Nghệ Thuật Xây Dựng Nhân Vật Trong Tiểu Thuyết Của Ma Trường Nguyên


nhân vật của Triều Ân và nhân vật của Vi Hồng. Việc khắc họa những nhân vật mồ côi, bất hạnh trong tổ chức cốt truyện của Ma Trường Nguyên làm cho người đọc cảm nhận rò ràng hơn về thân phận và tâm hồn con người miền núi, và sâu xa hơn, người đọc cảm nhận được tình yêu thương sâu sắc mà nhà văn dành cho những con người ấy. Cách tổ chức cốt truyện với những nhân vật mồ côi, bất hạnh đã góp phần tạo nên giá trị nhân đạo cho sáng tác của nhà văn.

Bên cạnh môtíp người mồ côi, bất hạnh, tiểu thuyết Ma Trường Nguyên phổ biến kiểu con người ra đi. Trong Mũi tên ám khói, ông Roạn ra đi theo cách mạng như một yếu tố quyết định đến sự thay đổi diễn biến câu chuyện. Trong Bến đời, Thái ra đi theo cách mạng và trở về, trở thành nhân tố quyết định cho sự lập lại trật tự của gia đình, đồng thời cũng là trật tự của quê hương vốn dĩ bị xáo trộn bởi những con người lầm lạc. Trong Rễ người dài, Diêu Anh là người ra đi. Việc Dàu đi tìm Diêu Anh đã trở thành yếu tố mở nút cho toàn bộ câu chuyện tình cảm vốn bế tắc ở vùng quê chật chội bởi những hủ tục. Đặc biệt, trong Phượng hoàng núi, câu chuyện xoay quanh chuyến đi định mệnh của Ma Loỏng, ông tộc trưởng đầy quyền uy mang dáng dấp huyền thoại. Và cuối cùng, câu chuyện như cổ tích ngân mãi với một cuộc ra đi nữa, cuộc ra đi của Ma Hoàng như một sự tiếp nối,... Có thể nói, chính những cuộc ra đi đã góp phần làm cho tiểu thuyết Ma Trường Nguyên mang dáng dấp tiểu thuyết hiện đại. Xét trong tổ chức cốt truyện, những sự ra đi ấy góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển cốt truyện. Tuy nhiên, chúng tôi đồng nhất với nhận định của nhà phê bình Lâm Tiến: “ Ma Trường Nguyên ít mở rộng không gian trong tiểu thuyết”. Không gian ấy thường vẫn chỉ bó hẹp trong quê hương miền núi của nhà văn và ở nơi ấy nhà văn bộc lộ rò sự hiểu biết của mình. Có lẽ vì vậy, tiểu thuyết Ma Trường Nguyên chưa thực sự hấp dẫn ở những trường đoạn nhân vật chính thực hiện những cuộc lên đường. Tiểu thuyêt Rễ người dài như một ẩn dụ về sức mạnh của tình yêu, sức mạnh của tình người có thể vượt qua sự cách trở. Tuy nhiên, sự mở rộng không gian đến Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh - những nơi ở xa quê hương của Ma Trường Nguyên - lại bộc lộ rò những hạn chế nhất định trong ngòi bút của nhà văn miền núi này.


