẫn dành dụm chút ít để lại cho bà Duy để có tiền lo thuốc thang cho Thảm.
Sự giúp đỡ của cô Quyên không chỉ đơn thuần về giá trị vật chất mà lớn hơn rất nhiều là ở giá trị tinh thần. Ngoài sự cảm thông ra, cô còn ghé vai cùng giúp đỡ ba bà cháu Duy. Lòng nhân hậu của cô đã giúp bà bà cháu Duy và nhất là cậu bé Duy rất đa cảm hiểu và tin rằng trên đời này còn có rất nhiều người tốt, rất nhiều những
tấm lòng nhân ái.
Có một nhân vật người lớn nữa dù xuất hiện không nhiều nhưng cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến tâm hồn của Duy và Thảm đó là chú Dũng. Là một chàng trai đầu đội trời chân đạp đất rất dũng mãnh, ngang tàng, từng trải, nhưng đồng thời cũng rất hiền lành, thấu hiểu và yêu thương khi tiếp xúc với con trẻ. Tuy chú đã xa nhà từ lâu, Duy chưa được tiếp xúc nhiều, Thảm lại chưa từng được gặp chú, không biết chú là ai, từ câu hỏi đầu tiên của chú thì cả Duy và Thảm đã đều bị chú chinh phục. Hai em đều rất mến và quấn quýt bên chú suốt thời gian ngắn ngủi chú ở nhà. Chú quan tâm, trò chuyện thân mật với hai cháu. Chú dạy Duy mấy miếng võ cần thiết mà mỗi cậu con trai đều cần phải có để tự vệ trong cuộc sống. Với những việc làm, những hành động nhanh nhạy, quả cảm trước những mưu đồ gian ác và đen tối của tên Hứng trong suốt thời gian ở nhà, chú đã thực sự là thần tượng của Duy về bản lĩnh, sự mềm dẻo, tài ứng biến linh hoạt với những trường hợp bất thường của ngoại cảnh. Chú đã dạy cho Duy hiểu rằng với những bọn người gian ác, bất lương nếu không cứng tay với chúng thì chúng sẽ ăn thịt mình. Đó là một chân lí trong cuộc sống, chân lí đó dạy con người ta phải cứng cỏi, phải biết tiến lui hợp lí trước mọi tình huống. Rồi qua câu chuyện giàu trí tưởng tượng và đầy chất ngẫu hứng về cuộc gặp gỡ của chú với tổ tiên trong lòng đất, chú đã bồi đắp thêm cho hai cháu tinh thần tự tôn nguồn gốc, chú đã kết nối tình yêu thương giữa các cháu và tổ tiên cội nguồn của mình. Chú đã hun đúc cho Duy một niềm tin vững bền rằng bố của cậu bé vẫn còn sống và sẽ trở về với Duy và gia đình.
Chú Dũng xuất hiện trong căn phòng đơn sơ, chật chội của ba bà cháu Duy trong một khoảng thời gian không dài, cảm giác như chặng nghỉ chân của một chàng dũng sĩ yêu cuộc sống tự do sau một chặng đường xa, nhưng đã tạo nên những ấn tượng khó phai trong lòng ba bà cháu Duy. Hơn nữa, chú trở về đã làm thay đổi không khí gia đình. Chú làm cho ba bà cháu Duy không những cảm thấy vui mà còn thấy mạnh hơn nhiều. Sự có mặt của chú làm cho Duy có cảm giác cả bà và cậu bé sớm phải va vấp cùng giải thoát, trút hết bao nén chịu căng nhức trong người do phải đối mặt với những áp bức, bất công trong cuộc sống. Chú Dũng chính là động lực, là đòn bẩy giúp đời sống của hai đứa trẻ thêm sinh động, sôi nổi, đa sắc màu hơn.
Nếu như bà nội Duy, Cô Quyên, chú Dũng, cô Hoa… trong tác phẩm Côi cút giữa cảnh đờicó lòng yêu thương và hiểu tâm lí trẻ thơ thì ở trong tác phẩm Chuyện của Lý, người đầu tiên chúng ta kể đến chính là mẹ Nhu, người phụ nữ xinh đẹp với bản chất thông minh, giàu nghị lực và có tình thương yêu vô bờ.
