Nhân Vật “Tôi” Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Khải Sau 1980


ông. Hòa bình trở lại, ông Hai tiếp tục gắn bó với cây cao su nhưng không phải là làm thuê cho Pháp nữa mà là cương vị của một con người làm chủ. Ông nghiên cứu cách trồng cây trái mùa, thử nghiệm những cây cho năng xuất cao. Ông Hai Riêng trở thành một giám đóc tài năng của vùng cao su Dầu Tiếng. Với Quân, tư tưởng cách mạng của người chiến sĩ tình báo hoạt động ngầm trong lòng địch thì tư tưởng cách mạng của anh không gì lay chuyển nổi. Sông trong thế giới quyền lực đầy cám rỗ, tiếp xúc với những nhân vật chính trị cao cấp của chính quyền phản động, anh luôn làm trong nhiệm vụ của một người quân báo. Tiền bạc, quyền lực không làm lung lay ý chí và lí tưởng của người chiến sĩ cộng sản. Tư tưởng cách mạng, lí tưởng giải phóng dân tộc đã trở thành dòng máu chảy trong huyết quản của anh, anh luôn đạt một niềm tin sắt đá để bảo vệ lí tưởng của mình. “Anh có thể tước bỏ nhiều phần máu thịt của mình, kể cả vợ con, ngoại trừ lòng yêu nước và cái lí tưởng cách mạng mà anh đã chọn lựa” [66]. Lí tưởng cao đẹp đó của Quân đã làm nên những chiến công trong kháng chiến chông Mĩ. Những thông tin tình báo của anh đã giúp quân ta đập tan nhiều âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, bẻ gãy bao nhiêu bài chính trị và chặn đứng bao cuộc chiến đổ máu. Quân là đại diện cho lớp người anh hùng trong kháng chiến với vẻ đẹp sáng ngời là tư tưởng yêu nước. Vẻ đẹp nhất quán trong tư tưởng nhân vật là cách sống làm cho tư tưởng nhà văn có sự nhất quán trong hầu hết tác phẩm trước 1980 . Có thể khẳng định trong Thời gian của ngườicác nhân vật chính của Nguyễn Khải đều là những nhân vật tư tưởng, thể hiện lí tưởng cách mạng và lí tưởng yêu nước cao đẹp. Ba Huệ, Quân, ông Hai Riềng hiện lên với vẻ đẹp lí tưởng của những anh hùng.

2.4.2. NHÂN VẬT “TÔI” TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN KHẢI SAU 1980

Tiểu thuyết Nguyễn Khải sau đổi mới từ 1980 không chỉ còn là sự tái hiện cuộc sống, cổ vũ động viên cho “mặt trận tư tưởng”, mà nhiệm vụ cấp bách lúc


đó đặt ra. “Cái thời lãng mạn” đã lùi xa, những nhân vật đậm chất tư tưởng dần dần cô đọng lại trong những suy nghĩ riêng tư đời thường hơn. Ngòi bút Nguyễn Khải luôn là ngòi bút đi tìm vấn đề mang đậm tính thời sự. Ông thích “cái hôm nay ngổn ngang và bề bộn” trong sự phức tạp của đời sống xã hội. Khi nghiên cứu sâu vào tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1980 chúng tôi nhận thấy: Xu hướng tự thuật triết lí về cái tôi của mình bộc lộ rõ ràng. Cách triết lí của Nguyễn Khải mang tính chiêm nghiệm sâu sắc, vấn đề đời tư được nhà văn chú ý và khắc họa đậm nét hơn, cái tôi cá nhân lộ rõ hơn bao giờ hết, thẳng thắn, chân thành và mạnh mẽ, ý thức cá nhân được nhà văn “cởi trói” toàn diện… Chính vì vậy các nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1980 mang tính cá nhân sâu sắc, đặc biệt có một loại nhân vật lặp đi lặp lại nhiều lần trong các tiểu thuyết của ông đó là nhân vật “tôi”.