Thấm đẫm cảm hứng từ những tác phẩm dân gian, tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên đều kết thúc có hậu. Trải qua biết bao biến cố, cuối cùng cái thiện luôn chiến thắng cái ác, người hiền sẽ gặp lành. Trong tiểu thuyết Mũi tên ám khói, Đông, Đao, ông Roạn là những con người thấp cổ bé họng trong xã hội cũ, bị chánh Han hành hạ. Thế rồi trải qua bao biến thiên, ông Roạn lên đường hoạt động cách mạng, những con người lương thiện ở lại nương tựa lẫn nhau. Cuối cùng, chánh Han đã bị chính tay Đông giết chết. Nước nhà độc lập, nhưng cuộc tranh đấu với những tàn dư của chế độ cũ vẫn tiếp diễn. Con cháu của chánh Han đã trở thành những phần tử nguy hiểm cho cuộc sống của làng bản, như cái rễ của cây rừng độc vẫn lẩn khuất. Phải đến cùng, sau một thời gian hoàn tất thủ tục, hồ sơ vụ án mạng của Sum được đưa ra xét xử. Bị can Láu với tội phá rừng đầu nguồn nghiêm trọng và tội hãm hiếp, giết người đã bị chánh án phiên tòa tuyên phạt tử hình và tịch thu toàn bộ tài sản. Bản án vang lên trong "tiếng vỗ tay từng đợt từng đợt trào lên không dứt. Sức mạnh công lý trào dâng cuốn phăng loài sâu mọt. Tiếng thác Khuôn dào dạt cất lên như tán thưởng đồng tình" [18, tr.139]. Trong Gió hoang, trải qua biết bao biến cố, những người bị hoàn cảnh xô đẩy như Va đã được chào đón trở lại bản làng. Mường Cốc Lồm trải qua cuộc "vật vã đau thương đã tự xé mình thoát ra khỏi tổ kén đã chật cứng của nghèo nàn và lạc hậu để nhìn thấy ánh mặt trời chói lọi. Cũng như Ngọc Hoa - Va đã tìm thấy hạnh phúc trong gia đình nhỏ của mình sau bao năm đau khổ" [19, tr.170] và "Lèng mở cặp lấy cây sáo ra thổi. Tiếng sáo của anh, tiếng sáo của Lèng - ma - ám lại vút lên vang vọng ngân nga" [19, tr.171].

Tóm lại, với cách tổ chức cốt truyện có sự đảo lộn về thời gian, sự kiện, với việc sử dụng các mô típ dân gian và kết thúc có hậu, tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên vừa mang nét cổ điển, vừa mang dáng dấp hiện đại. Có lẽ, tình yêu sâu sắc của nhà văn đối với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đã tạo nên nét cổ điển ấy và ý thức đổi mới, cách tân về nghệ thuật đã tạo nên nét hiện đại này. Tất cả đã làm nên những đóng góp lớn của Ma Trường Nguyên đối với nền văn học dân tộc thiểu số Việt Nam.


3.1.2. Yếu tố ngoài cốt truyện

Trong tác phẩm tự sự, cốt truyện là yếu tố hạt nhân, là cốt lòi của diễn biến câu chuyện. Tuy nhiên, để tạo nên một sinh mệnh nghệ thuật thực sự, bên cạnh cốt truyện còn có những yếu tố đan xen khác - yếu tố ngoài cốt truyện. Theo các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, yếu tố ngoài cốt truyện là “chi tiết, bộ phận thuộc nội dung của các tác phẩm văn học thuộc loại hình tự sự, nằm ngoài hệ thống sự kiện tạo thành cốt truyện” [4, tr.370]. Đó là các thành phần có tính chất tĩnh tại nằm ngoài hệ thống sự kiện như: miêu tả ngoại cảnh, môi trường, đồ vật, giới thiệu lai lịch nhân vật, miêu tả chân dung, tái hiện tâm trạng, độc thoại nội tâm, hồi tưởng, các đoạn đối thoại, những lời trữ tình ngoại đề, những nhận xét mang tính triết lí, những bình phẩm đi sát nhân vật, những biểu tượng hoặc những câu chuyện nhỏ bổ sung hay giải thích cho một chi tiết, một nhân vật… Những yếu tố này đã làm cho toàn bộ câu chuyện kể có một diện mạo sinh động, một “bức tranh toàn cảnh về thế giới”. Bởi theo I.U. Lốtman, “cốt truyện không phải là một cái gì đó biệt lập được lấy trực tiếp từ đời sống hoặc khai thác một cách bị động từ truyền thống, nó có quan hệ hữu cơ với bức tranh thế giới” [40].