Nhu là một người mẹ luôn quan tâm sát sao đến con, dõi theo từng giai đoạn phát triển của cuộc đời con. Khi con chưa biết nói, mẹ Nhu thường dạy dỗ con bằng những lời hát ru như: “Cái ngủ mày ngủ cho lâu. Để mẹ đi cấy đồng sâu chưa về”… hoặc những câu chuyện kể như Tấm Cám, Thạch Sanh...”. Lời hát ru, lời kể chuyện của mẹ chính là tiếng lòng của mẹ Nhu muốn tâm sự với đứa con gái yêu quý của mình. Mẹ nuôi dưỡng con không chỉ vì thể xác, không chỉ nặn cho con một hình hài con người mà thổi vào con một tấm lòng biết rung động, biết yêu thương, biết tốt - xấu. Lời hát ru, lời kể chuyện đó của mẹ Nhu còn chứa đựng lời răn dạy con về cách sống, cách yêu thương và tạo sự chia sẻ, cảm thông ở Lý. Cho nên, mồ hôi nước mắt mẹ đổ xuống công việc cũng chỉ để cho con lớn khôn thành người. Công lao người mẹ to lớn không chỉ nuôi dưỡng mà còn giáo dục người con.
Có thể bạn quan tâm!
- Đề Tài Về Đời Sống Thiếu Nhi Trong Nền Văn Xuôi Việt Nam Hiện Đại
- Đời Sống Thiếu Nhi Trong Học Đường Nhà Trường
- Hệ Thống Nhân Vật Trong Hai Tiểu Thuyết Viết Về Thiếu Nhi Côi Cút Giữa Cảnh Đời Và Chuyện Của Lý Của Ma Văn Kháng
- Nghệ Thuật Miêu Tả Nhân Vật Thiếu Nhi Trong Hai Tiểu Thuyết Côi Cút Giữa Cảnh Đời Và Chuyện Của Lý Của Ma Văn Kháng
- Nghệ Thuật Khắc Họa Đời Sống Nội Tâm Nhân Vật
- Ngôn Ngữ Của Hai Tiểu Thuyết Viết Về Thiếu Nhi Côi Cút Giữa Cảnh Đời Và
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Còn khi con biết nói, mẹ Nhu đã dạy con nhận biết mặt bảng chữ cái và ghép vần, dạy cho con cách sống để con có thêm nghị lực trong cuộc sống. Đặc biệt là những ngày đầu tiên đi học, Lý bị đối xử phân biệt và sự ác cảm lộ liễu của cô giáo Viêng. Lý bị ông Quyền thông đồng với cô giáo Viêng để hãm hại bằng cách: Lấy bài văn tả về mẹ của Lý để ra đọc và giễu cợt trước mặt mẹ Nhu và mọi người. Lý đã được mẹ Nhu bênh vực và bảo vệ danh dự đến cùng. Nhưng không phải là kiểu bênh vực mù quáng cho con như mẹ bạn Kim Phú trong tác phẩm Côi cút giữa cảnh đời. Hằng ngày, mẹ Nhu thường tâm sự với con để thăm dò xem con mình có hỗn láo với cô giáo, với bạn bè không. Nếu con mình hỗn láo thì phải chỉ ra cho con biết lỗi và sửa chữa lỗi, đấy mới chính là người mẹ yêu thương con thực sự.
Mẹ Nhu đã bảo ban tận tình Lý, còn Lý lại là điểm tựa tinh thần của mẹ, để mẹ vượt qua mọi khó khăn gian khổ trong cuộc sống. Lý là người bạn, là chỗ dựa cậy để chống trả lại nỗi cô đơn của mẹ. Có lẽ, mẹ Nhu và Lý là một tình yêu song hành, hoán đổi, không thể tách rời được. Phải chăng, Ma Văn Kháng muốn lưu ý cần luôn nhớ ơn dưỡng dục, sinh thành của cha mẹ, biết ơn sự giúp đỡ của các tấm lòng nhân
ái. Ghi nhớ công lao của xã hội với bản thân ta, thế hệ đi sau phải sống và làm việc xứng đáng với đạo lí và truyền thống dân tộc, sống chân thành, trọn nghĩa, trọn tình, có trước có sau.