Nhà văn có hai cách thể hiện cái tôi của mình. Một cách gián tiếp thông qua hệ thống nhân vật, cách khác trực tiếp xưng tên. Ở trường hợp thứ hai khi nhà văn trực tiếp xưng tên ở ngôi thứ nhất (tôi, hắn, mình…) đó là lúc ý thức cá nhân thể hiện rõ ràng nhất, triệt để nhất. Nhân vật “tôi” vừa là thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật vừa là cách nhà văn công bố tư tưởng của mình. Có một thời kì dài ý thức cá nhân tạm thời phải lùi xuống nhường chỗ cho những nhiệm vụ cấp bách hơn khi dân tộc đòi hỏi. Đất nước hòa bình, thống nhất văn chương quay lại với những giá trị đích thực của mình, ý thức cá nhân lại được thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết. Có thể khẳng định nhân vật “tôi” trong tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1980 là một loại nhân vật đặc biệt.

Thời gian của người nhân vật “tôi” là nhân vật tư tưởng và là nhân vật trung tâm của tác phẩm, là người tổ chức toàn bộ nội dung câu chuyện. “Tôi” là một nhà báo đồng nghiệp với Quân được Quân mời đi nghỉ ở nông trường cao su Dầu Tiếng. “Tôi” dần dần tái hiện chân dung của Quân qua sự quen biết và qua những gì “tôi biết về Quân”. Nhân vật “tôi” là người tổ


chức các chi tiết, các tình huống truyện, vừa tổ chức tác phẩm vừa tham giá vào sự kiện của tác phẩm. Trong Thời gian của người nhân vật “tôi” là sự hóa thân của nhà văn và sự chuyên chở tư tưởng cách mạng. “Tôi” là một chiến sĩ cách mạng, một nhà báo đấu tranh trên mặt trận tư tưởng. những sự kiện quan trọng trong tác phẩm đều được thể hiện rõ nét lập trường tư tưởng của nhân vật “tôi”. Đó là một con người yêu nước. Sự tái hiện lại cuộc gặp gỡ của ba người chiến sĩ tình báo Quân, Ba Huệ, Cha Vĩnh… là sự minh họa bức chân dung của những người anh hùng. Những con người một thời lửa đạn luôn luôn vững một niềm tin và ý chí sẵn sàng hi sinh cho dân tộc. Sử dụng phương thức trần thuật ở ngôi thứ nhất, nhân vật “tôi” đã làm nổi bật bức chân dung các nhân vật một cách chân thực sống động. Đó là người chiến sĩ tình báo Quân sống trong vỏ bọc để hoạt động cách mạng, anh vẫn giữ trọn lí tưởng cao cả và thiêng liêng của mình. Quân là mẫu người anh hùng, bằng những hi sinh thầm lặng, gian khổ hiến dâng tất cả cho cách mạng và cho đất nước. Ba Huệ, một chiến sĩ biệt động dũng cảm gan dạ trong chiến đấu và nhanh nhẹn táo bạo trong lãnh đạo thực hiện cuộc sống mới. Đó là Cha Vĩnh luôn vững tin vào một niềm tin thiêng liêng của Chúa vì con người. Cha Vĩnh đặt tôn giáo dân tộc lên trên hết và luôn khao khát sự hòa hợp vì sự tiến bộ của con người. Là ông Hai Riềng, ông chủ của những rừng cao su bạt ngàn dũng cảm trong đấu tranh, táo bạo trong việc phát triển cây cao su làm giàu cho quê hương đất nước. Mỗi con người là một hoàn cảnh riêng, một số phận riêng, nhưng họ đều có một lí tưởng cao đẹp đó là lí tưởng cách mạng và vì con người. Những phẩm chất cao đẹp đó được nhà văn khẳng định trong sự hóa thân vào nhân vật “tôi”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Ở thời gian của người, nhân vật “tôi” không thể hiện ngoại hình và tính cách. Nguyễn Khải không đi sâu vào việc khai thác đời tư và thế giới nội tâm của nhân vật “tôi”. Cho nên nhân vật “tôi” trong Thời gian của người hiện


Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải trong tiểu thuyết sau 1980 qua ba tiểu thuyết: Thời gian của người, Một cõi nhân gian bé tí, Thượng đế thì cười - 9