Những yếu tố ngoài cốt truyện này được gọi bằng những cái tên khác nhau. Pôxpêlốp gọi là sự miêu tả tự sự có chức năng tạo hình khách thể. Trần Đình Sử gọi là thành phần tĩnh tại, dư thừa, hay thành phần xen. R. Barthes dùng thuật ngữ chất xúc tác. Thành phần này nằm ở khoảng giữa các sự kiện. Theo ông, trong tác phẩm nghệ thuật không có yếu tố thừa, cho dù sợi chỉ xâu chuỗi đơn vị cốt truyện với các đơn vị khác có thể rất dài, mong manh hay mảnh mai. Căn cứ vào chức năng của những đơn vị khác ấy, Barthes, đề xuất hai nhóm: nhóm chức năng cốt yếu (hay hạt nhân) và nhóm chức năng xúc tác bởi chúng mang tính phụ trợ. Về tầm quan trọng của chúng, Barthes đã nói: “Không thể lược bỏ một chức năng cốt yếu nào mà không làm ảnh hưởng đến cốt truyện cũng tương tự như vậy, không thể lược bỏ đơn vị xúc tác nào mà không làm ảnh hưởng đến ngôn bản tự sự” [39].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Các yếu tố này dù là phần phụ nhưng không thể thiếu, bởi chúng làm nên hơi thở, không khí, linh hồn và sự sống cho chính tác phẩm. Nói như các tác giả Từ


Đặc điểm tiểu thuyết Ma Trường Nguyên - 10

điển thuật ngữ văn học thì những yếu tố này “góp phần đáng kể vào việc soi sáng thêm chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, bộc lộ những quan điểm, thái độ của tác giả, giúp người đọc tiếp cận sâu sắc hơn hệ thống tính cách, tăng cường sức hấp dẫn của cốt truyện” [4, tr.370].

Tiểu thuyết Ma Trường Nguyên có một đặc điểm khá thú vị là những yếu tố ngoài cốt truyện đã tạo nên một kiểu cốt truyện khác, một thời gian nghệ thuật khác, phù hợp với mục đích kể của nhà văn. Như chúng tôi đã trình bày, có rất nhiều yếu tố ngoài cốt truyện khác nhau. Tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên chủ yếu sử dụng các yếu tố như: những đoạn miêu tả thiên nhiên; miêu tả tiếng hát, tiếng sáo; những câu chuyện, bài hát dân gian xen trong mạch truyện; những đoạn miêu tả về phong tục, tập quán, lễ hội miền núi…

Tiểu thuyết Ma Trường Nguyên hấp dẫn người đọc bởi những trang viết về phong tục tập quán, lễ hội, những trang viết về thiên nhiên. Những trang viết ấy đan xen trong mạch truyện với tần số khá cao. Trong chuyến đi khảo sát rừng Khau Dạ, câu chuyện giữa ông Roạn, chủ tịch xã, và Khuổi, cô sinh viên vừa tốt nghiệp đại học lâm nghiệp (Mũi tên ám khói) đã được xen vào bởi nhiều đoạn miêu tả cảnh thiên nhiên. Những đoạn miêu tả say sưa, đầy tự hào về cảnh núi rừng “ngào ngạt sức sống với bao màu xanh lá, sắc hoa kì lạ”, bao loài thú, loài chim, bao đặc sản

…. đã làm thức dậy một bức tranh quê hương miền núi giàu đẹp. Những đoạn tả cảnh rừng bị phá chứa đựng bao nỗi xót xa, căm phẫn. Trong tiểu thuyết Trăng yêu, khi miêu tả cảnh chờ đợi của Gịng với Cọ trong buổi hẹn của hai người, Ma Trường Nguyên đã lồng ghép cảnh thiên nhiên như để kéo dài thời gian và bộc lộ rò tâm trạng bồn chồn của chàng trai. “Mặt trăng đã treo trên đỉnh núi Đao Chắp. Phía dưới chân núi một dải đất thoai thoải mọc nhiều sim mua. Những bụi dây hồng tiên quấn quýt từng lùm từng búi. Từng chùm quả lủng liểng như cái đèn lồng nhỏ xíu kề cuống lá to bản mọc lông lơ phơ rung rung như xà lên trong ánh trăng. Những quả chín mọng ấy có thể mang về vò hết nhớt nấu ăn làm rau hoặc sắc lấy nước uống làm thuốc an thần cho những người khó ngủ. Gịng đứng nấp vào bụi cây ngóng đợi Cọ từ phía nhà đi lên. Anh bồn chồn không hiểu Cọ có dám lên thật không ? Hay để