Bên cạnh mẹ Nhu, người sinh thành Lý, còn có những tấm lòng nhân ái đã cưu mang, chăm nom, săn sóc tận tụy Lý như ông Thòn, bà Pham. Nhất là bà Pham, bà là một lương y tài giỏi. Bà không có chồng, không có con. Bao nhiêu khao khát yêu thương vì hoàn cảnh không được sẻ chia của bà, bà đều trút hết cho Lý. Bà yêu Lý bằng một tình yêu mẫu tử thiết tha, một tình yêu máu mủ, ruột rà. Bà bế bồng, chăm bẵm, nuôi nấng Lý từ lúc Lý còn trứng nước. Bà thường kể chuyện và hát ru cho Lý nghe. Để chuẩn bị vào học lớp Một, bà đã may cho Lý những bộ quần áo con gái Dao, có cả chiếc Ấn nhà trời thêu gắn ở sau lưng áo. Rồi buổi bà dẫn Lý đến trường học, nằn nỉ xin cô Viêng cho Lý vào học dự thính lớp Một. Khi mẹ Nhu ốm đau kéo dài, bà đã cùng Lý chăm sóc mẹ Nhu. Tấm lòng từ mẫu bao la và tài năng thuốc thang của bà đã giúp mẹ Nhu hồi sinh, khỏe lại bình thường. Hơn nữa, toàn bộ tiền bạc từ bấy lâu nay bà dành dụm được, bà đều góp vào giúp Lý xây nhà. Bà Pham là người có một tấm lòng tương thân tương ái sâu xa và Lý lớn lên, Lý càng hiểu được bà yêu Lý biết chừng nào. Giờ đây, Lý càng cố gắng học tập và sống tốt để cho bà vui, quan tâm trông nom săn sóc bà trong lúc bà ốm đau khi về già.
Có hai nhân vật người lớn nữa cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến tâm hồn của Lý - đó là bố đẻ và bố dượng Dương. Bố đẻ của Lý là bố Khánh, vì đất nước có chiến tranh, bố Khánh là một thanh niên yêu nước đã đứng lên cầm súng chiến đấu chống kẻ thù của dân tộc. Cuối cùng, bố Khánh đã hi sinh anh dũng trên chiến trường. Tuy không trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng Lý, nhưng bố Khánh lại là người bố rất có trách nhiệm đã động viên, an ủi tinh thần Lý. Trước khi nhập ngũ, bố Khánh đã gửi lại bố dượng Dương một cái hòm sách mà theo bà Pham bảo là “quý hơn một tràn ruộng, một đám nương đó”. Đặc biệt, ở trong cuốn Nhật kí của bố Khánh có những câu châm ngôn rất hay, có những lời di huấn rất đẹp. Lý là đứa trẻ vốn sẵn thông minh tiềm ẩn, Lý luôn lấy những câu châm ngôn, lời bố dạy ở trong cuốn Nhật kí để sống và lấy bố Khánh làm gương sáng để noi theo.
Chu Văn Dương là người bạn thân của bố Khánh. Anh là một Đảng viên gương
mẫu, một nhân cách văn hóa, một tính cách say mê hết mình, một ngoại hình nam nhi đẹp phong trần, một sức khỏe vượt trội, một tâm hồn lãng mạn và một cá tính mạnh mẽ, ưa thích những hành động được gia thêm hương vị phiêu lưu, quyết đoán. Anh còn là người cán bộ năng nổ và rất có trách nhiệm, đã bênh vực đến cùng cho những người dân vô tội như mẹ Nhu. Đồng thời, anh cũng là người rất giàu tình cảm, luôn an ủi, động viên mẹ con Lý để vượt qua những khó khăn gian khổ.