lên không hoàn chỉnh. Nhân vật “tôi” lúc hiện lên rõ rệt trong vai trò dẫn dắt câu chuyện, lúc hiện lên là nhân vật chính tham gia nội dung truyện. “Tôi” có mặt trong các chính biến của các sự kiện. Sự hiểu biết của “tôi” như một nhà chính trị với những hiểu biết sâu rộng về bộ máy chính quyền Mĩ - Diệm và các chính sách, kế hoạch của chính quyền Mĩ - Ngụy. Đó là phi vụ Mĩ đưa tên mật thám Arthur vào bến cát năm 1961, sự kiện 1963 âm mưu của Mĩ lật đổ Ngô Đình Diệm, sự xụp đổ của chính quyền họ Ngô. Cùng với đó là cách phân tích tình hình của quân ta và địch, những bộ mặt thật của các chính khách chính quyền Ngụy dần dần lộ diện. Những nhận xét đánh giá của nhân vật “tôi” rất sắc sảo, khi đánh giá về Ngô Đình Nhu “ông ta ôm một cõi mộng là giáo chủ một học thuyết, thủ lãnh của một chánh đảng, một bộ óc điện tử cái gì cũng biết, việc gì cũng rõ, tự mình đứng vượt lên tất cả, ngạo nghễ nhìn xuống như phượng hoàng nhìn chim sẻ. Giống hệt như một nhà tiểu thuyết , lấy mình làm nhân vật lí tưởng, cái gì tác giả không dám làm, không đủ tài làm thì cho nhân vật làm” [46]. Khi đánh giá về con đường mà Cha Vĩnh lựa chọn “Anh đến với dân tộc , đến với cách mạng và sau này là CNXH hết sức tự nhiên, là cuộc gặp gỡ lí tưởng của một niềm tin, một nguyện vọng” [46]. Tuy không hiện lên trọn vẹn về tính cách nhưng nhân vật “tôi” vẫn thể hiện một tư tưởng lập trường rõ ràng, đó là tấm lòng trân trọng những con người biết dâng hiến, biết hi sinh cho cách mạng, cho dân tộc.

Nhân vật “tôi” trong tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1980 được xây dựng đa dạng và phong phú. Có khi không hoàn chỉnh trong Thời gian của người, có khi hiện lên trọn vẹn trong Một cõi nhân gian bé tí, có khi đầy đủ toàn diện đến từng chi tiết trong Thượng đế thì cười. Có nhà nghiên cứu đã gọi nhân vật “tôi” là “nhân vật Nguyễn Khải” điều này đúng mà không đúng. Bởi nhân vật “tôi” được Nguyễn Khải xây dựng như một hình tượng nghệ thuật.

Trong Một cõi nhân gian bé tí, nhân vật “tôi” được nhà văn sử dụng bằng hai tên gọi, có khi xưng là “tôi”, có khi lại gọi là Chính. Đó là sự hóa


thân vào nhân vật chính của tác phẩm. Tác phẩm là sự tự thuật của nhân vật “tôi” (Chính) về gia đình, công việc của mình, về cuộc gặp gỡ với những “con người của lịch sử” và những con người của quê hương anh. Trong tác phẩm nhân vật “tôi” được hiện lên một cách toàn diện. Tôi (Chính) là viên chức của Viện kiểm soát, một cán bộ công chức nhà nước. Anh là một người lính đã từng vào sinh ra tử trong cuộc chiến tranh vệ quốc. Hòa bình Chính làm việc ở Viện kiểm soát với đồng lương công chức ít ỏi. Lương anh không đủ trang trải trong cuộc sống gia đình. Gia đình anh trở nên bất ổn trong cuộc sống đời thường. Những quan điểm khác nhau, trái ngược nhau nhiều lần xuất hiện giữa anh và con trai anh. Anh vẫn giữ quan điểm cũ của một người lính sống cống hiện vì tương lai, con trai anh thì trái ngược lại là cuộc sống thực dụng “Chính mơ hồ: con người ta không thể chỉ sống cho cái hôm nay”. Mặt thằng con đỏ lên, mắt nhìn bố gườm gườm: “con sống hoàn toàn cho cái hôm nay, cho cái bây giờ mà vẫn không sống nổi, chỉ vật lộn với cái tối thiểu mà không nổi”. Khi vợ con anh đã nói tới cái miếng ăn của hôm nay là Chính hết mọi lí lẽ” [46]. Cuộc sống hiện thực đã làm Chính bối rối và chao đảo trước niềm tin và lí tưởng của mình. Hơn nữa Chính cũng đã chứng kiến sự đổi thay trong các gí trị đạo đức trong những con người mà một thời người ta ca ngợi. Vụ án buôn lậu trầm hương, Chính đã trực tiếp phỏng vấn tên buôn lậu, đưa hối lộ, làm giấy tờ giả (Nguyễn Văn Hòe). Hắn từng là một người lính vào sinh ra tử trong chiến trường thế nhưng vẫn làm những việc lam phi pháp bôi nhọ danh dự của một người lính. Hắn là một thương binh xuất ngũ, cuộc sống đã làm thay đổi con người đúng như Chính nhận xét “Tội nghiệp cho máy thằng lính không chết ở chiến trường mà lại chết mòn trong nhà giam” [46]. Vụ án trầm hương đã làm Chính chao đảo về niềm tin và những gì anh vẫn tin tưởng và hi vọng vào giá trị của con người. Vụ án làm thất thoát tài sản của Hà Mã như một đòn đánh chí mạng vào tư tưởng của Chính. Hóa ra con


