nguồn quỹ với thị trường tài chính hiện nay. Chính vì thế, Chính phủ cần phải thiết kế cơ chế pháp lí và quy tắc môi trường cho các ngân hàng, nhằm tạo động lực cũng như sự ràng buộc của hệ thống ngân hàng đối với vấn đề “tăng trưởng xanh” của đất nước.
Ngoài ra, Chính phủ còn nên phân công, chỉ đạo cho từng bộ ngành thực hiện các công việc cụ thể như:
Thứ nhất, Tăng cường các biện pháp, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các ngân hàng cung cấp dịch vụ tín dụng xanh
Từ bài học kinh nghiệm của các quốc gia thành công trong chiến lược tin dụng xanh cho thấy, trong giai đoạn đầu, hầu hết các chính phủ phải hỗ trợ để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngân hàng xanh được cung cấp cho nền kinh tế. Đối với các ngân hàng cung cấp dịch vụ tín dụng xanh, cần có các chính sách hỗ trợ về thuế, phí, thậm chí lãi suất để tạo đà cho các ngân hàng. Bên cạnh đó, để cung cấp tín dụng xanh, kết quả khảo sát cũng cho thấy cần có các giải pháp hỗ trợ về công nghệ, kỹ thuật để thẩm định các yếu tố về môi trường đối với các dự án đầu tư.
Thứ hai,phân loại và xếp hạng các lĩnh vực kinh tế theo mức độ tác động môi trường; đồng thời xây dựng các đánh giá, hướng dẫn và khuyến nghị cụ thể về công nghệ sản xuất đối với từng ngành sản xuất để làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng xem xét và đối chiếu khi xem xét cấp tín dụng. Bên cạnh đó, nghiên cứu xây dựng danh sách ngành nghề nên hạn chế đầu tư và cấp tín dụng.
Thứ ba, bản đồ hóa tất cả quy hoạch khác nhau để dễ dàng xác định các điểm chồng lấn; nghiên cứu khoanh vùng các khu vực nhạy cảm về sinh thái hoặc xã hội (như những vùng gần các khu bảo tồn thiên nhiên) với đầy đủ thông tin tin cậy (dữ liệu cơ sở) để các ngân hàng tham chiếu khi xem xét, quyết định cho vay vốn.
Thứ tư, xây dựng những chỉ số để đo lường và định lượng tăng trưởng tín dụng xanh. Có thể cấp chứng chỉ xanh cho những ngân hàng đạt yêu cầu; đồng thời cần
xây dựng những cơ chế tài chính cụ thể để khuyến khích việc xanh hóa các ngân hàng. Công bố top 10 ngân hàng có hoạt động cấp tín dụng xanh tốt nhất trên các thông tin đại chúng, lập và trao giai thưởng cho 3 ngân hàng đứng top đầu. Đồng thời, công khai thông tin về các dự án gây ô nhiêm cũng như các ngân hàng cấp vốn cho dự án, xếp loại các ngân hàng dựa trên tiêu chí này.
KẾT LUẬN
Tác động từ hoạt động cho vay của các ngân hàng tới môi trường là một điều không thể phủ nhận. Chính sách, pháp luật bước đầu đã có những quy định về vấn đề này. Tuy nhiên, các quy định vẫn mang tính chất khuyến khích, không mang tính bắt buộc, và cũng như chưa có những hướng dẫn cụ thể để các ngân hàng có thể thực hiện đúng vai trò của mình. Vì vậy, hoàn thiện pháp luật kết hợp với nâng cao nhận thức cho các ngân hàng là một trong những biện pháp cần thiết để các ngân hàng bằng nghiệp vụ cho vay của mình có thể tham gia một cách tích cực hơn trong công cuộc bảo vệ môi trường hiện nay.
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng và vấn đề môi trường - 1
- Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng và vấn đề môi trường - 2
- Thực Trạng Pháp Luật Về Hoạt Động Cho Vay Của Các Ngân Hàng Trong Mối Quan Hệ Với Vấn Đề Môi Trường
- Thực Trạng Pháp Luật Trong Hoạt Động Cho Vay Của Ngân Hàng Cho Các Dự Án Xanh, Thân Thiện Với Môi Trường
- Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng và vấn đề môi trường - 5
Xem toàn bộ 53 trang tài liệu này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Agribank (2016), Khoác áo mới cho tín dụng nông nghiệp, truy cập:
http://agribank.com.vn/31/2042/tin-tuc/tin-dung-nong-nghiep-nong- thon/2016/11/11201/khoac-ao-moi-cho-tin-dung-nong-nghiep.aspx
2. Anh Quân (2016), Báo động tình trạng ngân hàng tiếp tay cho nạn phá rừng, Vietnamplus, truy cập http://www.vietnamplus.vn/bao-dong-tinh-trang-ngan- hang-tiep-tay-cho-nan-pha-rung/404753.vnp
3. Bộ tài nguyên và môi trường (2014), Báo cáo cập nhật hai năm một lần của Việt Nam cho UNFCCC năm 2014, truy cập.
http://csdl.dmhcc.gov.vn/upload/csdl/1247391836_Viet- Nam_BUR1_VN_Final.pdf
4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà (2016), Báo cáo tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về môi trường ngày 24 tháng 8 năm 2016, truy cập http://vpcp.chinhphu.vn/Home/Thu-tuong-chu-tri-Hoi-nghi-toan-quoc-ve-bao- ve-moi-truong/20168/19575.vgp
5. Chính phủ (2015), nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
6. Hà, Q. (2015). Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 tiếp tục xả khỏi đen ra môi trường. Truy cập
tại http://thanhnien.vn/thoi-su/nha-may-nhiet-dien-vinh-tan-2-tiep-tuc-xa-khoi- den-ramoi-truong-584887.html
7. IFC. (2010). Environmental Risk Management in Lending and Investment. Truy cập tại
http://www.un.org/esa/sustdev/sdissues/technology/riskmanagement2.pdf
8. Nicholson, B., & Zuiderhoek, T. (1993). The Lender Liability Dilemma: Fleet Factors History and Aftermath. South Dakota Law Review, 38, 22–51
9. Ngân hàng nhà nước (2015), Chỉ thị 03/CT-NHNN ngày 24 tháng 3 năm 2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng
10. Ngân hàng nhà nước (2016), Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng
11. Phước, H. T. (2015). Giải pháp xử lý tro xỉ than từ nhà máy nhiệt điện Vĩnh TânNo Title. Báo Bình Thuận. Truy cập tại http://www.baobinhthuan.com.vn/xa- hoi/giai-phap-xu-ly-tro-xithan-tu-nha-may-nhiet-dien-vinh-tan-76842.html
12. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010-QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010.
13. Rainforest Action Network(2017), Every-Investor-Has-a-Responsibility, truy cập: http://forestsandfinance.org/wp-content/uploads/2017/04/RAN_Every- Investor-Has-a-Responsibility_2017.pdf
14. Rainforest Action Network(2016), fossil fuel finance report card 2016, Report shorting the climate 2016, truy cập:
http://priceofoil.org/content/uploads/2016/06/Shorting_the_Climate_2016.pdf
15. Thạch Bình (2016), Ngân hàng tìm đến các dự án bảo vệ môi trường, Thời báo ngân hàng, truy cập http://thoibaonganhang.vn/ngan-hang-tim-den-du-an- bao-ve-moi-truong-50676.html
16. Trung tâm con người và thiên nhiên (2012), “xanh hóa ngành ngân hàng: áp dụng chuẩn mực bắt buộc hay khuyến khích tham gia tự nguyện?”, bản tin chính sách số 7, 1-4.
17. Vietcombank (2016), Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2016 đã kiểm toán của ngân hàng Vietcombank, truy cập:
http://vietcombank.com.vn//upload/2017/03/17/f25.pdf?5
18. Viettinbank (2016), Báo cáo thường niên năm 2016 của Viettinbank, truy cập https://www.vietinbank.vn/teptailieu/1478324236551/26/04/17/bctn2017pdf_14 93181870060.pdf