anh đợi khắc khoải một mình” [21, tr.40-41]. Có thể nói, những đoạn văn miêu tả thiên nhiên ấy đã góp phần làm phong phú thêm nội dung tác phẩm đồng thời cũng làm cho nhịp điệu trần thuật trở nên chậm lại, rất phù hợp với không khí và mạch truyện.

Cũng có khi, mạch truyện được đan xen bởi những diễn giải về phong tục, tập quán của người dân tộc. Ví dụ, trong tiểu thuyết Phượng hoàng núi, Ma Trường Nguyên viết về đoạn ông của Lâm Thạch hấp hối và truyền lại chức vị trưởng tộc cho bố của anh: “Và bây giờ ông lại nói với bố Thạch những câu tím bầm gan ruột tức tối rằng: “Bọn họ Ma người Tày truyền kiếp truyền lại câu: “Ò Nồng nả đăm căm hăm câu nẻo” (thằng Nùng mặt đen cầm chim tao đái)”. Nhục lắm con ơi! Bố Thạch nói lại với ông rằng: “Thôi, bố à! Giờ khác, trước khác. Ta nên quên đi lời đau lời buốt ấy đi bố ơi!”. Ông của Thạch mắt mở trừng trừng nhìn bố Thạch không biết nói gì. Thạch còn nghe bố nói với ông: “Bố ơi! Câu nói xấu xa của thực dân, đế quốc ấy mà, bây giờ ta đã độc lập tự do rồi. Ta cũng nên quên câu nói độc địa ấy đi thôi”. Ông nằm lả đi thở hổn hển rồi chợt nhớ lại câu nói ông cho là chí lí của họ Lâm ta đã bảo họ Ma người Tày, cũng không biết tự bao giờ truyền lại: “Ò Tày nả lài kin nặm nhài câu phí” (Thằng Tày mặt rỗ, ăn nước rãi tao khạc nhổ)”. Nói xong ông cười nhăn nhó méo mó như khóc. Bố Thạch tay vỗ vỗ vào người ông an ủi: “Ông Thạch ơi! Ông Thạch… quên… quên đi thôi! Ông Thạch ơi!”. Được con trai mình gọi bằng tên cháu, ông tự thấy mãn nguyện lắm. Đối với người Tày và người Nùng có thói quen theo phong tục hay gọi theo tên con tên cháu. Nếu như ai đó đến già mà vẫn không có con cháu để gọi tên thì coi như bất hạnh, như nỗi nhục. Người miền núi có câu: “Mạy đoóc bấu rủn cần rại bấu bủn đạy lục” (cây khô không lộc người độc không đẻ được con). Nên được gọi theo tên con cháu đối với người già là hãnh diện, hạnh phúc lắm. Ông đưa bàn tay khẳng khiu nắm lấy tay cháu đích tôn đang ngồi kề, nắm lại lắc lắc nhẹ bảo: “Cháu Thạch cả ông cháu phải học chữ của các thầy nhiều nhiều vào nhé. Học đến bao giờ các thầy hết chữ để cho mới được thôi. Nhớ chưa Thạch?”. Thạch đăm đăm nhìn vào mắt ông mở hấp háy thưa: “Dạ, cháu ghi nhớ suốt đời lời ông ạ!”. Ông mở to con mắt để nhìn


rò cháu một lần cuối rồi ông nhắm lại không bao giờ mở ra được nữa” [25, tr.35- 36]. Chúng tôi lựa chọn đoạn trích dẫn này vì nó khá tiêu biểu cho lối kể chuyện của Ma Trường Nguyên. Nó bao hàm trong đó những điểm mạnh và cả những mặt hạn chế của nhà văn này. Trong đoạn miêu tả cảnh ông nội Lâm Thạch hấp hối, Ma Trường Nguyên đã chen vào mạch chuyện hai lần giải thích những yếu tố thuộc về văn hóa của các dân tộc miền núi. Đó là phần giải thích hai câu nói cửa miệng mang đậm sự hận thù giữa hai dòng họ và phần giải thích về phong tục gọi tên ông, bố theo tên cháu, tên con. Theo chúng tôi, cách chen yếu tố ngoài cốt truyện trong đoạn này, mặc dù có tác dụng giới thiệu về phong tục tập quán, cho người đọc hiểu và trân trọng tình yêu một đời của nhà văn đối với phong tục, với quê hương mình nhưng lại không mang lại hiệu ứng thẩm mỹ tích cực. Nó tạo cảm giác nhà văn là người chi phối tuyệt đối đến nhân vật và tạo ra sự dài dòng không cần thiết. Điểm hạn chế này cũng xuất hiện khá nhiều trong các tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên.

Những yếu tố ngoài cốt truyện trong tiểu thuyết Ma Trường Nguyên nhiều khi có vai trò quyết định đến ý nghĩa và cả những dư âm của câu chuyện. Tiêu biểu có thể kể đến là môtíp tiếng sáo, tiếng hát của văn học dân gian. Tiếng sáo, tiếng hát như một yếu tố tham gia thúc đẩy sự vận động cốt truyện ở một số tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên. Trong Mũi tên ám khói, Đông lớn lên ở mường Cốc Tát, thời trẻ đã vượt sang bên kia dãy núi Khau Dạ để hát lượn. Và trong những đêm hát ấy, Đông đã kết được Đao, một cô gái trẻ đẹp của mường Thung. Đây chính là biến cố mở đầu cho chuỗi sự kiện trong tiểu thuyết này. Trong Gió hoang, Va vốn là con của một người đàn bà hát then nổi tiếng. Và cuộc đời cô thay đổi cũng bởi điệu then ấy. Khi Va ở nhà mo Ngàu, một buổi chiều, cô đã lấy cây đàn thiêng nhà mo để hát then cho đám trẻ chăn trâu nghe và vì vậy mà bị đuổi ra khỏi nhà. Để rồi từ đây, cuộc đời cô gái ấy gắn chặt với Lèng, một người mê sáo đến độ như bị ma ám. Tiếng đàn của Va, tiếng sáo của Lèng xuất hiện trong tác phẩm như một nỗi ám ảnh. Có thể nói, tiếng đàn, tiếng sáo ấy là những yếu tố ngoài cốt truyện rất quan trọng giúp nhà văn hoàn thiện kết cấu tác phẩm của mình.


Bên cạnh các yếu tố ngoài cốt truyện đã nói ở trên, trong tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên, người đọc còn thấy sự xuất hiện của các câu chuyện dân gian và những bài hát xen vào mạch truyện. Điều thú vị là các câu chuyện dân gian ấy thường gắn với tình yêu đôi lứa. Tình yêu ấy hòa vào đất trời, hóa vào dáng hình xứ sở. Trong Mũi tên ám khói, câu chuyện tình yêu của chàng trai mường Cốc Tát với nàng tiên Út của mường Trời khiến cho “tự nhiên suối đang cạn khô, nước lại đầy dòng, thác đổ ầm ầm. Dòng nước chảy đến đâu vạn vật lại hồi sinh đến đấy” [18, tr.11]. Chuyện tình của nàng công chúa Lẹng với hai chàng trai Ma Moóc và La Muôi trong Tình xứ mây đã tạo thành mường Moóc Muôi và dòng suối Lẹng. Cái chết của đôi trai gái dưới gốc trám già trong Phượng hoàng núi đã làm nên gò Đon Cưởm… Đây cũng là điểm độc đáo của nhà văn Ma Trường Nguyên so với các nhà văn dân tộc thiểu số khác. Chính những câu chuyện dân gian mang đậm màu sắc tình yêu ấy khiến tác phẩm của nhà văn trở nên gần gũi, giàu chất trữ tình, mang đậm cảm hứng lãng mạn. Về điểm này, quả thật Ma Trường Nguyên xứng đáng với tên gọi “nhà văn tình xứ mây”.

Tóm lại, yếu tố ngoài cốt truyện trong tiểu thuyết Ma Trường Nguyên khá phong phú, được sử dụng một cách tương đối phù hợp. Mặc dù còn có những hạn chế nhất định như đã nói ở trên song chúng ta không thể phủ nhận rằng: các yếu tố ngoài cốt truyện đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm của nhà văn miền núi này.

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

3.2.1. Khái niệm nhân vật văn học

Nhân vật là linh hồn của tác phẩm văn học. Thành công hay thất bại của tác phẩm văn học phụ thuộc rất nhiều vào nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm đó. Nhà văn Tô Hoài từng nhận xét: “Nhân vật là nơi tập trung hết thảy trong một sáng tác”. Nói như vậy cũng có nghĩa: nhân vật văn học chính là phương tiện cơ bản, rất quan trọng để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng, qua đó thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình đối với con người và cuộc sống.


Nhân vật văn học là “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học” [4, tr.202]. Nhân vật ấy có thể có tên riêng, cũng có thể không có tên riêng. Cũng có trường hợp, nhân vật văn học không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một loài vật hay sự vật, hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Ví dụ: Dế Mèn, Bọ Ngựa… trong sáng tác của Tô Hoài; vầng trăng, bông hoa, cột cây số, cái răng… trong thơ Hồ Chí Minh; chiếc quan tài trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan... Tuy nhiên, đối tượng được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học thường là con người.

Có nhiều tiêu chí để phân loại nhân vật văn học. Xét về vai trò của nhân vật trong tác phẩm, ta có thể chia nhân vật thành: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm. Xét về phương diện hệ tư tưởng, về quan hệ đối với lí tưởng xã hội của nhà văn lại có thể nói tới nhân vật chính diện (hay còn gọi là nhân vật tích cực) và nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực). Dựa vào cấu trúc hình tượng, ta có nhân vật chức năng, nhân vật tư tưởng… Khi phân định loại hình nhân vật phải rất linh hoạt dựa trên khả năng phản ánh hiện thực của chúng và ý đồ tư tưởng của nhà văn.

Có nhiều biện pháp khác nhau trong việc xây dựng nhân vật. Có thể kể đến một số biện pháp chung, chủ yếu nhất: Miêu tả nhân vật qua chi tiết (các chi tiết về ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ, hành động của nhân vật cùng các chi tiết về ngoại cảnh, môi trường xung quanh … giúp cho nhân vật bộc lộ mình một cách rò nét); miêu tả nhân vật qua mâu thuẫn, xung đột, sự kiện (các mâu thuẫn, xung đột, sự kiện này có tác dụng làm nhân vật bộc lộ bản chất sâu kín nhất trong âm hồn); miêu tả nhân vật trực tiếp qua ngôn ngữ trần thuật của tác giả hoặc miêu tả gián tiếp qua sự cảm nhận của mọi người xung quanh đối với nhân vật….

Như vậy, trong tác phẩm văn học, nhân vật đóng vai trò quan trọng - như chiếc chìa khóa để mở thế giới nghệ thuật của nhà văn. Sự đồng cảm, hiểu đời, hiểu người cùng với tài năng của nhà văn trong nghệ thuật xây dựng nhân vật sẽ giúp tác phẩm có vị trí xứng đáng trong lòng độc giả.

3.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên khá phong phú và đa dạng. Là một nhà văn người dân tộc thiểu số, sống gắn bó với quê hương,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022