người ngày nay đã là một thế hệ khác, những con người khác. Chính cảm thấy mệt mỏi, chán nản. anh cho rằng họ là những xác chết, những cái xác đã rữa từ lâu trong xã hội. Hai vụ án mà Chính đã trực tiếp phỏng vấn bị can đã làm anh kinh ngạc và bất ngờ, nó làm cho chính nhận ra sự phức tạp của cuộc sống và những giá trị đạo đức đang phôi phai trong cuộc sống. Đồng đội của mình không chết trong bom đạn của kẻ thù mà lại chết trong sự phán xét của pháp luật. Đối với Chính đó là sự bất hạnh và đau khổ.

Có thể khẳng định nhân vật “tôi” trong Một cõi nhân gian bé tí được nhà văn xây dựng một cách hoàn chỉnh và thể hiện rõ tư tưởng tình cảm của nhà văn. Nguyễn Khải đã hóa thân vào nhân vật “tôi” để nhìn nhận, đánh giá những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Ông nhìn rõ cuộc sống hiện tại với bao nhiêu những ngổn ngang và bề bộn của hiện tại và quá khứ, của hiện tại và lịch sử. Cuộc sống là sự pha trộn giữa “màu đen và màu hồng”, con người với bao sự phức tạp của nó. Tác phẩm đặt ra vấn đề con người trong cuộc sống hiện tại. Tất cả các nhân vật họ đều có nguy cơ phạm tội, nguy cơ vi phạm pháp luật, nguy cơ phạm tội về đạo đức. Nhân vật “tôi” đã nhận ra cái gianh giới mỏng manh đó. Nó chỉ mỏng manh như “sợi tóc” mà Thạch Lam đã khẳng định.

Nhân vật “tôi” trong tiểu thuyết sau 1980 của Nguyễn Khải có khi là sự đồng nhất giữa nhà văn và nhân vật. Nó thể hiện rõ nhà văn và tư tưởng của nhà văn hơn bao giờ hết. Chân dung nhân vật hiện lên một cách toàn diện đầy đủ về lai lịch, nguồn gốc xuất thân, tính cách và mối quan hệ giữa nhân vật “tôi” với các nhân vật khác và sự kiện của tác phẩm. Nó thể hiện rõ chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật “tôi” trong Thượng đế thì cười là bức chân dung của tác giả qua kí ức và kỉ niệm, qua tình cảm và tư tưởng, qua nghề văn và tác phẩm, qua hiện thực và nghệ thuật của Nguyễn Khải. Nó là dòng kí ức của tác giả. Nhân vật “tôi” trong tác phẩm được tác giả gọi là “hắn”.