Cũng giống như bố Khánh, anh phải nhập ngũ ra chiến trường để bảo vệ đất nước. Chiến tranh chấm dứt. Hòa bình lập lại. Chu Văn Dương từ chiến trường trở về nhận nhiệm vụ Bí thư huyện ủy Phong Sa. Anh bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới tại nơi đây với những công việc cụ thể là: Thành lập lại Hội sư tử; Tham gia đấu tranh vạch mặt bản chất lưu manh côn đồ Văn Quyền, Văn Lợi, chuyên ức hiếp quần chúng, gây bao nhiêu khổ đau cho những người dân lành; Giải phóng nỗi oan ức cho những người dân vô tội như mẹ Nhu, anh Đam; Quy hoạch lại đất đai, chỗ nào làm công sở, nhà trường, bệnh viện, chỗ nào là nhà dân, từng lô một, được công khai… Không những thế, Chu Văn Dương còn là hình ảnh một con người chân chính bổ sung cho bố Khánh, một vẻ đẹp tâm hồn của một con tim tràn đầy cảm xúc. Đồng thời, Chu Văn Dương cũng là tình yêu được tiếp nối với mẹ Nhu từ sự trao gửi của bố Khánh. Với lòng tin yêu, nhờ cậy của người bạn thân, Chu Văn Dương không hề có mặc cảm gì, anh đã yêu Nhu thực sự và coi Lý giống như là giọt máu, là con đẻ của mình. Anh vừa là người bố, vừa là người thầy của Lý, người đã ngày đêm giúp Lý giảng giải các đề văn ôn thi thuộc thể loại văn nghị luận xã hội. Cuối cùng, công lao của bố dượng Dương đã được Lý đền đáp xứng đáng. Lý đã dành được số điểm cao tuyệt đối trong kỳ thi tốt nghiệp và do vậy em được nhận vào đội tuyển quốc gia, em sẽ được một trường đại học ở Thủ đô tiếp nhận không cần qua sát hạch.
Như vậy, con người không phải ai sinh ra cũng đã có một trí tuệ, một thể chất khỏe mạnh. Bởi vì, trên thực tế mỗi cá nhân con người cũng giống như Lý cần phải tu dưỡng, rèn luyện về cả tâm hồn, bản lĩnh, năng lực mới có thể sống tốt cuộc sống của chính bản thân mình. Đồng thời, cùng với sự quan tâm, chia sẻ của người khác để giúp mình hoàn thiện phần nhân cách cao đẹp hơn. Cho nên, Lý đúng là con đẻ của cuộc đời. Là con của người đời. Lý tiêu biểu cho cái hình ảnh thiếu nhi Việt
Nam những tháng năm gian khó, được nuôi dưỡng trong yêu thương, được hình thành nhân cách dưới ánh sáng soi đường của cha mẹ, gắn bó với cội nguồn dân tộc và cuộc đời.
Có thể nói, hệ thống nhân vật người lớn có lòng yêu thương, hiểu tâm lí trẻ thơ ở trong hai cuốn tiểu thuyếtCôi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý - đây là kiểu quan hệ bổ sung - quan hệ của các nhân vật cùng loại, nhằm mở rộng phạm vi một loại hiện tượng: Đó là luôn sống vì người khác để tạo nên một cuộc sống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” để cho cuộc sống của mỗi con người ngày càng tốt đẹp hơn.
* Loại đối tượng có bản chất không tốt, không hiểu gì về tâm lí trẻ thơ
Ở trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời, tiêu biểu cho loại người này là lão Luông, lão Hứng, bà mẹ Kim Phú….Nhưng tiêu biểu nhất vẫn là lão Hứng. Sự độc ác, bất nhân của lão khi đối xử với người lớn đã đáng lên án rồi nhưng sự cay cú, ác độc trong cách đối xử với trẻ con của lão - đặc biệt là đối tượng đang sở hữu tâm hồn rất trong sáng thì còn đáng ghê tởm và khinh bỉ hơn rất nhiều. Những cư xử của tên Hứng với Duy và Thảm trong suốt thời gian hắn tồn tại trái phép trong phần lớn căn nhà của gia đình Duy thực sự đã mất hết tính người, bộc lộ sự dã man của hắn đã ăn sâu bắt rễ từ trong bản chất.
Lão Hứng thông đồng với tay Luông chiếm phần lớn diện tích căn hộ của gia đình Duy. Tham lam đến cực độ và lão cũng nhanh chóng thể hiện bản chất độc ác đến cực cùng của những con thú đội lốt người. Ngay từ những hôm đầu dọn đến ở căn nhà mà hắn cướp được, tên Hứng đã có những thái độ xúc xiểm, chà đạp một cách rất trắng trợn vào tinh thần của Duy. Trước thái độ lì lợm, bất khuất phục của Duy, hắn càng tỏ ra bực tức, cố tình hăm dọa, khủng bố tinh thần bằng cách xuyên tạc, bới móc lí lịch của từng người trong gia đình Duy. Lão hành động không hoàn toàn do bột phát, vô tình mà thực ra là có chủ ý hết. Bởi hắn biết rằng bà Duy là một người rất bản lĩnh, vững vàng cứng cỏi, đối đáp thần tình nên rất khó có thể là đe dọa, áp đảo được bà. Vậy thì chỉ bằng cách, cứ đổ mọi tức tối, mọi mưu hèn kế bẩn không thể thực hiện được với bà để trút hết lên tâm hồn còn non nớt của Duy. Làm được như thế thì hắn đã thỏa mãn được phần nào lòng lang dạ thú của mình.
Lòng dạ tăm tối, ác độc của hắn còn hiện hình một cách đậm đặc hơn khi có sự xuất hiện của bé Thảm trong căn phòng nhỏ hẹp của bà cháu Duy. Thảm bất hạnh rơi vào cảnh côi cút tội nghiệp, em khát sữa khát hơi mẹ nên em khóc ròng. Trông thấy cảnh đó bất cứ ai còn chút tình người cũng không tránh khỏi cảm giác chạnh lòng, thương cảm vậy mà lão Hứng hoàn toàn vô cảm. Lão hình như không có một tí biểu hiện nào là trái tim của một con người, không có một tí cảm xúc nào trước nỗi đau của con trẻ, hắn liên tục quát nạt, xỉa xói vào nỗi đau của ba bà cháu, vào cái số phận bất hạnh mà bé Thảm đang phải gánh chịu.
Nếu như ở trong tác phẩm Côi cút giữa cảnh đời, lão Hứng tiêu biểu nhất cho loại người có bản chất không tốt, không hiểu gì về tâm lí trẻ thơ, thì ở Chuyện của Lý, tiêu biểu cho loại người này là Bí thư Văn Quyền, cô giáo Viêng. Nhất là lão Quyền - người mang danh là kẻ có quyền chức nhưng lại ăn nói lỗ mãng, bạc bẽo với trẻ thơ.
Từ khi còn là đứa trẻ nằm nôi, chưa biết nói, Lý đã bị ông ta chửi rủa, mạt sát, giọng nói của ông không giấu nổi cay độc và căm phẫn. Lý là đứa trẻ phải chịu đựng nhiều thiệt thòi, Lý không được hưởng một tiêu chuẩn gì ở trong xã hội. Lý bị ông Quyền cho là đứa con không giá thú. Là con không cha. Là con hoang…Mặc dù, cha Lý là một chiến sĩ đang ngày đêm hi sinh xương máu ở mặt trận để chống kẻ thù của dân tộc. Trong khi đó, ở hậu phương, Bí thư Văn Quyền - kẻ có quyền có chức lại không biết quan tâm, động viên, sẻ chia với những đứa trẻ thiếu thốn tình cảm của cha như Lý, mà lại luôn gây tác oai tác quái cho Lý và cho những đứa trẻ vô tội khác. Loại người đội lốt mặt quỷ này còn thông đồng với cô giáo Viêng, để phân biệt đối xử bất công và gây ác cảm lộ liễu với Lý ở ngay trường học. Cuộc đời của mẹ Lý, họ đã đầy đọa đến cùng, nay lại đến đứa trẻ họ cũng không chịu buông tha. Cho nên, khi lớn lên, dưới con mắt của Lý, ông Quyền giống như tên vua độc ác trong truyện Ấn nhà trời mà bà Pham thường hay kể cho Lý nghe và ông ta cũng giống như con hổ què bị bất ngờ vì cú đòn đánh quá đột ngột và đích đáng của đứa trẻ. Nên tục ngữ có câu: “Hổ không ăn thịt con”. Hổ là loài cầm thú lạnh lùng, là nỗi khiếp sợ của bao loài vật khác nhưng trong cái ác của nó, vẫn còn một nơi ấm áp nhất để dành cho con của mình. Cũng giống như Lý, con hổ què động rừng về Thèn
Phàng, nó leo lên tận giường Lý nằm nhưng nó không ăn thịt Lý. Như vậy, con hổ què là con vật vô tri vô giác nhưng nó lại có tình cảm hơn ông Quyền. Kể cả con mèo Nhung, nó sống rất tình cảm và thân thiện với Lý. Hàng ngày, Lý ở nhà, nó luôn quẩn quanh bên Lý. Hay con Mực, khi ông Thòn mất, nó nằm ở dưới gầm giường ngước lên nhìn thấy Lý khóc ai oán, hai mắt của nó cũng đỏ ngầu lên, tỏ lòng tiếc thương ông Thòn. Còn ông Quyền, mang tiếng là một Bí thư huyện ủy nhưng chẳng hơn được con vật chút nào. Ông mạt sát Lý với những lời lẽ không thương tiếc. Đây là lối sống vô tâm, tàn nhẫn, tầm thường - một trong những lối sống xấu xa khiến con người dễ trở thành kẻ tha hóa, tàn bạo, mang thú tính, do đó cần phải phê phán, thậm chí lên án kịch liệt đối với loại người này.
Tóm lại, Đó là hai loại đối tượng, hoàn toàn đối lập nhau của hệ thống nhân vật người lớn. Đây là loại quan hệ đối chiếu, tương phản để làm nổi bật sự đối lập và khác biệt của các nhân vật. Đồng thời, làm cho chúng phản ánh nhau, tác động nhau, soi sáng nhau, để cùng phản ánh đời sống. Và qua đó, Ma Văn Kháng muốn nhắc nhở, khuyên nhủ khi thấy ai đó chưa biết quan tâm, chia sẻ, cảm thông với những khó khăn, vất vả của con người hay còn xúc phạm nặng nề đến danh dự, nhân phẩm, nhân cách của con người vì những mục đích đen tối, xấu xa, thì chúng ta phải kiên quyết đấu tranh để gạt bỏ ngay. Đặc biệt là trẻ em - đối tượng còn non nớt, đang cần sự quan tâm, chăm sóc, nâng niu của toàn thể xã hội.
1.3. Đặc sắc bức tranh đời sống xã hội trong hai tiểu thuyết viết về thiếu nhi
Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng
Phạm trù mĩ học phản ánh một hiện tượng có tính quy luật của thực tế đời sống xã hội thường diễn ra trong cuộc đấu tranh không ngang sức giữa cái thiện với cái ác, cái mới với cái cũ, cái tiến bộ với cái phản động, cái hài với cái bi... trong điều kiện những cái sau còn mạnh hơn cái trước. Vậy, ở trong hai tiểu thuyết viết về thiếu nhi Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng, bức tranh đời sống xã hội hiện lên rất đa dạng với các màu sắc thẩm mĩ: Có đắng cay - ngọt bùi, cái xấu
- cái đẹp, cái bi - cái hài - cái hùng…
Có lẽ là do Ma Văn Kháng đã chuyển từ cái nhìn sử thi sang cái nhìn thế sự, đời tư, miêu tả con người ở chiều sâu tâm hồn với những ước vọng tốt lành và cả những