Trong mạch hồi ức bừa bộn của nhân vật “tôi” có rất nhiều chi tiết kể lại nhằm gây hiệu quả có thực , song cái thực sâu xa nhất về đương sự mà tác giả muốn nói với người đọc vẫn còn nguyên bí mật. Cứ thế âm hưởng chính toát ra mỗi trang sách là nhiệt tình, tự biểu dương và tự khẳng định. Đó là một con người có tài và biết tài mình lớn chừng nào. Ngoài tài năng bẩm sinh còn là một con người có lối sống khôn ngoan. “Tuy suốt mấy chục năm là nhân viên của cơ quan tuyên huấn hắn đã được sống với nhiều người tài giỏi, và họ đã dạy hắn học, học lại văn hóa tiếng Pháp, học cả cách đọc và cách viết. Sau này hắn cũng hay bị các ông làm tuyên huấn bẻ hành bẻ tỏi về chuyện này chuyện kia của hắn, nhưng hắn không hề cãi, cũng chả giận, họ vốn là thầy của hắn:“Nhưng học trò thì mỗi năm đi một xa, còn các thầy thì vẫn đứng nguyên một chỗ, người đã được nhìn xa thì làm sao thuyết phục được người chỉ quen nhìn gần, nên chỉ có biết cười và nói: “Tôi sẽ chú ý khi viết những truyện sau”. Có những ông anh mỉm cười tinh quái bảo hắn: “Tao biết mày không thèm tranh cãi với tao nhưng cái việc nói thì tao đã nói rồi. Còn tùy mày…” [24]. Với Nguyễn Khải cái để đời của người viết văn là những trang viết là tác phẩm chứ không phải là sự tranh luận đúng sai, phải trái, đều này có thể gặp ở trong nhiều bài phát biểu của Nguyễn Khải. Đọc Thượng đế thì cười ta luôn nhận thấy một niềm vui say sưa, danh lợi, vợ con, gia đình là nhỏ bé trước bản thảo. “Hắn” cho rằng: Danh cũng không bằng thảnh thơi ngồi viết, lợi đến mấy cũng không sướng bằng cái lúc được viết, vợ con cũng là nhỏ trước bản thảo. Tất cả cuộc đời hắn đã giành cho những trang viết. Chính vì vậy hắn đã giành tất cả cuộc đời cho những trang sách của hắn. Hắn vào chiến trường trong khói bom của chiến tranh, nơi hắn sẵn sàng đổ máu để hi sinh. Hắn phải đi thực tế để những trang sách của hắn có ý nghĩa. Vào chiến trường Vĩnh Linh ác liệt và Chiến sĩ, Ra đảo, Đường trong mây ra đời. Đó là những thành quả của sự hi sinh gian khổ để hắn cống hiến cho lí


tưởng của hắn và dân tộc. Đi vào vùng công giáo Ninh Bình, Nam Định để viết Xung đột giải quyết những vấn đề cấp bách của cách mạng đặt ra và tìm hướng đi cho cách mạng. Về thăm vùng nông thôn trong sự đổi mới của cuộc sống hắn viết Chủ tịch huyện như một lời động viện cuộc sống mới, kêu gọi những con người XHCN với bộ óc và trí tuệ để xây dựng đất nước và nhận ra những hạn chế trong cách quản lí và xây dựng đất nước. Đến thăm những “con người của lịch sử”, hắn viết bằng sự cảm thông chia xẻ cho những con người bất hạnh đó và Một cõi nhân gian bé tí là sự chia xẻ của “Hắn’’“Hắn” đã làm cái việc mà “hắn” nói là phải “trả ơn”, trả ơn Đảng đối với cuộc đời của “hắn” bởi Đảng và cách mạng đã cho “hắn” tất cả, cho “hắn” được sống huy hoàng, cho “hắn” trở thành “người lương thiện”, cho “hắn” một gia đình và trở thành một nhà văn nổi tiếng. Món “nợ ân tình” với Đảng “hắn” đã trả bằng những tác phẩm văn học có giá trị hiện thực và thẩm mĩ cao, tên tuổi của “hắn” trở thành một nhà văn lớn. Nhân vật “tôi” trong Thượng đế thì cười là sự tự ý thức về bản thân mình. Đó là cảm hứng ngợi ca của nhân vật “tôi” trong tác phẩm.

Nhân vật “tôi’ hiện lên trong tác phẩm không chỉ là nguồn cảm hứng ngợi ca mà đó còn là sự đan xen với cảm hứng tự trào, giễu nhại. Nhân vật “hắn” được xây dựng theo lối nhân vật tự thuật. “Hắn” nói khơi khơi về việc bị ghen khi ở tuổi 70. “Hắn” nói về con cái của mình vẫn tôn trọng “hắn” nhưng có lúc vẫn giễu nhại “hắn”. Trong một lần đối thoại với con về chuyện “hắn” bị bà vợ ghen tuông: “Thằng con lớn vừa cười vùa nói: Bố thường khoe một thời biết nhịn những cái nhỏ để được những cái lớn. Bố thử chiều mẹ một thứ xem sao? Hắn hỏi lại: Tức là tao nhận đã có lỗi (…). Đứa con lại hỏi: Xưa nay bố có lỗi gì với bạn bè mà bố vẫn nhường nhịn các chú ấy nhiều thế? Hắn nói “Với bạn bè tao rất có lỗi , người ngoài nhìn vào nghĩ rằng tao không có lỗi, nhưng tự tao biết, tao rất có lỗi với họ”. Con hắn lại cười: “Họ

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí